Nov 1, 2020

CHUYỆN BA ĐỨA NHÓC - Doãn Kim Khánh - THE STORY OF THREE ANGELS … OR DEVILS

 


THE STORY OF THREE ANGELS … OR DEVILS

Khanh Doan 

OUI (3 years old): “If they don’t love me …” 

Mummy and Daddy say school is fun and make me go to school all the time. As I realize that school is NOT fun, I tell them I won’t go to school anymore, so they stop talking about school. They still make me go to school, though! As soon as Nanny picks me up from school, I ask her: “Will I go to school tomorrow?” She answers “You will eat chips and yogurt, and watch Tom and Jerry soon(!!!)" When Mummy and Daddy come home later in the evening, I ask them “Will I go to school tomorrow?” They say “You will go to bed now!” And tomorrow they make me go to school again! WAAAAA! If they don’t love me, let it be! Let me stay at school forever. Let the teacher beat me. Let the wolf eat me on the way to school!

Yesterday was Aunt 3’s birthday and I insisted on having a present. Youngest Auntie bought me a set of toys, then said “You must share it to big brother Nô”. There are four cars in the set. With tears in my eyes, I said “This car is Nô’s (car 1); this car is Nô’s (car 2), this car is Nô’s (car 3), and this car is Nô’s (car 4)." Then, pointing at an empty space next to all that crowd of cars, I added “This is my car.” They all laughed, evidently not knowing what I meant! If they don’t love me, let it be!

This morning, cousin Lu bought me a bag of chips, then asked for one piece; cousin Bi also asked for another, and cousin Na even took one before asking me if I would like to share! I just put down the empty bag and said: “You take it all! Let me go hungry! Let me starve to death.” Again they laughed. None of them gave me back the missing pieces! If they don’t love me, let it be!

NÔ (10 years old): “Is eating a matter of consequence?”

When I was 3 years old, my first English book was Big Bird’s Yellow Book. My favorite lesson was Unit 6. In this lesson, they teach different kinds of food and Cookie Monster sings in his dream that he is eating 1 salad, 2 chickens, 3 pizzas, 4 sandwiches, 5 chips, 6 hamburgers, 7 carrots, 8 beans, 9 apples and 10 cookies. That I could sing along with Cookies Monster amazed all grown-ups. They all misunderstood that I was gifted in English, but later they all realized that I just loved eating.

Now I am one of those children who know what they are eating. I know exactly what I like: chops, not with lean meat but a mixture of lean and fat, cooked in that kind of brown sweet and salty and very tasty gravy. When I eat it, I never bother about the chopsticks or spoons. All my ten fingers, two lips and 24 large teeth will do. When I eat it, I don’t mind the heat and noise around. I don’t mind the mess I make on the table. I don’t mind Mom’s disapproving eyes and Dad’s loud warning that other people in the family also like chops!

During the school year I never have much time for breakfast. So I make my breakfast schedule for all the week: bread and sausage for Monday, beef soup for Tuesday, sticky rice and chicken for Wednesday, broken rice and pork chops for Thursday and instant noodle for Friday. And mind you! I insist on the “King of Cook” instant noodle, which I will prepare in my own way (a third bag of spice, the whole bag of flavored oil, two minutes in the microwave oven).

From time to time, Dad messes up this schedule by buying broken rice on Monday and bread on Friday. When this happens, I show that I am very annoyed. In the meantime, Dad preaches his eternal question “Is eating a matter of consequence?” The question fumes me up, but I won’t say anything YET! I’ll wait until dinner time, when Dad insists on my eating vegetables. Then I will ask him, with screwing eyes behind my glasses: “Dad, is eating a matter of consequence?”

BI (11 Years old): “I’ll teach him a lesson!”

Of the gang of boys in our big family, I am the oldest. So I call myself “Anh Bi” (Big brother Bi) when addressing the “little ones”. It is a good thing I live with my grandpa. Grandpa used to be the inspector of all high schools in his town. Now, he still has a resonant voice and all words that come out of his mouth seem amazingly important. The way he stalks around the house also indicates incredible importance. Oh! How he sweats power! 

I can’t wait until weekend to meet the “little ones”, and to practice Grandpa’s power on them. The only thing I have to do is show preference to one of them; then automatically power shows itself. They will fight for my favor. I’ll show my generosity (leader’s style) at the right time, that is, when they are both at the brink of tears. I usually choose to play with No while promising to play with Oui very soon (a promise I rarely keep). When cousin Khoi and Anh join us, my power increases.

Last week, Aunt Hoa (Nô’s mother) played “smart grown-up” to us. She told us a story about a mother who changed into a monster after shouting at her impossibly messy and naughty sons. When she finished it, the “little ones” looked at her for any traces of a coming monster, then at me for an appropriate reaction. I immediately laughed in my most resonant and mocking voice (Grandpa’s style) and told aunt Hoa: “You see! That would serve you a lesson. Stop shouting or you’ll become a monster!” Nô joined me, as usual, in my mocking attitude, but the puny Oui quietly started clearing the toys scattering on the floor! Later, Aunt Hoa proudly told everyone about that worst part of the incident, purposely ignoring the real lesson of the story: that shouting mothers risk turning into monsters.

I am seriously considering a better way of teaching that Mummy’s boy Oui a lesson. 

DEVILS OR ANGELS?

When they get together, cousin Na calls the occasion a farmyard summit and puts herself on alert: “It’s a mouse, a pig and a rooster gathering,” she says. “While the mouse always sulks, the pig always reacts indifferently or selfishly to the sulking. As to the rooster, he apparently acts as the elder judge, but is practically very partial, thus causing more turmoil than peace.”

Things can get worse. The mouse may be tired of sulking and start screaming at the top of his voice, or trying a bite at any living creature attempting to calm him down. The pig, losing track of the philosophical indifference he usually has when enjoying food, then messes up his curly hair and screams back. In such emergency, the rooster crosses his arms more tightly and brings his eyebrows together in a more serious frown and thunders his favorite command “Shut up!”

All this tumult for no reason at all! Cousin Na, with her typical cold impatience, usually shrugs her shoulders before slowly leaving the farmyard.

In the evening, when Mother Mouse and Mother Pig (who happen to be one woman) comes home from work, cousin Na congratulates her on her sons’ noisy achievements of the day. As usual, she gets nervous about the report and voices her unvaried preaching: “Don’t you love your little brother?” (angry preaching to the elder) and “Why are you so naughty, my darling?” (helpless preaching to the younger).

The lack of creativity in the preaching makes unfairness more obvious in Mummy’s tone. Nô says: “Mummy I think you are very biased!” Bi says: “Aunt Hoa, I think you are very very biased, indeed!” Mummy (or Aunt Hoa) silently pleads guilty, while the impossible Oui keeps chanting his melodious complaint: “Mummy doesn’t love Oui. Mummy loves Nô only. Let it beeeeee!” Mummy hurriedly pleads unguilty. What a confusing trial!

After dinner, with all the adults back home, the farmyard looks more like a sitting room. Nô enjoys his evening because Bi is spending the night with him. When time for music practice comes, Daddy (or Uncle Hung) asks Bi and Nô to take their violins. They have been taking private lessons for three years and their violin playing now produces distinct voices of their own. Neighbors complain about the “funeral noise” the two boys make with their violins. It’s only because they don’t know that one listens better, not with one’s ears, but with one’s heart. With the heart listening, the immature violins sound carefree and joyful. Even the impossible Oui on Mummy’s lap is caring about the sounds, with his feet beating the time. At the end of each part, he heartily claps his hands.

Mummy takes the opportunity to please the bigger boys: “You see, little Oui admires you two.” Bi, with his innate sense of humor, grins his thanks: “Thank you, gentleman, for your wooden ears!” Nô doubles up in laughter, echoing the phrase he likes: “gentleman with wooden ears!”

Music is, in fact, doing its magic. Later on, Oui agrees to sing a series of songs he has recently learned in his nursery. Nô changes a reading text from his English book into a rhythmic chant, similar to the rhythm of his violin lesson. Bi tries to reproduce this rhythm on his violin.

Mummy also takes the opportunity to draw a new picture of the gang of three. She says: 

- Let’s have a contest. I’ll ask you questions. Before you answer, press the electric button.

- We can’t see any electric button.

- Use your imagination. Ready? Who’s the most powerful?

-  Riiing! Bi.

- Wrong. It’s Oui. He can make everybody in the family run around when he screams and also when he smiles. Who’s the toughest?

- Riiing! Nô. Last year he had an operation and can show the scar in his belly now.

- Right. Also because he still eats two bowls of noodle after that. Who has the most tender heart?

- Riiing! Oui. He cries all the time.

- Wrong. It’s Bi, who cries even more often. He cried last week, when his mum and sister went away for only a week. Who’s the most imaginative?

- Riiing! Bi. He can draw a cartoon.

- Not exactly. Oui is even more imaginative. Yesterday evening he imagined this dramatic story: “Daddy doesn’t love Oui. Daddy takes Nô and Bi out. Oui stays home. Then Oui goes to a noodle restaurant, but they have no noodle left. WAAA”. 

Any chance of his becoming a novelist in the future?

With the contest in progress, the house is filled with noise again, healthy noise this time. Later, after the three devils have gone to bed, Aunt Hoa says to cousin Na: “There are many Bi’s, many Nô’s and many Oui’s. Bi shows his “power” when he wants to hide his easy tears. Nô has passion for food now, but he will also have passion for other things later. Oui may be lamenting all the time, but he’s just exercising his dramatic creativity.”

“I know, Auntie,” Na answers. "There are three angels inside these three devils. I’ll have to bear the devils and desperately hope for the angels to appear soon.” 

Cousin Na is just dramatizing things. She knows that the angels do appear from time to time.

KHANH DOAN

---


CHUYỆN BA ĐỨA NHÓC – phần 1 

Bác Khánh viết

Má Thuỳ dịch


OUI (3 tuổi):  “Nếu mọi người không thương Oui ….

Bố Mẹ nói ở trường vui lắm, rồi lúc nào cũng bắt Oui đi học. Tới khi Oui phát giác ra đi học chẳng có gì vui thì Bố Mẹ không nhắc tới trường nữa, nhưng vẫn bắt Oui đi học! Khi bác Hạnh đón Oui ở trường về,  Oui hỏi: “Ngày mai con có phải đi học nữa không?”. Bác Hạnh nói: “Oui sắp được ăn yaourt, khoai tây chiên, được coi Tom and Jerry rồi (!!!). Đến tối khi Bố Mẹ đi làm về, Oui mới hỏi “Ngày mai con có phải đi học không?”. Bố Mẹ nói: “Bây giờ Oui đi ngủ đi!”. Rồi ngày hôm sau họ lại bắt Oui đi học nữa! WAAAAA! Nếu không ai thương Oui thì cứ để mặc Oui đi! Để Oui ở trường luôn cho rồi. Để cô giáo đánh Oui cho rồi. Để chó sói ăn thịt Oui trên đường đi học cho rồi!

Hôm qua là sinh nhật của Bác Khánh nhưng Oui nhất định đòi một món quà cho mình. Út mua cho Oui một món đồ chơi, nhưng lại nói: “Oui nhớ cho anh Nô chơi chung với nhen.” Có tất cả 4 chiếc xe hơi trong bộ đồ chơi. Oui vừa khóc vừa nói: “Xe này là xe của Nô (xe số 1), xe này xe của Nô (xe số 2), xe này xe của Nô (xe số 3), còn xe này cũng xe của Nô (xe số 4)”. Rồi Oui chỉ vào chỗ trống còn lại trong hộp và nói: “Còn đây là xe của Oui”. Mọi người cười ồ lên, rõ ràng là không hiểu ý Oui. Nếu mọi người không thương Oui ... thì thôi!

Buổi sáng chị Lù mua cho Oui một gói khoai tây chiên, rồi xin Oui một miếng; anh Bí cũng xin một miếng, ngay cả chị Na cũng bốc một miếng mà không thèm hỏi coi Oui có cho không! Oui để cái gói gần trống không xuống đất và nói: “Mấy anh chị lấy hết đi! Để cho Oui đói khát luôn! Để cho Oui chết đói luôn cho rồi”. Mấy người cười phá lên, không ai thèm trả lại cho Oui mấy miếng khoai chiên! Nếu không ai thương Oui ...thì thôi …. 


CHUYỆN BA ĐỨA NHÓC – phần 2 


NÔ (10 tuổi):  “Ăn uống có gì là hệ trọng?”

Khi Nô lên 3, cuốn sách tiếng Anh đầu tiên của Nô có tựa là Sách Vàng của Big Bird. Nô rất thích bài số 6. Trong bài này, người ta dạy nhiều loại thức ăn và Quái Vật Cookie hát trong mơ: Tôi ăn 1 đĩa salad, 2 con gà, 3 cái pizza, 4 miếng sandwich, 5 miếng khoai chiên, 6 cái hamburgers, 7 củ cà rốt, 8 hột đậu, 9 trái táo và 10 cái bánh biscuit. Khi thấy Nô biết hát theo Quái Vật Cookie, ai nấy đều thán phục. Mọi người cứ tưởng là Nô có khiếu học tiếng Anh, nhưng chẳng mấy chốc ai nấy đều hiểu đó là do Nô rất thích ăn.

Bây giờ Nô nằm trong nhóm những đứa nhóc biết là mình đang ăn gì. Nô biết rõ cái gì mình thích: sườn ram, không chỉ toàn nạc mà phải vừa nạc vừa mỡ, óng ánh nước ram vừa ngọt, vừa đậm đà béo bổ. Nô không bao giờ cần tới đũa muỗng để ăn sườn ram. Chỉ cần 10 ngón tay, 1 cái miệng với 24 cái răng bự của Nô là đủ. Khi ăn, Nô quên hết mọi sự chung quanh. Nô cũng không để ý tới đống xương trên bàn. Nô không màng tới ánh mắt trách móc của Mẹ và lời quát của Bố là không phải trong nhà mình chỉ có mình Nô biết thích ăn sườn ram!

Trong suốt năm học, Nô không bao giờ có thời gian để ăn sáng một cách thảnh thơi. Do đó Nô phải thiết kế thực đơn ăn sáng cho cả tuần: bánh mì xúc xích ngày thứ Hai, phở bò ngày thứ Ba, xôi gà ngày thứ Tư, cơm tấm sườn ngày thứ Năm, và mì gói cho ngày thứ Sáu. Mà không phải Mì gói nào cũng được đâu nhé. Phải là “Mì Vua Bếp”, do tự tay Nô chế biến (một phần ba gói xúp, nguyên gói dầu nêm, để trong microwave trong hai phút).

Nhưng thỉnh thoảng Bố cũng ráng làm xáo trộn thực đơn của Nô bằng cách mua cơm tấm vào ngày thứ Hai và bánh mì ngày thứ Sáu. Nô liền cho Bố thấy là Nô bực mình lắm. Bố liền giảng cho Nô bài ca muôn thuở: “Ăn uống có gì là hệ trọng?” Nô tức sôi lên, nhưng CHƯA thèm nói gì đâu. Chờ tới tối khi Bố kêu Nô ăn rau đi, Nô liền nheo mắt sau cặp kính cận và hỏi Bố: “Ăn uống có gì là hệ trọng đâu, phải không Bố?”.

CHUYỆN BA ĐỨA NHÓC – phần 3 

Bí (11 tuổi): Mình sẽ dạy cho nó một bài học! 

Trong mấy đứa cháu trai của đại gia đình, Bí là lớn nhất. Do đó Bí tự gọi mình là “anh Bí” mỗi khi nói chuyện với “mấy đứa nhóc” còn lại. Ở chung nhà với ông Ngoại thật là hay. Trước kia ông Ngoại là thanh tra của tất cả trường trung học trong thành phố. Tới giờ này ông vẫn còn nói giọng nói sang sảng và do đó tất cả những gì ông nói đều đầy vẻ quan trọng. Ngay cả cách ông đi đi lại lại trong nhà cũng thật là quan trọng. Ông Ngoại đúng là toát ra đầy những quyền lực!

Bí sốt ruột chờ đến cuối tuần để được thị uy với mấy đứa nhóc bằng cách bắt chước quyền lực của ông Ngoại. Bí chỉ cần tỏ ra thích một đứa nào hơn là ngay lập tức chứng tỏ được quyền lực. Mấy đứa còn lại lập tức đổ xô vào lấy lòng Bí. Thế rồi Bí sẽ tỏ ra độ lượng (phong cách của nhà lãnh đạo) nhưng phải đúng lúc cơ, nghĩa là khi cả hai nhóc đều rưng rưng nước mắt. Thường thì Bí hay chơi với Nô trong khi hứa hẹn sẽ chơi với Oui “liền” (lời hứa này ít khi được thực hiện). Khi có các em họ Khôi và Anh, thì quyền lực của Bí càng tăng đáng kể.

Cuối tuần rồi, cô Hoà (là mẹ của Nô) chơi trò “hù doạ” với tụi nhóc bằng cách kể một chuyện rùng rợn về một bà má biến thành quái vật sau khi la hét lũ con về tội bày biện và hư đốn. Khi cô Hoà kể xong, mấy đứa nhóc nhìn cô Hoà đăm đăm xem có con quái vật nào hiện hình không, rồi quay sang nhìn Bí coi phải phản ứng ra sao. Bí liền cất giọng cười sang sảng (theo kiểu ông Ngoại) và gằn giọng nói với cô Hoà : “Thấy chưa, đó là bài học cho nhà ngươi. Nếu còn tiếp tục la hét thì nhà ngươi sẽ biến thành quái vật đó!” Ngay lập tức Nô liền hùa theo bằng cái giọng giễu cợt đó, nhưng nhóc Oui thì lặng lẽ thu dọn mấy món đồ chơi bừa bãi trên sàn nhà! Sau đó cô Hoà hãnh diện kể cho mọi người nghe cái phần tệ hại nhất đó của câu chuyện, cố tình tảng lờ cái vụ “bài học” khi các bà mẹ hay la hét bị biến thành quái vật.

Thiệt sự là Bí đang nghiền ngẫm xem có nên dạy cho thằng nhóc Oui bám váy mẹ kia một bài học hay không!

Thiên thần hay Ác quỷ?

Hễ mấy thằng nhóc tụ tập lại, Na gọi đó là cuộc họp thượng đỉnh của trại chăn nuôi và lập tức chuẩn bị phòng ngự. Na mô tả: “Đó là cuộc họp của một con chuột, một con heo,và một con gà trống. Trong khi con chuột lúc nào cũng sưng sỉa, con heo dửng dưng rất giỏi tảng lờ. Còn con gà trống thì lúc nào cũng làm như mình công minh lắm, nhưng lại rất thiên vị, do đó chỉ tổ gây thêm giông tố thay vì giải hòa”.

Vậy chứ mọi sự còn có thể tệ hơn. Con chuột có thể chán sưng sỉa và bắt đầu gào lên đến tận óc, hoặc nhào vô cắn bất kỳ sinh vật nào lảng vảng tới với hy vọng xoa dịu nó. Con heo bị lôi ra khỏi trạng thái dửng dưng -  thường có lúc nó đang ăn - liền vò cái đầu tóc sẵn đã rối bù và gào lại to hơn. Trong tình trạng báo động đó con gà trống khoanh tay trước ngực và chau mày bực dọc trước khi phát ra một lệnh truyền ồm ồm: “Câm mồm!”

Mà thật ra cơn giông tố này chẳng phát xuất từ cái gì hết! Na, là người có biệt tài giữ được vẻ lãnh đạm khi bực dọc, lẳng lặng nhún vai đi ra khỏi trại chăn nuôi. Buổi tối khi Mẹ Chuột và Mẹ Heo đi làm về (thật ra chỉ là một nhân vật mà thôi), Na thường “chúc mừng” bà mẹ về thành tích quậy của hai quý tử. Lời đáp thường lệ của mẹ Hòa là: “Con không biết thương em sao?” (giọng tức giận dành cho thằng anh) và “Sao con hư quá vậy, Oui?” (giọng van lơn tuyệt vọng dành cho thằng em).

Bài giảng nhàm chán này làm cho sự bất công của mẹ Hòa càng lộ rõ. Nô liền nói: “Mẹ, con nghĩ mẹ thiên vị thằng Oui”. Bí liền hùa theo: “Đúng rồi đó cô Hòa. Cô Hòa thiên vị thằng Oui thiệt đó”. Mẹ Hòa im lặng hối lỗi, trong khi thằng Oui không ngừng chạy cái băng cassette muôn thuở: “Mẹ không thương Oui, mẹ chỉ thương Nô thôi. Không thèm đâu. Không cââần đâu!!!”. Mẹ Hòa lật đật chối tội. Thật là một phiên tòa hỗn loạn!

Sau bữa ăn tối, khi tất cả người lớn tề tựu đông đủ, cái trại chăn nuôi nhìn yên tĩnh hơn. Nô rất hài lòng vì anh Bí ở lại chơi với nó tới mai. Khi tới giờ tập đàn, Bố Hưng gọi Bí và Nô đi lấy đàn ra tập. Sau ba năm học đàn, bây giờ đứa nào đàn ra giọng đứa nấy. Nhưng hàng xóm vẫn còn than phiền vì điệu nhạc đám ma do hai thằng cu sản xuất ra. Điều này là do họ không biết cách lắng nghe bằng trái tim, nếu biết, chắc họ đã nghe được sự phóng khoáng và tươi vui từ tiếng đàn non nớt của hai đứa nhóc. Ngay cả thằng Oui mà mọi người đều bó tay, khi ngồi trên lòng mẹ Hòa, cũng tỏ ra chú tâm bằng cách nhịp chân theo. Đến cuối mỗi chương, Oui đều vỗ tay một cách hào hứng.

Mẹ Hòa lợi dụng cơ hội liền nói: “Con thấy không, em Oui rất ngưỡng mộ hai anh đó”. Bí, với tính khôi hài bẩm sinh, nhe răng cám ơn : “Cám ơn lỗ tai cây của Ngài Oui”. Nô phá lên cười ngặt nghẽo, nhại đi nhại lại: “Lỗ tai cây của Ngài Oui”.

Âm nhạc thật ra có thể đem lại phép lạ. Oui đồng ý hát một lèo mấy bài hát học được ở lớp mẫu giáo. Nô chuyển một bài đọc tiếng Anh thành một bản nhạc có vần, gần giống âm điệu một bài tập violin của nó. Bí liền đánh thử bản nhạc của Nô vừa chuyển thể trên cây đàn của mình.

Mẹ Hòa liền tiếp tục lợi dụng cơ hội để vẽ một bức tranh ba đứa. Mẹ Hòa nói: “Bây giờ mình thi nhé. Mẹ đặt câu hỏi, và mọi người bấm chuông xin trả lời”.

- Con có thấy nút chuông nào đâu?

- Thì tụi con tưởng tượng ra đi. Sẵn sàng chưa? Ai là người có quyền lực nhất?

- Riiiiing! Bí.

- Sai. Đó là Oui. Khi Oui cười hay khi Oui hét lên mọi người đều phải chạy tới với Oui. Câu hỏi tiếp: Ai là người ngầu nhất?

- Riiiiing! Nô. Năm ngoái Nô phải đi mổ và bây giờ còn cái thẹo trên bụng để khoe.

- Đúng rồi. Mà còn vì Nô còn ăn được hai tô mì ngay sau đó nữa. Còn ai là người mềm yếu nhất?

- Riiiiing! Oui.  Lúc nào nó cũng khóc.

- Sai. Đó là Bí. Bí còn khóc nhiều hơn Oui. Tuần trước Bí khóc hu hu vì má Yên và chị Lù đi vắng có mỗi một tuần. Còn ai là người giàu tưởng tượng nhất?

- Riiiiing! Bí. Bí có thể vẽ hình hí họa.

- Không hẳn. Oui thậm chí còn nhiều tưởng tượng hơn. Tối hôm qua Oui “chế” ra cả một bi kịch: “Bố không thương Oui. Bố dẫn anh Bí và anh Nô đi chơi. Còn Oui phải ở nhà. Rồi Oui đi ăn mì, nhưng người ta bán hết mì rồi. WAAA”. Không chừng mai mốt thằng cu này trở thành nhà văn đại tài?

Cuộc thi làm cho cả nhà ồn ào trở lại, cũng may lần này là ồn ào một cách lành mạnh (?). Sau đó khi ba thằng quỷ nhỏ đã đi ngủ, cô Hòa nói với em Na: “Ở trong thằng Bí có nhiều thằng Bí khác, thằng Nô và thằng Oui cũng vậy. Thằng Bí giả bộ điệu võ dương oai để che dấu nước mắt khóc nhè, còn Nô thì bây giờ chỉ mới mê ăn uống nhưng mai này sẽ còn mê nhiều thứ khác. Còn thằng Oui tuy lúc nào cũng rên rỉ nhưng chắc chỉ là đang tập dượt khả năng viết kịch của nó thôi”.

Na đáp: “Con biết mà cô Hòa. Trong ba thằng quỷ sứ này cũng có ba thiên thần. Con chỉ ráng chịu đựng mấy thằng quỷ sứ trong khi chờ đợi thiên thần xuất hiện thôi”. Thật ra Na cũng hay bi kịch hóa lắm đó. Na thừa biết là mấy thiên thần đó thỉnh thoảng cũng có xuất hiện mà.

HẾT CHUYỆN - THE END

No comments: