Mar 9, 2022

KHI NGƯỜI YÊU ÚT BỆNH - Alouis

Bệnh mà vẫn thích dọn dẹp hehe






Mar 8, 2022

SOENDASTRAAT 1 - 6214 XX - MAASTRICHT - hình chụp năm 2012




Cửa vào nhà nằm bên hông,
bên cạnh là cửa vào garage
(sử dụng như nhà kho)

Cửa sổ ngay mặt tiền là cửa sổ chính của nhà bếp
Nhà bếp còn thêm một cửa sổ đối diện với phía cửa vào nhà
hướng về khu vườn chính bên hông trái của nhà
Trên tầng 1,
cửa sổ nhỏ ở mặt tiền + cửa xổ nhỏ xoay bên trên cửa vào nhà bên hông
là hai cửa sổ của phòng Alouis.

Cửa sổ lớn hơn xoay ra phía mặt tiền 
là cửa sổ phòng ngủ cho khách


Phòng ngủ đối diện với phòng ngủ của khách và phòng ngủ của Alouis
là master bedroom - cũng dành cho khách, không dành cho chủ:)



Cửa vào nhà của hàng xóm đã tươm tất
có trái tim treo lủng lẳng
có đè thắp sáng trước cửa


Cửa vào nhà mình thì ngược lại hichic



bên trong chỉ có đèn treo tạm
và mớ đồ lỉnh kỉnh để trên sàn 

Từ cửa trước bước vào
thấy ngay cầu thang lên lầu.

Cầu thang gỗ
thích hợp cho tất cả các đồ trang trí có màu gỗ


Bên phải cầu thang là phòng khách


Cửa lớn của phòng khách 
cũng là cửa sau của nhà

Bên trái cầu thang là nhà bếp


Cửa sổ chính của nhà bếp
xoay ra mặt tiền của nhà


Cửa sổ thứ nhì của nhà bếp
xoay về phía bên hông nhà
cũng là xoay về khu vườn chính

Từ cầu thang bước lên tầng 1,
bên trái là master bedroom,
trước mặt là bathroom.

Bathroom có cả bồn tắm nằm
lẫn bồn tắm đứng

có lavabo

và đặc biệt có một cái thùng rác
(trước khi Út đến, Alouis không có thùng rác nào trong nhà,
tất cả rác đều bỏ vào bao nylon)

Đây là hai cửa sổ chính của master bedroom

Master bedroom nhìn ra phía cầu thang

Master bedroom nhìn ra phía bathroom

Kế bathroom là phòng ngủ của Alouis
Đối diện master bedroom là phòng ngủ của khách

Phòng ngủ của khách xinh xắn nhất
đủ chỗ đặt một giường đơn
và kê ba kể tủ đầy sách.


Phòng ngủ Alouis nhìn thẳng thấy restroom duy nhất của trên lầu

nhìn xéo thấy cầu thang đi lên phòng trên mái nhà

Lên cầu thang tiếp ...


bên trái là khu giặt đồ 

bên phải là chỗ ngủ của Alouis khi Út giận Alouis :)

Xuống lại cầu thang,
thấy cửa sổ nhìn ra vườn chính

xuống tận cùng cầu thang,
thấy nhà bếp nằm bên phải

thấy phòng khách nằm bên trái


Thay vì để bảng tên "chủ quyền căn nhà"(người ta làm sẵn cho Alouis)
Út để đôi đũa có tên cả hai để xác định chủ quyền :)

và thêm vài thứ để người đi đường nhìn vào
bên trong nhà này có một ả Á châu ngự trị

Mar 6, 2022

THƠ THẨN THƠ - Doãn Cẩm Liên

 Rồi, sau bao ngày vật lộn, em gửi lại 2 bà chị bài viết đã cố gắng edit theo sự hướng dẫn của 2 bà chị. Út đọc ké nha.



Thơ Thẩn Thơ

Nàng A Phón nếu là người Việt thì sẽ có cái tên là Phương, Phượng, hay Phong gì đó. Thế nhưng nàng là người Việt gốc Hoa nên được đặt tên là A Phón. Có phải chữ A đứng trước tên gọi người Tàu dùng để chỉ đó là người nữ, là con gái? A Phón viết theo chữ Tàu là sao cũng không biết nữa, nhưng viết theo âm đọc A Phón chắc là đặng rồi.

A Phón sinh trưởng tại miền đồi núi Pleku, trung phần nước Việt Nam. Bố mẹ nàng có một tiệm ảnh trên phố chính có lắm người qua lại. Công việc làm ăn của ông bà khá thành công, tiệm ảnh luôn tấp nập người ra vào chụp ảnh. Khi thì cô và cậu học sinh vào chụp hình làm thẻ học sinh, khi thì gia đình chụp hình toàn gia cho sự kiện đặc biệt nào đó, hoặc nhiều trường hợp khác nữa mà may ra chủ tiệm mới có dữ liệu. Thuở đó đâu dễ sở hữu một máy ảnh trong nhà. Nhà nào khá giả may ra mới có một máy chụp hình với những cuộn phim trắng đen. Mãi sau này những năm trước cột mốc 1975, thì hãng Kodak, Fuji mới thâm nhập phim màu vào thị trường Việt Nam.

Do vì sự giao dịch của ông bà rất thân thiết với người dân Việt ở vùng này, nên con cái của mình, ông bà thấy không cần thiết phải cho vào trường Tàu học. Mà muốn cũng không được vì vùng đồi núi này làm gì có đủ nhiều người Tàu để thành lập một trường Tàu cho cư dân gốc Tàu học tiếng Tàu! Thế là A Phón, em trai, em gái của nàng được dạy dỗ giống như người địa phương tại đây.

A Phón đi học trường Việt, nói tiếng Việt, chơi bạn Việt. Nàng nói tiếng Việt sõi lắm, giỏi nữa là đằng khác. Đến năm nàng lên trung học, vào tuổi biết yêu thì nàng làm thơ. Thơ tình nàng làm cho người thơ của mình thật là hay và được lưu truyền trong nhóm bạn. Bảo đảm người tình của nàng đọc được thì càng mê mẩn và thêm đậm tình. Nếu không phải người tình mà đọc thơ nàng thì có rung động khác đôi chút. Và có thể dùng nó cho cuộc tình của mình.

Người thơ, làm thơ, và tình thơ dĩ nhiên là lãng mạn. Nên chàng của A Phón đã gửi tặng nàng bài thơ này khi hai người bất ngờ gặp nhau ở Sài Gòn. Sau cuộc chạy loạn vào tháng 3 năm 1975.

Thơ thẩn thơ

Thơ trong tôi đọng lại, thành câu nhạc tặng người

Thơ trong tôi cười cười

Nói nói với chính tôi

Khuyên nhủ đừng yêu vội 

Khuyên nhủ cứ rong chơi

Rong chơi dù tăm tối

Rong chơi trong buồn vui…

Thơ của Chàng thơ 

Phải rồi, tuổi thanh niên vừa lớn lên, A Phón nào có hiểu gì mấy về chuyện đời, cuộc sống và thơ. Tiền và thơ liên hệ ra sao? Sống, hít thở và làm thơ được là vui rồi? A Phón nghĩ vậy. Vì nghĩ vậy nên nàng chẳng mấy giống các em gái Tàu khác trong trường!

“Yêu trước rồi làm thơ hay làm thơ trước rồi mới yêu” A Phón đôi lần tự hỏi mình vậy. Chắc là thơ và yêu được sinh ra cùng lúc để bổ sung cho nhau, nàng nghĩ vậy.

“Tôi muốn hỏi một người đang ở núi

Có bao giờ nghe gió nhắn gì không?

Tôi muốn biết đất trong vườn hoang dại

Vừa nở thêm được mấy nụ hồng?”…

Thơ của Nàng thơ

Biến sự tháng 3 năm 1975 làm vùng đồi núi Pleku dợn sóng. Quân miền Bắc tiến chiếm đóng vùng cao nguyên làm chốt canh giữ, tiến công xuống vùng xuôi và đánh vào Sài Gòn. Gia đình A Phón kịp di tản xuống Sài Gòn. Một số người dân tại đây, trong đó có chàng, cũng kịp trốn thoát họa cộng sản xuôi Nam, đến trú tại Sài Gòn. Chàng gặp nàng tại đây. Rồi đến tháng 4 năm 1975, toàn miền Nam bị thốn tín trọn vẹn bởi cộng quân. Thời buổi nhiễu nhương, khốn khổ cho toàn thể dân miền Nam. 

Chiến sự có làm cạn nguồn thơ người thơ hay không? Có vẻ là không thì phải!

Tha hương ngộ cố nhân, mà cuộc sống càng khó khăn, đường cùng thì con người ta phát sinh một lối thoát. Thơ! 

Thơ và yêu, vị cứu tinh của A Phón.

A Phón yêu chàng thơ. Chàng thơ yêu nàng thơ. Mối tình thơ. Bởi vì cả hai đều là người nói ra thơ, thở ra thơ. Thơ tình yêu, thơ đối đáp thơ, thơ thật là thơ. Trai tài gái sắc. Chàng lại còn có biệt tài phổ thơ thành nhạc để âm ư hát, dễ nhớ, dễ truyền miệng và dễ thuộc lời thơ. Các bạn và chàng đã hát những bài hát có nhạc do chàng phổ lời thơ A Phón để tán tỉnh nhau. Vui lắm!

Sau giờ học và giờ đi làm là những cuộc hẹn hò. Chàng là sinh viên trường kiến trúc, nàng làm thư ký cho một hãng sửa xe hơi trong quận 5. Có hôm hai đứa rủ nhau đi xem đá banh. Vì chàng thích đá banh. Nàng chưa chắc thích nhưng thích được cùng đi, được ngồi cạnh nhau, và cùng với nhau nói cười. Mà thuở đó, sau 1975 cho đến 1990 Sài Gòn có ít thú tiêu khiển! Đá banh là môn thể thao được nhà nước cộng sản đem ra chiêu dụ nhân dân một cách lành tính nhất. Việc thắng bại của hai đội banh không cần thiết, mà cần cái ứng dụng làm dân chúng quên đi những đói, khát, thiếu thốn, buồn bực, thương nhớ thời xưa trước 1975… mà tình thơ của nàng chàng có chút vui vẻ và sảng khoái!

Câu hỏi một lần nữa lại nổi cộm trong đầu A Phón “Thơ có nuôi sống ta không vậy?”

Rồi lại có những buổi A Phón được chàng rủ đến nhà thầy giáo chơi. Thầy dạy môn điêu khắc. Thầy tụ tập đám học trò trường Kiến Trúc lại đàn ca hát xướng. Thầy rất chịu chơi hoặc nói cách khác là thầy đầy tính nghệ sĩ nên trò và thầy cứ như là anh cả và đám em út vui vẻ với nhau. Có những đêm trăng, nhà thầy ở làng Báo Chí, có khoảnh vườn đủ rộng để ánh trăng rơi rớt xuống, có phòng khách rộng đủ sức chứa năm mươi đứa học trò, thế là thơ được ngâm lên, nhạc được hát vang, đàn được ôm lên hòa cùng với tiếng hát. Ôi không gian thời gian như ngừng lại để thầy trò vui vầy. Và để cho tình thơ và người thơ liêu riêu cùng ánh trăng rơi rụng trên mảng vườn um tùm cây cối.

Cuộc sống đầy thơ nhạc thật là muôn vẻ đẹp.

Thế rồi, A Phón đã mơ được làm một nửa kia của chàng. Vì chúng ta có nhiều điểm giống nhau và có nhiều yêu thương. Nhưng ba mẹ nàng, người Tàu, họ đâu có muốn con gái lấy người ngoại tộc. Rể bắt buộc phải là người Tàu để còn giữ gìn giống nòi. Người Tàu tha hương rất chú trọng đến việc gìn giữ nòi giống Tàu của mình. Quả đúng là vậy, người Tàu đi khắp năm châu bốn bể, sinh con đẻ cái đầy đàn, nhưng bao giờ họ cũng muốn giữ gìn nòi Tàu và tiếng nói Tàu. Họ không chấp nhận con gái lấy người ngoại quốc, chỉ có thể tạm chấp nhận con trai được lấy gái ngoại quốc. Vì người đàn ông Tàu luôn chủ động và điều hành gia đình của họ. Vợ con không được mặc áo qua khỏi đầu!

A Phón biết vậy. Và chàng cũng biết vậy. Chàng muốn có sự thối lui để A Phón trọn đạo con cái với ba má. Nhưng chưa biết lui bằng cách nào vì chưa cần thiết phải lui ngay. Có gì ràng buộc đâu mà sợ.

Người thơ bắt đầu lung lay cái ý tưởng lấy nguồn thơ mà làm nguồn sống. Nhưng chưa rõ ràng cho lắm.

Đến một ngày kia, A Phón được chàng đưa đến chơi một gia đình người bạn. Chàng giới thiệu với A Phón rằng…

- Tui biết chị này có biệt tài kể chuyện. Chị ấy đọc sách nhiều lắm, truyện tiếng Tây, truyện tiếng Ta đủ thứ. Đọc xong là có nhu cầu kể, thế là các em của bả thường hay quây quần quanh chị để nghe kể chuyện. Tui đã từng được nghe chị ấy kể chuyện rồi, hay lắm. Tụi mình đến chơi hy vọng gặp đúng lúc chị kể chuyện thì mình nghe ké nha.

- Ừ, thì đi.

Thoạt đầu A Phón cứ ngỡ chàng của mình đến chơi với chị ấy vì câu giới thiệu:

- A Phón, bạn em nè chị. Em kể cho bạn nghe về chị nên nàng rất muốn được gặp và được nghe chị kể chuyện.

Chàng hoàn toàn dấu tịt mối quan hệ của chàng với gia đình bà chị này là với một người khác, cô em của bà chị. Cô này chắc cũng khoảng chừng sấp sỉ tuổi với A Phón. Giới thiệu với A Phón mình chơi với bà chị như một thằng em trai thì an toàn. A Phón tin liền. 

Còn bà chị “kể chuyện hay” cũng có hơi thắc mắc trong bụng là sao cái tên này chơi với em gái mình, mà nó lại dắt một con bạn gái khác đến giới thiệu với mình vậy ta!? Mà trong câu chuyện hắn ta với A Phón thì em mình dường như chẳng phải là bạn của hắn. Hắn đến đây chơi với mình chứ không phải chơi với em mình! Hừm…

A Phón nào có hay chi tiết nhỏ trên. Thế nhưng phụ nữ có giác quan thứ Sáu hay lắm. Chỉ cần thêm một vài lần nữa đến chơi với bà chị “kể chuyện hay” này, A Phón liền thấy bóng dáng cô em ra vào, thấy hướng mắt nhìn của chàng. A Phón hiểu liền, bèn suy nghĩ mình phải làm gì đây!? Mình phải dành chàng lại cho mình thôi. 

Mỗi lần suy nghĩ về chuyện này là mỗi lần A Phón thấy thúc bách phải viết cho cô nàng kia một bức thư, về mối tình của ta và chàng. Cô nàng chỉ là người đến sau, ta là người đến trước, rất nhiều kỷ niệm và bao nhiêu bài thơ ta tặng chàng. Nàng kia làm gì có được những ưu thế như ta!? Nhưng không, ta vẫn thua cô nàng một điểm, điểm mấu chốt là ta là người Tàu, nàng kia là người Việt. Ba má ta mà biết được chuyện này chắc ông bà mừng thầm đấy thôi!

A Phón liền viết một bức thư xác định chuyện tình của “tui với chàng”, chuyện hai đứa tụi tui làm thơ, trao thơ và hát thơ. Với hy vọng cô nàng tự nguyện buông trả chàng lại cho mình.

Nào có chuyện ai nắm giữ ai!?

Đó là phần lo lắng của A Phón và những gì làm được. Nhưng ngược lại phía bên nàng kia, thấu hiểu nỗi lòng A Phón. Và cũng may cô nàng “em bà chị kể chuyện hay” là con nhà biết tin và biết sợ thuyết “nhân – quả” nên rút chân ra khi biết mình dẫm chân lên chân người khác. Vì nghĩ rằng phụ nữ nhận phần thiệt trong tình trường hơn nam giới. Chàng thơ được tất cả. Trong ba người, hai nữ một nam, phe nữ lúc nào cũng thiệt thòi, cho dù là bên thắng cuộc. 

Thế là A Phón thấy liền hiệu quả của bức thư mình gửi đi. Chàng đã quay lại với mình. Vì khoảng hơn nửa năm rồi, chàng thưa dần những cuộc hò hẹn, không thấy rủ rê đi uống cà phê, không bóng đá, không ciné… Phải chăng chàng mắc bận nghe kể chuyện, mắc bận vui vẻ với cô nàng kia!

Giác quan thứ Sáu của A Phón làm việc giỏi lắm. Nàng nhận ra ngay, sự quay lại của chàng có một cái gì khang khác. Không còn như xưa. Giống như có một khoảng cách vô hình ngăn cách giữa mình và chàng, mà chàng lại không muốn phá nó đi để bước qua. Cô nàng kia làm gì chàng? Cô nàng nói gì? Mà sao thần mặt chàng u tối, u buồn thế!?

Bớt cả chuyện thơ qua thơ về, nhạc cũng không nốt.

A Phón nhận thấy chàng thoải mái và vui vẻ khi đến chơi với gia đình bà chị “kể chuyện hay” hơn là ở gia đình mình. Vì ở nhà mình ai ai cũng phải nói tiếng tàu với nhau, mà khi quay sang nói chuyện với chàng mới đổi sang tiếng Việt. Đó là một rào cản khiến chàng có chút khựng lại. Những biểu hiện không mấy vui của ba má khi chàng đến rủ mình đi chơi. Làm sao chàng không thấy được thái độ này. Ba má vẫn giữ đủ lễ nghi cần thiết khi chàng đến kèm toán cho thằng em trai, lẽ dĩ nhiên, vì chính ông bà mời người ta đến làm gia sư cho con mình. A Phón thấy có sự hơi ganh tị nổi lên trong lòng, vì những sự khác biệt trên. Sao cô nàng kia lại nhiều may mắn thế.

Nhưng rồi trong A Phón cũng còn một điểm hơi thắc mắc nữa là cô nàng nói gì mà chàng quay trở lại? 

Đâu có gì khó hiểu đâu. Vì chàng được gạch đít cho thấy “đã đi hai hàng”, “tình cảm không rõ ràng đối tượng”, “đã rất tham lam trong tình yêu”…!

A Phón cũng nhận thấy chàng của mình có những tính như thế. Đàn bà con gái là thế! A Phón và cô nàng kia có đồng quan niệm sống thì phải. Thế là, A Phón bèn có quyết định là chìu lòng ba má, dắt các em đi vượt biên. Quyết định này sẽ là lối thoát toàn vẹn nhất cả cho cuộc tình hai đứa, trọn đạo con cái với ba má, và hợp thời với tình hình đất nước con người thời điểm đó. Người người vượt biên, nhà nhà vượt biên, cột đèn có chân cũng đòi đi vượt biên!

A Phón để chàng ở lại trong một ngày không định trước. Mặc kệ chàng cho cuộc tình “đi hai hàng” và nhiều bất công. Cuộc chia ly sẽ “stop” không còn gây buồn thương cho hai phụ nữ, chàng có buồn thì chàng ráng chịu. Mà chưa chắc gì chịu lâu đâu! 

A Phón và hai em thành công trong chuyến vượt biên này, đã đến bến bờ an toàn. Chẳng bao lâu, A Phón lấy chồng, một ông chồng người da trắng mắt xanh mũi lõ. Rồi A Phón bận rộn việc làm vợ, làm mẹ. Mẹ của một bé gái. Không còn thơ thẩn thơ ở nơi xứ người. Thơ cần phải lui ra ở một vị trí thấp hơn là chồng con và hạnh phúc gia đình.

Hình như trong A Phón đã manh nha có câu trả lời cho “Thơ thẩn thơ hay sống thật là thật sống?”

Nhưng rồi… hình như nàng thơ không dứt được đường tơ thì phải! Vì tiếp theo đó A Phón lại vương vấn một cuộc tình khác với một chàng Việt Nam khác mà cũng đầy chất thơ và nhạc. Ai bảo là ở đất trời Tây là ta quên mất nguồn gốc Á Đông của mình đâu. A Phón, thăm thẳm sâu trong tâm, vẫn thèm được nói tiếng Việt, làm thơ tiếng Việt, tán tỉnh nhau bằng tiếng Việt. A Phón không có duyên với người Tàu, vì không thấy có bóng dáng anh Tàu nào trong cuộc đời tình ái của nàng cả. 

Bản tính, phần cốt lõi con người, thường được bảo vệ kỹ nhất. Nó khó thay đổi, cho dù hoàn cảnh, môi trường cuộc sống có lôi kéo đi bao xa, nhưng khi sự căng thẳng này được cất đi thì mọi chuyện trở lại như cũ. A Phón cũng vậy khi cuộc sống đến tuổi lục tuần, không còn những bức bách cho sự nghiệp và con cái nữa thì nàng trở lại thành “nàng thơ” như thuở nào.

Còn chàng của A Phón ở lại Việt Nam. Đứt nguồn thơ vì người thơ đã ra đi. Chàng chuyển thơ thành sự nghiệp, tốt nghiệp trường Kiến Trúc, được gọi tên là kiến trúc sư. Hai năm sau chàng cũng lên xe bông về nhà vợ. “Happy ending” lấy đúng cô nàng, em gái của bà chị “kể chuyện hay” ngày đó. Vì đây cũng là một mối chân tình. Mối tình đẹp vì cả hai cùng yêu nhau chân thành, cho dẫu có trục trặc khúc đầu. Một mối tình không vì tiền bạc vì lúc đó cả hai cùng nghèo. Lại cộng thêm thời gian khốn khổ nhất của người miền Nam, làm kẻ thua cuộc.

Nguồn thơ và nhạc chàng chuyển thành nguồn sáng tác thơ nhạc cho con, khi bế đứa con đầu lòng trên tay. Đứa bé được hưởng một gia tài lớn với những bài hát dạy đánh vần các mẫu tự A, B, C, E, O và nhiều nhiều bài khác nữa.

Với chàng “Thơ Thẩn Thơ” chỉ cần đổi chủ đề, đổi đối tượng và tùy theo hoàn cảnh là nó lại trở thành hữu ích cho cuộc sống. Trong đời sống, con người ta vẫn cần một góc nhỏ để xả “stress”. Với chàng thì làm thơ làm nhạc cho vợ con, sau những giờ làm việc căng thẳng là những lúc thần tiên nhất.

Thời gian trôi đếm được đến con số bốn mươi mốt năm (41). Họ đã cho ra đời hai đứa con gái xinh xắn, ngoan ngoãn, thế hệ thứ hai. Tiếp đến thế hệ thứ ba là bốn cháu ngoại ra đời. Chồng vợ con cái cháu chắt lấy chữ “yêu thương nhau” làm đề mục chính cho cuộc sống. Thơ là chuyện phụ, nhưng cũng chiếm một góc nhỏ để làm cuộc sống thêm phần thơ mộng.

Hết chuyện!

California, ngày 3 tháng 1 – 2022

Lien Doan


Mar 3, 2022

HÔM NAY GIỖ CHÚ PHONG 03.03.2020-2022 - Hiển Ngọc Huy Đăng

Hippo nấu cơm dẻo cho ông chẻ xơi. Nó hỏi em thích ăn gì để sau này cúng cho em ăn, em nói 🦀 cua, nó nói mắc quá. Cha nhà nó thiệt mà 🤨 bố Ển thi se đuoc Hippo cúng bún chả 😋.

Last year có hoa hồng cúng ông chẻ, mưa 🌧 quá xá vườn nhà em hoa rụng het, cho nên cắt lá có màu thôi chứ ko phải tía tô 😂