Mar 31, 2009

BACK TO '80: part 1 - Anh Quân


Có lẽ một trong những mất mát lớn nhất trong nhóm chúng tôi - đồng môn trường Sư Phạm Thực Hành - là không cùng nhau để có kỷ niệm của một thời bắt đầu biết yêu và để nhớ.

Chúng tôi không cùng nhau hưởng những giây phút mộng mơ là mỗi đứa có một thần tượng trong lòng, cùng nhau trao đổi một đĩa nhạc của những ban nhạc hay ca sĩ mình yêu thích. Chúng tôi không có dịp bắt chước thần tượng mua một đồ về mặc và cắt một mái tóc giống như họ. Vào đầu thập niên 80, không có gạo mà ăn thì những cái gì cho tuổi trẻ hay “Teen” là một thứ xa xỉ phẩm. Đứa nào được thân nhân tại hải ngoại gởi về chiếc quần Jean Levis và ra chợ Sài Gòn mua đôi Sa Pô về mang là một dân chơi lắm rồi.

Chúng tôi không sớm được biết vào cuối thập niên 70 Hoa Kỳ rầm rộ với loại nhạc Disco, những ban nhạc như Earth, Wind and Fire, Village people đây là ban nhạc ăn mặc ngộ nghỉnh nhất là anh chàng làm Mọi Da Đỏ, anh thì ăn mặc như cảnh sát, một anh thì là dân lái xe máy, một anh ăn mặc đồ lính và anh thì làm công nhân xây cất. Ban nhạc này nổi tiếng với bài YMCA , In the Navy và riêng tôi lại thích bài Go West (nói lên mấy anh Đông âu muốn qua Mỹ làm ăn).


Ngoài ra còn có Kool and the Gang, Odyssy. Còn nhóm Boney M lại là nhóm bên Tây Đức thành công với loại nhạc Disco này và cũng là nhóm đầu tiên của Tây phương vào Liên Bang Xô Viết trình diễn . Họ dám trình bày bài hát Rasputin:

There lived a certain man in Russia long ago
He was big and strong, in his eyes a flaming glow
Most people looked at him with terror and with fear
But to Moscow chicks he was such a lovely dear
He could preach the bible like a preacher
Full of ecstasy and fire
But he also was the kind of teacher
Women would desire
RA RA RASPUTIN
Lover of the Russian queen
There was a cat that really was gone
RA RA RASPUTIN
Russia's greatest love machine
It was a shame how he carried on

Còn bên London thì đưa tiếng đàn Synthesizer đã sinh ra luồn âm nhạc Punk and New Wave. Những ban nhạc đã thay đổi cách sinh hoạt của tuổi trẻ. Họ không còn để tóc dài , mặc quần ống loe như Beatles và Rolling Stone. Họ bắt đầu nhuộm tóc màu, tóc dựng đứng, xuyên lỗ tai, quần ống bó, áo thun bó sát người và xâm trên người. Những ban nhạc gọi là Punk trở nên nổi tiếng như Sex & Pistol, the Jams… còn bên New Wave là ban nhạc Police nổi tiếng với bài” Every Little Thing She Does Is Magic” , Blondie với những bài như “the Tide is High, Atomic, Heart of Glass…,” nhóm Human League với bài “Don’t you want me”.

Vào cuối thập niên 1970, chúng tôi không được xem những cuốn phim nổi tiếng như “Star War”, “Gease” , “Saturday Night Fever” là cuốn phim hát những bài hát Disco của ban nhạc Bee Gees và những điệu nhún nhảy Disco. Cũng vào thời gian là ra đời cuốn phim đánh Box “Rocky” và bắt đầu các nhà làm phim khai thác phim liên quan chiến tranh Việt Nam như phim “Taxi Driver” một loại phim tâm thần nhưng đã đưa tên tuổi Robert De Niro lên màn bạc Hollywood.

Sự thiếu thốn làm cuộc sống chúng tôi thụt lùi dần so với thế giới bên ngoài. Chúng tôi không có biết những tên tuổi ca sĩ nổi tiếng, chúng tôi không biết những cuộn phim nào hay, chúng tôi không biết tài tử nào ăn khách, chúng tôi không biết những ngôi sao thể thao nổi tiếng và nhiều thứ chúng tôi không biết và không biết cho đến lúc từng đứa cứ từ từ ra đi, để đến nơi học những điều mới lạ và viết thư về kể cho những đứa còn ở lại. Và tôi là một trong những đứa sớm rời xứ ấy.

Khi tôi mới đến nước Anh là đúng ngày giải Tennis Wimbledon khai mạc. Lúc đó mở truyền hình lên là thấy một TV màu, tôi thích thú nhìn vào màu TV, dĩ nhiên tôi không hiểu gì trên TV. Nhìn vào màn hình là thấy anh chàng Björn Borg người Thụy Điển đang tranh giải Tennis. Sau này tôi mới biết anh ta là một thần tượng và hình tượng của các thiếu nữ vào giữa thập niên 70. Anh ta là một “Golden Boy” vào năm 1974 tại Wimbledon, đến nổi cảnh sát phải bảo vệ anh ta còn không là các cô gái cứ chầm chậm ôm lấy anh ta. Tôi đã viết thư kể cho các bạn còn lại ở Việt Nam về "sự kiện" này.



Tôi còn kể cho các bạn nghe về ban nhạc nổi tiếng ABBA của Thụy Điển, thành công nhất sau khi thắng giải âm nhạc Châu âu (Eurovison song contest). Hàng năm tại Châu âu thi đua giải này vào tháng 5, thường những ban nhạc thắng giải này xong là chẳng làm được gì cả, là chìm luôn. Riêng ABBA thắng giải qua bài hát “Warterloo”năm 1974 là từ đó như diều gặp gió là nổi tiếng khắp 5 châu và cho đến năm 1982, bài hát khá hay là bài “One of Us” trong Album Visitor là nói lên sự chia tay của ABBA.

Tới đây tạm dừng chương trình văn nghệ Sư Phạm Thực Hành . Xin mời mọi người nghe bài VIDEO KILLED RADIO STAR.

Anh Quân

Mar 30, 2009

Khó xử - SON


Chị luôn khó xử giữa hai nhóm bạn: một bên là những người thành đạt, khá giả - bên kia ngược lại, tầm thường, bình dân. Cả hai nhóm đều thương quý chị.

Mấy người “khá giả” thỉnh thoảng trách yêu:
- Sao lại có thể giao du với những người hời hợt ?

Khó mà chia sẻ với nhóm thứ hai quan điểm nghệ thuật, xu hướng sáng tác thậm chí bàn về một cuốn sách hay. Dù vậy, họ thường “chìu”, có khi bỏ cả ngày lang thang cùng chị trong những cuộc triển lãm hay thăm bảo tàng mà họ không thích... Chị thầm cám ơn họ !

Họ thích sắm đồ, cà phê, nấu nướng, hễ rảnh thì xúm lại tào lao... chẳng có chuyện gì coi là quan trọng... có lẽ đây là điểm chung giữa chị và “xóm nhà lá” !

Hôm chị bệnh, tay chân rã rời, bất động như con búp bê “hết pin”. Nhóm “hời hợt” xúm lại, người thì cạo gió, kẻ dọn dẹp, ai đó nấu cháo cảm có gừng... Yên tâm khi chị khá hơn, họ lặng lẽ ra về.

Mấy người quý tộc hốt hoảng hay tin. Họ gọi, nhắn tin, họ gửi thư điện tử với những lời hỏi thăm đầy lo lắng...

Chị mệt, không thể nghe, cũng không mở máy đọc thư...

Họ trách... bằng “meo”...

Son
tháng 03-2009




Mar 29, 2009

HAI CON NHỆN KHOẺ - Doãn Quốc Sỹ Tâm 9 tuổi

Ngày xưa có hai con nhện.

Con nhện thứ nhất là con nhện nhỏ nhưng nhanh và độc của nó rất ghê gớm. Con này màu đen hết người nhưng cái đuôi của nó màu đỏ.

Con nhện tiếp theo có lông màu nâu hết luôn. Con này bự nhưng độc không mạnh lắm.

Một ngày nọ, con nhện thứ nhất đi ra gặp con nhện thứ hai. Hai con đánh nhau. Hai con mệt quá nhưng chưa ai thắng ai, cả hai đi về bằng tơ (không phải bằng taxi như Út nói). Hai con nghĩ phải tập luyện để mạnh hơn.

Ngày hôm sau, hai con gặp lại nhau. Con nhện thứ nhất cắn con nhện thứ hai nhưng con nhện thứ hai không bị đau vì nó là loài bự. Con nhện thứ hai cắn lại con nhện thứ nhất nhưng con thứ nhất quá nhanh, con nhện thứ hai cắn không trúng.

Con nhện thứ nhất quyết định giả bộ chết, nghĩ rằng khi con kia đứng dậy ra về, tui sẽ cắn con đó. Không ngờ, con nhện thứ hai cũng nghĩ như vậy, không chịu đứng dậy, giả chết luôn.

Một lúc sau có một con nhện thứ ba đi ra. Nó tưởng hai con kia chết rồi nên lấy tơ có độc quấn hai con đó lại. Nhưng quá trễ, hai con kia nhảy ra. Thế là ba con nhện đánh nhau.

VẬY THÔI!

SỸ TÂM


Photos 1- 2:
http://www.google.com/imgres?imgurl
=http://greennature.com/gallery/spider-pictures
Photo 3:
http://aidan-aristos.blogspot.com/2006/01/
curious-about-spiders-this-is-about.html

SOURIEZ!! - má YÊN sưu tầm


SOURIEZ!!

... et gardez ce sourire dans vos souvernirs,
car il ne reviendra pas deux fois !



Người mẫu :
em bé Sài Gòn
em bé Cali


Mar 28, 2009

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NẰM Ở ĐÂU?- BHD

Tiếp tục loạt bài “người Việt ở quê nhà viết về người Việt ở Mỹ”, chúng tôi mời các bạn xem lá thư sau đây của một người bạn ở Sài Gòn, nhận xét về một quan niệm sống truyền thống của người Việt mình…

Tôi hiện làm việc trong ngành xuất nhập khẩu, nên thường tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc. Tôi nhận thấy rằng có nhiều người Mỹ, Úc… thích xứ sở Việt Nam. Một số doanh nhân nước ngoài bảo với tôi rằng họ muốn mở business với Việt Nam chỉ để có dịp được được sang Việt Nam thường xuyên. Tôi rất ngạc nhiên và hỏi có gì thú vị ở cái xứ sở vừa thóat qua giai đọan xóa đói giảm nghèo này, nơi mà ngành du lịch báo động là lượng khách du lịch quay trở lại chiếm một tỉ lệ khiêm tốn? Họ trả lời là họ yêu nụ cười Việt Nam. Cho dù còn muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, người Việt Nam trên đường phố rất hay cười, đặc biệt là người miền Nam. Cho dù đó là một bác xích lô, hay một người bán hàng rong trên hè phố, hay một cô sinh viên mới tan trường. Họ thường xuyên bắt gặp được những nụ cười, những gương mặt vô tư lự. Những con người này hình như có được sự thư giãn, có được nhiều niềm vui trong cuộc sống. Họ cảm thấy họ được thư giãn theo trong tinh thần lạc quan yêu đời đó, cái mà họ ít tìm thấy ở xứ sở mình. Họ gọi đó là “quality of life” của người Việt, cho dù “living standard” của nước Việt Nam còn rất thấp.

Một vài người bạn Việt Kiều Mỹ của tôi cũng có nhận xét tương tự khi về thăm quê nhà… Bạn tôi nói rằng: “Ở Việt Nam tụi bây sướng lắm, có biết không?”, mặc dù so ra về tiền bạc, nhà cửa… thì chúng tôi kém xa những người bạn xa xứ. Tôi bắt đầu thắc mắc “quality of life”, hay “chất lượng cuộc sống” của người Việt nằm ở đâu? So với người Việt ở Mỹ, chắc chắn là người trong nước phải nghèo hơn nhiều, vậy thì “sướng” ở chỗ nào?

Câu trả lời có vẻ hợp lý nhất: ở xã hội Việt Nam nhịp sống chậm hơn ở Mỹ. Con người không chịu nhiều áp lực bởi công việc, không có nhiều lo toan trong cuộc sống, cho nên sống vô tư hơn. Điều này chỉ đúng một phần. Thực ra trong những năm gần đây, những người đi làm cho công ty nước ngoài, những người trong giới kinh doanh tư nhân cũng bận rộn, căng thẳng không kém Việt Kiều. Còn người nghèo Việt Nam thì chắc chắn có nhiều nỗi lo hơn người nghèo ở Mỹ. Khác với ở Mỹ, khủng hỏang kinh tế ở Việt Nam ảnh hưởng đầu tiên đến người nghèo chứ không phải giới trung lưu, làm cho nhiều người nghèo mất việc và có nguy cơ đói.
Còn ở Mỹ, có mấy ai chết vì đói đâu?

Như vậy điều làm cho người Việt sống hạnh phúc không phải là do sự nhàn hạ, hay không có mối lo. Có vẻ như người Việt biết cách “quẳng gánh lo đi mà vui sống” hơn là đồng bào của ông Dale Canergie bên Mỹ (tác giả của cuốn sách nổi tiếng cùng tên). Tôi thấy hình như nó có liên quan đến một khái niệm tương đối: SỰ THỎA MÃN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI. Khi những ham muốn, nhu cầu đã được thỏa mãn, chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, ta có nụ cười.

Nhu cầu của một con người có thể là nhu cầu vật chất: ăn ngon, mặc đẹp, ở tiện nghi; hoặc nhu cầu tinh thần, ví dụ như nhu cầu được tôn trọng, được thương yêu. Nhu cầu của con người thì rất đa dạng, khó đo lường. Trừ những nhu cầu ở mức độ cơ bản như cơm no áo ấm, mỗi người trong một hòan cảnh khác nhau lại có những nhu cầu khác nhau. Thí dụ như một ly nước ở sa mạc có giá trị cao hơn một viên kim cương. Một chai nước hoa có giá bán rất đắt vì nó đánh đúng vào nhu cầu của giới khách hàng giàu có. Một bác nông dân ở Việt Nam sẽ không bao giờ hình dung nổi tại sao người ta phải mua và xức lên mình thứ nước có giá trị bằng vài chục kí lô gạo này!

Ta dễ dàng thấy rằng thỏa mãn nhu cầu của con người là một khái niệm hết sức tương đối. Điều quan trọng là nó mang tính chất cảm tính, phụ thuộc nhiều vào cảm nhận con của người. Bản thân tôi vẫn cảm nhận những thứ đồ chơi thời thơ ấu, nghèo khó như bắn bi, tạt lon, đánh bông vụ... có vẻ lý thú hơn nhiều so với việc bấm game điện tử bây giờ, nhưng con tôi thì không đồng ý vậy! Hoặc khi nhớ lại ly rượu đế, dĩa mồi khô cá rẻ tiền trong những buổi nhậu với bạn bè thưở mới đi làm, tôi thấy hình như có vẻ "ngon lành" hơn nhiều so với ly rượu tây uống với khách hàng trong các nhà hàng sang trọng ngày hôm nay ! Hoặc nghĩ rộng hơn nữa, ai có thể chứng minh được rằng giữa một ông vua nằm cáng đi kiệu ngày xưa, với một vị thổng thống đi xe sáu cửa, có kính chống đạn ngày nay, ai sẽ có cảm giác "được thỏa mãn nhu cầu" hơn ai? Các bạn thấy không, khi đã dùng đến cảm giác để đánh giá, thì chính mình là người có kết luận đúng nhất về sự thỏa mãn của bản thân mình. KHI NÀO MÌNH BIẾT ĐỦ, CẢM NHẬN LÀ ĐỦ THÌ NÓ ĐỦ. Hãy vui với cái mình đang có. Đó là nguyên lý của lối sống TRI TÚC.

Theo tôi, tri túc là bí quyết của cái gọi là "quality of life" của người dân Việt. Tri túc là chìa khóa để dẫn đến sự an lạc, tự tại trong cuộc sống. Đó là cách đơn giản nhất để tìm được hạnh phúc, để có được nụ cười trong cuộc sống. Các người bạn Âu- Mỹ- Úc của tôi sống trong một xã hội phát triển, đời sống vật chất cao, cho nên đôi khi quên mất điều này. Người Việt Nam thì vừa mới thóat ra khỏi giai đoạn nghèo đói, cho nên dễ bằng lòng với cái mà mình đang có, cho nên họ dễ trở nên lạc quan, yêu đời hơn.

Tri túc cũng chính là chìa khóa để bắt đầu nếp sống vị tha, chia xẻ với người khác . Làm sao ta có thể chia xẻ tiền bạc, thời gian cho người khác khi mà ta đang nghĩ rằng bản thân ta và gia đình còn chưa có đủ? Vì tri túc, mà một bác xích lô vẫn có thể nhường cơm xẻ áo cho đồng bào bị lũ lụt miền Trung. "Mình nghèo, nhưng cũng đã tạm đủ ăn, đủ mặc rồi. Người ta còn không có chỗ ở, không có cái ăn kìa...", chắc bác đã nghĩ vậy. Tương tự, một đứa bé vẫn có thể sẵn sàng nhường cho các trẻ trong trại mồ côi tiền lì xì, đồ chơi của mình nếu nó ý thức nó đã may mắn hơn hơn người khác. Ngược lại, vì chưa thấy đủ, cho nên các quan tham ở Việt Nam vẫn tiếp tục bòn rút tiền viện trợ, từ mô hôi công sức của dân Việt mình để làm của riêng, mặc dù tài sản của họ đến đời con phá không cũng chưa hết! Những hình ảnh trên làm tôi nhớ đến một câu lời dạy tôi được nghe ở đâu đó từ thuở bé: Lạy chúa, xin chúa đừng để con nghèo để con phải nguyền rủa chúa, nhưng Chúa đừng để con giàu để con quên Chúa.

Tôi nghĩ đến cộng đồng người Việt mình ở xã hội Mỹ. Tôi tin chắc rằng, nếu còn giữ được tinh thần tri túc, người Việt mình trên đất Mỹ sẽ dễ dàng tìm được sự an lạc hơn với đồng bào mình đang ở quê nhà. Bởi vì ở Mỹ, nhu cầu cơm no áo ấm không còn là vấn đề lớn của xã hội.

Những nhu cầu cao cấp hơn như giải trí, văn hóa, du lịch… cũng đa dạng, phù hợp các mức thu nhập khác nhau. Nếu biết dừng đúng lúc sự thỏa mãn nhu cầu vật chất, người Việt ở Mỹ sẽ có "quality of life" cao hơn tại Việt Nam nhiều lần. Những nụ cười "tri túc" sẽ dễ dàng tìm thấy hơn ở Việt Nam.

Thực tế lại không phải thế! Đa phần bạn tôi ở Mỹ về trông già hơn những đứa còn ở Việt Nam nhiều. Bạn tôi bảo phải lo nhiều thứ lắm. Hỏi ra thì đứa nào cũng là “middle class”, thu nhập cỡ một trăm ngàn Đô một năm. Đứa nào cũng có nhà riêng, thậm chí có hai căn lận! Bạn tôi ở Mỹ giải thích rằng mình phải lo đầu tư, dành dụm thêm để con lên đại học, để sau này về già có tiền sinh sống. Nhưng tôi biết một số mắc nợ, lo toan nhiều là vì chạy theo tiện nghi vật chất gần như vô tận ở Mỹ. Người ta chạy theo cách sống của người khác, cho dù mình không có đủ khả năng tài chính. Ở Mỹ mượn “loan” dễ quá mà. Cuối cùng chính mình tự làm khó mình, phải cày trả nợ. Mình tự đánh mất cơ hội để có một cuộc sống an lạc hơn với tinh thần tri túc.


Tôi không có ý khẳng định rằng chỉ có sống tri túc mới có hạnh phúc. Nhiều người thành công trong xã hội, họ có đủ điều kiện tài chính để thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất. Những người này sẽ không cần đến "tri túc". Tôi thành thực chúc mừng bạn nếu bạn là một trong những người thành đạt này. Có điều là số người như vậy không nhiều trong xã hội chúng ta. Do đó, "tri túc" vẫn là một cách sống hữu ích cho nhiều người.

Tôi cũng muốn nhắc đến một khuyết điểm của quan niệm sống tri túc: nó làm chậm đi phần nào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của xã hội. Vì tri túc, ít có tham vọng, nên ta ít thấy những chính trị gia, nhà quân sự thành công ở Việt Nam là người Miền Nam. Vì thiên nhiên ưu đãi, người miền Nam đâm ra… lè phè! Tôi cho rằng, ở một quốc gia còn đang phát triển để thóat nghèo như Việt Nam, tinh thần cầu tiến đôi khi phải lấn át tinh thần tri túc để nước nhà mau bắt kịp đà tiến của nhân loại.

Thực ra "cầu tiến" và "tri túc" không hòan toàn trái ngược nhau. Ta vẫn có thể làm hết sức mình, rồi mới vui với cái mình đang có. Vấn đề là ý thức được đâu là lúc mình "đã làm hết sức mình" rồi. Mỗi cá nhân chúng ta sẽ tự tìm được sự cân bằng cho chính mình, tương tự như người đi thăng bằng trên dây vậy.

Bàn tới rồi bàn lui, tôi kết luận vui rằng: cần phải điều chỉnh một chút để lấy lại cân bằng. người Việt ở Việt Nam bây giờ phải bớt “tri túc” đi một chút, vì còn quá nhiều việc phải làm để làm cho nước nhà trở nên giàu mạnh hơn, dân chủ hơn. Còn người Việt ở Mỹ thì cần “tri túc” nhiều hơn, vì quí vị đang sống ở trong một xã hội văn minh nhất thế giới. Như những người bạn Việt Kiểu của tôi, đã qua giai đọan đầu khó khăn ở xứ lạ, nay đã an cư lạc nghiệp rồi, đâu cần phải lo lắng nhiều như vậy. Hãy dành cho mình nhiều thời gian thư giãn hơn, để nụ cười “tri túc” trở lại trên khuôn mặt của người Việt ở Mỹ…

BHD

Caption (chung cho cả 03 hình): ở Việt Nam, người dân dù nghèo vẫn tìm được cho mình những giây phút thư giãn với nụ cười “tri túc”

Photo 1: Bồ Hùng Dũng
Photo 2: Doãn Quốc Hưng

Mar 27, 2009

CHÚ CUỘI, HẰNG NGA, ĐƯỜNG MINH HOÀNG - lời kể của chị Hai

Sinh viên của em hỏi về sự tích trung thu.
Please viết vắn tắt cho em vài dòng về :

1. Quan hệ: chú Cuội, Hằng Nga, Đường Minh Hoàng ???

2. Tục lệ đốt lồng đèn, ăn bánh trung thu ở Việt Nam từ đâu ra?


Ngọc Tồ
Tháp mía trong cỗ bàn Trung Thu


Đây là những điều chị Hai còn nhớ:


@ Hằng Nga và Đường Minh Hoàng là 2 nhân vật Tàu.

@ Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, 1 demi-god của truyền thuyết Tàu.
Chuyện kể rằng hồi đó có 9 mặt trời rọi xuống Trần Gian nên nóng quá xá, Hậu Nghệ rút cung tên ra bắn rớt hết tám, chỉ chừa 1 vừa đủ xài để cứu loài người. Vì là
demi-god nên Hậu Nghệ có thuốc trường sinh, nhưng dấu không cho vợ xài ké. Hằng Nga ghét quá, lén rình uống hết một mình 1 đống thuốc nên người nhẹ hỗng bay lên cung Trăng mất tiêu luôn. Hậu Nghệ tức khí bắn mặt Trăng mà không tới !!!???

@ Đường Minh Hoàng là ông vua thích ngắm trăng - có lần ngắm rồi ngủ gục, mơ thấy được Hằng Nga mời đi thăm Cung Quảng Hàn (tức mặt trăng) và được ngắm các tiên nữ của Hằng Nga múa khúc Nghê Thường – nghe đâu mê ly lắm,nên khi thức dậy nhà vua bắt các cung nữ tập múa theo, và bày ra lệ ngắm trăng thu (đẹp nhất trong các mùa chăng???) và ăn bánh => du nhập sang VN ??


@ Chú Cuội thì 100% Việt Nam. Đó là một người tiều phu đi đốn củi trong rừng, bắt gặp một ổ cọp con nên chém hết để diệt trừ tai họa về sau – ai ngờ cọp mẹ về tới, phải núp trốn trên cây, và thấy cọp mẹ nhai mớ lá đắp vào con, thế là lũ con sống lại như thần!!! Chú Cuội bèn mang cây thuốc tiên về nhà trồng, và từ đó dùng lá đó mà cứu nhân độ thế. Cuội luôn luôn dặn vợ phải tôn trọng cây thần, phải giữ cho sạch sẽ, không được làm ô uế v.v... Chị vợ bị nghe lải nhải hoài, một hôm tức quá ... ngồi xuống sssè 1 bãi ngay gốc cây coi sao ??? Thế là cây rung chuyển gốc rồi bay lên trời – Cuội về đúng lúc, tiếc cây nên ôm rễ bay theo lên tới cung Trăng => Ta và Tàu gặp nhau, he he ...


@ Tết Trung Thu tại Việt Nam là Tết của nhi đồng, trừ mấy cái bánh Trung Thu là của người Hoa, mâm cỗ ngắm trăng là thuần túy để cho các em thưởng thức: các con giống bằng bột, bánh trái, tháp mía, lồng đèn vv... Các em xem hình mâm cỗ dưới đây ở nhà anh Tùng bạn chị Hai là thấy liền, ồ tế.

Chị Hai















Photos tháp mía và con giống - anh Tùng

Mar 25, 2009

CHỖ ĐỨNG - Đoàn Khoa


Nhà tài trợ không hài lòng lắm, họ chê cuốn phim tài liệu của H. không xúc động.

Quay về người mù gì mà nhà cửa sạch trơn, nồi niêu xoong chảo được lau rửa cẩn thận, nhưng tệ nhất là cảnh chị mù thoăn thoắt dễ dàng bước qua chiếc cầu khỉ bắt ngang con kênh ra đồng cắt cỏ.


Họ đòi nhân vật trong phim đi đứng quờ quạng, lần mò trong tuyệt vọng, va đụng làm nồi niêu chén dĩa rớt rơi loảng xoảng, hoặc ... ít ra cũng phải có cảnh nước mắt ngắn dài trong đêm trường cô quạnh...


H. không biết phải giải thích làm sao bởi ngoài thực tế có nhiều chi tiết còn ngoạn mục hơn trong phim thí dụ như nhóm quay chở chị mù đến một tiệm bán vải, muốn tặng chị bộ áo dài, mong tạo bất giờ, dè đâu khi vừa dừng chân trước cửa, chị đã nói ngay: - Mấy người chở tui tới tiệm vải phải hông? - Sao chị biết? - Hửi mùi... ! ...Tui thích màu hồng, nhưng áo hồng đi với quần đỏ đẹp không?... Chị mù còn đưa bàn tay với ngón út có lóng lệch vẹo, nghiêng hẳn ra ngoài. - Hồi đó cắt cỏ, vạt nhằm ngón tay, rồi mò mẫm xé khăn buộc lại... Nhờ Trời nó lành, nhưng chĩa ra ngoài... Thôi kệ !


Chính sự lạc quan và ý chí vượt qua số phận của chị cắt cỏ mù lòa này mới làm cho H. xúc động. Sức sống đó cần được kể ra và cần được động viên... Vậy mà !!!


H. làm tôi nhớ đêm nhạc gây quỹ cho thư viện người mù.

Hôm đó có rất nhiều ngôi sao và ca sĩ nổi tiếng tham gia. Họ muốn làm điều gì đó nhầm chia sẻ nỗi bất hạnh của các em nhỏ không may mắn này.


Những ước mơ thầm kín và không thể có trên đời: - Ước gì gặp chú Đan Trường... Chẳng bao giờ con được gặp cô Cẩm Vân, cô Hồng Nhung... bằng người thật !

Vậy mà các em tật nguyền ấy không những gặp mà còn được hát chung, diễn chung với nhiều thần tượng cùng một lúc. Các em có một đêm sung sướng ngất ngây với những bài hát nồng nàn ca ngợi cuộc đời.

Chính nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt “không hoàn hảo” mới làm cho nhiều người tham dự bật khóc... Họ cảm thấy mình cần làm nhiều thứ hơn để người bất hạnh được sống tốt hơn. - Theo em, những người bất hạnh ấy đã cạn nước mắt khóc cho thân phận mình. Muốn hay không thì họ vẫn tồn tại, họ buộc đi tới trước, họ phải sống ! - H. làm tôi rời khỏi giấc mơ đẹp đẽ vừa kể để quay lại thực tế trước mắt rằng phim của cô chưa được thông qua. - Có lẽ người “lành lặn” thích nhìn người tật nguyền bằng con mắt của họ, chính vì thế họ hay “thương cảm” – Tôi ai ủi. ...


Trong lớp multi-media mà tôi đang dạy có trường hợp cá biệt – một em học sinh bị niễng, đầu nghiêng về một bên, tay trái bị rút co lên, đi đứng khá khó khăn và nói thì còn tệ hơn nữa !


Thầy hiệu trưởng đã kiểm tra và động viên phụ huynh của em ấy rằng con ông bà có suy nghĩ tốt, nó vẫn có khả năng diễn đạt và xử lý trên máy tính...


Những môn khác, dù khá vất vả so với các bạn cùng khóa, nhưng em cũng cố vượt qua, nhưng ở môn của tôi thì đúng là thử thách quá lớn.


Có những bài về nhịp điệu, về khéo tay, thỉnh thoảng cần chút xíu biểu diễn... nhất là có bài tập kể chuyện ở cuối khoá chẳng hợp với em chút nào.


Tôi tránh nhìn về phía em, không muốn tỏ ra em là người đặc biệt, tội nghiệp và cần được nâng đỡ... nhưng thỉnh thoảng tôi cũng nhìn em và cười với ý nghĩa: em làm được đấy!


(Công bình mà nói, những bài thuộc về tưởng tượng như xếp hình, tạo mẫu thời trang từ mấy tấm vải, liên tưởng những vật tương đồng... em làm khá tốt.)


Đến ngày kể chuyện cuối khóa, các em khác phải kể một câu chuyện mà mình sưu tầm, từ sách hoặc phim cũng được. Riêng em niễng, em được một biệt đãi là thay vì kể bằng lời, em có thể viết trên máy rồi in hoặc mail cho tôi.

Khá bất ngờ, tôi nhận được “tự chuyện” trong đó có đoạn: “...Có phải em đang dần vô cảm với những thứ xung quanh không thầy? Nhiều lúc em chán ghét những ánh mắt mọi người nhìn em, em đã chịu đựng nó từ lúc đi học mẫu giáo. Nhìn từ xa tụi nó chơi đùa vui lắm, em lại gần xin chơi chung nhưng rồi bọn nó nói em đi đi thằng khùng, nhiều khi chỉ đi ngang qua thôi bọn nó cũng chọc... đi mà ngang qua chỗ nào có con người em đều rất ngại thầy ạ. Em đã nhìn trong gương và hỏi mẹ em sao tụi nó lại nói con như vậy con cũng có tay chân mũi miệng mà mẹ chỉ nói kệ tụi nó, con đừng chơi với tụi nó, bởi thế đi học em chỉ chơi một mình rất ít bạn hồi ấy. Lúc lớn em nhận ra rằng mình không được hoàn hảo như những người xung quanh và em cũng đã chấp nhận sự thật ấy ở kiếp sống này...”


Tôi viết vài dòng cho em: “...Em đã nói được những gì diễn ra trong đầu, đó là cách tốt nhất để chứng tỏ rằng mình đang tồn tại chứ không phải là một vật vô tri, vô nghĩa. Có lẽ em “không may” như bạn cùng lứa, nhưng không phải vì thế mà em kém chúng. Thầy nhắc lại cho em nhớ rằng trong vài bài tập tưởng tượng , em vẫn nghĩ được nhiều trò hơn một số bạn, em cũng cố vượt qua và nộp đầy đủ những bài cần thiết... như vậy sự nỗ lực của em cao gấp nhiều lần so với các em khác. Thượng Đế đã tạo ra chúng ta, chắc hẳn Ngài có lý khi sắp xếp mỗi người có số phận riêng, mỗi người vào một vị trí để cuộc đời này thêm ý nghĩa, có điều là ta phải cố tìm ra chỗ đứng cho chính mình.


Thế giới này mênh mông, ta sẽ tìm thấy chỗ đứng thật sự của ta một ngày nào đó miễn rằng ta hiểu được cuộc sống của ta có giá trị và có ích như thế nào...


Bên cạnh những kẻ không thích em thì biết đâu vẫn có người cảm thông và chia sẻ với em mọi vấn đề từ công việc đến cuộc đời, có thể họ hiếm hoi nhưng họ hiện hữu và ngày nào đó, ta sẽ tìm thấy họ...”


...Mấy đứa trong lớp nói lại rằng có thấy em khóc.


Lần này tôi mừng trước những giọt nước mắt người khác. Em trút được ít nhiều gánh nặng trong tim.


Gặp lại em, bất chợt, em nói rất khó khăn và rất chậm: “Thầy... nhớ... cho...oo.. em... mượn... d..ĩa... nhạc... AB...BA... nghe...thầy !”

Đoàn Khoa
tháng 03-2009


LỤC BÁT RU HỜI 1 - Doãn Quốc Vinh

x

LỤC BÁT RU HỜI
tặng riêng Mẹ

dăm ba câu hát ngọt ngào
đôi giòng lục bát lao xao ru hời
mà sao đến tận cuối đời ...
con đi chẳng hết những lời mẹ ru ...

Sàigòn 2005










THƠ TẶNG BỐ

...

tóc bạc trắng trắng
vạt nắng xiêu xiêu
chiều rơi … tím tím cánh diều
ngâm câu lục bát dáng Kiều thoảng qua
duỗi chân , chơi với cỏ hoa
nhởn nha cắt lá , cười xoà thế nhân !


Sàigòn 2003
Doãn Quốc Vinh

Mar 24, 2009

NGÔN NGỮ : KẺ MẠNH TỒN TẠI - Anh Quân

Chị Hai thấy rằng những người ra nước ngoài như chị Hai, như Quân, bao giờ cũng trân trọng tiếng mẹ đẻ, và bao giờ cũng sợ quên nó mất tiêu nên cố gắng dùng nó càng nhiều càng tốt ...
Chị Hai


Vâng, chị nói đúng những người sống tha hương như chị em mình luôn trân trọng tiếng mẹ đẻ, nhất là thuộc thế hệ thứ 1 thì càng quí tiếng xứ mình. Có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn theo góc cạnh khôi hài là thế hệ thứ nhất khi đi định cư một quốc gia nào trên thế giới thì phải học tiếng xứ đó chẳng hạn tiếng Anh hay tiếng Pháp hoặc tiếng Đức… học cố tới mấy lúc nói chuyện với người bản xứ thì mình phát âm y như là tiếng mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt nên mình nói tiếng Anh y như tiếng Việt). nh cũng hơn mấy ông đó bao nhiêu.

Rồi nói về tụi nhỏ hơn ở hải ngoại cũng hướng nội, như cô bé Quỳnh Anh gì đó không nói nhiều tiếng Việt nhưng bài hát Bonjour Viet Nam thì cũng mang màu sắc quê hương. Các bạn trẻ chọn về nghành nhiếp ảnh là cũng chọn chủ đề về cội nguồn để qua đây triển lãm.

Ngược lại trong nước thì hướng ngoại nhiều hơn. Nhất là các quốc gia chậm phát triển thì cách nói chuyện càng bị lây tây. Có một lần nói chuyện với Bác Tuân tại London, bác đưa một quan điểm rất là lý thú mà Quân nhớ hoài. Bác nói ngày xưa người ta ủng hộ Tư Lực Văn Đoàn, đả phá phong kiến, các lý toét xã xệ, nhưng đi quá đà luôn là phá luôn tuần phong mỹ tục, phải tây hóa, ăn mặc theo tây và sau này thì lại trở lại cuội nguồn.


Mười năm trước Quân có đi học khóa dạy tiếng mẹ đẻ , phải viết sáu bài tiểu luận, trong đó có một bài Quân viết là “Kẻ mạnh thì tồn tại”. Quân nêu ra vấn đề là nếu quốc gia đó hùng mạnh, văn hóa sẽ phát triển thì ngôn ngữ sẽ được đám trẻ hưởng ứng. Quân đi hỏi hơn chục đứa Việt Nam sang đây hồi 3 hay 4 tuổi, là một tiếng tương đương như tiếng Anh, Pháp , Nhật , Đức… thì các em có bỏ công học không. 80% trả lời sẽ học.

Thật mà nói cái gì cũng có phần quyền lợi trong đó. Hơn 15 năm trước có người giới thiệu Quân dạy tiếng Việt cho một thằng Anh gốc Do Thái. Nó tới nhà Quân học giờ đầu có vẻ chăm chỉ lắm, chịu học A, B, C… rồi đánh vần bờ a ba , mờ a ma sắc má, em xờ em xem… qua giờ thứ hai thì đổi ngược là thằng dạy tiếng Việt nghe thằng Do Thái kể chuyện tiếng Anh.

Chẳng qua nó đang yêu một em gái Hải Phòng., con bé này cũng mê đóng phim nên nó chuyên đi tìm các hãng phim cần thuê người Việt Nam. Mà gia đình con bé này không cho nó yêu cái dân tộc đã từng bán Chúa Jesus, thế là nó thất tình, giờ nó muốn chứng minh là tình yêu không biên giới từ văn hóa, ngôn ngữ và cho đến ngoại hình cao thấp nữa. Nó nhất quyết đi học tiếng Việt, mà không hiểu sao cái quyết tâm của nó làm Quân trở thành người tâm sự của nó. Mỗi tuần nó lại nhà trả tiền tâm sự sau đó bắt Quân viết thư tiếng Việt đến bố mẹ con bé. Cho tới một ngày nó đến nhà Quân khóc hu hu… là con bé cùng gia đình về Việt Nam chơi rồi và sẽ thay đổi địa chỉ. Thế là tình nghĩa thầy trò của Quân và nó cũng dứt luôn.

Cho đến năm 1999, Quân gặp nó bất ngờ ngoài đường thì nó cười hề hề, nói là có vợ Việt Nam rồi, cũng Hải Phòng nhưng cô khác, về Việt Nam lấy và bây giờ nó cũng đổi nghề làm nghề bán vali ngoài chợ trời. Nhưng tiếng Việt của nó cũng chẳng khá hơn xưa, giờ có vợ Việt Nam thì vợ phải lo học tiếng Anh thôi.

Anh Quân

HỘT LỆ ĐỂ RƠI - Nguyễn Hoàng Hà phổ thơ Phan Ni Tấn



http://www.youtube.com/watch?v=3x3GIGxOUFA


A ha lấy vòng kim cô riệt đôi chân lại
Nó bỏ quê nhà vó ngựa đường xa
Nó bỏ quê nhà nhốt hột lệ hoa
Hột lệ nào khóc miết không ra.

Chiếc khăn đành thiếu giọt sương nhòa
Hai tay khép lại khuôn trời cũ
Chân đi quên ngoảnh lại quê nhà
Em đi như hạt rụng thành hoa
Rắc hương trong áo mỏng đường xa
Chỉ có câu thơ thôi ở lại
Thả dấu lặng chìm giữa tiếng ca.

Thôi thì bỏ xứ mà đi có nhớ
Cũng đành mượn bờ môi
Khóc lên một tiếng dài như kiếp mây trôi
Thiên lý chạy vòng
Thiên lý chạy vòng nửa trái đất
Hớp miếng quê nhà cay mắt cay.

NHH

Mar 20, 2009

NGƯỜI VIỆT Ở MỸ SỐNG SAO CHO CÓ TÌNH? - Quốc Hưng



Từ trước đến nay, chuyên mục này là do một người Việt ở Mỹ viết về “những người Việt ở Mỹ”.

Nay để thay đổi không khí, ta hãy thử xem người Việt ở quê nhà hay ở những xứ sở khác nhìn về người Việt ở Mỹ ra sao?


Bài viết dưới đây là của một người sống ở Sài Gòn, đã từng sang Mỹ chơi một vài lần, nhận xét về nếp sống được xem là “thiếu tình cảm” ở Mỹ.
Mời các bạn cùng suy gẫm. Đúng sai không quan trọng, ít ra “mua vui cũng được một vài trống canh…”

Tôi có một bà cô ở Hà Nội, có vào chơi Sài Gòn đôi lần, nhưng không bao giờ chịu vào trong Nam sống hẳn. Lý do: theo cô thì người ngòai Bắc sống "có tình" hơn. Tôi hơi bị "tự ái", vì tôi tin rằng người Nam "sống cũng có tình". Tôi hỏi "sống có tình là sao hở cô?". Cô tôi giải thích: "ngòai Bắc, hàng xóm, họ hàng sống gần gũi với nhau, thăm hỏi nhau thường xuyên hơn. Ma chay, giỗ tết, hay mỗi khi nhà ai có việc, bà con xúm lại, mỗi người một tay".


Mấy năm qua, nhiều bạn bè Việt Kiều của tôi ở Mỹ về chơi lại tâm sự rằng "...sống ở bên Mỹ sướng, nhưng mà buồn, vì sống không có tình...". Tôi lại thắc mắc: "sống không có tình ở Mỹ nghĩa là sao?". Tôi được giải thích rằng ở Mỹ, cuộc sống bận túi bụi. Làm việc cả ngày xong, tối về nhà chỉ có vợ chồng, con cái. Weekend thì phải đi shopping, sửa chữa một vài thứ trong nhà là hết ngày nghỉ. Hàng xóm thường buổi sáng gặp chào "good morning" là hết chuyện. Bạn bè nhiều khi cả năm không gặp nhau một lần. Tôi có hai thằng bạn đều sống ở bắc Cali, cách nhau chừng 30 phút lái xe. Một năm, chúng nó chỉ gặp nhau một lần, mà đó là khi chúng cùng về Việt Nam! Tôi còn một thằng bạn khác nữa sống ở Houston. Ngòai chuyện về thăm gia đình, niềm vui lớn nhất của hắn khi về Việt Nam là việc ra ngồi la cà ngòai các quán cà phê tán dóc với bạn bè. Để ngắm nhìn người ta đi qua đi lại. Hoặc đơn thuần chỉ để chọc ghẹo một cách vô thưởng vô phạt mấy cô phục vụ, để nhận lại những câu trả lời vui vẻ nhưng cũng... vô thưởng vô phạt nốt! Bạn tôi tìm được nhiều niềm vui qua những tiếp xúc tưởng như vô bổ này.


Đúc kết qua hai câu chuyện vừa kể, tôi có một kết luận vui: người miền Bắc thì sống có tình hơn người Miền Nam, còn người miền Nam thì sống có tình hơn... người Việt ở Mỹ. Qui luật ở đây có vẻ như là xã hội kinh tế càng phát triển, con người lại càng sống ít tình cảm hơn. Sự thực có phũ phàng như vậy không?


Tôi bắt đầu đi tìm nguyên nhân của "lối sống có tình" theo định nghĩa của bà cô tôi. Thực ra, đó là lối sống của người Việt nói chung, chứ không riêng gì người miền Bắc. Trong lối sống đó, con người tiếp xúc với nhau nhiều hơn, dành nhiều thì giờ cho nhau hơn. Một vài lý do dễ thấy như phố phường Việt Nam nhỏ, cho nên việc đi lại gặp nhau rất dễ dàng; hoặc người Việt Nam có nhiều thì giờ rảnh , cho nên không tiếc "thì giờ vàng bạc" cho nhau. Cả hai lý do trên đều đúng, nhưng chưa đủ. Chúng không giải thích được động cơ của những quan hệ ấy. Hãy tìm hiểu kỹ hơn một chút các mối quan hệ này: ai gặp ai? Tại sao phải gặp? Tôi liệt kê ra một vài ví dụ thường chỉ hay xảy ra ở Việt Nam:


- Ngày Tết Thầy Cô 20/11, các học trò rủ nhau về thăm thầy cô cũ.

- Ông xếp cũ của mình nằm nhà thương. Trước đây, ổng là người thường nâng đỡ mình trong văn phòng. Nay ổng bệnh họan thì phải thăm nom để tỏ lòng tri ân.
- Ông hàng xóm mỗi lần nhà mình có việc, lúc nào hắn cũng xăng tay áo vào đỡ đần bao nhiêu việc. Nay đến phiên hắn gả con gái, đến lượt mình cũng ra phụ một tay.

Các bạn có thể nhận ra một đặc điểm chung: đây là những mối quan hệ không quan trọng ở Mỹ, không phải là trực hệ như cha mẹ, vợ chồng, con cái. Nó có nguồn gốc từ sự hàm ơn, hay tình cảm với một ai đó trong quá khứ, dẫn đến việc mình phải xem trọng họ trong đời. Tôi nghĩ định nghĩa chính xác nhất cho những mối quan hệ này là quan hệ vì TÌNH NGHĨA & ƠN NGHĨA. Ở các quốc gia Á Đông, trong đó có Việt Nam, NGHĨA là một khái niệm hết sức phổ biến, quan trọng. Đôi khi chữ NGHĨA nặng hơn cả chữ TÌNH trong cách cư xử. Trước đây ta đã chịu ơn dạy dỗ thầy, thì bây giờ ta phải sống sao cho có nghĩa với thầy mình. Trước đây, ta đã từng có tình cảm sâu đậm với một người, thì bây giờ dù tình đã hết, ta cũng phải sử xự sao cho không bạc nghĩa đối với người đó, cho dù không hề có một ràng buộc pháp lý nào. Xem phim kiếm hiệp Tàu, bạn sẽ thấy rất nhiều thí dụ tương tự.

Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc quan hệ ơn nghĩa vẫn còn phổ biến ở xã hội nghèo như Việt Nam? Đó là do trong cuộc sống con người sống phải nương tựa vào nhau nhiều, khi mà con người chưa thể trông cậy vào hệ thống an sinh xã hội đựơc. Ở Việt Nam, khi muốn mua đất, xây nhà, người đầu tiên mà ta hỏi mượn tiền là anh chị em trong nhà, những thằng bạn chí cốt. Đa phần những người thân này đều cho vay không lấy lãi, xem đó là một hình thức giúp đỡ. Như vậy, khi đã an cư, lạc nghiệp rồi, làm sao ta quên họ được? Khi phải đưa người thân vào nằm nhà thương, việc đầu tiên là phải kiếm bác sỹ quen để gởi. Hệ thống y tế công cộng còn kém phát triển, cho nên nếu không có tiền hoặc quen biết thì phải chờ lâu, chăm sóc không tốt... Xong chuyện rồi, ta phải tính đến chuyện đáp trả ông bác sỹ đó. Cứ thế mà người này cảm thấy "mang ơn" người kia. Rồi người chịu ơn khi đền ơn đáp nghĩa có khi lại hơi quá chu đáo, nên người nhận cảm thấy "mắc nợ" trở lại. Quan hệ ơn nghĩa cứ thế mà đi qua đi lại, không biết chừng nào mới dứt được.


Như vậy, sống theo kiểu đó gọi là cách "sống có nghĩa " đúng hơn là "sống có tình". Suy ngược lại, ta cũng sẽ giải thích được tại sao xã hội Mỹ hay bị hiểu là "sống không có tình". Tôi cũng thử đi tìm một từ tương đương với chử "Nghĩa" ở tiếng Anh như: duty, tie, attachment... nhưng thấy không hòan tòan giống. Chữ "nghĩa" của Việt Nam có bao hàm nhiều "tình" ở bên trong hơn. Ở Mỹ, xã hội phát triển, mọi thứ đã có... tư bản lo. Muốn mua nhà? Đã có nhà băng cho mượn. Bệnh tật ư? Cứ vào nhà thương. Dịch vụ hiện đại nhất thế giới, đã có bảo hiểm ý tế trả. Muốn đi học? Nền giáo dục Mỹ cũng thuộc lọai nhất thế giới, sinh viên được quyền mượn "loan" để học. Con người được giải phóng khỏi những mối ràng buộc cá nhân theo kiểu Việt Nam, không còn phải nhờ cậy ai nữa.


Theo tôi, đó là một trong những ưu điểm của một xã hội phát triển. Nó giúp con người tự do hơn. Ở xã hội Việt Nam, cái kiểu quan hệ ơn nghĩa có khi trở thành một gánh nặng cho những gia đình nghèo trong dịp lễ tết. Nhưng xã hội Mỹ, ngược lại, ít "human contact" quá. Từ chỗ được quyền lựa chọn, người ta trở nên làm biếng khi phải tiếp xúc với người khác. Các quan hệ ruột thịt hơn như với cha mẹ, anh em cũng nhạt nhòa đi. Khi cần giải thích, người ta chỉ cần nói: "Mỹ mà!". Thiếu thì giờ luôn luôn là nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất. Nhưng vẫn nhiều người ở Mỹ có thì giờ online trên internet, chat với những người không thấy mặt cả mấy giờ đồng hồ mà. Nguyên nhân kế tiếp là do quá mệt mỏi sau một ngày làm việc. Người Mỹ căng thẳng với job hơn dân xứ khác. Do phải dành nhiều thì giờ đối phó với sức ép từ công việc, dần dần con người mất nhu cầu giao tiếp giữa người với người. Tệ hơn nữa, người ngại phải giao tiếp với người vì sợ phiền toái. Tại sao ở Mỹ người ta dành nhiều thì giờ, tiền bạc để chăm sóc chó mèo? Chắc tại không có thì giờ thăm hỏi nhau, nên cần chó mèo như những người bạn trung thành. Và chắc cũng tại chó mèo không biết biết cãi, không biết "sue"!


Nói đến chữ "sue", tôi đã được nghe nhiều người Việt ở Mỹ nhắc đến này từ lâu rồi. Một người Việt ở Úc còn than phiền là căn bệnh này đã bắt đầu lan truyền qua xứ sở hiền hòa của họ. Một thằng bạn học cũ ở Cali có nói với tôi rằng: ở Mỹ, thấy cô em bạn học cùng trường đi bộ về, chớ có ca bài "em tan trường về, anh theo Ngọ về" rồi đi theo, coi chừng bị sue vì tội quấy rối đó! Tôi rất thú vị với câu nói đùa này. Nhưng rồi những mẫu chuyện về văn hóa "sue" ngày một nhiều và phiền tóai hơn. Đi vào một cao ốc bị té ở sảnh, ta phải tìm cách "sue" thằng chủ. Đi ăn ở tiệm về nhà bị đau bụng là ta phải nghĩ ngay đến chuyện "sue" nhà hàng. Cách đây vài năm, khi tôi sang Mỹ chơi, một người bạn đã cản khi thấy tôi có ý định đỡ một đứa bé chạy bị ngã ngoài siêu thị: đừng có đụng vào, coi chừng bị "sue" đó ! Quả là đáng buồn thật sự! Từ mục tiêu ban đầu hết sức tốt đẹp là bảo vệ con người, "sue" đã đẩy con người ra xa nhau hơn, biến con người thành những mối tai họa cho nhau! Nó làm phai mờ lòng nhân ái trong một xã hội phát triển như Mỹ. Human contact là một trong những đặc điểm đẹp nhất của xã hội con người. Nó là niềm vui, là văn hóa, là nguồn cảm hứng nghệ thuật của nhân lọai. Vậy mà con người trong một xã hội văn minh lại phải bỏ dần đi nhưng thói quen biểu lộ sự quan tâm của mình đối với người khác. Một điều mỉa mai là người Mỹ rất giỏi trong vấn đề giao tiếp thương mại. Presentation skill, communication skill... được giảng dạy hết sức khoa học trong trường học. Nhưng chúng chỉ được áp dụng trong business, để kiếm tiền. Nó không thể áp dụng để đem lại sự cảm thông, để giúp ta có thêm một người bạn thân.


Những người bạn Việt Kiều của tôi có lẽ đã cảm thấy cô đơn, thiếu tình người trên đất Mỹ vì những nguyên nhân kể trên. Như vậy người Việt ở Mỹ có cách nào để kết hợp hài hòa giữa nền văn minh vật chất phương Tây và truyền thống "trọng nghĩa tình" của truyền thống Á Đông? Tôi tin rằng vẫn có cách để sống hài hòa giữa cái tốt đẹp của hai nền văn hóa. Ngày nay, người Âu Mỹ cũng đang đi tìm kiếm lời giải cho sự thiếu tình cảm của xã hội mình từ nền văn hóa phương Đông mà.



Người Việt ở Mỹ nên sống sao cho có tình? Như đã phân tích ở trên, Ở Mỹ con người không cần lệ thuộc vào quá nhiều người khác, nên "human contact" là quyền được lựa chọn của ta. Nếu con người ý thức được rằng sự giao tiếp giữa người với người là một niềm vui, một quyền lợi, thì xã hội Mỹ có khi còn dễ “có tình” hơn xã hội Việt Nam nữa! Vì khi vật chất đầy đủ, người ta dễ chia xẻ hơn.

Điều quan trọng nhất là HÃY BẮT ĐẦU MỞ LÒNG MÌNH RA. Hãy thực tập với một nhóm nhỏ những người mà mình thương yêu nhất trước: cha mẹ, một người anh em ruột hợp với mình, hay một người bạn thân... Chọn và tìm ra những người cũng có nhu cầu giao tiếp, có nhu cầu quan tâm đến người khác như mình. Hãy chủ động tìm đến với nhau. Hãy ra qui ước là mình có nhu cầu gặp nhau. Nhờ vậy, mình sẽ đỡ thấy "ngại" khi gọi cho nhau để hẹn gặp. Không ai sợ làm phiền ai cả.


Hãy xem việc gặp gỡ người thân như một niềm vui hơn là bổn phận. Thí dụ như hãy xếp việc đi thăm cha mẹ mình như là một ưu tiên trong lịch cuối tuần, vì cha mẹ chẳng biết còn thọ bao lâu nữa để mà báo hiếu. Tại sao ta có thể chịu đựng được tính hà khắc của tay xếp mình năm ngày trong tuần, mà không thể chịu được sự lẩm cẩm do tuổi già của cha mẹ mình chỉ vài giờ trong một ngày cuối tuần? Có cách nào để biến sự lẩm cẩm đó thành một niềm vui không? Ví dụ như người Việt mình hay quan niệm vui là cha mẹ già lẫn thì con cái mới làm ăn được.


Khi bạn đã có được một cộng đồng nhỏ thân thiết, bạn sẽ nhận ra mình có được rất nhiều thứ. Có nhiều thứ mình không thể chia xẻ với vợ con được. Có nhiều vấn đề gia đình mà ý kiến của người thân bên ngòai thường sáng suốt hơn người trong cuộc. Đơn giản là với nhiều cái đầu, nhiều trái tim hơn, thì ta giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hơn. Ta cùng chia xẻ được những ưu tư , cùng nhau giải quyết những khó khăn trong đời sống hằng ngày .Ta không chỉ có được tình, mà cuộc sống của ta cũng sẽ dễ dàng hơn những quan hệ thân ái này. Cộng đồng người Việt mình ở hải ngọai nhờ đó có thể sẽ có nhiều đơn vị gia đình hạnh phúc, vững chãi hơn.


Thực tập “sống cho có tình” theo kiểu Việt Nam trên đất Mỹ chắc cũng không khó lắm…


Q.H


Mar 19, 2009

VÔ ẢNH - son

"Trích" tranh: Doãn Quốc Vinh

Sau mười giây quan sát nhau, hai học viên sẽ quay mặt lại rồi lần lượt tả người bạn mình trước mặt mọi người trong lớp.

Đây là bài tập đồng thời là một trò chơi không chỉ rèn luyện kỹ năng quan sát thật nhanh cho các học viên, mà nó còn giúp tôi làm quen và dễ dàng nhớ đặc điểm từng em trong buổi gặp đầu tiên.

Tưởng chừng đơn giản nhưng hóa ra lại khá khó khăn. Đa số các em lúng túng khi phải “vẽ” lại bằng lời một cách chính xác hình dáng bạn mình, mặc dù tất cả đã làm việc cùng nhau trong vài học kỳ trước đó !
...
Lắm lúc xung quanh ta có rất nhiều người, vậy mà ta không hề thấy một ai...

Giữa đám kẹt xe dầy đặc hay ở một rạp hát đông người, thậm chí trong trận bóng đá vô cùng sôi nổi chẳng hạn, những khuôn mặt dù sát cạnh ta, họ vui, buồn, cuồng nộ, hả hê hay thất vọng... tất cả chẳng hề tồn tại mặc dù đôi mắt ta lúc nào cũng mở to thao láo.


Ta không muốn thấy !

...
Những nhân chứng có thể thuật lại rành mạch số xe cùng mặt mũi của gã chạy ẩu, vừa gây tai nạn nhưng bỏ mặc nạn nhân hoặc hình dáng của tên côn đồ mới tức thì giật sợi dây chuyền của chị đi đường...

Có người lặng lẽ quan sát ai đó đằng sau lưng dù họ không hề quay lại...


Giác quan của ta mạnh mẽ biết bao những khi ta muốn !


...Và cũng có đôi khi, hình ảnh thoát qua, một nụ cười nào đó, chỉ trong giây lát... mà mãi tận về sau, vẫn cứ đọng lại trong tim...


Son


Mar 18, 2009

MISSING HOME - Bồ Kỳ Nam & Bố Vinh


CHIỀU CHIỀU RA ĐỨNG ... FREEWAY ...
RUỘT GAN TÁN LOẠN, TÀY QUẦY NHỚ QUÊ
!


Hình: nhiếp ảnh gia Bồ Kỳ Gân
Thơ quậy: bố Vinh

Mar 16, 2009

Congratulation Út - DOÃN QUỐC THÁI


Chúc mừng cô Út đã cuối cùng rủ áo ra đi. Ở xứ Mỹ có nhiều điều hay ho và đáng sống lắm.... từ từ cô Út sẽ khám phá ra thôi.

Bây giờ thì cứ tận hưởng vui chơi và làm hết những gì cần làm ... sau đó sẽ vào guồng máy của Mẽo, sướng hay khổ là do mình biết cách sống thôi !!!. Anh mày không hay hơn ai nhưng có một thái độ sống nếu mày nhìn kỹ sẽ không thấy giống ai đâu ! Rất an nhiên tự tại và biết lựa thế để thế thời thời phải thế.

Nhờ Hưng đăng báo ngay:

Út (tự Ột Dzịch) mới từ Việt Nam sang định cư tại Hoa kỳ, là một loài hoa tuy nở muộn nhưng rất khan hiếm và khó tìm được tại Hải Ngoại.

Sở thích:
  • Ưa màu tím hoa sim hơn màu vàng bìm bịp...bánh khoái xứ Huệ (tham ăn!!!)
  • Hay ngồi nhìn trời mưa rơi ở phố Bolsa để nhớ hương vị lãng mạn của bánh khoái xứ Huệ (sến quá!)
  • Thường thả bộ vu vơ và đuổi hoa bắt bướm trên đường phố vào những buổi chiều hoàng hôn nắng nhạt (hơi khùng)
  • Thích ăn Dâu hơn làm dâu (cái này được)
  • Thích hát nhiều hơn rửa chén (khôn bỏ xừ #^&*)
  • Hay khóc khi xem phim Hàn Quốc (cải lương Hồ Quảng)
Hôm nay xin đăng vài dòng để có chàng nào cùng sở thích và sức chịu đựng bền bỉ thì gọi điện thoại ngay để được sắp xếp từ từ phỏng vấn. Khi đi nhớ đi nhớ đem theo những giấy tờ quan trọng như sau:
  • Giấy công hàm độc thân
  • Hai cùi check của sở làm
  • Giấy tờ chứng nhận balance của saving account là 41K
  • Morgage (đã paid off) certificate.
  • Xe cộ (không cần thiết) vì chưa có bằng lái (cái này sẽ tính sau ...)
Bảo đảm mày đăng cái mục quảng cáo này trên Việt báo là sẽ nhận cả ngàn cú điện thoại vào ngày mai đó Hotdzit (nhớ lấy hình sến gắn vô).

GOOD LUCK Út !

Út sến
Ảnh - Tía Dũng

HẠNH PHÚC - Lân Hoa




"Hạnh phúc không phải ở đích đến...









...mà ở trên từng chặng đường đi."




Mar 9, 2009

Cô Út Lìa Quê - thơ PHAN NI TẤN; ảnh BỒ HÙNG DŨNG, BỒ KỲ NAM


cho DH

A ha! Lấy vòng kim cô riệt đôi chân xinh xắn lại
Không cho nó chạy khỏi quê nhà
Không cho nó chạy khỏi quê nhà ...
Chao ôi! Nửa chừng câu thiên lý
Lại mọc ra vó ngựa đường xa
Nhịp nhàng nhịp vấp dây bịn rịn
Làm sao hốt lại giọt lệ nhòa

Thôi thì bỏ xứ mà đi trớt
Có nhớ cũng đành mượn bờ môi
Khóc lên một tiếng
Ơi, một tiếng
Một tiếng dài như kiếp mây trôi
Thiên lý chạy vòng nửa trái đất
Đói lòng ăn chút bụi quê nhà
Hớp miếng gió quê cay tròng mắt
Hột lệ nào khóc miết không ra


...
Hột lệ nào khóc miết không ra
Chiếc khăn đành thiếu giọt sương nhòa
Hai tay khép lại khuôn trời cũ
Chân đi quên ngoảnh lại quê nhà
Em đi như hạt rụng thành hoa
Rắc hương trong áo mỏng đường xa
Chỉ có câu thơ là ở lại
Thả dấu lặng chìm giữa tiếng ca

Phan Ni Tấn 07/03/09




Photos - Bồ Kỳ Nam & Bồ Hùng Dũng

Mar 8, 2009

NHÀ XẤU - Đoàn Khoa
















Anh T. – một kiến trúc sư nổi tiếng buột miệng hỏi tôi:

- Nhà em chắc là đẹp ?
- Dạ không…
Rồi sau một đoạn ngưng lặng ngắn, vì thấy hơi kỳ kỳ… và cho đỡ trơ, tôi ngập ngừng phân trần:
-…Nhưng được cái tiện nghi. Chung quanh chỗ nằm của em ngổn ngang mọi thứ… nhưng em có thể tóm lấy bất cứ cái gì mà không cần phải nhổm dậy…”
Anh T. cười và có vẻ không tin lắm lời nói của tôi !
Giống như bị điểm huyệt, tôi luôn mất tự tin mỗi khi ai hỏi về ngôi nhà mình - nơi tôi đang sống, bằng cớ là ít khi tôi hẹn ai đó về nhà, nhất là những người mới quen; mà ngay với những người đã quen, tôi cũng không hào hứng lắm khi phải phơi bày ra chốn riêng tư.
Tôi hay ghen với những ngôi nhà được in trên Nhà Đẹp hoặc các tạp chí tương tự, những ngôi nhà này thực đáng để chủ nhân của chúng trở nên tự tin đến mức kiêu hãnh với những phòng tiếp khách, nhà tắm hơi, bar rượu, salon chiếu phim, góc thư giãn, vườn tịnh tâm… tất cả gần như đạt đến độ hoàn mỹ !
- Chừng nào mình mới được một chút xíu gần như thế ?... – Tôi thở dài thườn thượt !
Nhìn lại căn phòng của mình, tôi hơi tủi thân vì nó nhỏ hẹp, bừa bãi, đầy bụi… và chẳng giống ai, ngay cả sự tươm tất, gọn gàng – nếu có – thì chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Vào những ngày hè, nó nóng kinh hồn (không lắp máy lạnh vì tiếc tiền sửa phòng và tiền điện !), còn những ngày mưa thì lại quá đổi ủ dột…, vậy mà chính cái chiếu tre tầm thường, cũ kỹ ở đây lại cho tôi giấc ngủ bình yên, những giấc mơ đẹp nhất mà tôi đã không tìm thấy được ở bất cứ nơi nào trên đời này.

Trong những dịp đi xa, tôi hay được bạn bè quý đãi. Thỉnh thoảng họ dành cho tôi nơi ở tiện nghi và sang trọng, vậy mà tôi vẫn không sao quên được cái cảm giác co ro, cuộn quấn chặt thân trong tấm thổ cẩm làm mền, tai nghe tiếng mưa đêm rả rích…

Tôi chợt mắc cười khi nhớ lần đi xuống điền trang của chị D. gần thành phố Lille – miền bắc nước Pháp.
Chị D. ít về đây bởi chị phải dành nhiều thời gian lo cho tòa lâu đài lớn hơn ở vùng Normandie.
Đồ đạc trong ngôi biệt thự sang trọng này đa số thuộc đời nhà Minh (Trung Quốc) vì theo chị, nó không rườm rà như các thời đại trước và sau nó, mà lại hết sức tinh tế và hài hòa.

Tôi lác mắt vì các món đồ cổ mấy trăm năm tuổi, những vật trang trí độc đáo được mang về từ các chuyến du lịch vòng quanh thế giới của chị. Tôi trầm trồ khi được đi trên các hành lang nhỏ bằng cẩm thạch nối phòng này sang phòng khác với cả một hệ thống sưởi riêng cho chúng. Tôi miên man khi nhìn ra đồi cỏ hoa bát ngát sau nhà…

Vậy mà suốt hai đêm ở lại đây, tôi khó lòng chợp mắt vì căn phòng này dù đẹp đẽ, sang trọng nhưng vì ít người lui tới nên vẫn thiếu cái gì đó nồng ấm của sự sống.

Không đồ sộ như nhà chị D., nhưng nhà của P. cũng thuộc loại xa hoa trên đất Pháp.

Có thể ví nơi này như trích đoạn nhỏ của một viện bảo tàng với vô số món đồ cổ và đặc biệt là hằng trăm chiếc đồng hồ thuộc nhiều niên đại.

Tôi cứng người, sợ tay chân táy máy làm hư vỡ những vật đắt tiền này thì đổ nợ…, tôi càng không dám xài những vật dụng trong nhà tắm vì chúng được mạ vàng sáng chói…

P. ưu ái dành cho tôi một căn phòng đẹp với chiếc giường xưa, cao một cách lạ lùng. Nó cứng và hơi lạnh…

Ban đêm, những bóng tượng lờ mờ cùng bao tiếng tích-tắc dù rất nhỏ của trăm chiếc đồng hồ phòng bên làm tôi sợ ma gần chết, mong mau tới sáng để về lại nhà bà chị ở ngoại vi Paris…


Nhà chị tôi trong khu bình dân, không có hành lang cẩm thạch, toilet không dát vàng, không có những chiếc ghế thời vua Louis XIV, không treo tranh ảnh quý giá… thế nhưng ở đây, tôi thấy thoải mái. Chỗ ngủ của tôi là một cái giường hẹp đặt sát góc tường, muốn nằm, phải xếp hết mớ quần áo khổng lồ mà sau khi sấy khô chúng xong, chị tôi tống hết lên đó. Có lẽ điều này làm tôi nhớ đến căn phòng bừa bộn của mình ở quê nhà ?


Cũng tại Pháp, tôi thường hay tới lui nhà chị H.

Căn hộ của chị hơi lộn xộn nhưng tôi thích vì mỗi lần tới, nó lộn xộn một cách khác nhau… Có không khí hội họa và đầy bí ẩn trong từng góc nhỏ!
Chị kể lại rằng có lần vợ chồng giận nhau, anh bỏ đi xa và nhắn về một câu làm lòng chị xao động:
“Nhà này lớn lắm cho một người !”
Thế là chị vội vàng mở hé tất cả các cửa phòng, giống như có người vừa mới vào nhưng quên chưa kịp đóng cửa, đồ đạc gọn gàng trước kia được xổ tung lên, các bức vẽ dỡ dang và các dụng cụ được bày ra một cách hờ hững… như có ai vừa mới làm gì và anh vẫn đang đâu đó !

…Tôi chợt nhớ về gian phòng của đạo diễn L. thời nghèo túng.
Vợ chồng anh sống trên căn gác bằng ván chật ních, hễ đứng thẳng là đầu đụng trần nhà, nhưng ai được tới nhà đều phải công nhận rằng đây thực sự là một căn phòng ấn tượng mặc dù trong đó chỉ toàn là những kệ sách và những thứ giản đơn. Tôi không nằm ngoài danh sách số người ái mộ căn phòng này, mỗi khi có dịp họp bàn chương trình hoặc ăn nhậu bù khú, đôi mắt tôi không cưỡng được sự cám dỗ, nó luôn lục lọi và tìm kiếm những bí mật được ẩn dấu trong từng diện tích nhỏ… Và từ đây, bao nhiêu chương trình ngoạn mục đã ra đời !

…Trở lại căn phòng của chính mình, tuy nó tầm thường, nhưng lại là chỗ ẩn trú yên bình mà tôi có thể cất dấu nỗi niềm sâu kính. Nó cũng là một khu vườn màu xanh mênh mông trong tâm hồn tôi, nó có ánh sáng và cả bóng tối.

Thỉnh thoảng tôi có dành ít nhiều thời gian để tẩy dọn khu vườn xanh này, mong nó tinh tươm và lãng mạn hơn (thường là những dịp cuối năm) nhưng tiếc thay, chỉ vài ngày sau, đâu lại hoàn đó !

Mặc dù nơi tiếp bạn, góc thư giãn, phòng đọc sách, chỗ coi phim, vườn tịnh tâm… đều cùng trên chiếc chiếu tre cũ, nhưng điều này xem ra cũng tiện. Mấy cái rì-mốt, mớ dĩa nhạc, chồng DVD, đống sách báo, cặp mắt kiếng lão và nhất là các công-tắc điện… bao giờ cũng thuận tầm tay vói, để tôi khỏi mất công ngồi dậy !


Mua hai cái bình pha lê hình khối chữ nhật khá đẹp nhưng lại ít có dịp cắm hoa, tôi bỏ vào đó cặp cá phướn - một con đỏ rực, một con tím xanh - đặt chúng cạnh nhau giữa chồng C.D và mớ sách dầy. Thỉnh thoảng chúng xì-tin với nhau, xòe hết cả vi lẫn vẩy, trông thật ngoạn mục… Chúng thêm điểm sắc cho ngày, đốm sáng cho đêm… trong khu vườn kín của tôi…



Đoàn Khoa
Tháng 8 - 2007

Photos: Tía Dũng