Jan 30, 2010

NGÔ HÒANG KIM VÀ VAI TRÒ CẦU NỐI GIỮA TẬP ĐÒAN PRUDENTIAL VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI QUẬN CAM


Ở Việt Nam, Prudential là một tên tuổi hết sức quen thuộc với người dân trong nước. Prudential là tập đòan đi tiên phong trong việc khai phá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam vào thập niên 90. Khẩu hiệu “Luôn Luôn Lắng Nghe, Luôn Luôn Thấu Hiểu” của Prudential đã trở thành một câu nói được truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp người dân Việt trong suốt 20 năm qua. Và dĩ nhiên, Prudnetial là công ty luôn luôn dẫn đầu về thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Ở xứ Cali - Hoa Kỳ, dù Prudential vẫn là một trong ba tập đòan bảo hiểm tài chính lớn nhất trên thế giới, sự hiện diện của Prudential trong cộng đồng người Việt tại Quận Cam trong vài năm qua cũng chưa nổi bật như ở quê nhà. Sau đợt khủng hỏang tài chính vừa qua tại Mỹ và trên tòan thế giới, được biết Prudential vẫn đứng vững và đang có kế họach phát triển mạnh hơn sự phục vụ của mình đến với cộng đồng người Việt Quận Cam. Tôi đã gặp Ngô Hòang Kim, cô gái Việt trẻ đang làm cầu nối giữa Prudential và cộng đồng chúng ta, để hỏi thăm về những dự tính cô đang thực hiện trong vai trò đầy thử thách này…

Ngô Hòang Kim sang Mỹ chỉ mới sang Mỹ vào năm 2003. Cô tốt nghiệp Cử Nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Cal State University Fullerton, và vẫn đang tiếp tục hòan tất chương trình Cao Học ngành Tài Chính tại trường này. Một điểm thú vị là ở Việt Nam, Hòang Kim lại là một vận động viên bóng bàn chuyên nghiệp. Cô từng tham gia đội tuyển bóng bàn thành phố Sài Gòn và tập huấn cùng đội tuyển quốc gia vào cuối thập niên 90. Khi được hỏi sự thành công trong thể thao có liên hệ gì đến sự thành công trong thương trường hay không, Hòang Kim cho rằng có. Dám đương đầu với thử thách, tinh thần đồng đội và tinh thần fair play có trong cả kinh doanh lẫn thể thao.

Hòang Kim mới gia nhập Prudential chưa đầy một năm. Vì sao cô lại chọn Prudential là công ty để bắt đầu sự nghiệp của mình? Cô cho biết một phần bởi vì đã biết đến tiếng tăm của tập đòan này từ hồi còn ở Việt Nam. Một điều quan trọng nữa là vì Prudential là một trong những tập đòan tài chính vẫn đứng vững vàng trong cơn bão tài chính hai năm qua tại Mỹ. Trong khi rất nhiều công ty phải co cụm lại, việc Prudential quyết định mở rộng họat động của mình trong thời gian này là một minh chứng cho sự vững mạnh của công ty. Điều này giúp Hòang Kim tự tin hơn khi bắt đầu công việc của mình.

Cũng theo Hòang Kim,thực ra sự vững mạnh của Prudential đã thể hiện qua bề dầy hơn 130 năm tồn tại và phát triển của công ty. Logo “The Rock” của Prudential là một trong những biểu tượng thương mại được biết đến nhiều nhất trên tòan thế giới. “The Rock” biểu hiện cho sự chắc chắn, vững vàng, và ổn định của tập đòan này. Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Prudential vẫn được xem là theo trường phái bảo thủ, kết hợp cân bằng giữa kinh doanh và phòng ngừa rủi ro, đầu tư của khách hàng được trải rộng ra trong nhiều lĩnh vực tài sản khác nhau. Sự hiện diện trên tòan cầu cũng là một thế mạnh khác của Prudential, giúp công ty không quá phụ thuộc vào một thị trường địa phương nào. Điều này đặc biệt quan trọng khi phải đương đầu với những đợt khủng hỏang kinh tế như đã diễn ra ở Mỹ vừa qua.

Những sản phẩm và dịch vụ tài chính của Prudential có gì phù hợp hơn với cộng đồng người Việt so với những công ty khác? Theo Hòang Kim, những sản phẩm và dịch vụ tài chính thì ở đâu cũng bao gồm những lĩnh vực cơ bản như: bảo hiểm cho gia đình, cho tài sản, cho doanh nghiệp; quĩ tiết kiệm và đầu tư cho cá nhân, cho việc học hành của con cái, quĩ hưu trí… Sự khác biệt lớn nhất, quan trọng nhất chỉ là uy tín của công ty và yếu tố con người. Đến với Prudential, khách hàng có thể yên tâm giao trọn gói tòan bộ những ưu tư kể trên về đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm cho một địa chỉ duy nhất. Hãy ngồi xuống cùng với một nhà tư vấn bảo hiểm đầu tư của Prudential để biết rằng bạn đã chọn đúng lĩnh vực đầu tư, đã chọn đúng số tiền đầu tư thích hợp cho cá nhân mình, cho gia đình mình hay cho doanh nghiệp của mình chưa? Cũng là quĩ đầu tư, quĩ hưu trí, nhưng đầu tư bao nhiêu thì thích hợp nhất với thu nhập của mình và có lợi nhất về mặt hòan thuế? Các nhân viên của Prudential luôn có những thông tin cập nhật nhất về những qui định của IRS, cho nên sẽ có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Điều này đặc biệt với các cá nhân hành nghề tự do, hay tự mở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải tự khai thuế và tự quyết định cho quĩ tiết kiệm đầu tư của mình. Phương châm của Prudential là hãy để những nhà doanh nghiệp tập trung công sức trong việc kinh doanh của mình, và để những ưu tư về tiết kiệm- đầu tư cho những nhà chuyên môn có uy tín như Prudential lo liệu. Một hình thức win-win business. Để có thể giúp đỡ một cách có hiệu quả cho doanh nghiệp, Prudential sẽ kết hợp chặt chẽ với các công ty CPA, văn phòng luật sư trong khu vực Quận Cam để cung cấp thông tin và dịch vụ đến với khách hàng của mình. Prudential có những dịch vụ bảo hiểm thích hợp cho những doanh nghiệp với tư cách pháp nhân khác nhau như Sole Proprietorships, Partnerships hay Corporation…

Một số các dịch vụ tài chính của Prudential khá thích hợp với cộng đồng Việt Nam là những kế họach đầu tư và tiết kiệm cho doanh nghiệp đang họat động kinh doanh và cá nhân đi làm công sở hoặc nghề tự do. Việc tiết kiệm dành cho tuổi già và con cháu luôn là mục tiêu nhắm đến của nhiều người. Người Việt chúng ta cần cù, chăm chỉ làm việc để mong dành dụm cho thế hệ sau. Tuy nhiên, việc sinh sống và làm việc trên đất Mỹ khác nhiều so với ở Việt Nam. Vì lý do người Việt ở trên đất Mỹ mới hơn 30 năm, rất nhiều người Việt chưa thông hiểu hệ thống thuế má, tài chính tại Mỹ nên gặp khó khăn trong việc tìm một nơi tin cậy để quản lý quĩ tiết kiệm của mình. Hãy để cho các chuyên viên của Prudential tư vấn cho mình. Hòang Kim hiện có nhiều kế họach sắp tới sẽ đem đến những chương trình thích hợp cho cộng đồng người Việt trong lĩnh vực tiết kiệm và đầu tư.

Hòang Kim cho biết để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng Người Việt Quận Cam, Prudential đang chuẩn bị thực hiện những kế họach dài hạn để phát triển thị trường. Prudential sẽ thường xuyên có những buổi gặp gỡ, nói chuyện với cộng đồng để phổ biến các thông tin hữu ích về mặt tài chính, thuế, đầu tư. Sẽ kết hợp họat động của Prudential với các văn phòng CPA, văn phòng luật sư chuyên phục vụ cộng đồng người Việt. Sẽ mở rộng mạng lưới các chuyên viên tư vấn gốc Việt. Prudential cũng sẽ tham gia tài trợ nhiều hơn cho các sinh họat cộng đồng của người Việt Quận Cam. Vì tôn chỉ của Prudential là luôn gắn liền lợi ích của mình với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Bản thân Hoàng Kim hiện nay cũng hết sức bận rộn với những công việc tạo nền móng ban đầu để đem các dịch vụ của Prudential đến với cộng đồng của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả. Dù ở đâu trên thế giới, làm việc với bất kỳ cộng đồng nào, ổn định, bền vững, tầm nhìn xa trong kinh doanh là những cam kết mà Prudential luôn luôn có thể bảo đảm với khách hàng của mình.

Ở Việt Nam, Prudential là lựa chọn đầu tiên của người dân Việt trong lĩnh vực baỏ hiểm nhân thọ. Còn đối với cộng đồng Người Việt tại Quận Cam, hiện nay Prudential chỉ mới khởi đầu. Mọi chuyện còn đang ở trước mắt đối với Hoàng Kim. Chúc cho cô gái trẻ này thành công trong vai trò cầu nối giữa Prudential và cộng đồng. Chúc cho cô sẽ nhanh chóng có những thành tích như đã từng làm trong vai trò tuyển thủ quốc gia bóng bàn Việt Nam. Vì đối với Hòang Kim, dám đương đầu với thử thách là cái phải làm trong cả hai lĩnh vực thể thao và kinh doanh…

An Nhiên

Jan 28, 2010

Lee Lee - Morning Ritual along the Ganga, India

Lee Lee - Morning Ritual along the Ganga, India

These were created from photos I took of early morning rituals along the Ganga river in Varanasi, India - Hindus consider it a most sacred place and interact with the water in full and profound ways. This ghat was a very well used one - you can see several layers of boats tied up and many people studded on the terraces which hold shrines to their countless deities. It is thought that if one dies there, they are reborn one step higher on the caste system...so many people try to make it there in the final days of their lives. On this particular morning, we were thrilled to see several fresh water dolphins surfacing in dawn's quiet light.

Lee Lee Leonard

www.lee-lee.com

ĐẸP - Đoàn Khoa



Tội nghiệp mấy cô điều dưỡng thấp bé cứ loay hoay không biết nên quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại, đôi chân lóng ngóng, lưỡng lự nên dợm lên hay bước xuống, còn đôi tay không biết để vào đâu, nửa muốn chống nạnh nửa thấy kỳ kỳ. Các cô ngại ngùng cố bắt chước cách đi của mấy người mẫu phổng phao trên sàn cat-walk*.

Tôi dừng buổi tập cuộc thi “Người điều dưỡng thanh lịch” trong một bệnh viện lại và đề nghị ban tổ chức nên thay đổi cách thi bởi đây không giống với bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào trước đó.
Có nên dàn bối cảnh gần giống như phòng tiếp bệnh với vài người đóng vai bệnh nhân, người nhà, đồng nghiệp… đi qua đi lại, để mấy cô này xoay sở, xem ai có thể ứng xử với thái độ tốt nhất ?

Thế là cuộc thi được chuyển nhanh thành cách giao tiếp với bệnh nhân thông qua nghề nghiệp cụ thể từng người.

Như trút bỏ gánh nặng ngàn cân, mấy cô điều dưỡng thoát khỏi dáng đi chống nạnh ngượng ngùng, cách vẫy tay chào nửa vời, thoát đôi giầy cao gót quá cỡ để trở lại với đôi giầy vải mềm gọn, có thể thoăn thoắt đi lại trên mọi ngóc ngách, hành lang bệnh viện.
Hình như các cô vui và thoải mái hơn !

Có lẽ Thượng Đế đã bù lại cho những người thiếu vẻ đẹp bẩm sinh bằng những thứ khác như sự thông minh, vốn hiểu biết, cách suy nghĩ, sự tinh tế, tính dịu dàng… và nhờ những thứ này, họ có thể toả sáng…

Tôi cố nhấn mạnh điều này để các thí sinh lưu ý… nhưng hình như họ nghĩ tôi “phỉnh” họ.
Trong khi chờ xếp cảnh trí và bày biện lại sân khấu, tôi kể cho mọi người nghe câu chuyện về Ésov.

Ai cũng biết chuyện “Con cáo và chùm nho”, nhưng ít người biết chính Esov (Ê-dốp) là tác giả không chỉ câu chuyện này mà còn vô vàn những truyện ngụ ngôn thâm thúy và sâu sắc khác.
Tương truyền ông là một nô lệ xấu xí vậy mà người đàn bà đẹp nhất thành Athen của đất nước Hy Lạp thời ấy là Cléa lại yêu ông say đắm.
Ông nói:
“Người ta quen dần với sự xấu xí của một người cũng như quen dần với vẻ đẹp ai đó. Nếu gặp hoài một kẻ xấu xí, ngày nào đó trong mắt ta, anh ấy không còn xấu nữa… và với người đẹp cũng vậy…”
Như thế nghĩa là còn tồn tại một thứ khác đặc biệt hơn…

… Sau chuyến du lịch qua nước Ý vài ngày, anh bạn người Pháp có vẻ giận khi tôi nhận xét rằng người Ý đẹp hơn người Pháp. Anh mỉa mai:
- Thằng gù Quasimodo trong truyện Nhà thờ Đức Bà Paris là người Ý đó !
Tôi đáp ngay không kịp đắn đo:
- Anh gù đó rất đẹp bởi anh đang yêu !

… Mà thật, có ai tuyệt như anh ta, cho mà chẳng hề mong chờ đáp lại. Tình yêu của anh đơn phương, vô vọng nhưng chân thành và bao la, anh quên hẳn bản thân mình khi bảo bọc, chở che người mình yêu, trong khi gã sĩ quan có vẻ ngoài đẹp trai “rạng rỡ như ánh bình minh” thì tâm địa lại tầm thường, hèn mọn, chỉ thèm muốn chiếm đoạt xác thân cô gái mà thôi.
So ra ai đẹp hơn ai ?
Chính tình yêu bất hạnh và sâu thẳm kia làm anh gù tỏa sáng !

Trong một chương trình văn nghệ gần đây, tôi tái hiện khung cảnh chợ quê miền Bắc ngày xưa, ở nơi đó, tôi mượn tạm nhân vật Thị Nở xấu xí, thô kệch của nhà văn Nam Cao làm “chất xúc tác” nhằm kết nối các tiết mục lại với nhau.

Trong chợ, có nhóm Hát Xẩm gồm chị gõ phách và anh hát mù, họ nỉ non tán dương nhan sắc các cô gái xuân thì, Thị Nở nhà ta phấn kích vỗ tay tán thưởng.
Cô đánh sênh** đệm nhịp cho người hát ngạc nhiên hỏi:
- Thị Nở mà cũng thấy hay à ?
- Hay thì bảo là hay chứ sao… nghe nhà ấy hát mà em cứ nao nao trong người!
Cô đánh nhịp khẩy anh mù già:
- Này nhà ấy “thấy” cái Nở đẹp hay xấu ?
- Cô Nở đẹp! – Anh mù nói
Thị Nở cười như nắc nẻ:
- Ai khen tôi đẹp thì cũng đều mù cả… ha ha !!!
Anh mù chậm rải và nhấn từng tiếng:
- Tin tôi đi!... Cô Nở, cô đẹp lắm !

Không biết anh Hát Xẩm mù nói thật hay đùa, nhưng biết đâu, trong thế giới âm thanh riêng biệt của mình, anh “thấy” Thị Nở đẹp. Tiếng đàn bóng gió làm cô xúc động, lời ca đẩy đưa gợi nỗi xuân tình, giai điệu lả lơi khiến cô rạo rực… nghĩa là cô đang yêu và như mọi người phụ nữ trên thế gian, khi họ yêu họ tuyệt đẹp!

… Trở lại cuộc thi thanh lịch của các điều dưỡng viên, không biết nhờ mấy chuyện tào lao tôi kể giúp các cô thoải mái hay chính họ khám phá ra rằng sự duyên dáng, vẻ ân cần, nét thanh lịch của họ bây giờ không hề dành riêng cho chính mình mà dành cho người khác : những bệnh nhân cần được an ủi !

Chỉ với ánh mắt cảm thông, cái vuốt tay ấm áp, một lời nói dịu dàng…, các cô đã tặng cho người bệnh món quà giá trị hơn thang thuốc quý, đó là sự hy vọng và niềm tin vào cuộc sống !
- Ta sẽ toả sáng nếu ta biết yêu thương… – Các cô khúc khít cười khi nghe tôi nói câu này.
Tôi vui vì đuợc mời tham gia “chấm” các người đẹp đặc biệt, nhưng vui hơn khi nghĩ rằng từng người ở đây hiểu được ý nghĩa cái mà họ đang có.

Bây giờ thấp-cao-gầy-mập… không còn là áp lực nữa, các cô điều dưỡng ríu rít chuẩn bị những phần thi riêng mình. Còn phải tập trung trả lời một số câu hỏi về nghiệp vụ, về khả năng,về sự nhanh nhậy… nhưng hình như các cô không lo lắng lắm.
…Trông số họ có vài người tỏa ánh từ quang…

Đoàn Khoa
Tháng 01-2010


Cat-walk*: chỉ sàn diễn thời trang
Sênh Phách**: dụng cụ đánh nhịp bằng hai thanh tre hoặc gỗ - Sênh Tiền thì có gắn thêm mấy đồng tiền kim loại để tạo thêm âm thanh xúc xắc.

Jan 23, 2010

Lớn lên với âm nhạc: Phần 4 - ANH QUÂN

photos: http://images.google.com/images?hl=en&client=firefox-a&rls=org.mozilla:en-US:official&um=1&q=lady+diana&sa=N&start=90&ndsp=18


Trước khi tiếp tục bài viết thì có một vài điểm xảy ra vào đầu thập niên 90 mà quên nhắc vào lần trước. Nay người viết xin tóm tắt lại một số sự việc như sau

Cậu bé Conor là con trai của tay đờn guitar Eric Clapton té lầu, từ một nhà chọc trời ở khu Manhattan ,New York cao khoảng 500 ft. Cậu bé mới 4 tuổi, vào ngày hôm đó người làm công đến quét dọn phòng ngủ, quên đóng cửa sổ, thế là cậu bé không biết gì hết chạy thẳng ra ngoài từ lầu 49 rớt xuống dưới đất. Ca sĩ Clapton là một người đầy tài hoa mà gặp phải một thãm kịch đáng thương. Chúng ta đều biết Clapton qua hai bài hát bất hủ là “Layla” và “Wonderful Tonight”.

Ca sĩ Bryan Adams của Canada đoạt kỷ lục với số đĩa bán chạy liên tục trong vòng 16 tuần với bài “Everything I do, I do it for you”. Bài hát này giờ sử dụng rất nhiều trong tiệc cưới và nhạc điệm cho các đĩa DVD đám cưới.

Phải nói Canada là một quốc gia có những sinh hoạt thật là thầm lặng, họ không ồn ào như Hoa Kỳ, không mang tiếng dư luận như Anh quốc, không năng động như Úc châu nhưng họ đã có những ca sĩ đại tài trong quá khứ như Paul Anka. Đối với người Việt mình không xa lạ với bài Diana, cũng là bài nói lên thật sự tâm trạng của ca sĩ Anka là chú nhóc tì yêu đàn chị, mà Anka lúc ấy mới 16 tuổi đã thành công với bài hát Diana và bán tất cả 10 triệu đĩa trên toàn thế giới. Mà cũng nhờ thất tình Anka thành công thêm với bài “Lonely Boy” và có một bài của ông tuy do ông sáng tác nhưng mọi người lại biết nhiều qua sự trình diễn của nam diễn viên khiêm ca sĩ là Frank Sinatra hát là bài “My Way”.

Người phụ nữ Canada đầu tiên bước vào sinh hoạt nhạc Rock của Hoa Kỳ là Joni Mitchell, với bài hát đã được dịch ra tiếng Việt “Both sides now” là “Hai khía cạnh cuộc đời”.
Ca sĩ Gordon Lightfoot với loại nhạc du ca đã nổi tiếng với bài “Sundown”, “The Last time I saw her”... và nữ ca sĩ Anne Murray với loại nhạc đồng quê là bài “Snow Bird”, “Could I have this dance”. Tất cả đó là các ca nhạc sĩ tiên phong của Canada và từ đó nẩy nở thêm các các sĩ là Shania Twain, Céline Dion và vv...


Năm 1993 là năm bầu cử Tổng Thống 42 tại Hoa Kỳ, ông Tổng Thống có khuông mặt “Baby Face” là Bill Clinton được đắc cử. Giờ chưa bàn đến ông Tổng Thống Bill vội, để nói sau và xin tiếp tục câu chuyện là xin nhắc lại năm 1994 đánh dấu chấm dứt thời đại nhà Kennedy là cựu phu nhân Jackie Kennedy qua đời vào ngày 19 tháng 5 năm 1994. Bà là một hình tượng thời trang cho phụ nữ Hoa Kỳ. Các câu chuyện của nhà chồng thứ nhất của bà là Kennedy và bà thì đã làm giới báo chí, truyền thông và truyền hình nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần, mà chuyện nhà bà thì toàn là bi kịch, phải nói là thương tâm cho đến năm 1999 người con trai duy nhất của cố Tổng Thống Kennedy bị mất tích trong một chuyến bay tại Hoa Kỳ.

Bên Hoa Kỳ báo chí tìm đủ cách kiếm tiền bằng cách khai thác chuyện nhà Kennedy, còn bên Anh quốc thì báo chí hết long khai thác chuyện Công Nương Diana và các em chồng của công nương. Khi những người này qua đời thì báo chí mới chịu chấm dứt.

Trước một tháng bà Jackie qua đời thì tại Paris, một nhân tài xuất chúng của nền âm nhạc Việt Nam đã qua đời là “Quái Kiệt” Trần văn Trạch, người Việt Nam của thế hệ miền nam trước 1975 đều biết tới ông Ba Trạch. Tất nhiên không ai không biết bài hát nổi tiếng của ông qua bài “Xổ số kiến thiết”, người viết chưa có dịp tiếp xúc với ông Trạch, chỉ được một lần coi ông trình diễn tại London, nhưng có một lần ngồi nói chuyện với người cháu tài ba của ông là Trần Quang Hải, tuy ông Hài có bằng Tiến Sĩ mà vô cùng bình dị, nói chuyện vô cùng chân thật, ông kể chuyện rất vui nhưng có vài chuyện ông kể nghe y như những mục trong báo là “Bạn Có Biết?”. Hôm ấy ông ghé vào một công đồng Việt Nam trình diễn tuyệt chiêu huýt sáo của ông là vừa bằng mồm và âm thanh tại cổ, thật là hấp dẫn. Sau đó ngồi lại chung quanh vài ba người quen thân của ông và người Viết được nghe ké. Ông kể chuyện cô ca sĩ lai Jennie Mai, bị chồng giết chết để chiếm tài sản bảo hiểm. Cô Jennie Mai đi sửa sắc đẹp, rồi trong lúc nằm dưỡng sức thì ông chồng lén dùng gối ép vào mũi cô và cô tắt thở Amen luôn. Sau này công ty bảo hiểm tìm ra được thủ phạm và ông chồng đi tù. Câu chuyện tới đó thì chấm dứt nhưng thêm chi tiết của ông Hải là Jennie Mai hiện hồn về báo cho ca sĩ Hương Lan và chết oan, làm Hương Lan sợ quá ngủ không được. Ông còn nói tiếp ca sĩ Jennie Mai đẹp như thế mà còn đi sửa sắc đẹp chi cho khổ. Chuyện có như thế nhưng ông Hải kể rất là có duyên và thú vị. Đến cuối năm 1994 là ca sĩ chuyên hát về nhạc Pháp là Billy Shane qua đời vì bệnh tim. Ai cũng nghe một thông tin về Billy là con của vua Bảo Đại nhưng giờ cũng chưa thấy con cháu nhà họ Nguyễn lên tiếng về việc này.


Ngoài ra một người không thể không nhắc đến mà qua đời năm 1991 là nhạc sĩ Phạm đình Chương- Hoài Bắc. Bài hát “Ly Rượu Mừng” của ông trở thành bài hát của mọi thời đại trong nền tân nhạc Việt Nam.

Còn bên làng nhạc tây phương, sự qua đời của nam ca sĩ Kurt Cobain, anh ta là người ca sĩ chính của ban nhạc Nirvana, đây là ban nhạc trình diễn với âm điệu Grunge, anh ta qua đời nghi ngờ là tự tử nhưng ai cũng biết Kurt có nghiện thuốc phiện và đang chán đời.

Phải nói đầu thập niên 90 tại hải ngoại tụ tập khá nhiều các ca sĩ Việt Nam đã nổi tiếng vào thập niên 60, 70 là Ai Vân ca sĩ miền bắc định cư tại Đức vào năm 1990, Thái Châu tại Canada năm 1990, Bích Liên năm 1992 tại Đức , Duy Khánh năm 1991 và Duy Trác năm 1992 tại Hoa Kỳ. Mọi người đều biết tới họ là nhờ xuất hiện của họ trên các cuốn Paris By Night, Thúy Nga.

Còn bên Việt Nam, khoảng 5 năm đầu thập niên 90 chưa có luồng nhạc mới, tuy là sinh hoạt văn nghệ được thoáng hơn thập niên 80. Như đã nói ca sĩ trẻ mới lớn thì có nhưng họ lại hát những loại nhạc tiền chiến vinh danh các vị lão thành trong ngành âm nhạc như Lê Thương, Nguyễn Văn Tý, Tô Vũ, Hoàng Giác... còn không các ca sĩ khác chuyện trị hát nhạc “sến” và “nhạc vàng” trước năm 1975. Có một điều các loại nhạc ca ngợi Bác, Đảng và chiến thắng Mỹ dần dà không còn hát như xưa nhất là tại miền nam ít còn nghe dạo sau này, nếu có thì chỉ hay hát trên TV hoặc tại miền Bắc vẫn còn đông hơn, người Viết biết được là nhờ đi quay phim đám cưới cho những cháu miền Bắc vừa mới sang đây, thì trong đám cưới của các cháu là luôn có giàn Karaoke, luôn xảy ra bài các cháu hay hát là “5 anh em trên một chiếc xe tăng”, tiếp theo “Như có Bác Hồ” và sau cùng là “ở Mạc Tư Khoa nhớ về Hà Tĩnh. Thêm một bài nhi đồng các em hay hát là “bé lên ba bé đi mẫu giáo”. Cho thấy các bài hát này đã in vào tâm trí của các cháu và trở thành một sự tự nhiên nhưng là một việc đáng thương và đáng tiếc cho một xã hội Việt Nam.


Thập niên 90 làm cho con người gần lại nhau hơn, trước tiên là phải nói một thành công vĩ đại nhất của thế kỹ 20 là đường hầm qua eo biển Manche đã thành công, Đây là đường hầm dài nhất trên quả địa cầu này. Tư tưởng xây đường hầm là của người Pháp từ năm 1802. Đến mãi tháng 4 năm 1994 mới hoàn tất khánh thành. Thật ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1990 là hai phía đào đường hầm đã được giáp mặt. Có nghĩa là phía bên Pháp khởi công đào đường hầm, rồi phía bên Anh cũng vậy. Hai bên tính là sẽ giáp mặt nhau ở giữa biển, thì họ tính vô cùng chính xác là hai bên gặp được nhau chứ không bị lệch đi phương khác. Hai kỹ sư là Graham Fagg của Anh và Philippe Cozette của Pháp đã bắt tay nhau khi các miếng đá cuối cùng được phá vỡ. Phía bên Pháp thì đem theo rượu Champage để ăn mừng còn phía bên Anh thì những chai nước suối. Luật đào đường hầm là cấm đem rượu vào uống nhưng Champage lại không tính là rượu. Từ đó việc đi từ London qua Paris chỉ còn trong vòng 3 tiếng và bây giờ thì còn giảm xuống trong vòng 2 tiếng rưởi đồng hồ.

Chuyện mà đáng nói nhất là Internet bắt đầu rộng rãi sử dụng vào năm 1995, thật ra Internet đã được tìm kiếm từ thập niên 70. Đến thấp niên 80, người Pháp và người Anh hợp tác chế ra cái máy gọi là MINITEL, nhằm để tìm thong tin như máy giờ máy bay chạy, máy giờ xe lửa chạy, rồi địa chỉ bạn bè và những thứ khác nhưng đặc biệt nhất là có thể là CHAT với nhau. Nhưng cái máy MINITEL chỉ thong dụng bên Pháp, không hiểu thuê như thế nào và có đắt lắm không? Tuy là người Anh hợp tác mà lại không được sử dụng bên Anh, nhưng họ lại chế một thứ gọi là TELETEXT được đi kèm với TV, vậy người sử dụng khi cần biết tin tức, thể thao, thời tiết... thì bấm vào TEXT xem được hết, thứ không có là không CHAT được với ai. Đến giữa thập niên 90 Internet xem như là đã được hoàn chỉnh, đưa ra cho công chúng sử dụng. Website xuất hiện những thứ thong dụng trong lúc ấy là Yahoo, một trang Web thong tin do anh chàng Đài Loan Jerry Yang và anh chàng Mỹ David Filo thành lập để giúp mọi người tiện lợi sử dụng Internet. Đến năm 1996 là chữ Email bắt đầu thong dụng, người thời thượng lúc đó trong Visit Card là phải có them một địa chỉ Email. Nhờ Internet con người dễ lien lạc với nhau hơn, dễ tìm kiếm thong tin, dễ trao đổi phim ảnh và âm nhạc với nhau hơn và nhiều lảnh vực khác nhau. Đây được cho là một cuộc cách mạng của Computer. Con người sẽ sử dụng các loại máy computer khác nhau khắp nơi ngoài xã hội. Như là năm 1996, người viết về Việt Nam chơi, đến thăm cô bạn Thanh Hương lần đầu tiên sau 17 năm xa cách. Lúc đó có nói là sẽ đi Hà Nội nhưng không ai quen ngoài đó, cô Hương liền cầm cái máy lưu địa chỉ, số phone và vv... gọi là cái Organiser, thấy cô ta bấm các nút xem tiện lợi vô cùng và đưa cái địa chỉ của bà cô ra Hà Nội để liên lạc và còn nói them có hai em họ một trai và một gái không nhớ tên gì, nếu nặn hết trí nhớ thì có một cái tên nào là Hải Triều hay Tiên gì đó, nhưng rất tiếc ra đó cũng không lien lạc được nên cuối cùng chẳng biết cô em gái có đẹp hay không? Khi thấy cô bạn mình xài cái máy văn minh thật, về London cũng đi mua một cái nhưng rồi thấy bất tiện vì đi đâu cũng phải đem theo và cuối cũng chẳng xài. Đến ngày nay thì cái máy đó không ai còn sử dụng nữa vì nguyên nhân sau.


Một món thứ gì bắt đầu được để ý là điện thoại di động tí hon vì đầu thập niên có xuất hiện vài cái máy điện thoại cầm tay nhưng quá nặng nề trên cả ký, quá bất tiện nhưng vẫn còn đắt tiền. Sau đó người ta cho ra đời cái máy nhắn tin Beeper và vài năm sau đó Mobile thống lỉnh thị trường thong tin. Từ đó máy Mobile Phone tiến bộ dần và xem chừng ngày nay cả một sinh hoạt của con người trong cái máy tí hon này.

Năm 1996, một hình tượng thu hút đám trẻ, nhất là cho các cô bé tuổi ô mai là ban nhạc Spice Girls, mà người viết cứ nói đây là ban nhạc mang tên Ngũ Vị Hương. Năm cô là người Anh, đầu tiên thành công với bài Wannabe, rồi đến Say You’ll be there, tiếp theo là những bài như Good bye, 2 become 1. Trong đó có một cô lấy anh chàng đá banh nổi tiếng tên là David Beckham, đó là cô Victoria. Thế mà người Việt Nam tại London làm nail cũng lien quan đến cô ta là một người viết quen, anh ta mở một tiệm Nail ngoài tỉnh lẽ, thì một hôm có một bà phụ nữ tuổi trung niên đến làm Nail, thì cũng như bao nhiêu khách hang thì anh ta phục vụ thôi. Vài tuần sau bà ta trở lại và nói rất là hài long vì thuốc sơn móng giữ rất lâu trên móng. Bà ta yêu cầu anh ta đến nhà con gái bà để làm móng và anh ta đồng ý đi theo thì đến nơi biết đó là Victoria Beckham và người phụ nữ đó là mẹ của Victoria. Tất nhiên anh ta làm phải tận tình và sau cùng xin chụp tấm ảnh kỷ niệm. Cô Victoria không cho nhưng cho anh ta tấm poster về treo tại tiệm với chữ ký cô ta. Từ đó tiệm anh ta đâm ra đắt khách. Sau đó gia đình Beckham có hợp đồng bên Tây Ban Nha thì anh ta ít được làm cho cô ta nhưng mỗi lần về lại Anh thì anh chàng Việt Nam mình được gọi lên làm móng. Rồi từ ngày gia đình Beckham đi Mỹ thì anh ta không còn làm chi nữa. Những người Việt Nam tại London đôi lúc cũng có cái duyên với người nổi tiếng. Thêm một người quen của người Viết cô ta bán thức ăn Việt Nam tại khu chợ sinh hoạt toàn dân Hippy, không hiểu sao một ngày đẹp trời, anh chàng Mick Jagger của ban nhạc Rolling Stone muốn thử ăn đồ Việt Nam đánh tiếng xuống khu chợ tìm người, thế là cô ta được đến lâu đài của ban nhạc làm món chả giò cho họ ăn và khi cô đi về cũng không quên chữ ký của Mick và 4 thành viên trên tấm ảnh và từ đó tiệm cô cũng phát tài.

Năm 1997 có một vài sự kiện lớn xảy ra, thứ nhất là Hong Kong trả lại cho Trung Hoa Đại Lục sau 156 năm cai trị tại vùng đất này. Người Hong Kong cũng lo âu vì không biết thế nào vì chính thể mới có cho người ta dễ sống không? Người viết có qua Hong Kong vào tháng 8, sau 2 tháng với chính quyền mới. Không thấy gì xảy ra hết, mọi sinh hoạt bình thường. Trước khi ghé Hong Kong thì có về Việt Nam chơi thì loại nhạc Rock nhẹ của ban nhạc Đan Mạch được hát khắp quán cà phê, nhất là bài “Tha’t why you go away”. Một ban nhạc không thành công tại châu âu và Mỹ châu nhưng Micheale Learns to Rocks thành công khắp Đông Nam A. Trong quá khứ đã có một số ban nhạc không ăn khách tại ao mình nhưng lại ăn khách ở ao người. Như ban nhạc Anh, tên Nolans, gồm 5 cô gái đã thành công tại Nhật vào năm 1980, họ đã làm người Nhật thích nhất bài “I’m in the mood of Dancing”. Mấy anh chàng Đạn Mạch trả lời tại sao chọn tên ban nhạc như thế này thì họ nói thập niên 80 có băng nhạc Anh gọi là Frankie goes to Hollywood, thì chúng tôi cũng thích anh ca sĩ Micheale Jackson thì thôi cho Micheale đi học nhạc Rock cũng được chứ.


Ngoài những bản ngoại quốc hát tại quán ca phê hay karaoke Việt Nam thì có những bản Việt mới với chủ đề tình yêu do các nhạc sĩ Thanh Tùng, Trần Tiến, Tôn Thất Lập, Dượng Thụ.... sang tác. Các bài thấy ăn khách nhất là “Trái tim không ngủ yên”, “Chị Tôi”, “Xe Đạp ơi” (sau này đi xe gắn máy mới đủ sức hát bài xe đạp chứ thập niên 80 thì không nổi rồi). Sau đó thêm một lớp tiếp tục thay thế sang tác như Trần Văn Lộc, Nguyễn Phú Quang, Võ Công Anh....Rồi ở hải ngoại các nhạc sĩ cũng bắt đầu hết hơi để sang tác cho dù nhạc ngoại quốc dịch ra lời Việt do hai người chuyên sang tác là Khúc Lan và Lữ Liên cũng không đủ đáp ứng nổi nhu cầu, thế là các ca sĩ hải ngoại thi nhau hát các tác phẩm trong nước. Vào thập niên 90 ca sĩ hải ngoại được xem “Hot” nhất là Như Quỳnh và cái bàI “Con chim đa đa” là luôn được hát trong các show trình diễn. Lần đầu tiên Như Quỳnh đến London là vào năm 1997, lúc đó là nhà Chùa tổ chức văn nghệ xây Chùa, nên rất đông người hường ứng, tính ra đến 2000 người đi xem. Ai cũng muốn xem Như Quỳnh, nhưng cũng bị kẻ gian phá chùa báo với cuc di dân Anh là Như Quỳnh đi hát không xin giấy phép, thế là cô ta bị chận ngoài sân bay luôn. Ban tổ chức lung túng vì không có Như Quỳnh sợ bể rạp, có một người trong đó quen nhóm cộng đồng thế là phe cộng đồng VN đứng ra bảo lãnh cho Như Quỳnh vào hát từ thiện thế là Như Quỳnh với nhiệm vụ cao cả đi hát không công nhưng lúc rời Anh không quên cầm 4000 ngàn đô về Mỹ. Cuối năm 1997, người Viết xin được một ngân sách tổ chức ngày văn hóa tại London, thì cũng tính mời một nhân vật nào qua nói chuyện, nhưng tổ chức không bán vé ai vào xem cũng được nên vậy cũng phải hạn chế tiền bạc là không thể mướn người nào đắt tiền quá. Tất cả ban tổ chức nghĩ hay mời ông Nguyễn Ngọc Ngạn xem thế nào. Có một người nói để nhờ một nhật vật chuyên tổ chức Show tại Châu âu đứng ra liên lạc, họ đưa giá 4000 ngàn đô. Tốn kém quá, cả nhóm nói gọi qua Toronto tìm ông ta, thì ông ta trả lời là tuần đó đi Pháp thăm mẹ vợ vậy khỏi lo tiền vé máy bay từ Canada qua châu âu, chỉ trả vé xe lửa, rồi ông nói chuyện 1 tiếng thì 5 trăm đô thôi. Vậy cũng được rồi, sau khi ông qua đây, trở về lại Canada phải đi vào cuộc chiến văn nghệ là cuộn Paris By Night Thúy Nga chủ đề Mẹ đã làm lợi chế độ bên Việt Nam, bị dân chúng phản đối. Nhưng xem chừng thì đó là cuộc chiến giữa ông Nguyễn Hữu Nghĩa của báo Làng Văn và ông Nguyễn Ngọc Ngạn, mà phải nói cuộc chiến này xảy ra trong một thời gian dài, đến nổi ra nguyên cả một quyển sách với đề tài Thúy Nga - Biệt Kích văn Nghệ. Làm người viết sau tò mò cũng mua về đọc nhưng chỉ thấy các chứng minh của ông Nghĩa và không thấy ông Ngạn nói gì và sau cùng không biết kết quả thế nào.


Trước khi ông Ngạn qua tới Pháp thì một cuộc tại nạn xe cộ làm chấn động cả hoàn cầu là Công Nương Diana qua đời trong tai nạn, báo chí, truyền hình, radio... liên tục nói về Diana. Lúc còn sống Diana có nhiều bạn bè trong các ban nhạc Rock và Pop, nên Sir Elton John đã sửa lời bài hát trước kia của ông sang tác là Candle in the Winds thành bài England Rose để tiển Diana chặng đường cuối cùng trong tang lễ. Diana chết vào cuối tháng 8 năm 1997 thì vài ngày của đầu tháng 9 là sự qua đời của một vĩ nhân của thế kỹ 20 là Mother Teresa. Một cái chết đáng nói là nhà thiết kế tài hoa Gianni Versace bị ám sát tại Miami vào tháng 7 năm 1997.

Năm 1998, các mạng Internet tắt nghẽn vì thi nhau đưa thông tin về câu chuyện Monica Lewinsky và Tổng Thống Bill Clinton, vị Tổng Thống này hai lần đắc cử là Tổng Thống 42-43 của Hoa Kỳ, ông luôn chối bỏ trên báo chí truyền thong là chẳng đụng đến Lewinsky, nên làm gì có chuyện rủ nhau lên giường. Quan trọng người nghe có tin không, nhất là nếu bà đệ nhất phu nhân Clinton tin theo lời ông nói là mọi việc ổn thỏa, cũng may lúc đó khủng hoảng tại Kosovo, người Mỹ có nhảy vào thì dân Mỹ cũng quên đi mọi việc của ông Clinton.

Vào thập niên 60 tại Việt Nam, thế giới nhạc trẻ rất thịnh hành với bài “Bang Bang”, do nhạc sĩ Phạm Duy dịch lại lời và ônng dịch rất hay. Đây là bài hát do đôi song ca Sonny & Cher hát tại Mỹ, thật ra bài này không họ đưa họ lên danh vọng bằng bài “I Got You Babe”. Khi họ trình diễn rất là Hippy, ca sĩ Sonny chuyên mặc áo khoác mọi da đỏ lên hát. Nhìn đôi song ca này là lien tưởng đến đôi song ca Việt Nam là “Lê Uyên Phương”. Sau đó hai người từ giã nhau, mỗi người chọn một phương hướng riêng và sau đó Sonny còn sinh hoạt chính trị, đến năm 1998 trong một chuyến đi chơi trượt tuyết và ông ta bị tại nạn qua đời. Còn bà Cher vẫn hát và đóng phim, cuối năm 1998 bà ra bài Believe và đến tháng 3 năm 1999 trở thành bài Hot trên 23 nước ,nhờ đó Bà được xem là một ca sĩ lớn tuổi nhất (52 tuổi) bán được nhiều đĩa nhất.

Phim Titanic được đóng lại và lần này có nhiều Computer effect nên thu hút nhiều khan giả khi đem chiếu vào năm 1998. Cô ca sĩ Celine thành công với bài “My heart will gon on” và đây cũng là bài được hát nhiều nhất cũng như làm đĩa phim cưới DVD.

Tại Việt Nam các ca sĩ trẻ xuất hiện càng ngày càng nhiều, nhất là khi đài truyền hình và radio Việt Nam cho ra đời chương trình “Làn Sóng Xanh”, “Bài Hát Tôi Yêu” và “Mai Vàng”, nên có nhiều người trẻ thích làm ca sĩ, them nữa tụ điểm, quán cà phê ca hát lan tràn khắp thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Người ta được biết đến những tên như Huy MC, Thu Phương, Lam Trường, Đan Trường, 3 Con Mèo, Thủy Tiên. Nhưng các chương trình này cũng hay sắp xếp các loại ca khúc yêu thích nhất và trong đó nhạc ngoại khá nhiều, nên nhạc thuần Việt Nam cũng bớt dần, nên đưa đến một kết quả sau này là nhạc sĩ Bảo Chấn rơi vào chuyện kiện tụng là ăn cắp bài hát của Nhật để sang tác bài “Tình thôi xót xa”, nhờ vậy ca sĩ Lam Trường nổi tiếng với bài hát này. Rồi các ca sĩ đã thành danh rồi mà cũng rán tìm một bài hai bài hát của ngoại quốc mà hát, mà họ hát làm sao cho thật giống như Hồng Nhung với bài “Everything I do”, Thanh Lam với bài “Unbreak My heart”, Hồng Hạnh với bài “I wanna to dance with somebody”.

Còn tại hải ngoại thì vào cuối thập niên 90, có hai nhân vật nổi tiếng một là người sinh hoạt trong thời đại nhạc tiền chiến Việt Nam là bà Thái Hằng và người nữa là vua cải lương Hùng Cường qua đời.

Viết tới đây, người viết cảm thấy muốn dừng, một phần cũng đã hết chuyện để kể rồi, nhưng thấy cả giai đoạn lớn lên với âm nhạc của hai thập niên 80 và 90 vô cùng thú vị. Trong câu chuyện kể thì vẫn còn thiếu những câu chuyện sống với nhạc thiếu nhi, nhạc kháng chiến, nhạc vượt biên,hát cải lương và nhạc Jazz. Còn bên nhạc ngoại quốc còn những ban nhạc như Vengaboys, Steps, Boyzone, Britney Spears, S Club 7, Ricky Martine.... chưa được nhắc tới. Giờ cũng không muốn đi them vì quá thế kỹ 21, rất nhiều ca nhạc, nhạc sĩ của Việt Nam qua đời từ năm 2000 trở đi. Như đã nói từ năm 2000 trở đi là nhạc của con cháu, mà chính người viết cũng không còn theo kịp để sống với các điệu nhạc mới. Đến đây cũng cảm tạ mọi người đã theo dõi đọc các bài viết và bài viết nhiều sai xót vì tất cả viết theo trí nhớ.


Anh Quân


Phụ lục:

Sau khi viết hết bài “Lớn lên với âm nhạc” thì Quân tìm hiểu được một vấn đề mà chính nhiều năm Quân đã nhiều lần đặt câu hỏi về nhạc New Wave. Một thể loại nhạc rất thịnh hành vào thập niên 80 trong thị trường Đông Nam A nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo hiểu biết Anh quốc đã tiên phong trong loại nhạc New Wave vào cuối thập niên 70, đã có những ban nhạc như OMD, Sex Pistols, the Clash, Police, Burgles, nữ ca sĩ Kim Wilde.... nhưng tất cả các bài hát của họ hầu như không dịch ra tiếng Việt. Đến năm 1987, Quân đi chơi vùng Little Sai Gon thì ai nấy đều nghe nhạc New Wave và có những bài hát như “Touch My Heart”, “Touch by Touch”, “Jump in my car” và nhiều bài của nhóm “Modern Talking”. Hầu như tất cả các bài hát này không hát trong thị trường Anh mà cả thị trường Mỹ nữa. Sau đó vài năm thì có vài bài vào thị trường Anh Mỹ như bài “Boys” của Subrina, bài Tazan Boy, bài “Cheri Cheri” và “Brother Lousie” được sự hoan nghênh của nghe.

Giờ Quân mới biết là Việt Nam mình đi theo loại nhạc Italo Disco, được bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 80, được xem là loại nhạc cho người nhảy múa hoàn toàn theo nhịp điệu điện tử. Hai quốc gia thịnh hành nhất với thể điệu này là Ý đại lợi và Tây Đức. Họ đã hoà hợp với ba nhạc cụ là Synthesizers, Drum machines và Vocoders. Chữ Italo Disco đã trở thành một thương hiệu lúc bấy giờ nhưng lại do người Đức sang lập ra và dung môn bài ZYX music để kinh doanh loại nhạc này.

Đi sâu vào nguồn gốc thì ông Giorgio Moroder, người Ý gốc Đức là cha đẻ của thể loại nhạc này, nhưng trước đó ông đã thành công với thể nhạc Disco và là người bỏ công lao với nữ ca sĩ Donna Summer Hoa Kỳ trong đó có hai bài là “I feel love” và “Love to love you baby”. Sau đó ông cộng tác với ban nhạc “Three Degrees” ra với một số bài dưới thể loại Electronic Disco, những năm sau đó ông cộng tác với một số ca sĩ và ban nhạc như Blondie, Irene Cara (bài What’s a feeling trong phim Flash Dance), Japan....

Loại nhạc Italo Disco đều hát tiếng Anh, ca sĩ đều là người ngoại quốc chứ không phải người Anh, Mỹ, Canada và Uc, bởi vậy chất giọng không được 100% chuẩn , Lời tiếng Anh vô cùng đơn giản lại không sâu sắc, nên vậy bị đánh giá thấp hơn nhạc Anh và Mỹ. Đến năm 1982, họ lại pha chế thêm âm thanh Robot vào nhạc, từ nhạc Italo Disco vô cùng thông dụng bên Châu âu, hát trong Radio mỗi ngày và nhiều phòng nhảy Disco nhưng không thông dụng bên Anh quốc nếu có hát thì chỉ trong các Night Clubs mà thôi.

Thể loại nhạc Italo Disco có bước biến chuyển từ năm 1982, nhưng Quân không nói them vì không đủ khả năng nói chuyện về các thể loại âm nhạc. Ý chỉ muốn nói them xuất xứ của những bài hát ngoại quốc mà chuyên trình diễn trong Night Club của Việt Nam mà thôi.

Jan 22, 2010

UYÊN THI BISTRO & CORNER VIEW (SINH SINH BAKERY CŨ): CÂU CHUYỆN CỦA BÀ NỘI TRỢ TRỞ THÀNH CHỦ NHÀ HÀNG



Mới mấy tháng nay, người dân Little Saigon khi đi ngang góc đường Bolsa & Pagoda (đối diện chợ T&K) vào buổi tối, sẽ thấy quán Corner View rực rỡ ánh đèn qua khung cửa kính. Quán nằm ngay ngã tư, bề ngang chỉ chừng 4m, chiều dài 20 m nằm dọc theo con đường Pagoda. Nó gợi cho chúng ta nhớ lại hình ảnh quán xá thường gặp ở Sài Gòn,Hà Nội, hẹp mà dài. Thực ra nằm ở vị trí này trước giờ vẫn là Sing Sing Bakery, nay mới được bài trí lại để thành Corner View theo dạng quán ăn khuya. Có điều ít người biết là chủ nhân của cả Sing Sing Bakery lẫn Corner View- chị Uyên Thi- cũng chính là người sở hữu và điều hành quán Uyên Thi Bistro, vốn quen thuộc với người dân Little Saigon đã từ lâu…

Chị Uyên Thi vượt biên sang Mỹ từ năm 1983. Ở Việt Nam chị chưa bao giờ có kinh nghiệm nhiều về nấu nướng, huống chi là nhà hàng. Đến Mỹ, chị phải chăm sóc, nấu ăn cho chồng và bốn con nhỏ của gia đình mình. Công việc của một bà nội trợ buộc chị phải thành thạo bếp núc. Chị bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật nấu nướng để có bữa ăn ngon cho gia đình. Chị đi làm phụ bếp, hỏi bạn bè để rút kinh nghiệm về công thức và cách làm các món ăn mà gia đình mình thích. Được chừng 10 năm, thấy kinh nghiệm nấu ăn cho gia đình của mình đã khá phong phú, chị nghĩ đến chuyện chia xẻ kinh nghiệm này với các bà nội trợ khác. Năm 1996, chị cộng tác với đài radio VOV thực hiện chương trình “ Cùng Nhau Làm Bếp Với Uyên Thi”. Điểm đặc biệt của chương trình này là không phải do một đầu bếp chuyên nghiệp đứng ra dạy nấu ăn, mà là sự chia xẻ kinh nghiệm của một người nội trợ với những người nội trợ khác. Chương trình rất thành công, vì nhiều thính giả theo cách hướng dẫn của chị Uyên Thi đã tự nấu được những món ăn ngon như mong muốn mà trước giờ không biết học ai. Chính vì thế, nhiều người ái mộ chương trình hỏi chị sao không thử mở nhà hàng? Thế là chị bắt đầu mở tiệm Uyên Thi Quán đầu tiên vào năm 1997, vị trí nằm ở vị trí quán Lục Đỉnh Ký hiện nay (Bolsa & Pagoda).

Là quán bán thâu đêm đầu tiên của người Việt ở Little Saigon, Uyên Thi được sự hưởng ứng nồng nhiệt của bà con trong cộng đồng. Đến năm 1999, chị Uyên Thi mua lại tiệm bánh Sing Sing Bakery ngay sát bên, vì chị cũng có thú làm bánh ngọt. Năm 2001, chị mới bắt đầu đi học nấu ăn ở trường Le Cordon Bleu danh tiếng của Pháp trên Los Angeles. Năm 2006, chị mở lại quán Uyên Thi Bistro ở địa điểm góc đường Bolsa Magnolia cho đến ngày hôm nay.
Một trong những đặc điểm của cả Uyên Thi Quán hồi xưa và Uyên Thi Bistro ngày nay qua nhận xét của nhiều khách hàng là thực đơn ở đây đa dạng và có tính cách ngẫu hứng chứ không theo một khuynh hướng nào. Không phải là quán ăn thuần miền Bắc, miền Trung, hay miền Nam. Cũng không phải là quán của các món ăn gia đình. Có lẽ đó là cái đặc trưng riêng của Chị Uyên Thi, khi chị chọn thực đơn theo những món mà bản thân mình thấy ngon và thích trước đã. Thực khách “chấm” các món rất khác nhau ở Uyên Thi: cơm gà Xiu Xiu, bò lúc lắc, mì gõ, xôi chiên gà rô ti… Nhiều người thắc mắc: tại sao món mì gõ lại nằm trong thực đơn của Uyên Thi? Câu trả lời đơn giản là bởi vì chị Uyên Thi thích món ăn “nhà nghèo” này. Nhân có một người quen có gia đình đã từng bán mì gõ ở Sài GÒn, chị hỏi “bí quyết” của món này, rồi đưa vào bán ở quán mình. Lúc đó chắc chị không nghĩ rằng món ăn mì gõ bình dân lại được nhiều thực khách thưởng thức ở quán như hiện nay.

Tương tự như vậy, ở Sing Sing Bakery cũng có khá nhiều món “ăn chơi” khá độc đáo. Món tàu hủ lạnh nước đường gừng, có biến tấu ăn dòn giống như thạch, mát miệng mà thanh. Các loại bánh ngọt ở đây đều làm không quá ngọt như các lọai bánh của Mỹ. Những lọai bánh thông thường như bánh bông lan, bánh cake của Sing Sing Bakery cũng có hương vị riêng, vừa khẩu vị của những dân ăn thích bánh theo kiểu Tây.

Việc biến Sing Sing Bakery thành Corner View là một ý tưởng độc đáo của chị Uyên Thi. Như đã nói, quán có một vị trí khá đặc biệt ở trung tâm Little Saigon, và có một cái “view” ban đêm đẹp hơn ban ngày nhiều. Do quán hẹp, bàn ăn được kê dọc theo quán, sát bên khung cửa kiếng. Khách vào đây ăn tối, ngồi nhìn ra ánh đèn đường Bolsa, khu chợ T&K, đôi lúc có cảm giác mình đang ngồi trong một góc quán Brodard trên đường Tự Do của Sài Gòn, hoặc trong một quán ăn khuya trong khu Chợ Lớn. Thực đơn ở đây cũng gợi nhớ lại cung cách đi ăn khuya của dân Sài Gòn. Món “Cháo Trần Gian” dọn tô cháo trắng riêng, rồi gọi thêm các món cá kho, dưa món, củ cải muối… riêng trong từng chén nhỏ. Món “Hủ Tiếu Cao Lầu” là một biến tấu của món Cao Lầu Hội An. Nhân một chuyến về Việt Nam làm từ thiện từ Bắc chí Nam, chị Uyên Thi đã ghé qua Hội An ăn món đặc sản này, rồi cảm nhận được cái ngon của nó, nên đem vào thực đơn quán của mình. Còn nhiều món ăn đêm tương tự như vậy nữa. Những ngày cuối tuần quán mở đến hai giờ sáng. Cùng gia đình hay một nhóm bạn, trời khuya lạnh tạt qua đây ăn một món gì nóng hổi, vừa ngắm phố xá về khuya, có lẽ ta sẽ có lại cái cảm giác thư giãn ngày nào ở Việt Nam, vốn rất khó tìm thấy ở xứ Mỹ quá bận rộn.

Làm chủ hai tiệm ăn với rất nhiều món ăn thuộc đủ lọai, tôi hỏi chị Uyên Thi làm sao để giữ chất lượng của các món ăn trong quán của mình. Chị bảo rằng phải yêu nghề thì mới có thể theo cái nghiệp làm chủ nhà hàng được. Ngoài chuyện công thức nấu nướng, khi nấu ăn, mình phải để hết cái tâm vào món ăn của mình, vui với niềm vui của khách khi khách được thưởng thức một món ăn vừa ý. Chị tin rằng khi nấu ăn có cái tâm như vậy, thực khách sẽ cảm nhận được. Khách trở lại với quán vì món ăn ngon, và cũng vì cảm nhận được sự quan tâm này của người chủ. Chị nói rằng tuy là chủ, nhưng chị thường xuyên là người rời tiệm trễ nhất. Khi thợ đã về hết rồi, chị vẫn ở lại để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để cho ngày mai. Chị nghĩ rằng khi thợ đến mà mọi thứ đã sẵn sàng, họ sẽ có điều kiện để phục vụ những người khách đầu tiên một cách đầy đủ và trọn vẹn. Nấu ăn mà để tâm đến khách hàng thì bận bịu lắm. Nhiều khi chỉ là động tác múc một muỗng nước lèo chan vào tô bún, chị cũng ý thức mình nên chan vào góc nào của tô trước để một miếng thịt được nóng hơn, để một miếng rau tươi không bị chín nhừ. Mình phải thấy vừa ý thì mới mong khách hàng vừa ý được. Nấu ăn “có để tâm” là như vậy đó.

Ngồi trong quá Corner View nhìn ra phố xá Bolsa về đêm, tôi cứ tiếc quán không được bày thêm một dãy bàn sát bên vỉa hè của con phố Pagoda. Nếu được vậy, nửa khuya khách ngồi co ro, ăn uống xì xụp, để thêm văng vẳng bản nhạc “Phố Đêm đèn mờ giăng giăng…”, tôi tin rằng khách sẽ cứ tưởng như đang ngồi ở giữa lòng Sài Gòn thân yêu, chứ không phải là Little Saigon ở Cali cách xa cả một đại dương…

Đòan Hưng


Caption 1: Cháo Trần Gian
Caption 2: Hủ Tiếu Cao Lầu


Jan 18, 2010

CÂU CHUYỆN NGƯỜI MUỐI - Thích Phước Tịnh kể


Chúng ta luôn gặp khó trên con đường tu vì bản ngã của ta luôn tìm mọi cách đóng lại, không cho chúng ta bước vào không gian của vùng trời vô niệm. Có một ví dụ về một người muối, rất sáng và dễ hiểu trong truyền thống nhà Thiền cho trường hợp này. Người muối này đứng trước đại dương mênh mông. Anh ta hỏi một bậc hiền giả: “Tôi muốn biết tôi từ đâu sinh ra và khi hình hài muối này chết đi, tôi sẽ đi về đâu”. Bậc hiền giả đáp: “Anh thử bước xuống biển, sẽ biết anh từ đâu sih và khi mất anh sẽ về đâu!”. Anh người muối nghe lời, nhưng vừa bước xuống, nước biển liếm mất một chân của anh. Hốt hoảng vô cùng, anh lùi lại, phàn nàn: “Ông muốn giết tôi sao?! Rõ ràng khi chưa bước vào biển, tôi vẫn còn nguyên vẹn. Khi vừa bước vào biển, tôi bị mất ngay một chân. Như vậy, làm sao tôi dám bước tiếp vào biển để khám phá tôi được sinh ra từ đâu và tôi sẽ đi về đâu khi hình hài này tan rã”.

Vị hiền giả nói: “Anh thử bước thêm lần nữa đi, rồi sẽ biết anh từ đâu sinh và chết sẽ đi về đâu!”. Anh người muối cũng nghe lời, bước xuống biển thêm lần nữa. Lần này nước biển liếm mất cả hai chân của anh tới tận đầu gối. Anh vội vã bò lên bờ, hận vị hiền giả vô cùng.

Vị hiền giả vẫn rất kiên nhẫn, tiếp tục vừa dỗ ngọt, vừa hăm doạ, khuyên anh ta: “Anh đã lỡ bước vào rồi, nếu không bước tiếp, ở lại đây, anh cũng chỉ là người tàn phế, không làm gì hơn được! Anh hãy liều lần cuối, nhảy hẳn vào biển đi! Khi ấy anh sẽ biết được mình từ đâu sinh ra và chết sẽ đi về đâu.”

Cuối cùng, chẳng đặng đừng, anh chàng người muối nhảy luôn vào biển. Đến giây phút ấy, anh biết anh từ đâu sinh ra và bây giờ anh là biển mênh mông, không chỉ giới hạn trong hình hài của một người muối.

Thích Phước Tịnh kể
Trích Tín Tâm Minh
www.matthuongnhindoi.com



Photos
- http://www.stormthecastle.com/fantasyartschool/artlessons/lesson9a.htm
- http://www.google.com/imgres?imgurl=http://www.kgs.ku.edu/Publications/Bulletins


Phụ lục:

[...] Đó là vấn đề dễ-khó trong con đường tu của chúng ta. Chúng ta cảm thấy khó nếu vỏ bản ngã chúng ta còn cứng, không muốn cho mầm bên trong thò rễ ra ngoài. Chúng ta cảm thấy khó vì chúng ta mới bước một chân xuống biển, một chân bị liếm mất nên chúng ta hoảng sợ. Trong khi tự thể, bản chất của ta được làm bằng muối, kết tinh tạm thời để ta rong chơi trên hành tinh này trong một lúc. Nhưng cuối cùng, chúng ta cần phải quay lại đại dương, tan trong đại dương, thấy mình không chỉ là hình hài bé nhỏ, đi thất thểu trên bờ biển. Chúng ta phải thấy mình chính là đại dương! [...]

[...] Cũng giống như anh người muối, đã cụt mất một chân rồi, công việc duy nhất phải làm là đi luôn vào biển, người xuất gia không thể trở lui về cuộc sống nhân gian vì khi ấy, anh đã tàn phế, không phải là người đời. Người đời, khi chưa biết gì về đời sống tâm linh, thường lao vào dục lạc, hưởng ngũ dục lục trần. Thế nhưng bên trong tâm thức của người xuất gia đã hé mở một khung trời khác. Niềm khao khát của đời sống tâm linh đã đẩy người xuất gia tiến tới trên con đường tu, không thể quay lại với đời sống dục lạc. Cũng giống như kẻ khập khiễng tàn tật đôi chân, người xuất gia không thể đi vào đời, sống cuộc sống bình thường như mọi người đời khác được. Do vậy những người xuất gia khi quay trở lại sống đời sống nhân gian, họ đều bất hạnh [...]

Jan 17, 2010

HÀ GIANG TRIP - Bồ Hùng Dũng





Tía Dũng mới lám một chuyến photo tour đến Hà Giang, một chuyến đi của mơ ước, chỉ có 3 anh em photo cùng đi, bay ra Hà Nội, khởi hành đi Hà Giang lúc 8h tối, 3 giờ sáng đến thị xả Hà Giang (350km) sáng hôm sau khởi hành lúc 9h bằng xe gắn máy, chỉ mượn được 2 xe, 1 xe chở hành lý và 1 xe chở người vượt qua đoạn đường 150km đường núi qua các thị trấn làng xả Phố Cáo, Sủng Là, ngủ đêm tại Yên Minh(vì ham chụp ảnh nên không kịp đến Đồng Văn)...hôm sau đến Đồng Văn, gửi nhà mình xem một số ảnh trong chuyến đi..






Walking along Docks and Canals - ANH QUÂN


Dưới đây là hình ảnh đê tại sông Thames, để chống lụt cho thành phố London. Đê được khánh thành vào ngày 8 tháng 5 năm 1984. Phí tổn xây đê vào thời đó khoảng 1 triệu Mỹ kim, tính thời giá bây giờ thì sẽ tốn 3 tỷ Mỹ kim. Trong quá khứ thì vào năm 1928, một cơn lụt tại London đã làm 14 người thiệt mạng. Năm 1953 một cơn hồng tủy từ Bắc Hải đã làm 307 người thiệt mạng tại Anh. Vì thành phố London dự trù sẽ bị các nạn hồng thủy trong tương lai, có thể con đê này không đủ sức cứu mọi người ra khỏi đại nạn nhưng ít ra nó đủ sức chận nước trong một thời gian, không gây lụt trong tức khắc thì sẽ cho mọi người cơ hội sinh tồn chờ đợi được cứu giúp, trong trường hợp bị thủy tai.





Jan 16, 2010

NGHỆ THUẬT ĐẤT NUNG: Hoa Hậu Cắc Kè - Doãn Cu Bí

Quay phải

Quay trái

Bước lên lò thành ...
CẮC KÈ NƯỚNG VỈ

Jan 15, 2010

Lớn lên với âm nhạc: Phần 3 - ANH QUÂN

http://www.last.fm/music/Queen

Biến cố lớn nhất của thập niên 90 là chiến tranh vùng vịnh, cái tên Saddam Hussein nổi tiếng trên toàn thế giới. Tiếp theo là cuộc nội chiến tại Nam Tư, thế là quốåc gia Yugoslavia không còn tồn tại và những vùng đất tại Nam Tư trở thành độc lập là Croatia, Serb và Former Yugoslav Republic of Macedonia. Đây xem như là các cuộc chiến tàn khốc sau chiến tranh Việt Nam được chấm dứt vào năm 1975. Thêm một dấu ấn lớn trong thập niên 90 là anh cộng sản khổng lồ nhất trên thế giới là Liên Bang Sô Viết đã sụp đổ và các vùng đất trong Liên Bang được độc lập. Sô Viết vốn được xem là quốc gia lớn nhất thế giới, khi thay đổi thì nước Canada được xem là quốc gia to nhất trên quả địa cầu này. Một điểm đen tối không thể quên là hai năm 1991-1992 là kinh tế cùa các siêu cường quốc bị khủng hoảng, nhiều người không tìm được việc làm, giá nhà xuống đến một cảnh thảm hại là có những căn giá cả là $100 ngàn đô. Nay thì không bao giờ tìm được những căn nhà như vậy nữa cho dù trong năm qua thị trường kinh tế toàn cầu rơi vào mức vô cùng thê thãm.

Cho dù song gió bảo táp như thế nào đi nữa thì con người vẫn tiếp tục sống để làm việc và sau đó là hưởng thụ. Đi song song với thú vui chơi là bệnh tật. Căn bệnh nguy hiểm nhất của thời đại là AIDS đã mang sự xôn xao trong sinh hoạt âm nhạc thế giới là sự qua đời của ca sĩ Freddie Mercury của ban nhạc Queen vì căn bệnh quái thai này. Các bài hát của ban nhcạ Queen được hát đi hát lại trên Radio. Nhất là bài Bohemian Rhapsody được tái bản, chiếm ngay vị trí đầu là đĩa bán được nhiều nhất trong tháng. Bài hát này của Queen được xem là bài hát hay nhất của mọi thời đại vì lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1975 đã được ăn khách ngay tức khắc. Phải nói anh ca sĩ Freddie mang vẻ vang cho dân tộc Ân Độ. Bố mẹ anh là người Ân nhưng sống tha hương tận bên Phi châu, sau đó di dân qua Anh quốc và anh Freddie đến Anh từ lúc bé tí. Rồi từ đó đưa đẩy anh đến danh vọng tột đỉnh trong việc ca hát. Anh ta cũng là người A châu đầu tiên tại Anh quốc bước vào được giòng sông chính của nhạc Rock .

Bước qua thập niên 90 là đánh dấu tạm biệt thời kỳ điện tử, bước qua thế giới computer. Con người bắt đầu làm quen với cái máy Micro-Computer và cái chữ Window, cũng như các từ ngữ như phần mềm, phần cứng hay nhu liệu, cương liệu, đĩa từ, máy điện não, máy vi tính... Các gia đình bắt đầu mất thêm một chi phí trong đời sống là mua máy Micro-Computer để trong nhà, mua để làm gì trong lúc đó thì cũng chưa rõ nhưng phầm trăm cao nhất là chơi “Game”. Các công ty như Commodore chế ra máy Amiga, công ty khác là Sinclair, Sega sản xuất máy chơi điện tử trở nên quen thuộc trong quần chúng. Họ sản xuất nhiều máy chơi game nhỏ và tiện lợi. Khoảng năm 1991 anh Sega Nhật Bản đã cho ra một trò chơi điện tử đánh một tiếng vang khắp năm châu là Sonic & Hedgehog . Người viết còn nhớ lúc đó còn bán áo thun ngoài chợ trời, đi nhập hàng áo in hình Sonic mà toàn là hàng gốc có bản quyền bán đắt không thể tả được, nhớ lúc đó cứ đề giá là một cái $20 và mua hái cái là $30, con nít, người lớn cứ mua về tặng quà, một ngày cứ bán độ 50 cái áo là chuyện dể dàng. Đến giờ thì ít ai mặc áo Sonic nhưng trò chơi Sonic vẫn còn ăn khách cho đến ngày hôm nay. Cũng nhờ làm cái nghề bán áo này mà biết tới phim hoạ hình của Mỹ là Simpsons. Đi cùng lúc với cơn sốt Sonic là áo in hình Simpsons mà trong cái gia đình thì cậu Bart Simpsons bán chạy nhất. Đĩa nhạc Simpsons đứng đầu vào tháng 2 năm 1991. Đây được xem loại nhạc do các diễn viên hoạt hoạ trình diễn mà ăn khách nhất tuy không phải là lần thứ nhất vì năm 1969 có nhóm hoạt họa Archies cũa Hoa Kỳ đã thành công với bài Sugar Sugar. Đến năm 1993, bên Hoa Kỳ cho ra đời hai nhân vật mang cái tên khôi hài trong phim hoạt họa là Beavis and Butt Head, hai nhân vật này cũng đã giúp người viết bán khá nhiều áo T’ Shirts. Hai anh chàng này xuất hiện vào năm 1993 cho đến 1997 là chấm dứt chương trình.

http://www.sodahead.com/entertainment/whats-your-favorite-patrick-swayze-film

Vào năm 1990, ai mà mê điện ảnh khó mà quên phim Ghost tạm dịch là Oan Hồn do diễn viên Patrick Swayze và Demi Moore thủ vai chánh. Ai cũng biết anh Patrick vừa qua đời vào tháng 9 năm 2009. Anh đã thành công với cuốn phim Dirty Dancing vào năm 1987 và gặt hái kết quả mỹ mản với bài hát “She likes the wind”. Còn Demi thì có lẽ đây mới là cuốn phim làm cho mọi người chú ý đến cô, mặc dù cô đã đến điện ảnh từ sớm như cô diễn xuất trong phim St. Elmo's fire vào năm 1985, chẳng ai buồn để ý đến cô. Phải nói đây là cô đào Sexy mang đầy quyến rủ, lúc ban đầu chắc mọi người để ý đến cô là vì chồng cô là Bruce Willis. Sau cuốn phim Ghost thì cô được biết đến với phim “Incident Proposal”, còn các phim của cô sau này không gây tiếng vang cho lắm.

Trong cuốn phim “Ghost” thì bài hát “Unchained Meldoly” được chọn làm chủ đề cho phim. Đây cũng là một bài hát ăn khách trong nhiều thập niên là lần thứ nhất xuất hiện vào năm 1955 do ca sĩ Jimmy Young hát, đến năm 1965 hai anh em nhà Righteous hát lại nhưng không ăn khách, có lẽ vì năm trước đó họ quá thành công với bài “You’ve lost that lovin feelin” nhưng ngược lại bên châu á thì bài “Unchain Meldoly” khá phổ biến như ca sĩ Elvis Phương đã hát bài này trong thời kỳ nhạc trẻ Việt Nam của thập niên 60 là lúc đó ai cũng muốn mang cái tên phải liên quan tới người ngoại quốc như Francoise Hằng, Billy Tùng, Billy Shane, Jo Marcel, Johnny Kỳ... và các ban nhạc như Blue Stars, The Black Caps, The Vampire, The Flower hay Family Love....

Khi bài hát “Unchained Meldoly” do anh em Righteous hát lại đã chiếm được hạng nhất, có lẽ phải nói phim và nhạc hổ trợ lẫn nhau Sau đó đến năm 1995 cũng được hát lại và cũng ăn khách như thường nhưng lần này là do hai ca sĩ Robson Green & Jerome Flynn biểu diễn . Người viết có một người quen, anh ta chuyên đánh trống cho các phòng trà tại sài Gòn trước năm 1975, nên các sĩ Việt Nam anh quen khá nhiều. Vào cái năm 90, bài hát “Unchained Meldoly” được hát khắp nơi, các sĩ Việt Nam tại Mỹ cũng hát đi biểu diễn mà chắc chỉ có ca sĩ Khánh Hà hát lại là hay nhất, cũng có thể lắm vì vào cuối thập 60 đầu 70, anh em nhà Khánh Hà hay đi hát cho club Mỹ, tất nhiên họ phải hát lại các bài nhạc Mỹ để cho mấy anh chàng G.I đỡ bớt nhớ nhà. Coi vậy cái thời đó đưa ca sĩ Việt đi hát club Mỹ là một áp phe lớn, có đều chua chat là mấy anh chàng chợ lớn thầu hết mấy áp phe này. Rồi ca sĩ hát hay trong Club Mỹ cũng mang going máu Trung Hoa là Pat Lam và Ngọc Mỹ. Quay lại anh bạn tại London là qua tới đây anh ta cũng bỏ nghề trống vì đâu có khách đâu, nhưng anh cũng cố lập ban nhạc cho đỡ buồn, rồi có khi thiếu ca sị anh ta hát luôn. Anh ta tập riết nghe anh hát bài “Unchained Meldoly” cũng khá hay. Rồi môt hôm anh đi vào quán bia toàn người Anh, có một giàn Karaoke, anh ta mới hát bài này, hát xong một anh chàng người Anh lên cho 10$, anh bạn người Viết hơi ngẩn ngơ vì đó là lần đầu tiên anh ta kiếm tiền với người Anh qua bài hát.

http://www.vietscape.com/music/singers/vu_khanh/biography.html

Khi chế độ cộng sản tại Đông âu cáo chung vào cuối thập niên 80, thêm vụ Thiên An Môn tại Hoa Lục và những năm sau đó là Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam để Việt Nam đi đến việc gia nhập vào khối Đông Nam A thì các sinh hoạt văn nghệ và văn hóa từ trong nước ra hải ngoại tương đối dể dàng hơn. Các tiếng hát như Ngọc Sơn, Bảo Yến, Phương Thanh, Thủy Tiên.... được người Việt hải ngoại tiếp đón khá nồng hậu qua những đĩa CD. Cũng có thể nói là thị hiếu và tâm lý của con người là qua nhiều năm nghe đi nghe lại một số ca sĩ, rồi các bài hát không có gì mới. Nay có một số tiếng hát từ trong nước để mọi người tạm quên các ca sĩ tại hải ngoại, mà lúc đó ca sĩ ăn khách nhất là Tuấn Vũ, thêm nữa là ca sĩ Vũ Khanh, đến hiện tượng ca sĩ người Mỹ hát tiếng Việt như Dalena. Ngoài đĩa nhạc từ trong nước, có thêm phim ảnh Video, như đã nói tại Hải Ngoại nhiều năm không sản xuất được cuốn phim thu hút được khách hàng, thì các loại phim từ trong nước được đón tiếp như các phim quay tại miền nam, thường là do diển viên Lý Hùng và Việt Trinh thủ vai chánh. Còn phim từ ngoài miền Bắc thì hay lấy các tác phẩm của “Tự Lực Văn Đoàn”, “Vũ Trọng Phụng”... làm thành phim. Video loại ca nhạc thì họ cho ra cuốn “Sai Gon Night”, quay tại rạp Rex do Hồng Đào làm MC nhưng chỉ được vài cuốn thấy im luôn và sau đó thấy ca sĩ Hồng Đào bước vào sinh hoạt văn nghệ hài ngoại.

Ngoài văn nghệ trong nước thì còn có thêm văn hóa được bàn tán là quyển “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo, các tác phẩm của bà Dương Thu Hương và quyển sách với tựa đề “Nổi Buồn Của Chiến Tranh” của Bao Ninh được người ngoại quốc để ý và sách được dịch ra tiếng Anh.
Vào đầu thập niên 90, trong sinh hoạt công đồng A Châu rất thịnh hành với chiếc máy Karaoke. Đến giờ vẫn còn tranh cãi ai là người đầu tiên phát minh ra máy là Nhật Bản hay Phi Luật Tân, nhưng có lẽ đại đa số nghĩ là Nhật vì ai cũng thích “Phù thịnh hơn phù suy”. Thêm nữa là chữ Karaoke nghe vẻ Nhật Bản hơn, tuy là người viết không biết gì về tiếng Nhật, mà cũng được nghe qua giài thích là “Kara là chữ Nhật có nghĩa là Không dịch qua tiếng anh là Empty, bời vậy mới có chữ Karate vì Te là Tay hay Hand thì ý nghĩa Karate là Không Thủ Đạo là fight with empty hand”. Còn Oke là mượn chữ Anh là Orchestra , vậy có nghĩa là giàn nhạc không cần ông nhạc trưởng và quí nhạc công. Người viết biết được cái máy Karaoke là tại khu Little Saigon vào năm 1991, lúc đó thì chưa có đĩa CD hát Karaoke mà là đĩa Laser, to như đĩa nhựa 33 tour và rất mắc tiền, lúc đó cũng phải trên $30 một đĩa, vậy nhà nào sắm được giàn máy Karaoke là sang lắm. Vào lúc đó bài hát “Say You Will” của Nhật rất thịnh hành trong làng giải trí Karaoke, các cô Việt là thi nhau hát từ tiếng Anh qua tiếng Tàu và đến tiếng Việt nhưng lạ một cái là không ai hát tiếng Nhật.

Ca sĩ người da đen Whitney Houston nổi tiếng trong thập niên 80 qua những bài như “Saving all my love for you”, “Greatest love at all”, “I wanna dance with somebody”... và cô ta vẫn tiếp tục hát cho đến cuối năm 1992, cô thành công them với bài hát “I will always love you”, bài hát cho chủ đề phim “The Bodyguard” do Kevin Costner thủ vai chính và cô Whitney cũng là vai chính thứ hai trong phim. Thật ra bài “I will always love you” là bài hát thuộc loại đồng quê, cowboy do bà Dolly Parton vừa viết lời và vừa hát vào năm 1973 nhưng không được ăn khách như Whitney hát, có thể nhờ phim thu hút được người xem. Đến nổi nhà làm phim Tàu sản xuất một cuộn phim mang tựa đề là “The Bodyguard from Beijing”, câu chuyện cũng tựa như phim Mỹ, đây là phim võ thuật do Lý Liên Kiệt (Jet Li) thủ vai chánh và người đóng vai cần bảo vệ là cô đào khiêu gợi là Chung Đệ Lệ (Christy Chung), đây là cô diễn viên mang hai dòng máu Hoa và Việt, gia đình cô ta di dân qua Canada vào thập niên 60 và cô lớn lên từ bên đó. Đến giờ không ai nói cô ta biết tiếng Việt hay không?

Cũng vào đầu thập niên 90 là sự thành công tột đỉnh của một ban nhạc trẻ của Hoa Kỳ là “New Kid on the Block”, ban nhạc này gồm 5 anh chàng từ Boston, họ thành lập vào năm 1984, cho đến 5 năm sau thì họ thành công với bài “Hangin’ Tough” và từ đó họ thành công cho đến 1994 là bắt đầu rạn nứt, họ không tuyên bố tan hang, họ vẫn giữ ban nhạc cho đến giờ. Vào năm 2008 họ có đoàn tụ đi hát nhưng không có dấu ấn cho lắm.

http://www.history-of-rock.com/platters.htm

Vào thập niên 50 tại Hoa Kỳ các ca sĩ da đen như Fats Domino, Little Richard, The Platters, Sam Cook, Chuck Berry ... gây tiếng vang rất lớn tại Hoa Kỳ về loại nhạc Rock’ ‘n’ Roll nhưng thời đấy rất là kỳ thị, làm gì có chuyện người da đen như ông Obama đi làm Tổng Thống xứ Hợp Chủng Quốc. Người da trắng luôn tạo ra những hiềm khích vấn đề da màu, có năm họ tẩy chay ca sĩ da đen. Loại điệu nhạc Rock ‘n’ Roll là một âm thanh không thể thiếu trong đời sống tuổi trẻ lúc bấy giờ. Nên chữ “Teenager” được sinh ra vào thập niên 50. Mọi người cho đó là thời gian hoàng kim nhất của xã hội Hoa Kỳ và Tây âu. Họ nói là vào năm 1956 trong tự điển của họ không có chữ Thất Nghiệp (Unemployment), một người trẻ có thể tìm ra được 10 công việc cùng một lúc, tuổi từ 15 đến 20 là được ưa chuộng nhất cho mọi nghành nghề. Lương căn bản lúc đó khoảng $15 một tuần. Bởi vậy chúng ta có thể thấy tại sao thời đệ nhất cộng hòa vô cùng thịnh từ năm 1956 cho đến 1959, có những câu câu chuyện kể lại là miền Nam không có trộm cướp, như bác Đỗ Ngọc Yến thời sinh tiền kể vào những năm đó bác cùng bạn bè đi cắm trại tại Đà Lạt , ngủ liều không sợ chấn lột. Chắc ai cũng biết chuyện những năm đầu của cụ Diệm là đồng tiền xé làm đôi vẫn xài được là đưa 1 đồng không có tiền thối, vậy xé một nữa là thối lại. Vì ca sĩ da đen thống trị khá mạnh trong lảnh vực âm nhạc thế là người da trắng phải tìm cách tạo ra một thần tượng là anh chàng Elvis Presley, nếu ông còn sống thì năm nay ông được đúng 75 tuổi.

Khi bên bờ Đại Tây Dương có những thần tượng thì bên Anh không thể nào chịu thua là họ tạo ra những ca sĩ và ban nhạc như The Shaddow, Cliff Richard, sau đó là Beatles, Rolling Stone.... cho đến mấy chục năm sau vẫn thế là bên Hoa Kỳ có “New Kid on The Block” thì bên Anh có “Take That” . Ban nhạc được thành lập vào năm 1989 bắt đầu thành công từ năm 1993 qua bài “Could it be magic” thật ra bài này không có gì mới, được hát vào đầu thập niên 80, do ca sĩ Barry Manilow người Mỹ hát theo điệu Disco, đối với Mỹ thì họ có ca sĩ Barry thì Việt Nam mình có Tuấn Vũ. Nhưng ông Barry có bài hát Copacabana được tạo thành loại nhạc kịch (Musical Theatre) nổi tiếng tại London. Về lảnh vực nhạc kịch thì người viết rất ít theo dõi vì một phần tiếng Anh kém nên không theo kịp, đây một điều đáng tiếc vì London là một thành phố nổi tiếng về ca kịch. Tuy ở đây lâu mà người viết chỉ có hai lần xem kịch là tuồng “Miss Saigon” và “Grease”. Câu chuyện “Miss Saigon” đối với người tây phương là câu chuyện bi thương, đẫm lệ cũng như ông Đạo Diễn Oliver Stone làm giàu nhờ phim chiến tranh Việt Nam như bộ phim “Heaven & Earth” , coi xong Miss Saigon thì người viết không thấy cảm giác gì hết chỉ nhớ một bài viết về Miss Saigon trên tờ “Phụ Nữ Diễn Đàn” do ông Chữ Bá Anh làm chủ bút tại Mỹ là có nói Linda Trang Đài và Nhật Hạ có đi thi để thủ vai cô Kim trong kịch nhưng rất tiếc vì không có chất giọng Opera nên bị loại ở vòng bán kết. Còn nhạc kịch “Grease” thì quá quen thuộc với tuổi trẻ vào cuối thập niên 80 do John Travolta và Oliva Newton John đóng vai chính cho cuốn phim ca nhạc này. Người viết thì nhớ cô ca sĩ Oliva nhiều hơn, cô sanh tại Cambridge, Anh quốc nhưng sau đó qua Uc và sống tại Melbourn, đến năm 1974 cô đại diện cho nước Anh thi giải Eurovision Contest với bài “Long Live Love” nhưng rất tiếc chỉ về được hạng 4 và phải chào thua ban nhạc ABBA. Cô Oliva rất là dể thương, có một cái đẹp thùy mị và đáng yêu, thế mà nay cô đã 61 tuổi rồi. Một vài bài của cô quen thuộc trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam là bài If not for you, Have you never been mellow? và If you love me, let me know. Tất nhiên các bài hát trong phim Grease do cô và John hát là những bài hay nhất. Nếu đã nói ca kịch thì không thể không nhắc tới hai nhà ca kịch đại tài của thế kỷ rồi và hiện nay là Sir Tim Rice và Sir Andrew Lloy Webber. Sir Tim Rice nổi tiếng với lời nhạc kịch như Jesus Christ Superstar, Evita, Aladin, Lion King... còn Sir Andrew thì hòa âm cho các lời nhạc của Sir Tim, tất nhiên cũng có những người khác hòa âm như Sir Elton John cho nhạc kịch Lion King. Hai ca sĩ nam đại tài của ban nhạc ABBA là Benny và Bjorn hòa âm cho phim kịch Chess của Tim Rice viết lời. Rồi kịch Evita thì nổi tiếng với bài “Don’t Cry For Me Argentina” thì đây cũng là bài hay hát trong mùa đá bong quốc tế (World Cup) do đài BBC thu hình, vì cứ mỗi lần đội Anh đá thua đội Argentina là được hát bài này sau khi bình luận, vì trong kỷ lục đá banh thì đội Anh hay thua trong vòng đá luân lưu, cứ thua như vậy là cầu thủ Anh mặt buồn thiu còn Argentina vang tiếng cười thì đâu còn bài hát nào hay hơn bài “Don’t cry for me Argentina”.

http://english.vietnamnet.vn/lifestyle/2006/11/631215/

Sự thay đổi kinh tế tại Việt nam vào thập 90 thì người Việt Nam đi ra ngoại quốc bắt đầu dể dàng hơn. Ban đầu thì các cán bộ, nhân viện có chức vụ cao cấp tại Việt Nam được nhận các khóa tu nghiệp tại các quốc gia Tây âu. Khi họ qua đây có tiếp xúc cộng đồng người Việt thì họ hay nhắc đến tiếng hát Hồng Nhung với các bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họ cho những ý kiến là Hồng Nhung thay thế được chỗ đứng của Khánh Ly. Rồi Mỹ Linh, Thanh Lam, Trần Thu Hà , đây là các ca sĩ xuất than từ Hà Nội . Họ còn nhắc đến các ban nhạc như Tam Ca áo trắng.
Sau đó bắt đầu các sinh viên Việt Nam bắt đầu đi du học. Người viết có người bạn tên là Minh Trang đã qua Anh học từ năm 1994. Thời đó sinh viên Việt Nam đi du học tại Anh là hang hiếm có, rất đặc biệt. Nghe cô kể là cô đi mua vé du lịch từ Anh qua Hòa Lan chơi, cô đi bằng xe lửa và phà, thì trên đường trở lại Anh thì nhân viên đóng dấu Passport nhìn quyển sổ thong hành của cô với ánh mắt ngạc nhiên vì anh ta làm bao nhiêu năm chưa thấy qua quyển sổ Passport Việt Nam. Khi có làn song đi du học như vậy thì các loại nhạc bên Việt Nam sẽ được nghe nhiều hơn và các loại nhạc của ca sĩ ngoại quốc chỉ nổi tiếng bên châu á nhưng không thành công bên châu âu và Hoa Kỳ như ban nhạc Micheal Learns To Rocks là ban nhạc Đan Mạch và xin tạm dừng, câu chuyện sẽ được tiếp tục vào lần tới về 5 năm cuối cùng của thế kỷ 20.

Anh Quân

Phụ lục:

Hôm nay gặp một người quen, ông ta kể lại công việc ngày xưa ông ta đã làm là Tour Guild cho lính Mỹ và du khách Mỹ, đồng thời cũng làm một công việc có lien quan tới việc các ca sĩ đi hát cho club Mỹ. Ong ta kể các ông bầu của chương trình nhạc Show trong câu lạc bộ quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đều là người Mỹ. Họ có những cái programme shows cho cả 4 mùa. Trong chương trình phải có ca nhạc, họ không thể nhắm vào các ban nhạc nổi tiếng qua hát vì tốn kém chi phí rất nhiều vì tất cả phí tổn dịch vụ này là từ quỹ United Service Organizations (USO) tài trợ. Đây là một cơ quan từ thiện, không sinh lời nên mọi ngân sách đều có hạn. Diễn viên hài Bob Hope nổi tiếng đã phục vụ trong USO vì đây là cơ quan chuyên đi đến các nơi có quân đội Mỹ đang chiến đấu nhằm đem sự giải trí đến cho họ trong thời gian xa nhà. Vì lý do đó Bob Hope đã ghé đến Việt Nam vào mùa Noel 1969.

Vì thế các ông Bầu shows phải tìm các bạn nhạc rẻ tiền, thường thì nhiều nhất là từ Phi Luật Tân và từ Uc. Còn bên phía ca sĩ Việt Nam thì mấy ông nhờ người trong nước đi tìm nhưng thường thì không có người Việt làm áp phe này. Có thể là đúng sau khi người viết đọc hai quyển về lịch sử nhạc trẻ của Việt Nam, một là của Trường Kỳ, hai là của Tùng Giang thì không ai nói về chi tiết đi hát club Mỹ. Mà người Hoa Chợ Lớn làm nhiều nhất vì 3 nguyên nhân là Người Hoa không có cãi, chịu ông chủ da trắng nói gì thì nói. Thứ nhì thì những Hoa Kiều chắc chắn không đi nằm vùng, chứ mấy ông Việt Nam thì nghi ngờ lắm lỡ vào trong căn cứ quân sự đặt mìn thì sao và cuối cùng là Hoa Kiều khá tiếng Anh mà dịch lại chính xác không thiên vị.

Thế là các ông Hoa Kiều mới tìm các nhóm ca sĩ Việt Nam. Sau đó các nhóm đi vào gặp ông bầu Mỹ là trình diễn cho các ông xem , y như là Job Interview, ai đậu thì sẽ được vào hát Club Mỹ. Thời đó đi hát cho một Club Mỹ, một đêm là $200 mà giá một cây vàng là $300. Chúng ta cũng hiểu là tụi Phi Luật Tân dù sao cũng đụng chạm tiếng Anh nhiều hơn vì lý do đó họ dể đi hát cho lính Mỹ. Mà sau khi hát cho club Mỹ còn được đi mua hàng PX nữa thì lợi nhuận khá nhiều.

Công việc người quen của người viết là khi một ban nhạc nào được các ông bầu chấp thuận, thì ông ta sẽ phát cho các ban nhạc những tờ chương trình biểu diễn như thế nào, rồi sân khấu ra sao, rồi các nơi để nhạc cụ và những thứ khác... cũng vì vậy ông ta luôn gặp ca sĩ Đức Huy, Tuấn Ngọc, Uptight.... cũng vì không có nhiều ban nhạc Việt Nam hát trong club Mỹ, nên khi mấy anh nhà báo Hoa Kỳ qua Việt Nam viết bài thì vào club Mỹ tìm tư liệu, thì thấy quá ít ban nhạc Việt Nam nên chỉ loay quanh với ca sĩ Việt họ gặp.

Nếu ngồi nghĩ lại cuộc chiến tranh Việt Nam thì người Mỹ tốn kém nhiều tiền và có một nhóm người Hoa Kiều tại Chợ Lớn được hưởng lợi nhiều nhất. Còn lý do tại sao thì không biết nói như thế nào.