Jun 30, 2009

TỪ BI HỶ XẢ

Photo: HTBNgọc

Tâm Từ bao trùm mọi chúng sanh. Tâm Bi cứu vớt những chúng sanh đau khổ. Tâm Hỷ vui vẻ trước những chúng sanh hạnh phúc. Tâm Xả bao trùm việc tốt và xấu, những điều khả ái và những điều khả ố, thích thú hay nghịch lòng đều buông xả một cách tự tại vô ngại. Vì chấp trước phiền não nên mới sanh tử luân hồi. Đức Phật dạy chúng ta phóng hạ vạn duyên tức thới thành Phật. Nghĩa là buông xả hết muôn duyên, không còn mảy may dính mắc thì liền thành Phật đạo. Chấp trước thì nặng nề bực bội, buông xả thì được nhẹ nhàng thanh thoát, nhất là xả được tất cả vọng tưởng điên đảo thì mới thật là Đại Xả vậy.

Như vậy thì Tứ Vô Lượng Tâm là bốn đức tính vô cùng quý báu của Đại Thừa Tâm Pháp mà hàng Phật Tử xuất gia hay tại gia đều phải thực hành để mau viên thành đạo quả.

Người không biết tu thì thấy đường đạo xa xôi diệu vợi dễ sanh lòng chán nản. Còn người biết tu thì cảm thấy rất dễ dàng, an nhàn giải thoát.

Rất mong tất cả mọi người đều hăng hái phấn khởi thực hiện Pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm nói trên.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

TÂM XẢ

Photo: HTBNgọc

Xả là đức tính thứ tư trong Tứ Vô Lượng Tâm, khó thực hành nhất mà cũng cần thiết nhất trong bốn đức tính cao thượng. Xả ở đây không có nghĩa lạnh lùng, lãnh đạm, không màng đến thế sự, cũng không phải cảm giác vô ký không vui thích, không phiền não.

Khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa là thường tình. Hạng người trong sạch, đạo đức thường bị chỉ trích và khiển trách. Giữa cơn giông tố của trường đời, người quân tử luôn luôn giữ tâm bình thản.

Được thua, thành bại, ca tụng, khiển trách, hạnh phúc về phiền não là những việc thường xảy ra trong làm xúc động con người. Được ca tụng thì vui thích, bị khiển trách thì buồn rầu là lẽ thường. Nhưng giữa cuộc thăng trầm của thế sự, Đức Phật dạy ta: “Người khôn luôn luôn thản nhiên, hành Tâm xả, vững chắc như tảng đá to sừng sững giữa trời”.

Đời sống của Đức Phật là một gương sáng về Tâm Xả cho những ai còn luân chuyển trong vòng Tam Giới. Chưa từng có vị giáo chủ nào hoặc một nhân vật nào bị chỉ trích nghiêm khắc, bị đả kích, sỉ nhục hoặc bị lăng mạ nhiều như Đức Phật. Đức Phật lại cũng là người được tán dương, sùng bái và tôn kính nhất.

Ngày kia trong khi Đức Phật đi trì bình khất thực, có một đạo sĩ bà la môn ngạo mạn kêu Ngài là người cùng đinh ăn mày và đối xử với Ngài hết sức vô lễ. Ngài thản nhiên chịu đựng và ôn hoà giải thích cho Đạo sĩ thế nào là cùng đinh và vì sao chẳng nên khinh rẻ hạng người này, khiến cho vị đạo sĩ lấy làm khâm phục.

Một lần khác có người thỉnh Đức Phật tới nhà trai Tăng. Khi Đức Phật đến, chủ nhà lại dùng lời vô lễ đối xử với Ngài một cách thậm tệ. Nhưng Đức Phật không tức giận, ôn tồn hỏi chủ nhà: “Nếu ông biết có khách đến viếng nhà ông, ông phải làm sao?”
Chủ nhà đáp: “Tôi sẽ sửa soạn một bữa cơm để đãi khách”.
Đức Phật nói: “Tốt lắm nhưng nếu khách không đến thì làm sao?”
Chủ nhà đáp: “Thì tôi sẽ cùng vợ con chia nhau bữa cơm”.

Đức Phật nói : “Tốt lắm, này bạn, hôm nay bạn mời Như Lai đã đến nhà để đãi ăn. Bạn đã dọn lên cho Như Lai những lời thô lỗ, cộc cằn. Như Lai không nhận, vậy xin bạn hãy giữ lấy.”
Lời nói này đã làm cho chủ nhà thay đổi hẳn thái độ.

[...] Đó là những lời vàng ngọc mà Đức Phật khuyên ta nên ghi nhớ hàng ngày trong kiếp sống vô thường này.

Tại một xứ nọ có lần một mệnh phụ phu nhân xúi dục một người say rượu đến nhục mạ Đức Phật thậm tệ, đến đỗi Đại Đức A Nan không thể chịu được, nên yêu cầu Đức Phật sang qua Xứ khác. Nhưng Đức Phật không đổi chỗ cũng không hề xúc động.

Một người đàn bà khác giả có mang để vu oan Đức Phật giữa công chúng. Một người đàn bà khác nữa bị giết để vu cáo Đức Phật phạm tội sát sanh.

Một người bà con và cũng là đệ tử của Phật cũng manh tâm lăn đá từ trên đồi cao quyết giết hại Ngài. Chí đến trong hàng đệ tử của Ngài cũng có người hờn trách Ngài là đố kỵ, thiên vị, bất công v..v…

Trái lại một đằng khác có bao nhiêu người sẽ tán dương công đức và ca tụng Đức Phật, bao nhiêu Vua, Chúa đã khấu đầu lễ bái dưới chân Ngài. Như mặt đất, Đức Phật nhận tất cả với một tâm xả hoàn toàn.

Vững như voi, mạnh như hổ, ta nên run sợ trước tiếng động, miệng Lân, lưỡi Mối không làm cho ta xúc động, như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vưóng trong lưới. Tuy sống giữa chợ, người ta không nên luyến ái những lạc thú huyền ảo và vô thường của đời.

Như hoa Sen từ bùn nước đục, vượt lên trên bao nhiêu quyến rũ của thế gian, phải sống trong sạch luôn luôn tinh khiết, luôn luôn yên tĩnh và an vui.

Người thù trực tiếp của Tâm Xả là sự luyến ái và kẻ thù gián tiếp của Tâm Xả là sự lãnh đạm, thái độ lạnh lùng, xoay lưng với thế sự.

Tâm Xả lánh xa lòng tham ái, chấp trước và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của Tâm Xả. Người có tâm xả kông thích thú trong vui sướng, cũng không bực tức trong phiền não. Người có Tâm Xả đối xử đồng đều không thấy sự khác biệt giữa người tội lỗi và bậc Thánh Nhân.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy


TÂM HỶ

Photo: HTBNgọc

Đức tính cao thượng thứ ba trong Tứ Vô Lượng Tâm là Hỷ. Hỷ đây không phải là cái vui đón cảm tình riêng đối với một người nào, cũng không phải là trạng thái thoả thích suông. Hỷ là lòng hoan hỷ trước sự an vui của người khác, trước sự thành công của mọi người.

Lòng ganh tỵ là kẻ thù trực tiếp của Tâm Hỷ và hỷ là cái vui làm tiêu tan lòng ganh tỵ. Ganh tỵ có sức phá hoại vô cùng nguy hiểm. Có nhiều người lấy làm bực tức khó chịu khi thấy hoặc nghe nói người khác thành tựu mỹ mãn một công việc. Thấy người thất bại thì vui mừng thoả thích, trái lại không thể chịu đựng sự thành công của kẻ khác và cố gắng phá hoặc bóp méo sự thật để chê bai người, thay vì vui lên để tán dương thắng lợi của người.

Về mọi phương diện, chính người có Tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do Tâm ấy đem lại hơn là người khác, vì Tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm hỷ không bao giờ làm trở ngại đường tiến bộ và khuấy rối sự an lạc của ai.

Con người phàm phu tầm thường luôn luôn có tính thừa cơ rửa hận, nên không bao giờ bộc lộ được vui vẻ trước cái vui của người thù nghịch mà chỉ có thể phát hiện dễ dàng đối với người mình thân thích mà thôi.

Lòng ganh tị còn thúc đẩy con người để hại đối phương. Đó là bản tính tội lỗi của người thế gian đang miệt mài say đắm trong ảo mộng. Nếu so sánh Tâm Từ với Tâm Bi thì Tâm Hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có Tâm Hỷ phải có ý chí mạnh mẽ và phải hết sức cố gắng.

[...] Người Phật Tử nên thực hành Tâm Hỷ trong đời sống cá nhận, cũng như đời sống tập thể, để tạo an vui hạnh phúc và vươn mình lên để sống trong sạch và thanh cao.

Đặc tánh của Tâm Hỷ là hoan hỷ với người thành công, người phước lộc, vui một cách thành thật, thoải mái chớ không phải làm ra vẻ hân hoan ngoài mặt mà bên trong chất chứa căn thù. Vui cười hỷ hả không phải là đặc tính của Tâm Hỷ và làm trò phỉnh thích được coi là kẻ thù gián tiếp của Tâm Hỷ. Tâm Hỷ là đức tánh thành thật chung vui, chung mừng và ngợi khen. Tâm Hỷ loại trừ mọi hình thức bất mãn trước sự thành công của kẻ khác.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

TÂM BI

Photo: HTBNgọc

Đức tính thứ nhì giúp con người trở nên cao thượng là Tâm Bi: Bi là động lực làm cho Tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì thoa dịu lòng đau khổ của người khác. Đặc tánh của Tâm Bi là ý thức giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.

Lòng của người có tâm Bi thật mềm dịu hơn cả những đóa hoa mềm. Ngày nào chưa cứu giúp được kẻ khác thì tâm Bi không hề tự mãn. Lắm khi để làm êm dịu sự đau khổ của kẻ khác, người có tâm Bi không ngần ngại hy sinh đến cả thân mình. Như sự tich trong kinh Hiền Ngu đã nêu lên cho ta gương lành của một vị Bồ Tát tự nhiên hiến thân cho cọp mẹ và bầy con đói.

Chính do nơi tâm Bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ. Người có tâm Bi không sống cho mình mà sống cho kẻ khác, luôn luôn tìm cơ hội để giúp cho đời nhưng không bao giờ được đền ơn đáp nghĩa.

Đối tượng của tâm Bi là gì?

Là những kẻ nghèo hèn đói rách, túng thiếu, cơ hàn, đau ốm, cô đơn, dốt nát, hư hèn, người có đời sống ô trược buông lung là hạng người cần đến Tâm Bi của những tấm lòng trắc ẩn cao thượng, không phân biệt chủng tộc, giai cấp hoặc tôn giáo. Chẳng luận về phần tinh thần hay vật chất, bổn phận có tâm Bi là giúp đỡ cho hết đau khổ, biết bao nhiêu đàn ông, đàn bà, trẻ em, già cả đang sống trong cảnh cơ hàn, thiếu thốn đến suy kiệt là người còn da bọc xương, hoặc chết cúm ngoài đầu đường xó chợ.

[...]
Người giàu có tiền của có bổn phận giúp đỡ cho kẻ nghèo vật chất. Người giàu tinh thần. đạo đức cũng có bổn phận giúp đỡ kẻ nghèo tinh thần, mặc dầu người ấy có thể là một đại phú có tiền rừng bạc bể. Kho tàng của báu không đem lại an vui cho tinh thần. Tâm trạng an vui chỉ do kho tàng đạo đức tạo ra mà thôi.

Hạng người phóng đãng tội lỗi lại càng được sót thương hơn vì họ là những người bịnh hoạn về tinh thần. Ta không khinh rẻ hay bài xích hạng người yếu đuối ấy, vì họ đã bị lầm đường lạc nẻo, ta nên thương xót và dìu dắt họ trở lại con đường phải.

Cha mẹ thương đồng đều các con nhưng đặc biệt chăm nom săn sóc những đứa ốm yếu hoặc kém sút, cũng như thế, tâm Bi của ta phải bao trùm tất cả chúng sanh đau khổ nhưng riêng đối với những hạng người bịnh hoạn tinh thần, sút kém đạo đức, ta nên có lòng thương xót đặc biệt và hết lòng giúp đỡ dẫn dắt họ trở lại đường lành.

[...] Bên trong mỗi người, dẫu là xấu xa tàn ác đến đâu, đều có ngủ ngầm những đức tính tốt. Đôi khi chỉ một lời nói phải đúng lúc cũng có thể cải hoá được con người từ dữ ra lành.

[...] Thế gian ngày nay sống trong sự sai lầm cầm thú oán hận, tham lam, ô trược là nhơn loại đang đi đang đi lần đến họa diệt vong. Muốn cứu vãn tình thế, toàn thể loài người cần phải thực hiện Tâm Từ Bi để tiêu trừ những hành động độc ác và tàn bạo. Ta cũng nên nhận định rằng Tâm Bi của Phật Giáo không phải những giọt nước mắt nhỏ suông mà gọi là thương xót mà phải thể hiện bằng việc làm từ thiện. Kẻ thù gián tiếp của Tâm Bi là sự âu sầu, phiền não.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

Jun 28, 2009

TÂM TỪ

Photo: HTBNgọc

[...]

Thật ra không có một ngôn ngữ nào tả cho đúng nghĩa chữ (Matta) Từ trong Phạn Ngữ. Thiện ý, từ ái, hảo tâm, bác ái là những danh từ tạm gọi là đồng nghĩa với Matta mà thôi.

Nghịch nghĩa với Matta (Từ) là lòng sân hận, ác ý, thù oán, ghen ghét. Từ và sân hận không thể phát sinh cùng một lúc. Thù oán cũng không thể chứa đựng được Từ. Đức Phật dạy rằng không thể lấy thù oán để diệt sân hận. Chỉ có Tâm Từ mới dập tắt đưọc lòng sân hận.

Không những dập tắt được lòng sân hận, Tâm Từ còn diệt trừ các mầm tư tưởng bất thiện đối với một người khác. Người có Tâm Từ không bao giờ là nghĩ đến sự làm hại, làm giảm giá trị hoặc bài xích ai. Không bao giờ sợ ai cũng không bao giờ làm ai sợ.

Cần chú ý: Kẻ thù gián tiếp thường mang lốt của Tâm Từ một cách sâu uẩn bất ngờ là lòng trìu mến vị kỷ. Nếu quan niệm không đúng đắn Tâm Từ có thể trở thành luyến ái. Kẻ thù gián tiếp này thật là tế nhị mà cũng thật là hiểm độc. Nó hành động như người ẩn núp trong rừng sâu hay ở sau một sườn núi để chờ đợi hại người khác, hoặc nó làm người bạn thân ở kế bên ta mà lúc nào cũng chực hờ để ám hại ta. Lòng trìu mến đem lại phiền não, Tâm Từ chỉ tạo sự an lành hạnh phúc.

Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thường yêu, trìu mến con cái, con cái trìu mến cha mẹ, vợ mến chồng, chồng mến vợ, tình luyến ái giữa những người thân yêu là một lẽ thường, một sự tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại nếu không có tình thương nhưng tình thương luôn luôn có ích kỷ hẹp hòi không thể sánh được với Tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sanh trong vũ trụ bao la. Do đó lòng từ đồng nghĩa với tình thương ích kỷ.

Có ý muốn làm cho kẻ khác yên vui là đặc điểm của Tâm Từ. Người có Tâm Từ luôn luôn cố gắng tạo sự an lành cho tất cả chúng sanh, chỉ thấy những điều tốt đẹp nơi mọi người và không khi nào nhìn cái xấu xa hư hỏng của một ai.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

Jun 26, 2009

Fête nationale du Québec - Thanh Tùng

Bà Thanh ơi,

Út nó đòi tôi tả chuyện gọi là rong chơi cho bà nghe (đọc), mặc dù chả có gì là hay ho hết, vả lại đó không phải là rong chơi, mà chen chúc, trong biển người đêm St-Jean (Saint patron du Québec, la fête étant considérée fête nationale du Québec, donc bà Thủy et moi, on ne faisait que notre devoir de citoyens) .


Ngộp thở bà ơi! Bà Thủy với tôi cùng liên tưởng đến biển người ngập tràn đường phố Paris những đêm đen lịch sử 1789. Chỉ khác là ở đây người ta reo vui, đàng kia người ta reo hận, hẳn đáng sợ hơn nhiều. Tụi tui nhập bọn với tụi trẻ, gặp chỗ có nhạc xập xình, hai vợ chồng già tôi cũng bày đặt nhảy nhót, làm thế nào rớt mất tiêu cặp mắt kiếng. Có vậy thôi mà cô Út đòi tôi kể bà nghe bằng được !

Quý vị có thể thấy tấm hình dưới đây tôi chụp đêm đó (chụp rất khó Út ơi, vì tối, không có flash, không có tripod, mà người ta chen chúc dữ quá) .

Ngoài ra, cùng cuốn phim đó, Út ơi, anh có chụp hình hôm anh chị đi St-Eugene sur l’Islet, một cái làng cách Québec khoảng 100 km, xem chim trời. Hình tĩnh và thơ mộng hơn nhiều.


http://picasaweb.google.fr/ttung.nguyendang/TourOrnithoAStEugeneSurLIsletJuin2009?authkey=Gv1sRgCPiZuPSF25vVOQ#


Ngoài cái lễ St-Jean, hai vợ chồng tui còn "xuống đường" thêm một đêm nọ để xem Cirque du soleil mở dầu cả chương trinh diễn xuất cả mùa hè ở Québec, trình diễn ngoài trời, luu động. CẢ MÙA HÈ!!!! Tui gửi mấy tấm của dân pro chụp đoàn xiếc cho quý vị xem trước, hẹn lá thư kế sẽ kể chuyện về đoàn xiếc tài tình này.



(http://photos.cyberpresse.ca/68-6573/#enVedette/0/recherche/Rechercher%20un%20album/0/onglets/68/0/album/6573/163193/)

Thân

Tùng

Ẩm thực - BÒ LÚC LẮC

Khoe mọi người tài làm bếp của anh Anh nè : ) : )

Mẹ Thanh


Photo- anh Anh


Wok-seared "Shaking" Beef

Use both the light and dark soy sauces if you want a little extra deep color. Feel free to dress up the final platter with some tomato wedges. If serving without the watercress, opt to present the beef with a side of salt, pepper, lime dipping sauce (muoi tieu chanh) for guests to dip the cubes in.

1 1/4 pound tri-tip (bottom sirloin/culotte) steaks

Marinade:
1/2 teaspoon freshly cracked black pepper
1 1/2 teaspoons sugar
2 cloves garlic, minced
2 tablespoons oyster sauce
1 teaspoon fish sauce
1 tablespoon regular (light) soy sauce, or 2 teaspoons regular (light) and 1 teaspoon dark soy sauce

Dressing:
1 shallot, thinly sliced (1/4 cup total)
1 1/2 teaspoon sugar
1 or 2 pinches salt
3 to 5 cracks black pepper
1 1/2 tablespoons unseasoned rice vinegar
2 tablespoons water

4 cups watercress, use only the tender leafy parts
2 tablespoon canola or peanut oil

1. Trim excess fat from the steaks and then cut each into 3/4-inch cubes. In a bowl, combine the pepper, sugar, garlic, oyster sauce, fish sauce and soy sauce. Add the beef and toss well to coat. Set aside to marinade for 2o minutes or up to 2 hours.

2. For the dressing, put the shallot in a mesh strainer and rinse under water for about 10 seconds to reduce some of the harshness. In large mixing bowl, combine the sugar, salt, pepper, vinegar and water. Stir to dissolve the sugar. Add the shallot. Put the watercress on top but hold off on tossing.

3. Heat the oil in a wok or large skillet over high heat. Add the beef and spread it out in one layer. Cook in batches, if necessary. Let the beef sear for about 1 minute, before shaking the wok or skillet to sear another side. Cook for another 30 seconds or so and shake. Cook the beef for about 4 minutes total, until nicely browned and medium rare.

In between shakes, toss the watercress and transfer onto a platter or serving dish. When the beef is done, pile the beef on to of the watercress and serve immediately with lots of rice.

Source: http://vietworldkitchen.typepad.com/blog/2008/05/wok-seared-shak.html

Jun 25, 2009

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Photo: HTBNgọc

Trong nguồn máy phức tạp của con người, có cái TÂM là vô cùng dũng mạnh. Tâm chứa đựng một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu. Người biết vun bồi đức hạnh là một phước lành cho nhân loại. Kẻ bị tật xấu chi phối là một đại hoạ cho xã hội.

Những ai có chí hướng trở thành bậc vĩ nhân cao thượng và hữu ích. Những ai muốn phục vụ nhân loại bằng cách nêu cao tấm gương lành trong sáng và ban bố những lời dạy hữu ích. Những ai muốn tận dụng những cơ hội quý báu được sinh làm ngưòi đều hết sức cố gắng gột rửa những tật xấu còn lại và phát triển những đức hạnh đang ngủ ngầm trong tâm.

Khai thác hầm mỏ là một điều khó. Để tìm một mỏ vàng, một mỏ dầu hay mỏ kim cương phải tốn hao biết bao nhiêu tiền của và công lao, phải trải qua biết bao nhỉêu hiểm nguy gian khổ để đào sâu trong lòng đất.

Nhưng để khai thác kho tàng vô giá đang ngủ ngầm trong con người ta chỉ cần kiên trì cố gắng và nhẫn nại gia công. Mỗi người dầu trai hay gái, già hoặc trẻ, sang hoặc hèn, đều cố gắng và nhẫn nại để thâu thập sự nghiệp quý báu kia.

Sân hận: là một tật xấu, có sức tàn phá vô cùng khốc liệt. Đối diện với lòng Sân, Tâm Từ là một đức tính nhẹ nhàng êm dịu làm cho con người trở nên cao thượng tuyệt luân.

Hung bạo: là một tật xấu khác đã gây biết bao trọng tội và những điều tàn ác trên thế gian. Tâm Bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bịnh hung bạo.

Ganh tị: là một chất độc cho cơ thể vừa là một động lực thúc đẩy con người vào những sự ganh đua nhơ bẩn và những cuộc tranh chấp hiểm nguy. Phương thuốc nhiệm màu và công hiệu nhất để tị bịnh ganh tị là Tâm Hỷ.

Bám víu vào những gì ta ưa thích làm bất toại nguyện, với những điều không vừa lòng là cho tâm mất bình thản. Do sự phát triển Tâm Xả, hai tệ đoan trên sẽ bị tiêu diệt lần lần.

Tứ vô lượng tâm giúp con người trở nên toàn thiện và có được lối sống của bậc Thánh trong kiếp hiện tại.


Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

Jun 24, 2009

THOMAS ĐÀO & ERA SUPERIOR: CÁI NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC” VỀ CƠN KHỦNG HỎANG ĐỊA ỐC VỪA QUA



Anh Thomas Đào tại Văn Phòng Địa Ốc ERA Superior

Nước Mỹ hiện nay vẫn chưa vượt qua nổi đợt khủng hỏang kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ đại suy thóai vào thập niên 30. Nguyên nhân ai cũng biết, bắt đầu từ sự tuột dốc trầm trọng của thị trường địa ốc, mà Cali là tiểu bang gánh chịu hậu quả nặng nhất. Ai cũng mong đợt khủng hỏang này chóng qua. Hình như hiện nay đã có một vài dấu hiệu khởi sắc từ thị trường địa ốc, nhưng chưa ai dám khẳng định thời gian bắt đầu của sự hồi phục.

Nhân dịp này, tôi đã có dịp trao đổi với anh Thomas Đào, Chủ Nhân của ERA Superior, để nghe quan điểm của anh về thị trường địa ốc hiện nay. Là một trong những nhân vật có thâm niên cao trong ngành địa ốc của cộng đồng Người Việt Quận Cam, ý kiến của anh Thomas Đào có thể xem như là ý kiến của “người trong cuộc”…

Khi gặp Thomas Đào, tôi hơi bất ngờ vì gương mặt quá trẻ so với thâm niên hơn 20 năm trong ngành địa ốc của anh. Sang Mỹ năm 80, anh Thomas đã không khởi nghiệp bằng nghề địa ốc. Anh tốt nghiệp ngành kỹ sư điện vào năm 85. Ra trường, anh đi làm kỹ sư điện là nghề chính, nhưng cũng có đi làm thêm nghề sales địa ốc. Đến năm 88, do kinh tế xuống dốc, bị mất việc kỹ sư điện, nên anh quyết định tập trung sức lực của mình vào ngành địa ốc. Đây là một bước ngoặc quan trọng, đã làm thay đổi hẳn cuộc đời anh. Nhớ lại giai đọan đó, anh đã nhận thức rất rõ tính hai mặt của một sự kiện. Có ai dám nghĩ rằng sự kiện “bị mất việc” lại là khởi đầu của một giai đoạn thành công nhất trong sự nghiệp kinh doanh của anh?

Anh Thomas Đào bắt đầu làm salesman cho một công ty địa ốc ở Tustin. Trong thời gian này, anh đi học để có broker license vào năm 89. Sau đó, anh tự mở văn phòng địa ốc của mình có tên là Southland Mortgage. Đến năm 96, anh gia nhập tập đòan địa ốc khổng lồ ERA, mở văn phòng ERA Superior tại cùng một địa điểm đến tận ngày hôm nay (ngã tư Magnolia-Edinger, cạnh Green Farm Super Market). ERA là một franchise địa ốc danh tiếng của Hoa Kỳ, có chi nhánh họat động trên khắp nước Mỹ và hơn 50 quốc gia trên thế giới. Riêng văn phòng ERA Superior của anh Thomas Đào đã có hơn 100 chuyên viên môi giới địa ốc. Đây cũng là văn phòng địa ốc có doanh thu cao nhất trong khu vực Little Sài Gòn. Có tới hơn 80% khách hàng của ERA Superior là Người Việt ở Mỹ.

Theo anh Thomas Đào, anh đã chứng kiến tới ba chu kỳ thăng trầm của ngành địa ốc Mỹ trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Dĩ nhiên lần này là nặng nề nhất. Anh nhớ lại vào khỏang năm 90, nếu một căn nhà ở Quận Cam có giá trung bình chừng $160,000; thì đến khỏang năm 2003 giá của nó là $600,000! Đầu thế kỷ 21 là thời kỳ hòang kim của ngành địa ốc. Có những dự án nhà ở chỉ mới bắt đầu xây dựng thôi, nhưng khi rao bán, người ta phải sắp hàng ở văn phòng địa ốc từ tối hôm trước, để sáng hôm sau mới có hy vọng mua được một căn cho mình.

Vì sao có hiện tượng này? Theo anh Thomas Đào, vào khỏang năm 2001,để khuyến khích dân Mỹ sở hữu nhà đất, chính phủ Mỹ đã ra đạo luật miễn thuế lợi tức cho những ai bán nhà. Thí dụ như một người độc thân bán căn nhà mình đang ở và có lãi tới $250,000 sẽ không phải đóng thuế. Trước đó, luật này chỉ áp dụng cho những người trên 55 tuổi, và chỉ được hưởng một lần trong đời. Cộng thêm với tình trạng dễ dãi trong việc vay tín dụng, cơn sốt địa ốc đã xảy ra, mạnh nhất là ở Cali. Người dân bắt đầu ùn ùn đi mua nhà, đẩy giá nhà lên giá trị ảo cao ngất trời. Thử tưởng tượng, vào lúc đỉnh điểm, lương của hai vợ chồng cùng đi làm kỹ sư mà vẫn chưa có khả năng trả nổi một căn nhà ở Cali! Rất nhiều người mua nhà để đầu tư chứ không phải để ở. Theo qui luật cung cầu, khi mà đa số người dân không còn kham nổi tiền nhà, người ta bắt đầu buông. Giá nhà bắt đầu tuột dốc không phanh nhưng vẫn không có người mua, kéo theo sự sụp đổ của thị trường tài chính. Người dân thất nghiệp, mất tiền dành dụm, bắt đầu co cụm chi tiêu, dẫn đến sự suy thóai kinh tế tòan diện ngày hôm nay.

Theo anh Thomas Đào, cuộc khủng hỏang địa ốc ảnh hưởng đến mọi sắc dân sống ở Mỹ, nhưng cộng đồng Người Việt bị ảnh hưởng khá nặng. Đó là do yếu tố tâm lý người Việt mình có nhu cầu sở hữu nhà cao hơn một số sắc dân khác. Theo thống kê, người Việt dù chỉ mới bắt đầu định cư ở Mỹ chưa đến ba thập kỷ, mà tỉ lệ người sở hữu nhà lên tới 55.3%, cao hơn cả dân Đại Hàn và Aán Độ. Ông bà mình vẫn nói “an cư lạc nghiệp” mà. Ở Việt Nam, nhiều người quan niệm rằng mua xong cái nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái xong xuôi là hòan thành bổn phận của kiếp người. Sống ở xứ Mỹ, dân Việt mình phải “cơ động” hơn, phải nghĩ ngược lại rằng “lạc nghiệp an cư”, tức là việc ở đâu nhà ở đó thì sẽ phù hợp hơn.

Khi được hỏi “liệu giá nhà đã xuống đến đáy chưa?”, anh Thomas Đào trả lời vui: “Nếu ai cũng trả lời được chính xác câu hỏi này thì đều trở thành triệu phú hết!”. Thị trường sẽ quyết định, nên cũng khó nói trước. Tuy nhiên, anh đưa ra nhận xét rằng nhà ở khu vực chung quanh Little Sài Gòn chắc khó mà xuống thêm. Lý do là nhiều Người Việt mình có nhu cầu mua nhà ở đây lắm. Sống ở đây thuận tiện đủ thứ. Khí hậu điều hòa, ấm áp. Gần các khu công sở như Irvine, Long Beach… Gần chợ và hàng quán Việt Nam. Đi ra biển độ chừng 20 phút, còn lên núi trượt tuyết chỉ gần 2 tiếng lái xe. Người Việt ở các bang khác khi về hưu muốn được về đây sinh sống. Người Việt ở trong nước cũng tìm cách đem tiền sang, mua nhà cũng ở gần Little Sài Gòn. Anh Thomas Đào cho biết là số lượng căn nhà lên list chờ bán ở khu vực này ít hơn ở Riverside, San Bernadino. Muốn mua bây giờ thường phải trả cao hơn giá asking khá nhiều. Nhìn chung, nếu ai muốn mua căn nhà đầu tiên cho mình ở Cali, đây là thời điểm lý tưởng, với nhiều điều kiện thuận lợi.

Anh Thomas Đào đang đứng giảng trong lớp học Địa Ốc

Chuẩn bị cho ngày thị trường địa ốc hồi phục trở lại, đồng thời đáp ứng nhu cầu học nghề môi giới địa ốc đang tăng, anh Thomas Đào đã mở lớp dạy địa ốc ngay tại văn phòng của mình. Chính anh là người đứng lớp. Kinh nghiệm của bản thân anh, cùng uy tín của ERA Superior là lời bảo đảm vững chắc cho chất lượng của lớp học này. Anh cho biết lớp học này là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho chính văn phòng của anh trong tương lai. Khi được hỏi “hiện nay đã có quá nhiều văn phòng, chuyên viên môi giới địa ốc trong khu vực, việc đi học nghề địa ốc hiện nay có phải là đúng thời điểm không?”, anh trả lời rằng: “Thị trường luôn có trăm người bán vạn người mua. Nếu mình nghĩ rằng không nên học nghề đã có người làm rồi thì cũng không nên học bác sĩ, dược sỹ,,… vì cũng đã có nhiều phòng mạch bác sĩ, tiệm thuốc tây rồi. Thị trường mua bán nhà là một thị trường luôn tồn tại, và luôn có xu hướng chung đi lên bất chấp những trồi sụt nhất thời. Tham gia vào ngành địa ốc, nếu mình biết cách tìm và đáp ứng đúng nhu cầu của người mua thì không sợ thiếu việc…”.

Tôi hỏi anh bí quyết của thành công trong nghề nghiệp địa ốc? Anh Thomas Đào cho rằng không có gì “bí mật” cả. Đó là sự nỗ lực và quyết tâm của cá nhân mình trong nghề nghiệp. Phương châm của anh là “Working… 8 days a week”. Cho dù bây giờ đã đứng vai trò chủ nhân của doanh nghiệp, khách hàng vẫn có thể dễ dàng tiếp cận trực tiếp với anh qua cell phone hoặc e-mail cá nhân. Anh muốn bảo đảm được trực tiếp nghe ý kiến, thắc mắc của khách hàng để có thể sớm điều chỉnh những sai sót của nhân viên mình. Đối với anh, khách hàng thực sự là thượng đế. Và cách hay nhất để làm hài lòng “thượng đế” chính là sự thành thật. Kinh doanh địa ốc là một dạng kinh doanh đường dài, chữ Tín rất quan trọng. Khi mình tạo được niềm tin từ những khách hàng đầu tiên, những khách hàng kế tiếp sẽ tìm đến qua sự giới thiệu. Xây dựng uy tín cho bản thân mình, cho thương hiệu của mình có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công dài hạn, bền vững.

Anh Thomas Đào đã từng tham gia phong trào Hướng Đạo với Liên Đòan Trường Sơn. Hiện nay, cho dù bận rộn với công việc, không có thì giờ khóac đồng phục nữa, anh vẫn rất gắn bó với phong trào hướng đạo, vẫn là nhà tài trợ đắc lực cho các sinh họat của liên đòan. Và hình như tinh thần Sắp-Sẵn, Chân Thật, Vượt Khóù của người hướng đạo sinh vẫn luôn còn nằm trong máu của nhà kinh doanh thành đạt này ở chốn thương trường…

Đòan Hưng

Jun 22, 2009

Vịt sợ vịt

Vịt đến hồ thăm vịt.


Mới đầu Vịt chưa sợ vịt.
Nhưng khi vịt xăm xăm tiến tới Vịt,


Vịt bắt đầu sợ vịt @#$%


Vịt bỏ chạy!


vịt không tha Vịt, chạy theo Vịt.


Nhưng đi một đoạn, vịt dừng lại
vịt nói "Tưởng Vịt có bánh mì! Ai ngờ!"


Vịt hiểu ra lý do tại sao vịt theo Vịt.
Vịt hứa với vịt lần sau khi ra hồ sẽ mang theo bánh mì.


Vịt vui vẻ ra về.
Vịt hết sợ vịt!

HẾT CHUYỆN :)


Jun 18, 2009

Heart and Soul - by Pianist Anh Doan


Please enjoy this wonderful song played by Anh Doan :)




Pianist Anh Doan plays "Heart and Soul"
from the Paramount Short Subject A SONG IS BORN
Music by Hoagy Camichael
Arr. by Martha Mier

Jun 17, 2009

PHOTOGRAPHY - Nguyễn Thanh Tùng

Út ơi,

Anh mới để lên Picasa Albums Web 3 loạt hình, mời bà con xem : Lô cuối cùng anh chụp bằng cái Rollei 35, ai thích rõ nét chắc thích. Cô Liên thế nào cũng nhận ra những cảnh này.

Hoa mẫu đơn vườn nhà

Tường thành ven phố cổ Québec.


Trước đó, có lô hình anh chụp bằng chiếc Leica cổ, anh thích vì thơ mộng hơn Bộ này ngắn hơn, vì anh bỏ mấy tấm hình hư, hoặc nhắc lại. Anh chụp theo lối Études.

Hình chụp với ống kính Leitz-Summar 50 mm,
mở f6.3, speed gài là 1/8 (no tripod)


Étude de lumiere. Một góc salon nhà...



Cuối cùng có loạt hình anh chụp nhiều bằng cái ống kính tele anh mới mua cho chiếc Leica. Anh không quen chụp tele, nên được như vậy anh cũng hài lòng. Có mấy tấm chụp bình hoa trong ánh sáng rất yếu của buổi sớm mai , anh rất thích, vì nó có cái chất gì trông như tranh.Chỉ có tấm đầu, út thấy rồi, chụp chị Thủy đang nhắp trà, là chụp bằng ống kính gọi là «normal», cái Summar 50 mm.


Enjoy

Anh Tùng

Jun 16, 2009

TÂM TÌNH CON DẾ Ở XA - Doãn Quốc Vinh



TÂM TÌNH CON DẾ Ở XA
tặng riêng Bố Mẹ


à ơi … bóng đổ hàng tre
có con dế nhỏ hát vè … à ơi
công Cha non núi ngất trời
nghĩa Mẹ sông suối ru hời đời ta
chiều rơi mầu tím hoa cà
bâng khuâng dế nhỏ ở xa nhớ người


Sàigòn 2005




Jun 12, 2009

Chị em có nhau!

Người mẫu: Mẹ Thảo, Thím Kiệm


Đi bộ trong nhà


Đi chơi ngoài đường


Nói chuyện đời


Bàn chuyện đạo

Jun 11, 2009

Chuyện cổ tích ở xứ Cristiwood - Spring

Ngày xửa ngày xưa tại Cristiwood, Spring có một Hoàng Thái Hậu tên là Mẹ Thảo.


Hôm qua công chúa Út mang về hoàng cung một bó hoa dại hái dọc đường để tặng Hoàng Thái Hậu.

Bó hoa đem vui lại cho Hoàng Thái Hậu không biết bao nhiêu mà kể.

Hoàng Thái Hậu ngắm, rồi dịu dàng nói với Thái Thượng Hoàng bố Sỹ:
- Bố này! Nhìn hoa cỏ kìa! Hoa cỏ mờ hơi sương đấy! Hoa cỏ dại thôi mà đẹp quá, và có tiền cũng không mua được!

Công chúa đem ly "hoa cỏ" ra vườn ngự uyển sân sau, mời Hoàng Thái Hậu đi bộ hai vòng.

Hoàng Thái Hậu đi, có công chúa hát giúp vui văn nghệ. Công chúa hát "Khúc hát thanh xuân" Mỗi lần Hoàng Thái Hậu nghe bài này, lại nhắc:

- Hồi mẹ bằng Út bây giờ, mẹ cũng hát bài này đó!

Hoàng Thái Hậu đi đến chỗ công chúa để ly hoa cỏ, dừng lại ngắm hoa.

Công chúa chụp hình Hoàng Thái Hậu với hoa. Xong rồi công chúa mời Hoàng Thái Hậu vào nhà xơi một góc sandwhich và nhấp một ít sữa.

Năm phút sau, công chúa nhắc Hoàng Thái Hậu:
- Mẹ! Hình như mẹ chưa đi bộ! Mẹ ra ngoài sân đi với bộ với Út nha!" Hoàng Thái Hậu đã quên là mình đã đi bộ, hào hứng ra sân với công chúa, lại tiếp tục đi bộ, tiếp tục ngắm hoa, tiếp tục vào nhà xơi thêm góc bánh, nhấp thêm ít sữa.


Hoàng Thái Hậu cảm thấy khoẻ trong người, vui trong lòng.

Năm phút sau, Hoàng Thái Hậu hỏi công chúa:

- Mẹ đi bộ chưa nhỉ?


Thư gửi chị Lai Hồng


"Hẻm Thành Thái" - Doãn Quốc Thái


Texax, mùng 10 tháng 6 năm 2009,


Thân gửi chị Lai Hồng,

Tôi vừa nhận được tin anh Võ Đình mệnh chung. Toàn gia chúng tôi xin được gửi lời chia buồn tới chị.

Gia đình chúng tôi ở ba đại lục đã cùng chia sẻ với nhau những kỷ niệm về anh khi gặp lại tại Việt Nam.

Cháu Thanh, trưởng nữ của chúng tôi ở Úc nhắc lại bác Võ Đình gặp bố Sỹ lần đầu tiên vào năm 1968, thuở tôi mới qua Mỹ du học. Cháu nhớ thời đó bác còn ở Thạch Lũng (Stonevale) – tiểu bang Maryland.

Năm 1973, bác về lại quê hương sau mấy chục năm xa xứ. Bác đã kể lại chuyến đi này trong bài Chiếc Vòng của tác phẩm Xứ Xấm Sét.

Ngày đầu tiên ở nhà chúng tôi tại hẻm Thành Thái – Sài Gòn đã được anh tả rất rõ trong bài Một món Tết mặn mà (tập truyện Sao có tiếng Sóng).

Cháu Liên còn nhớ buổi trưa nắng nóng trên gác gỗ nhà Thành Thái, bác miệt mài vẽ từng ô trên cái tủ thờ. Cháu Liên bưng lên đĩa đu đủ lạnh để bác giải khát. Bác thích đu đủ lắm, nói là có texture rất lạ, không giống thứ trái cây nào khác. Cái tủ thờ được bác vẽ với ba sắc màu: đỏ, đen và vàng bằng sơn dầu Bạch Tuyết. Cháu Hưng nói “Nhà mình giàu to rồi vì đây là một kỷ niệm và cũng là một trong những tác phẩm tuyệt vời của bác Võ Đình”.

Cháu Thái trưởng nam của tôi nhắc về bác như sau:

Bác thích ăn cơm với đậu rán và cà pháo. Có lần bác kể cho con nghe về cảm xúc của người hoạ sĩ. Bác bảo rằng khi có đề tài sáng tác, bác thấy trong lồng ngực thôi thúc, bừng bừng lên như có lửa đốt … Bác cầm ngay cây cọ và cứ như thế, những ý tưởng màu sắc chạy rần rần vào canvas trước mặt cho đến khi bức hoạ hoàn thành.


Bác thích mặc quần jean, sơ mi sắn tay, hút pipe và đạp xe vòng quanh Sài Gòn với bố Sỹ, không thích đi taxi hoặc xích lô.

Bác có một câu nói bất hủ mà con nhớ hoài : “Đông và Tây sẽ không bao giờ có một điểm chung nào cả, tất cả chỉ là ảo tưởng!”

Xin một lần nữa chia buồn cùng chị!

Doãn Quốc Sỹ và gia đình


Jun 10, 2009

Nhiếp ảnh gia 86 tuổi




Ngày xửa ngày xưa tại Cristiwood, Spring
có một nhiếp ảnh gia tên là Bố Sỹ.


Một buổi sáng nọ, nhiếp ảnh gia bố Sỹ
"lãnh đạo" đứa con gái Út đạp một vòng xe,
dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ.


Nhiếp ảnh gia bố Sỹ đạp nhanh lên phía trước,


chờ gái Út đến gần là ... 1..2...3 click clack !

Nhiếp ảnh gia còn chọn các khu công viên
có nhiều màu xanh để chụp hình gái Út cho đẹp.






Nhiếp ảnh gia bố Sỹ thật tuyệt vời!


----


Người mẫu gái Út và nhiếp ảnh gia bố Sỹ:)