Oct 31, 2011

HAPPY HALLOWEEN!



Photos by AS

Halloween (or Hallowe'en), a contraction of All-Hallows-Even ("evening"), is an annual holiday observed on October 31, and common activities include guising/trick-or-treating, attending costume parties, carving jack-o'-lanterns, lighting bonfires, apple bobbing, visiting haunted attractions, playing pranks, telling scary stories, and watching horror films.

http://en.wikipedia.org/wiki/Halloween



Người sói: Oui - 11 tuổi 

Oct 30, 2011

PHOTOGRAPHY - Maastricht in Fall - AS





PHOTOGRAPHY - Xiu Xiu liu riu




Người mẫu:
Bà ngoại má Xùi và Xiu Xiu
Photographer:
Ông Ngoại Tía Dũng

Oct 29, 2011

CAMDEN MARKET - Anh Quân

Bà Hương! 

Hôm nay tui quay về khu chợ mà hơn 10 năm trước tui đứng bán áo thun (T Shirt) mà cũng gần 10 năm tui cũng không vào thăm lại chỗ cũ. Bây giờ vào thì người quen không còn ai hết, thấy toàn người lạ không....

Bây giờ tui cho coi loạt hình tui cả gan đứng sát thiên hạ chụp đây .... tui từ xưa đến giờ cũng không đứng gần người ta lắm vì tui hay dùng TELE Lense để chụp....

Giờ cho bà coi đây

Tui

Quân







Oct 27, 2011

Tiễn Người Quá Cố Theo Nghi Thức Công Giáo

(Theo Cha Nguyễn Trọng Hiếu- Dòng Tu Ngôi Lời - San Bernadino)

Dựa theo niềm tin của người Công giáo, cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu bắt đầu khi lãnh nhận Bí tích Rữa Tội.  Đây là nghi lễ thanh tẩy tâm hồn của một con người và tuyên nhận niềm tin vào Đấng đã tạo nên mình.  Nếu như con người đã một lần từ lòng mẹ được “sinh vào đời” để bắt đầu cuộc hành trình trên thế gian của mình, thì qua Bí tích Rữa tội con người một lần nữa “sinh vào đạo” để bắt đầu cuộc hành trình trở về lại lòng Cha, Đấng đã tạo nên sự hiện thân của mình trong vũ trụ.  Dù theo định luật tự nhiên của mọi sinh vật “sinh, lão, bệnh, tử”, thân xác con người sẽ hư thoái và tiêu hủy theo thời gian, cuộc sống của con người không chấm dứt ở sự chết của xác thân, mà vẫn luôn mãi tồn tại trong cuộc sống tâm linh của linh hồn mình.
Chính vì vậy, trong cuộc hành trình đức tin tại thế của con người, người Kitô hữu luôn được nuôi dưỡng tâm hồn mình qua lương thực tình yêu của Bí Tích Thánh thể; được hoàn chỉnh tâm hồn mình qua sự từ bi và hoán cãi của Bí Tích Giao Hoà; được thêm sức kiên cường trung can của ơn Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Thêm Sức; được trọn vẹn trong tình yêu sáng tạo vũ trụ qua Bí Tích Hôn Phối; và khi mãn thành sứ mạng trên thế gian, người Kitô hữu một lần nữa được thanh liệm trong ân sủng qua Bí Tích Xức Dầu.
Đối với tâm lý bình thường của một con người, các sự kiện đánh dấu sự sinh tồn của con người là quan trọng.  Đối với đức tin của người Công Giáo, sự kiện qua đời của một con người sẽ là dấu tích quan trọng nhất vì sự kiện này nói lên niềm tin tối hậu của con người khi phó thác thân xác mình trong sự chết để khải phục hồi sinh trong cuộc sống vĩnh cữu ở Nước Trời.
Dựa trên nền tảng của niềm tin này, các nghi thức của Bí Tích Xức Dầu đều chú trọng vào việc chuẩn bị tâm hồn cho người trong giai đoạn cuối của cuộc đời như thể chuẩn bị cho một người trước khi đi dự buổi tiệc quan trọng nhất của một đời người.  Qua Bí Tích Xức Dầu, người Kitô hữu một lần nữa được mời gọi thanh tẩy lòng mình qua sự từ bi tha thứ của Thiên Chúa Cha, được hồi phục và thêm sức cho tâm hồn và đức tin qua dấu ấn dầu thánh của Chúa Thánh thần, và tiếp tục tham dự tiệc thánh tình yêu qua của ăn hiến tế của Đức Kitô. 
Dù rằng các Bí tích đều do các Linh mục chủ trì, tất cả mọi Kitô hữu và gia đình thân quyến đều được mời gọi dự phần trong các nghi lễ và qua các việc đọc kinh và cầu nguyện.  Các nghi lễ của các bí tích và việc đọc kinh cầu nguyện không những chủ đích giúp cho người sắp ra đi trong cảm nhận được tình yêu thương và mong đợi của Thiên Chúa và sự quay quần đỡ nâng của những người thân, gia đình, cộng đoàn dân Chúa, mà còn giúp cho những người còn ở lại cảm nhận được sự bình an trong sự cậy trông vào tình yêu của Thiên Chúa và sự hy vọng của ngày gặp lại người thân thương của mình trên Nước Trời.
Một khi được Thiên Chúa “cất về”, gia đình và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và dâng lễ cho người “đã khuất”(nhưng không mất đi).  Các nghi thức tẩm liệm, khai tang của truyền thống văn hoá luôn được kết hợp với nghi lễ Misa của Công Giáo để cầu xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn người quá cố.  Nghi thức hoặc thánh lễ “Vọng tang”(trước ngày an táng) là dịp để tất cả gia đình và thân quyến quây quần bên người quá cố để tưởng nhớ và cầu nguyện.  Thánh Lễ An Táng tại nhà Thờ để thánh hiến người thân thương trong tình yêu Cứu độ của Thiên Chúa.  Và qua nghi thức hạ huyệt, người Kitô hữu xin phó thác người quá cố vào lòng đất trong sự cây trông vào ơn Cứu Độ và Phục Sinh qua chính sự hy sinh mạng sống của Chúa Giêsu.  Quả thật, như chính Chúa Giêsu ngày xưa đã một lần hiến thân mình cho sự chết của xác thịt trong đau đớn, khổ đau, tang khóc, nhưng vẫn luôn cậy trông vào tình yêu của Thiên Chúa Cha và sự khải hoàn của chương trình Cứu Độ con người. Người Kitô hữu ngày nay, với những buồn thương, sầu khổ trong long mình, vẫn luôn cậy trông phó thác vào Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa.
Sau khi an táng, gia đình và người thân vẫn tiếp tục tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố qua thánh lễ cầu hồn và nghi thức cầu nguyện, đọc kinh trong tuần cửu nhật và bốn mươi. Cả về khía cạnh tâm lý con người, và khía cạnh tâm linh của đức tin, các nghi lễ và cầu nguyện nhằm mang lại niềm an ủi trước sự ra đi của người thân thương qua sự cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa và sự đỡ nâng và yêu thương trong sự hợp nhất của gia đình,thân quyến, cộng đoàn dân Chúa qua những nghi lễ, cầu kinh của truyền thống đức tin của người Công Giáo. 

Trích : http://vietbao.com/D_1-2_2-74_4-181674_5-15_6-1_17-19972_14-2_15-2/
Bí Tích Xức Dầu cho người hấp hối (ảnh: www.duoclamconchua.blogspot.com ).

 

Nghi Thức Tang Lễ Theo Truyền Thống Tin Lành Lutheran


 
Đức Giám Mục Trần Thanh Vân đang cử hành Thánh Lễ An Táng.







(Theo Đức Giám Mục Trần Thanh Vân)

Một cách tổng quát, Đạo Tin Lành dù theo hệ phái nào thì các hình thức nghi lễ thường cũng khá đơn giản. Đối với truyền thống Tin Lành Lutheran, khi ta chết đi thì chỉ có cái thân xác bị hủy hoại, chứ linh hồn thì không mất. Việc chuẩn bị cho người hấp hối và nghi thức tang lễ theo truyền thống Tin Lành Lutheran có thể tóm tắt qua các trình tự như sau:
- Đối với người hấp hối: đọc kinh cầu nguyện để đem lại sự bình an cho cả người hấp hối lẫn gia đình. Nghi lễ xức dầu sẽ được thực hiện đối với người sắp qua đời như là một hình thức chính thức ký thác linh hồn cho Chúa. Sự xác nhận này sẽ làm cho người mệnh chung yên lòng mà ra đi.
- Nghi thức trong đám tang:
o Lễ ký thác trong lúc nhập quan, tức là lễ cầu nguyện lúc an vị người quá cố vào quan tài.
o Lễ phát tang là một nghi lễ tùy chọn, không bắt buộc. Để tang là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, dù không phải là nghi thức tôn giáo nhưng vẫn khuyến khích duy trì. Khăn tang chính là hình thức để người thân tưởng nhớ đến người đã khuất. Để tang một năm, ba năm, hay xả tang ngay sau đám tang cũng tùy theo gia đình quyết định.
o Lễ cầu nguyện trong những ngày tang lễ phải được cử hành tối thiểu một lần. Lưu ý là theo truyền thống Tin Lành, việc cầu nguyện này là để an ủi, đem lại sự bình an cho gia đình là chính chứ không phải cho người quá cố. Nếu đã đặt niềm tin vào Chúa, thì ngay lúc lâm chung linh hồn người chết đã có phúc được Chúa rước về, không còn bệnh tật, khó nhọc cùng cái thân xác cũ nữa. Việc cầu nguyện là để nhắc nhở người thân về ân sủng này, giúp cho người thân giữ được sự bình an trước sự ra đi của người thân.
o Thánh Lễ An Táng được cử hành trước khi an táng người quá cố. Thánh Lễ An Táng có thể cử hành ngay tại nhà quàn, hay đem người quá cố về nhà thờ của họ để làm lễ trong bầu không khí thân thuộc hơn. Lưu ý là theo truyền thống Tin Lành, Thiên Chúa đã tạo ra con người từ cát bụi, do vậy khi chết thân xác cũng nên trở về với cát bụi. Việc hỏa táng không được nhắc tới trong Kinh Thánh, cho nên dù người thân vẫn có thể lựa chọn phương pháp này, nhưng an táng vẫn là hình thức được khuyến khích thực hiện hơn.
o Lễ ký thác thân xác xuống mộ phần được thực hiện ngay trước giờ hạ huyệt
- Sau đám tang: Sau một năm sẽ có lễ tưởng niệm chính thức dành người đã khuất. Tuy nhiên, người thân vẫn có thể dâng lễ tại nhà thờ trong mỗi Chúa Nhật kế tiếp sau đám tang để tưởng nhớ đến người đã khuất.
Trích: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-182320_15-2/ 

Mẹ 49 ngày


Oct 24, 2011

Đúng hay sai?




Dân Châu Á thường hay cạo đầu em bé
để tóc mọc dầy hơn.
Đúng hay sai?

Oct 23, 2011

Photography - Prime Lenses

Dear Bà Hương

Hôm nay tui đi chụp hình làm Homework , tui chụp nhiều thứ lắm , lúc này tui ra vẻ "Pro" hơn xưa là không xài Zoom lenes mà xài Lenses không di chuyển đươc (Prime Lenses).

Tui gởi cho coi loạt hình hình đầu tui chụp ngoài trung tâm London là có hai hình ảnh . Một là tụi Nga đang đòi thả tù chính trị . Cái thứ hai là vẽ cờ cho từ thiện, là một nhóm từ thiện, đem phấn đủ màu ra để đó, người đi qua lại ai muốn kêu gọi cho tiền một quốc gia mình thích thì ngồi xuống vẽ cờ. Rồi bá tánh đi qua lại thì muốn cho ai thì chọn lấy ô cờ.

Xem hình nha

Quân







Oct 21, 2011

MỘT KỶ NIỆM VỚI MẸ - Doãn Quốc Thái


 Doãn Quốc Thái (ngoài cùng bên tay phải)
cùng Mẹ Thảo, chị Liên, 
và 3 em trai: Vinh, Hưng, Hiển


Tôi choàng tỉnh dậy, nhìn đồng hồ: khoảng 2 giờ sáng tại Houston, Hoa Kỳ. Không thể nào ngủ lại được…… Hai dòng nước mắt không ngăn được, cứ nối đuôi ứa ra đều đặn; từng giọt từng giọt một làm ướt chiếc gối đang nằm, tưởng như không dứt… À thì ra tôi nhớ mẹ.

Khoảng 45 năm về trước tại Sài Gòn, trong căn hẻm nhỏ tại Thành Thái, Chợ Lớn, (năm ấy tôi còn nhớ mình khoảng 6 hay 7 tuổi gì đó) đã một lần tôi thức giấc với cảm giác in hệt như vậy. Lần ấy tôi có một giấc mơ khủng khiếp là mẹ mình sẽ không bao giờ trở về nhà nữa!!! Đó là lúc, tôi còn nhớ, mẹ và bố được một người bạn mời đi Đà Nẵng trong lúc chiến tranh VN đang leo thang. Hình như bố mẹ đi cả tuần thì phải. Tôi đã thức dậy với một tâm trạng sợ hãi như vậy! Ngày xưa mẹ tôi hiền lắm, thường không bao giờ bà đánh một đứa con nào cả, chỉ dùng lời nhẹ nhàng để dạy lũ chúng tôi mà thôi. Không hiểu có phải vì vậy mà trong đời tôi lại say mê mẹ như vậy! Tôi còn nhớ như in là đã nhiều lần tự nhủ, về sau này có lấy vợ, thì vợ mình phải giống mẹ thì tôi mới lấy.

Thường thì tôi hay nhõng nhẽo bằng cách giả vờ đổ thừa cúp điện, trời nóng quá ngủ không được để được rất yên tâm nằm cạnh bà. Mẹ tôi hay lắm; bà vừa ngủ nhưng chiếc quạt nan trên tay vẫn quạt đều đặn cho con như cái quạt có cắm điện vậy. Nằm kế bên mẹ, tôi sung sướng hít hà chiếc gối đầu mà tôi cho rằng có toàn “mùi mẹ” và ngủ ngon lành đến khi gà gáy trong hẻm.

Trở lại cái đêm tôi nằm ác mộng đó. Tôi rất bực mình và ghen tị với lũ em mình. Khi quay sang nhìn thằng em kế mà thèm. (4 anh em trai tụi tôi thường nằm chung một cái giường lớn.) Chao ôi! Nó mút tay chùn chụt và ngủ ngon lành. Thằng kế thì khỏi nói rồi; trước khi đi ngủ nó bày đặt diện bộ bà ba trắng rất lịch sự, nhưng đến tối nó đã vén tung cả chăn mền và phơi cái bụng to trắng hếu, hai chân dạng xoạt , và cũng say sưa giấc điệp. Thằng Út thì bé quá, nằm trong nôi, chắc là đã và đang chơi một bình sữa Guigoz do chị người làm để sẵn. Và tôi đoán chắc một điều là nó còn quá nhỏ để biết nhớ mẹ như tôi. Chưa bao giờ tôi mong trời sáng như vậy. Mau mau lên để ngày mai đến. Tội định bụng sẽ hỏi mấy bà chị xem chừng nào mẹ về. Nhưng đêm vẫn dài lắm, dài dằng dặc. Nỗi nhớ mẹ vẫn thao thức và thùm thụp trong tim cho đến khi tôi ngủ thiếp đi … thiếp đi …

-    Dậy Thái, dậy đi!
Tôi tỉnh dậy. Chị Ba tôi nói:
-    Chú Kiệm ra phi trường đón bố mẹ sắp về đến nhà rồi. Dậy nhanh, đánh răng rửa mặt. Mau lên còn đón mẹ.
Ôi còn gì hơn nữa. Tôi nhảy phóc xuống giường ngay. Lòng hân hoan vui sướng vô tả.
Một tí nữa đây tôi sẽ lại được reo to:
-    Mẹ! Mẹ về!

Doãn Quốc Thái

Oct 19, 2011

MẸ TRÙNG DƯƠNG


October 15th 2011 ... Mẹ về biển

Cháu nội DOÃN QUỐC SỸ TÂM của bà Thảo

Cháu nội của bà vừa đắc cử "tổng thống"
.... President of Lawrence Primary School! 



VOTE FOR TAM TODAY,
YOUR SORROW WILL BE CHASED AWAY !

Oct 12, 2011

Làm gì ???

Chắt cụ Thảo đang làm gì?

Đang"nụ" trưa :) 


Cháu ngoại bà Thảo làm gì?
... Làm đám cưới :) 


 

Oct 5, 2011

Chuẩn Bị Cho Người Hấp Hối, Người Chết Trong Đám Tang Theo Truyền Thống Phật Giáo




Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh– Trụ Trì chùa Việt Nam Houston 
- đang giải thích về ý nghĩa của các nghi thức tang lễ 
theo truyền thống Phật Giáo.

Chuẩn Bị Cho Người Hấp Hối, Người Chết Trong Đám Tang Theo Truyền Thống Phật Giáo
(Theo Sự Hướng Dẫn Của Tăng Đoàn Chùa Việt Nam – Houston)


1- Chuẩn bị cho người hấp hối:
- Giữ cho tâm người hấp hối bình an. Muốn giúp cho người hấp hối được bình an thì chính cái tâm của những người thân chung quanh cũng phải bình an. Nhắc cho họ nhớ rằng đã có sinh là có tử. Chết là một tiến trình tự nhiên xảy ra với mọi người, không nên quá sợ hãi.
- Nhắc lại những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc đời của người sắp chết. Nhắc đến những công đức mà họ đã tạo được. Nhắc họ là bây giờ việc đời đã xong, không còn gì để vướng bận. Những người còn lại sẽ lo chu toàn chuyện gia đình, vì vậy hãy sẵn lòng ra đi thanh thản.
- Để cho người hấp hối nghe liên tục tiếng niệm Phật (Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát…), hoặc tiếng tụng kinh. Ngay cả khi người hấp hối đang hôn mê, hoặc đang ngủ, họ vẫn có thể nghe những âm thanh niệm phật, tụng kinh trong vô thức. Điều này quan trọng, vì khi họ chết, thần thức của họ đã quen thuộc với lời kinh, câu niệm phật, nên có thể nương theo đó mà siêu thoát chứ không còn quyến luyến cái thân xác cũ nữa.
- Nếu có thể, những người thân nên cùng nhau tụng kinh, và hồi hướng công đức cho người chết. Kinh Địa Tạng là một bộ kinh nếu tụng được sẽ vô cùng lợi lạc cho người hấp hối. Nguyên tắc quan trọng nhất trong khi tụng kinh cho người hấp hối là NHẤT TÂM VÀ THÀNH TÂM. Chỉ có sự thành tâm của người tụng mới có thể truyền được công đức, sự bình an cho người hấp hối, cho dù họ đang hôn mê.

2- Lúc mới chết:
- Một điều quan trọng cần nhớ đối với người chết: cái thân xác chết đi, nhưng cái tâm thức chứa đầy nghiệp lực của người đó thì không hề mất. Kể từ lúc chết, cái tâm thức này nếu chưa siêu thoát sang một kiếp mới, thì chỉ còn giao tiếp với những người thân còn sống qua tâm ý. Nếu tâm của những người an lạc, thì người chết cũng có thể cảm nhận được sự an lạc đó. Ngược lại, nếu tâm những người thân lo âu, buồn khổ thì tâm người chết cũng có thể bị ảnh hưởng. Hiểu như vậy, ta nên giữ cho tâm mình bình an trong khi hộ niệm cho người chết.
- Yêu cầu để yên xác người thân không để ai đụng tới trong vòng từ 6 đến 8 giờ đồng hồ. Những đụng chạm vào thân xác của người mới chết có thể làm thần thức của họ cảm thấy đau đớn hơn bình thường nhiều lần, làm cho thần thức hoảng loạn, có thể dẫn đến những cõi tái sinh không tốt. Trong suốt thời gian này, tiếp tục tụng kinh, niệm Phật để hỗ trợ tâm linh cho người chết.
- Yêu cầu khi tẩm liệm không lấy đi nội tạng của người mới chết (lý do tương tự như trên).
3- Trong lúc tang lễ:
- Thần thức của người chết nếu chưa siêu thoát, còn ở lại quanh quẩn nơi thân xác cũ sẽ dễ đồng cảm với cái tâm của những người thân thuộc. Nếu người thân khóc thương, sầu thảm có thể sẽ làm tâm thức người chết cũng quyến luyến, khó mà siêu thoát. Do đó, nếu có thương yêu người quá cố thì hãy chuyển tình thương đó vào cái tâm bình an của chính mình để trợ lực cho cái tâm của người chết. Thay vì tiếng khóc, nên chuyển thành lời cầu kinh, tiếng niệm Phật thành tâm để hộ trì cho người chết được nương theo năng lượng bình an của mình mà về với cõi Phật, hoặc tái sinh vào cõi tốt lành. Câu niệm dễ nhất có lẽ là “Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.”
- Làm lễ tụng kinh cầu siêu trong lúc phát tang, an táng hoặc hỏa táng để hộ niệm cho tâm linh người chết. Khi nhiều cái tâm của người thân thuộc cùng hợp lại để trợ lực cho người chết trong những buổi cầu kinh như vậy, thần thức của người chết có nhiều cơ hội được siêu thoát nhanh chóng.
- Cúng cơm cho người chết trong suốt thời gian tang lễ cũng là một lễ nghi cần thiết. Thần thức người chết nếu chưa siêu thoát thì vẫn có nhu cầu ăn uống như lúc còn sống, nhưng chỉ dưới dạng “thức thực”, tức là ăn uống chỉ bằng tâm ý cảm thọ. Được người thân cúng cơm với tấm lòng thành, tâm người chết có thể hưởng được, và an ổn trong đời sống “thân trung ấm”, cho nên dễ có cơ hội đầu thai trong cõi an lành.
- Nghi thức cúng cơm, cầu siêu nên tiếp tục trong thời gian 49 ngày sau khi chết, tức là trong thất tuần. Phần này sẽ được phân tích kỹ hơn trong những kỳ tới.

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-181073_15-2/


Giúp Đỡ Cho Người Thân Sau Khi Chết: Cúng Thất Tuần Theo Truyền Thống Phật Giáo


 Hộ trì cho thân trung ấm người chết. (ảnh: www.thienviendaidang.net).

(Theo Tăng Đoàn Chùa Việt Nam – Houston Và Tử Thư Tây Tạng)
Việc cúng thất tuần, bao gồm việc cúng cơm và cầu siêu cho người chết, là một việc làm thường thấy đối với những gia đình theo Phật Giáo. Tuy nhiên, nếu việc làm này không xuất phát từ sự hiểu biết thì sẽ người thực hiện sẽ không có niềm tin. Mà thiếu niềm tin, không thành tâm thì việc cúng kiếng cũng không giúp đỡ được người chết nhiều.
Đạo Phật tin vào thuyết luân hồi, tin rằng người chết sẽ tái sinh vào những cõi khác nhau tùy theo nghiệp lực của chính mình và sự hỗ trợ của người thân. Nhiều người cho rằng đây là mê tín dị đoan. Tuy nhiên, gần đây do khoa học, y học tiến bộ, nhiều khám phá về cái chết của khoa học rất giống với những gì đã nói trong kinh sách Phật. Y học tiên tiến đã cứu sống được những người đã “chết lâm sàng”, họ kể lại những kinh nghiệm khi mình “sắp chết”, hay “cận tử nghiệp”, thì hoàn toàn rất giống với Tử Thư Tây Tạng đã mô tả: cuốn phim cuộc đời quay ngược lại, kinh nghiệm “thoát xác” thấy được chính mình và những người xung quanh, thấy ánh sáng chói lọi ở cuối đường hầm bóng tối…
Cái tâm thức của người mới chết (linh hồn)- tồn tại dưới dạng năng lượng ánh sáng- nếu không thể nhập vào được Ánh Sáng Căn Bản, hay ánh sáng của thế giới Pháp Tánh (cảnh giới niết bàn & chư Phật), thì sẽ trở lại với một cái thân do ý sanh gọi là thân trung ấm. Đây là cái thân chuyển tiếp của người chết cho đến khi họ nhập được vào bào thai của một đời sống mới. Những người thân còn sống đôi khi thấy người chết trở về chính là ở trạng thái thân trung ấm này. Thân trung ấm mang đầy nghiệp lực của người chết, và cũng bị định hướng trong cõi trung ấm chuyển tiếp bởi chính nghiệp lực này.
Thân trung ấm không bị ràng buộc bởi cái thân xác vật lý, cho nên có thể di chuyển khắp nơi mà không gặp trở ngại. Thân trung ấm có đủ tất cả các giác quan, với mức độ bén nhạy gấp 07 lần giác quan của người thường. Họ vẫn có cảm giác đói khát, hưởng thức ăn bằng ý thức hay “thức thực”. Họ có khả năng cảm nhận được tâm ý của người thân, cho nên khi người thân đau buồn, giận dữ, khởi tâm từ bi hay ác độc đều có thể ảnh hưởng đến họ nhiều hơn khi họ còn sống. Tuổi thọ của thân trung ấm trung bình là khoảng 49 ngày sau khi chết, tuy nhiên vẫn có trường hợp họ “sống” lâu hay mau hơn, cũng giống như tuổi thọ đời thường vậy. Trong khoảng 21 ngày đầu, thân trung ấm có liên hệ mạnh mẽ với cuộc đời, cho nên đó là thời gian tốt nhất chúng ta có thể giúp đỡ cho họ. Cứ bảy ngày một lần, thân trung ấm trở lại với kinh nghiệm của cái chết của mình. Đó là vì lý do tại sao chúng ta cúng thất tuần cho người chết. Lưu ý rằng nếu người chết có nhiều nghiệp lành, có thể họ đã vãng sanh ngay sau khi chết. Tuy nhiên, bởi vì chúng ta không biết chắc được điều này, cho nên việc chăm sóc cho thân trung ấm của họ trong 49 ngày là điều cần thiết.
Những giúp đỡ cho người chết trong thời gian 49 ngày là rất quan trọng. Chúng ta có thể hộ trì giúp họ đi vào cõi vô sinh tử của chư Phật, hay giúp họ có một tái sinh lại trong cõi người một cách tốt đẹp. Qua thời gian này, nếu người chết vẫn chưa siêu thoát, có khả năng họ trở thành ma quỉ, cô hồn vất vưởng ở cõi thế gian này.
Dựa vào những hiểu biết như trên về thân trung ấm, những việc nên làm để giúp đỡ người chết trong vòng 49 ngày bao gồm:
- Cúng cơm cho người chết để họ không có cảm thọ khổ sở vì đói khát.
- Tụng kinh cầu siêu, niệm Phật vào mỗi thất, để vong linh có thể nương theo đó mà vãng sanh ở cõi Phật. Điều cần nhất trong việc tụng niệm là NHẤT TÂM VÀ THÀNH TÂM, bởi vì người chết chỉ có thể giao tiếp với ta qua tâm ý mà thôi.
- Tiếp tục làm việc công đức, bố thí, giúp đỡ người bệnh, người nghèo khổ… và THÀNH TÂM hồi hướng công đức này về cho người chết.
- Thiền định và truyền cái tâm bình an của mình cho người chết
Xin hãy nhớ rằng với lòng từ bi và sự chân thành, chúng ta có thể giúp đỡ cho người chết rất nhiều.
VB

Oct 3, 2011

Death Can Never Part Anyone - VỊT DOÃN


Death can never part bà Nội và con Vịt 

Ever since my mother has passed away, I thought I was going to have a horrible life. With no one to comfort or protect me and be by my side…who would fill in that spot? However, as I grew much older…I noticed everything I wondered about will always be with me.
     You see, when I was 5 years old, my mother got in a tragic car accident. When I came to the scene, there were puddles of blood and the car was basically turned over. The engines had already died out and steam emerged from it. The car's tires twirled weakly in the air; slowing down minute by minute. Policemen shoved my grandmother and me within the growing crowd as they investigated. Moments later, sirens were to be heard – crying louder and louder, wailing for everyone to notice. Those sirens belonged to an ambulance, which showed up a few minutes later. It approached the crowd, slicing through to get entrance. At that time, I didn’t know what was going on. I was wondering why people were silently crying, covering their mouths in shock, and whispering. As I turned towards the car, I focused on the victim. As the ambulance people pulled her out, I recognized the woman’s face immediately. It was my mother’s; covered in blood, scars, and despair. All of a sudden, I started weeping- tears flowing down nonstop.
And I thought I was the happiest girl of my life…that day changed it all.
    Monitors beeped as I sat by my mother in the hospital bed, squeezing her hand tightly. Her eyes were still closed shut, not wanting to open after the incident. Small droplets of salty tears dripped down to my chin, as I stared at her. Beside me was my father, sniffling here and there. I knew he wanted to cry as much as I did, but he kept it in. Out of the blue sky, I felt my mother’s hand twitched in mines. Her eyes fluttered open and stared at me. She weakly smiled and felt my face. “Sarah...” My mom spoke up to me, “Be a good girl, okay? I...love you...” Her voice shook as she tried to talk.
   “Mom..?” I called out. Her hand fell to her side as she closed her eyes again. A single tear seeped from her eye and slid to the pillow. “MOM?!” I began to nudge her. “..MOM! DON’T CLOSE YOUR EYES AGAIN!” The doctor came rushing in from hearing my screams and felt her pulse. He hesitantly stared at the floor. “Well?” My dad’s soft voice filled the empty room. “She’s gone...I’m sorry.” I sank to the floor, my pink flowy dress spreaded across the cold surface. My body shook vigorously and I wanted to cry...but I couldn’t. It was like there’s no more tears left in my body. My grandmother kneeled beside me and stroked my back. I immediately receded from her touch, as it made me feel like daggers are piercing into my skin. In the background, my father was pleading the doctor to do everything to bring my mother back. “I can’t, sir. I’m sorry...she’s too severely injured. We can’t do anything else.” The doctor explained and left the room. All three of us huddled together and gazed at my pale mother. Blood drained from my face when nurses came in to take my mother away. One of them covered her with a thin, white sheet from her head to toes. My eyes widened. I stood up and asked my grandmother, “Why are they covering mommy like that? They have to let her breathe! They can’t just do that! Mommy doesn’t like to be covered completely! She told me that when we always slept together at night.” I threw a fit in the cold room, receiving sad facial expressions from the nurses. My grandmother pulled me back on the couch and hugged me tightly. The nurses transferred my mother to a separate hospital bed and swiftly moved her out of the room. Until I couldn’t see my mother anymore, the ‘tear switch’ flicked back on and I started weeping uncontrollably. My eyes glued on to the empty bed, where my mother has laid in. The warm spot still had the shape of my mother’s figure. I looked away, not wanting to cry even more. I was such a stubborn child, making my mother even more stressed. She’s done everything for me and I took her for granted. Biggest mistake of my life. I sat next to my father, his arms embracing me, thinking of what I could’ve done to be a better child. Guess I was too late, huh?
    I stood next to my mother’s coffin as the funeral house was opened. Gloomy, but familiar faces of her friends approached to the coffin all day long; as they paid their respects for my mother. “Aw, look at her 5 year old daughter”, one of the ladies muttered to her husband, “Losing her mother was probably the hardest thing ever. Poor her.”
What the lady had said was true… after my mother was gone, I felt like there was nothing in life for me to aim for.
    I brushed my hair, ever so gently, looking at my 9 year old self in the mirror. 4 years has surprisingly passed by and today was the day of my mother’s death anniversary. “Sarah! Come down here! Let’s get to the cemetery!” My father called out from downstairs. I replied back and quickly ran to the stairs. “Sarah, put a smile on your face. You’re always looking so sulky.” My father would always remind me when we step foot out of the house. “Well, what’s the point of smiling when mommy will never get the chance to see it?” My father would then sigh desperately and enter the car.
     I glanced at my mother’s picture on her tombstone- not taking my eyes off it once. I gently placed the flowers on the grass and proceeded on taking a glimpse at the picture... ‘Hi, mom! It’s great to see you again…I’ve missed you.’ My toothless smile told to her. I stared at the picture, wondering if she can hear me. Interuppting my thoughts, father sat next to me and ruffled my hair. “Your mother’s very pretty..” He stared at the picture, too.
    “Sarah! You look just like your mother, since you are all grown up! You’re inheriting her beauty! You should be proud..” My grandmother complimented me before she left for her hometown. I am proud, I thought to myself, waving good-bye to her. I cheekily smiled as I headed to my car to drive home.
     “Dad! I dropped grandmother off already!” I took a munch out of an apple, seeing my father appearing from his room. “Oh, really? Did she say anything to you?” He sat on the couch, flipping through channels on the television screen. “Not much..” I continued, “but she did say I looked like mom!” Cheerfully laughing, he hugged me. “Well, I do have to agree with her on that one! My 17 year old daughter’s so beautiful!” His eyes glistened while he talked. “You were such an ugly duckling but now you have grown into a beautiful swan.” Then, a question popped into my mind. “Dad…is that bad?” I asked and waited for his answer. My father chuckled at my stupid question, “No! It just means…mom always be with you. Whether she’ll be next to you, in your blood, or in your heart.”
And with those few words, it have made me found my happiness. Whether gone or not, death will never conquer the love between anyone. Therefore, my mother has been with me ever since.