Dec 31, 2014

THỎA THUẬN CUỐI NĂM

Trong ngày cuối năm 2014, một cụ già 91 tuổi bắt tay thỏa thuận với cụ già 92 tuổi:

"Chúng mình sẽ sống khỏe đến 100 tuổi, anh nhé!"

Thế là hai cụ bắt chặt tay nhau.
Hai cụ tạm biệt năm cũ, chuẩn bị năm mới.






Dec 29, 2014

HOÀNG TỬ HẠNH PHÚC - Truyện ngắn của Osar Wild - anh Tùng phỏng dịch

-->


Từ trên đỉnh một trụ đá cao, cậu Hoàng tư Hạnh Phúc trông xuống thành phố.  Toàn thân cậu phủ một lớp vàng lá mỏng, mắt cậu là đôi ngọc bích sáng ngời, ngay cả chuỗi kiếm cũng mang hạt hồng ngọc to.

Dân trong thành thường trầm trồ khen ngợi pho tượng Cậu Hoàng Tử.  Một ông nghị, ra điều mình cũng am tường nghệ thuật lắm, ca ngợi: "Trông ngài đẹp như một con công".  Và để cho người đời khỏi chê ông mơ mộng viễn vông, ông lại thêm: "Chỉ tiếc ngài chả được hữu dụng mấy!"

Một đêm kia, có cánh Yến bay vào thành phố.  Các bạn yến đã họp đàn kéo nhau về xứ Ai Cập từ sáu tuần trước, chỉ còn Yến ở lại.  Yến vốn trót đa mang với một nàng hoa Lau, Yến gặp nàng một buổi sớm mai mùa xuân, khi bay dọc bờ sông, đuổi theo một chú ngài vàng.  Quyến rũ bởi vòng eo thon ẻo lả, Yến đánh bạo dừng lại khơi chuyện với nàng: "Ta có thể yêu nàng được chăng?"  Yến hỏi, không rào trước đón sau. Ngàn hoa Lau khẽ gật đầu.  Và Yến lượn quanh nàng, se sẽ chạm cánh vào mặt nước khiến mặt nước gợn thành những vòng bàng bạc.  Ấy là lời tán tỉnh của chim Yến, cứ thế qua đi cả mùa hè.   

"Thật là một cuộc tình quái gở," các bạn Yến bàn với nhau.  "Con bé đã không tiền lại lắm mối nữa."  Quả thật, bờ sông đầy rẫy những chú sậy thường ngắm nghé bông Lau.  Thế rồi thu sang, chúng bạn của Yến bay đi cả.

Khi chúng đã rời, Yến mới cảm thấy đơn độc và bắt đầu co nàng hoa Lau: "Con bé cứ câm như hến," Yến tự nhủ, "và lại lẳng lơ nữa.  Nó cứ chỉ mải đùa bỡ với gió thôi."  Thật vậy, mỗi lần gió lên, hoa lau lại đón chào rất ân cần.  "Vả lại cô ả là loài sống nơi cố định mà ta lại thích đi đây đi đó, ai là vợ ta cũng phải thích du lịch như ta mới được."

Yến bèn tới hỏi hoa Lau: "Nàng có ra đi với ta không?"  Hoa Lau lắc đầu quầy quậy: nàng rất gắn bó với quê quán mình.

"Thế ra xưa nay nàng chỉ đùa bỡn với ta thôi,"  Yến kêu ca.

"Thôi nhé, ta từ giã nàng để trở về xứ Kim Tự Tháp đây," và Yến bay đi.

Cả ngày Yến không nghỉ, đến đêm thì vào tới thành phố.  "Ta sẽ nghỉ chân nơi đâu bây giờ?" Yến tự hỏi.  Rồi chợt thấy pho tượng trên trụ cao: "Hay ta đáp xuống nơi kia, hẳn là mát mẻ, thoáng khí lắm."  Và Yến đậu giữa đôi chân cậu Hoàng Tử.  Ngó quanh mình, Yến tự nhủ: "Đêm nay ta được vinh dự ngủ trong tháp vàng."  Đang sử soạn đi ngủ, Yến cảm thấy một giọt nước rơi xuống người mình.

“Lạ lùng thay, trời không một gợn mây, sao sáng tỏ thế kia mà mưa vẫn có thể rơi được!  Khí hậu xứ Bắc này thật ghê rợn.”  Yến nghĩ thầm.  Lại một giọt nữa.  

“Pho tượng này thật vô tích sự, ta chả trú mưa được đâu, ta phải tìm chỗ khác vậy.” và Yến chực vỗ cánh bay đi.  Chưa kịp tung cánh bay thì một giọt nước nữa nhỏ xuống người Yến làm Yến vội ngửng mặt ngó lên.  Ô kìa!  Mắt cậu Hoàng Tử sao đẫm lệ; hai hàng lệ chứa chan chảy xuống đôi má cậu.  Dưới ánh trăng soi, gương mặt cậu trông thanh tú nhưng sầu thảm quá khiến Yến cũng phải động lòng, “Ông là ai?” Yến vội hỏi.

“Ta là vị Hoàng Tử Hạnh Phúc.”

“Thật vậy! Thế sao ông lại khóc?”

“Xưa kia, khi còn ở cõi thế, ta không hề biết lệ lụy là gì.  Ngày ấy ta sống trong điện vô tư, nơi khổ ai không được phép vào.  Ban ngày, ta chơi đùa cùng các bạn trong ngự uyển, tối đến lại chủ tọa dạ vũ trong cung.  Cung điện được bao bọc bởi một lớp tường thành kiên cố, và ta chẳng hề quan tâm đến những gì xảy ra bên ngoài, bởi mọi sự đều tuyệt đẹp quanh ta.  Các cung nhân tôn ta là vị Hoàng Tử Hạnh Phúc.  Quả thuở ấy ta có hạnh phúc thật, nếu hạnh phúc đồng nghĩa với lạc thú.  Ta sống thế mãi cho đến ngày lìa đời.  Nay ta đã chết, người đời dựng lên tận đỉnh cao này, ta mới có dịp thấy tận mắt bao điều xấu xa, bao sự khốn cùng trong thành.  Dẫu cho tim ta có bằng chì đi nữa, ta vẫn không cầm được nước mắt những cảnh tượng ấy.”

“Ủa, thì ra ông ta không bằng vàn khối như ta tưởng.” Yến nghĩ thầm.

Rồi pho tượng nói tiếp: “Xa xa, trong ngõ hẻm kia, là một căn nhà xiêu vẹo.  Qua cánh cửa sổ bỏ ngỏ ta thấy một người đàn bà còn cặm cụi bên bàn.  Mặt bà gầy guộc và tiêu điều quá.  Tay bà cằn cỗi, đỏ bầm những vết kim đâm.  Bà làm nghề may thuê, bà đang thêu áo hoa cho nàng cung nữ đẹp nhất torng cung, để nàng mặc dự buổi dạ vũ tối.  Phía góc nhà, một đứa bé nằm liệt giường.  Người em nóng bừng và em đang khóc đòi cam.  Nhưng cam đâu ra, mẹ em chỉ có nước lã cho em mà thôi.  Yến, Yến, chim Yến bé nhỏ ơi, mi có thể đem hạt hồng ngọc từ chuôi kiếm ta cho bà mẹ kia chăng?  Chân ta không rời cột trụ này được.”

Tôi có hẹn nơi xứ Ai Cập ông ạ.  Vào giờ này các bạn tôi có lẽ đang trò chuyện cùng những bông sen đại đóa.  Chẳng bao lâu, họ sẽ tụ tập qua đêm nơi lăng tẩm vị Thái Thượng Hoàng.  Ngài an nghi trong cỗ quan tài sơn son, liệm trong tấm lụa vàng ngào ngạt hương trầm, xâu chuỗi đeo nơi cổ bằng ngọc thạch biết, còn tay ngài tựa hồ hai bó lá khô.”
“Yến, Yến, hỡi chim Yến bé nhỏ,” cậu Hoàng tử tha thiết nói: “Nhà ngươi hãy ở lại với ta đêm nay thôi, để làm sứ giả cho ta.  Trong kia, đứa bé đang khát lắm và mẹ em sầu não quá!”

“Thật với ông, tôi không ưa các chú bé.  Hè vừa rồi, dạo tôi còn mon men bờ sông, có hai chú ranh thường dùng đá ném tôi.  Dĩ nhiên, chúng chả ném trúng bao giờ vì loài yến như tôi bay quá nhanh.  Nhưng dù sao cử chỉ đó cũng gọi là vô lễ lắm rồi.”

Nhưng cậu Hoàng Tử trông ủ dột quá làm Yến phải động lòng: “Trời lạnh quá ông ạ!  Nhưng thôi tôi sẽ ở lại với ông đêm nay để làm sứ giả cho ông.”  

“Ta cảm thấy tấm lòng mi nhiều đó Yến.”

Yến bèn bứt hạt hòng ngọc to ra khỏi chuôi kiếm pho tượng, rồi tung cánh bay đi.  Miệng ngậm hạt ngọc, Yến bay lượn trên các mái nhà thành phố, qua điện đài nội cung, nghe văng vẳng tiếng nhảy múa rộn rịp.  Từ lan can nọ, Yến nghe thoảng câu chuyện giữa một cặp tình nhân:

“Em xem sao sáng chả đẹp ư? Đẹp như tình yêu chúng ta vậy!”

“Không biết em có kịp áo mặc buổi dạ vũ tới không?  Em có đặt người ta thêu hoa trên áo mà mụ thợ thêu lười biếng quá, mãi chưa xong.”

Yến bay ngang dòng sông, lấp lánh ánh đèn treo lủng lẳng trên các cột buồm, bay ngang phố Do Thái ồn ào tiếng mặc cả và tiếng tiền reo lách cách trên cân đồng.  Cuối cùng, Yến mới tìm ra căn nhà nghèo nàn: đứa bé đang nằmg ho rũ rượi trên giường và người mẹ đã vục đầu xuống bàn vì quá mỏi mệt.  Yến vội xà vào đặt viên ngọc lên bàn cạnh bà mẹ, rồi lượn quanh giường, sẽ đập cánh, quạt gió mát lên trán đứa bé.  

“Sao ta thấy mát hẳn! Hay ta đỡ rồi đây,” đứ bé nói rồi thiếp ngủ luôn.  

Xong việc, Yến quay về với pho tượng và kể lại hành động của mình.  “Điều lạ lùng là tôi thấy ấm hẳn mặc dù trời rét buốt, ông ạ.”  Yến nhận xét.  

“Ấy là vì mi vừa làm điều thiện đó, mi biết không!”  Cậu Hoàng Tử trả lời, khiến Yến bắt đầu suy nghĩ, nhưng chẳng suy nghĩ được bao lâu Yến đã đi vào giấc điệp.

Sáng dậy, Yến bay xuống dòng sông tắm rửa.  “Đêm nay ta sẽ cất cánh bay đi Ai Cập.” Yến tự nhủ, và cảm thấy lòng vui sướng.  Thong thả Yến thăm viếng đền đài, rồi nghỉ chân hồi lâu trước thềm nhà thờ.  Thấy người khách lạ, các chú sẻ bảo nhau: “Trông hắn đài các làm sao!” làm Yến thấy vui vui, lòng hãnh diện.   

Lúc trăng lên, Yến bay về từ giã cậu Hoàng Tử: “Chẳng hay ông cần nhắn tin ai ở Ai Cập không? Tôi sắp đi đây.”
“Yến, Yến, hỡi chim Yến bé nhỏ ơi! Mi hãy ở lại với ta đêm nay nữa nhé.”

“Ông đã biết tôi có hẹn nơi xứ Ai Cập.  Mai này lũ bạn tôi sẽ cùng nhau quay về con thác khổng lồ ở phía Nam.  Họ sẽ gặp lại đàn trâu nước ẩn núp giữa các bụi lau rậm rạp.  Gần đó có vị thần Memnon trị vì trên nền đá hoa cương rộng lớn.  Cả đêm Ngài ngắm sao vận chuyển, để rồi đến sáng, lúc sao mai vừa mọc, ngài thốt lên một tiếng reo mừng rồi lại im bặt.  Giữa trưa, các con sư tử kéo nhau xuống bờ thác uống nước.  tiếng sư tử gầm thét vang dôi, nghe dữ tợn hơn cả tiếng thác đổ.”

“Yến, Yến, chim Yến bé nhỏ ơi, xa xa, trong một căn nhà xập xệ cuối thành phố, ta thấy một thanh niên tuấn tú đang cặm cụi bèn bàn giấy bề bộn,  Bên chàng có một bó hoa tím đã phai nhạt.  Chàng đang gắng viết xong vở kịch, nhưng cái lạnh đã làm tê buốt cả đôi tay, lò sưởi trong phòng không còn một thanh củi, một đóm lửa nào, và chàng cũng đã lả người vì cơn đói.”

Vốn tốt bụng, Yến trả lời: “Tôi sẽ nấn ná lại đây với ông thêm đêm nay.  Ông muốn tôi trao chàng thanh niên kia một hạt hồng ngọc chăng?”

“Than ôi, hồng ngọc ta còn đâu!  Ta chỉ còn đôi mắt bằng ngọc bíc quý này thôi.  Mi hãy bứt một mắt ta mà đem đến cho chàng thanh niên, chàng sẽ có tiền mua củi về đốt!”

Chim Yến kinh hoàng: “Không! Tôi chả dám làm điều đó đâu.”  Và Yến không cầm được nước mắt nữa.
“Yến, Yến, chim Yến bé nhỏ của ta ơi, mi hãy làm theo ý ta đi.”

Đành lòng Yến phải bứt một mắt cậu Hoàng Tử, đem đến căn gác nọ.  Yến lọt vào trong thật dễ dàng qua lỗ hổng trên mái nàh.  Chàng chẳng hay biết gì, chàng thanh niên vẫn ôm lấy khuôn mặt tuấn tú mà hốc hác, cho đến khi ngửng mặt lên, chàng sững sờ ngó viện ngọc quý đặt trên bó hoa tím tàn phai:

“À, chắc người đời bắt đầu cảm tài ta rồi, viên ngọc ngày hẳn từ một mạnh thường quan gửi tặng.  Nay ta mới có thể viết xong vở kịch được.”

Ngày hôm sau, lúc trăng lên, Yến lại bay về với cậu Hoàng Tử.

“Tôi đến từ giã Ngài đây.”

“Yến, Yến, chim Yến bé nhỏ của ta ơi!” cậu Hoàng Tử lại thiết tha cầu khẩn: “Nhà ngươi hãy ở lại với ta đêm nay nhé!”
“Trời đã sang đông rồi ông ạ.  Chẳng bao lâu nữa tuyết lạnh sẽ trở về bao phủ vạn vật.  Nơi xứ Ai Cập, mặt trời vẫn sưởi ấm các ngọn dừa xanh.  Tôi còn hình dung được đàn cá sấu đang nhởn nhơ lười biếng trong đám sinh lầy.  Lũ bạn tôi hẳn đang xây tổ nơi đền thần Baalbek, cạnh lũ chim câu tò mò, thường ôm ấp nhau mà ngó chúng tôi.  Ông ơi, tôi tuy sắp lìa xa ông, nhưng chắc chắn sẽ không quên ông bao giờ, xuân tới, khi trở về, tôi sẽ tha hai viên đá quý để ông thay thế hai viên ngọc đã mất.  Hồng ngọc tôi mang về biếu ông sẽ đỏ gấp bội đóa hồng tươi, còn viên ngọc bích tôi sẽ tìm cho ông thứ xanh nhất, xanh hơn cả màu đại dương.”

Cậu Hoàng Tử vội nói: “Trong công viên kia, ta thấy có một em gái bán diêm.  Em vô ý đánh rớt xuống cống hết cả diêm quẹt.  Em sẽ bị cha em đánh nếu không kiếm được ít tiền hôm nay.  Yến có thấy em đang khóc sướt mướt không? Giày em không có, không có đến cả đôi vớ nữa, và giữa trời ấm lạnh, em không có lấy cả chiếc nón che đầu Yến ơi, mi hãy bứt nốt mắt bên kia của ta đem xuống cho em bé, kẻo em sẽ phải đòn, tội lắm.”

“Tôi sẽ ở lại đây đêm nữa, nhưng tôi không nỡ nào bứt nốt mắt của ngài được.  Ngài sẽ mù mất thôi.”

“Yến, Yến, chim Yến bé nhỏ ơi.”cậu Hoàng Tử thiết tha cầu khẩn: “Nhà ngươi hãy nghe lời ta đi.”

Yến đành bứt chiếc mắt còn lại của cậu Hoàng Tử, và phóng xuống công viên.  Yến lướt qua em bé bán diêm rồi khéo đặt viên ngọc bích vào lòng tay bé nhỏ.  Em bé nửa ngạc nhiên, nửa mừng rỡ: “Ô kìa, hòn đá đẹp quá!”, rồi em hí hửng chạy về nhà.  

Xong việc, Yến trở về với cậu Hoàng Tử: “Bây giờ Ngài đã mù hẳn, tôi đành ở lại luôn với Ngài thôi"

“Đừng, chim Yến bé nhỏ ơi!  Nhà ngươi hãy bay về Ai Cập đi.”

“Không, tôi sẽ luôn luôn ở cạnh Ngài.”  Yến quả quyết rồi ngủ thiếp đi nơi chân của pho tượng.  

Cả ngày hôm sau, Yến đậu trên vai cậu Hoàng Tử và kể cho cậu nghe muôn truyện, về những kỳ quan nơi xứ lạ.

“Chim Yến bé nhỏ của ta ơi, nhà ngươi kể ta nghe bao chuyện tuyệt vời.  Nhưng mi có biết không, tuyệt vời hơn cả là sự nhẫn nại chịu khổ của loài người.  Không có gì huyền bí cho bằng bể khổ trần gian Yến ạ.  Vậy nay nhà ngươi hãy bay khắp thành phố và kể ta nghe nghững gì mi thấy dưới kia.”

Thế rồi Yến lượn quanh thành phố lớn để thấy người có của đùa chơi vô tư lự trong các dinh thự đồ sộ, trong khi kẻ khốn cùng thì ăn xin ngoài cổng.  Yến bay qua các hẻm tối, để thấy muôn vàn khuôn mặt trẻ thơ xanh xao ốm yếu vì thiếu ăn.  Dưới gầm cầu nọ, có hai đứa bé nằm ôm nay co quắp: “Đói quá đi thôi,” chúng tự nhủ.  Thấy chúng, người gác cầu hét lớn: “Chúng bay không được nằm đó! Đi chỗ khác đi!”  Hai em bé lại lui cui đứng dậy, dìu nhau đi trong mưa phùn lạnh lẽo.  

Yến trở về thuật lại cho cậu Hoàng Tử nghe những cảnh bi thương đó.  

“Toàn thân ta đều phủ một lớp vàng.  Nhà ngươi hãy bốc ra từng mảnh đem phân phát cho những kẻ khốn cùng.  Ta biết ngườ sống thường cho rằng hạnh phúc có thể mua được bằng vàng bạc châu báu.”

Từng lá một, Yến rỉa lớp áo vàng của pho tượng cho đến khi ông Hoàng Tử chỉ còn là một nhân vật xấu xí.  Từng lá một, Yến đem vàng lại cho người nghèo, khiến cho rạng rỡ hồng hào hẳn những khuôn mặt trẻ thơ xanh xao dạo nào.  Nay chúng cười cợt đùa chơi ngoài đường, vững tin vào miếng ăn hàng ngày đã có.  

Rồi một hôm tuyết rơi, ít lâu sau lại kéo thêm băng giá buốt.  Đường xá bạc lớp đá trơn tru.  Đá đóng băng rũ rượi từ các mái nhà trông tựa hàng loạt chiếc gươm bằng pha lê.  Người người ra ngoài đều phải khoác lớp áo ấm nhồi bông. 
Yến mỗi ngày mỗi thấy rét, nhưng quyết chẳng lìa cậu Hoàng Tử, bởi Yến rất thương yêu Ngài.  Yến lượm lặt từng miếng bánh mì nuôi thân và chỉ biết đập cánh để giữ thêm chút nhiệt trong người.  

Rồi một ngày kia, cảm thấy sắp lìa đời, Yến chỉ còn đủ sức bay lên đậu trên vai cậu Hoàng Tử lần cuối:

“Tôi đến giã từ ông đây, ông Hoàng Tử yêu dấu của tôi.”  Yến thì thào, “Ông có bằng lòng cho tôi một nụ hôn chăng?”

“Ta mừng mi đã quyết định ra đi về xứ Ai Cập, Yến ạ.  Mi ỏ đây như thế đã quá lâu rồi.  Và mi có thể hôn đôi môi ta vì ta thương mi lắm.”

“Tôi chả đi Ai Cập đâu.  Tôi sắp về cõi chết.  Cõi chết cả cùng họ với cõi mơ ư?”

Nói xong, Yến hôn cậu Hoàng Tử rồi rớt xuống đất mà chết.  

Bỗng từ torng pho tượng có một tiếng vỡ: con tim cậu Hoàng Tử đã rạn nứt làm đôi.

Sáng hôm sau, ông Thị trưởng cùng các ông Nghị dạo quanh công viên.  Bên cột trụ cao, nơi có pho tượng, ông Thị trưởng ngó lên phán:

“Chao ôi, vị Hoàng Tử Hạnh Phúc trông tàn tệ quá!” Các ông Nghị đều gật gù: “Vâng, quả tàn tệ thật!”

Rồi họ quyết định hạ pho tượng xuống, đồng thời quét dọn công viên cho sạch sẽ.

Pho tượng được đem đi nung, lấy đồng dựng tượng khác.

“Lạ lùng thay, trái tim chì này nhất đinh không chịu tan,” lũ thợ trong xưởng nhận xét,  “Ta chả dùng làm được việc gì đâu.”  Họ bèn liệng trái tim cậu Hoàng Tử vào một đống rác, nơi xác con chim Yến đã được vun vào hôm trước.
Nơi thiên đàng có lệnh vời gọi hai giống vật đáng quý nhất trần gian.  Một thiên thần đem dâng trái tim chì rạn nứt cùng xác chim Yến.

Thượng Đế khen ngợi: “Ngươi khéo chọn lắm.  Từ đây trên Thiên Đàng sẽ vang tiếng hoan ca của Yến bé nhỏ cùng lời tôn vinh Chúa của cậu Hoàng Tử Hạnh Phúc đời đời.”

Truyện ngắn của Oscar Wild
Anh Tùng phỏng dịch 


FACE DRAWN / ART MASTERPIECE - by Vinh gTmT



Face Drawn

Girl: be still. You are lucky to have a cute pretty girl drawing on your face.
Right guy: how so?
Girl: according to ancient time, if you get drawn by a pretty lady, you would end up with one.
Right guy: nah I don't believe it unless I see it.
Girl: see Brad Pitt, just one movie, he would end up with a pretty wife.
Right guy: really?! how fascinating.
Girl: sit tight and let me make you beautiful.
Right Guy: very nice! just do your magic.
Girl: done!
Right guy: How long would I see the result?
Girl: don't know. I'm not a fortune teller!
Middle guy (thinking): oh my.. those masterful... curves. Would love to have those drawn on my face. So I could be a curve master. 



Art Masterpiece

Girl: hehe it's my turn to make you beautiful bro.
Guy: what are you going to drawn on my face?
Girl: an art masterpiece.
Guy: like your face?
Girl: nope, not only straight lines, but beautiful curves.
Guy: really?
Girl: yes, I used to be an out-of-this-world makeup artist!
Guy: for real? That's awesome! Make me a star!!
Girl: ok finish.
Guy: how does it looks now?
Girl: like an alien!
Middle guy (thinking): oh my little baby Jesus, seeing a beautiful lady  drawing masterful curves would melt any guy's heart away.

Dec 28, 2014

AULD LANG SYNE - Doãn Quốc Hưng



Cũng giống như người Việt mình hát bài Ly Rượu Mừng lúc giao thừa Ta vậy. Nhiều người cho rằng Auld Lang Syne là bài hát được hát nhiều nhất trên thế giới. Điều này có thể đúng. Nhớ lại ở Việt Nam hồi xưa, ngay cả trẻ em trong các khu xóm nghèo còn biết hát bản nhạc ngoại quốc này, tất nhiên là với lời Việt… tàm xàm ba láp: “ Ò e, ma le đánh đu, Tặc Răng nhảy dù, Zô Rô bắn súng…”.

Cũng giống như Silent Night, bài thánh ca của mọi thời đại, Auld Lang Syne có giai điệu và nhịp điệu đơn giản nhưng rất đẹp, ai cũng có thể hát được. Giai điệu man mác buồn của cảnh biệt ly, nhưng vẫn thênh thang niềm hy vọng của một năm mới, của một ngày mai hạnh ngộ. Phần đệm đàn, chỉ cần một cây guitar thùng với ba hợp âm căn bản (C,F,G trong cung Đô Trưởng) là đã xong phần phối khí, ai cũng có thể tự đệm cho mình hát được.

Auld Lang Syne là một bài thơ được sáng tác, rồi đặt trong nền của một bản nhạc dân ca bởi nhà thơ Tô Cách Lan Robert Burns vào khoảng năm 1778. Nhà thơ đã tặng bản nhạc này cho viện bảo tàng âm nhạc Tô Cách Lan vào năm 1796. Vào Tháng 12 cùng năm đó, bản nhạc được chính thức xuất bản sau khi Robert Burns qua đời. Bài hát đã theo những người di dân của xứ kèn túi đi ra khắp thế giới.

Lúc đầu tiên, Auld Lang Syne được hát khi mọi người chia tay sau một buổi họp mặt, một buổi dạ vũ… Theo truyền thống, mọi người sẽ đứng thành vòng tròn, chéo tay để nắm tay nhau và hát lời tạm biệt. Sau này, bài hát được sử dụng ngày càng rộng rãi để tiễn biệt năm cũ, trong đám tang để tiễn biệt người quá cố, trong dịp học sinh tốt nghiệp chia tay mái trường và thầy cô, chia tay các cuộc họp mặt hướng đạo…
Đã có đến hơn 2000 phiên bản trình tấu Auld Lang Syne của những nghệ sĩ khác nhau khắp năm châu qua nhiều thế hệ! Vào năm 1929, Nhạc trưởng Guy Lombardo của dàn nhạc Canada đã cho trình tấu bài Auld Lang Syne trong đêm giao thừa Tây tại thành phố New York, đưa bản nhạc này nổi danh đến tột đỉnh, và không thể thiếu trong thời khắc cuối năm của Âu Mỹ. Mời quí vị cùng nghe phiên bản bất hủ này của Guy Lombardo, được Capitol Records thâu âm vào năm 1953:
https://www.youtube.com/watch?v=Ik7ktS3PqEs

Phiên bản hòa tấu của nhạc trưởng tài hoa Andre Rieu được dàn dựng rất công phu, trình diễn trước một sân khấu cả chục ngàn người. Cái hay của bản hòa tấu này là bên cạnh tiếng đàn violin quí phái của chính ông, Andre Rieu còn đưa vào nhạc cụ kèn túi dân giã của chính xứ sở Tô Cách Lan, quê hương của Auld Lang Syne. Một sự hòa điệu quá hoàn hảo:
https://www.youtube.com/watch?v=mMCQNq-pKXU

Rất nhiều người hát Auld Lang Syne mà không hề hiểu nghĩa của những từ này là gì. Auld Lang Syne theo tiếng Tô Cách Lan có thể tạm hiểu là “ ngày đã qua”, hay “ngày xửa, ngày xưa”. Lời Tô Cách Lan sử dụng nhiều cổ ngữ rất khó hiểu. Mời quí vị cùng nghe phiên bản hát bằng tiếng Tô Cách Lan, với phần đệm bằng cây đàn guitar, mộc mạc, làm thoát ra vẻ đẹp đơn giản của bài hát này:
https://www.youtube.com/watch?v=wPnhaGWBnys

Một phiên bảng bằng Việt ngữ có thể dùng để hát trong tiệc countdown cuối năm cho các đoàn thể như hướng đạo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Đình Phật Tử, hội đoàn… như một lời chúc lành cho năm mới:

https://www.youtube.com/watch?v=F-xt5SscAFE&feature=youtu.be


AULD LANG SYNE (Tiễn Năm Cũ)

Giờ đây anh em chúng tôi

Cùng nhau nói lời
Từ biệt năm cũ
Chúc cho năm sau thật vui
Niềm tin sáng ngời
Mộng đẹp đầy vơi

Chúc cho năm sau thật vui
Hòa bình ấm no
Về cùng thế giới
Chúc cho năm sau thật vui
Tự do khắp trời
Loài người thảnh thơi

Doãn Quốc Hưng

Dec 14, 2014

BREAKFAST - Vinh gTmT




BREAKFAST

 
A: My dear, I make these sandwiches for our breakfast.

DH: ah how sweet of you! Which one for me?

A: you get the tall one, because you are that special to me!

DH: do you say these things to any girl you met?

A: no my dear, I'm traveling half way around the world just wanting to make you breakfast. 

DH: I love it! Thank you dear. Would you do it everyday for me?

A: No!

DH: why?

A: because it would not be special anymore!!!
 
 
 




 

Dec 9, 2014

HÀNH THIỀN - Vinh gTmT




HÀNH THIỀN

Thầy: này DN, con ngồi thẳng người lên, lưng vai điều thẳng coi mới đẹp chứ. Còn tướng con đang ngồi giống gà mái ấp trứng quá.

(Tiếp tục giám xác) Còn DH, tướng con ngồi cũng tương đối được, lưng - vai - tóc tai điều thẳng hết. Không tệ. Nhưng đây là thiền tọa chứ đâu phải kể chuyện vui đâu mà cười chúm chím vậy.

(Nhìn V và nói thêm) à đúng là đây rồi. Cách ngồi của con làm thầy hồi tưởng lại lúc thầy còn trẻ. Trang nghiêm như Pho tượng đá vàng, tiếng Mỹ gọi là "Oscar" gì đó. Không uổng công thầy dạy bảo. 






Dec 8, 2014

JUST BREATH / GIVEN NAME/ HÀNH THIỀN - Vinh gTmT





JUST BREATH
Guy:

Breathe in, I know that I am breathing in. Breathe out, I know that I am hungry.
Let's try it again. Breathe in, I know that I am breathing in. Breathe out, I see bánh xèo.
Stop it! One more time. Breathe in I know that I am breathing in. Breathe out, I'm want some mì vịt tiềm.

Girl:

Breathe in, I know that I am breathing in. Breathe out, I feel my stomach is empty.
One more. Breathe in, I know that I am breathing in. Breathe out, I miss my mommy.
Focus. Focus. Breathe in, I know that I am breathing in. Breathe out, I miss my mom cooking.

 

GIVEN NAME

Guy: Why are you so serious?

Girl: Don't talk to me. I'm focusing.

Guy: Maybe we were a cat and a mouse in our previous life.

Girl: You mean like "Tom and Jerry"?

Guy: Yup! You are a cat, and I'm a mouse.

Girl: They're both boys. Don't like it.

Guy: Alright, you can be Lucille, the cat.

Girl: Nope, don't like that name either!

Guy: You know what? It is just like any other normal given name, but what you do would make the name shines brighter.

Girl: Sure! You could be Lucille! Lucille!! Lucille!!!  Why you are not answering?

Guy: It's not my given name!



Dec 6, 2014

GALAPAGOS, Trip report - THANH TÙNG





Các bạn thân,

Cả tuần vừa qua, tôi ở San Cristobal, một trong vô số đảo to nhỏ trong quần đảo Galapagos, dự cái conference de chimie théorique d'expression latine (Quitel ) năm nay tổ chức ở đấy. Phải đợi tới hôm thứ sáu tôi mới tống khứ đi được cái obligation của mình với bài thuyết trình đầu buổi. Hotel tôi ở, mặc dù được coi là «sang » nhất nhì ở San Cristobal, mà tôi bị problem với internet connection hoài, nên tôi không theo dõi tin tức các bạn được đều đặn.  Viết vài giòng gọi là làm một cái mini phóng sự về cái séjour ở Galapagos vừa rồi, «trình» làng, có lẽ là để chuộc lại cái tội «im hơi lặng tiếng» của mình đối với các bạn.

Thủy với tôi tới Quito, thủ đô  Ecuador gần nừa đêm, hai tên tài xế của cái B&B gần phi trường đến đón,  đi một lát, đường bị cảnh sát chặn, nghe nói vì có cái procession, marche, de nuit, dân chúng từ mọi nẻo xứ Ecuador, rầt catholique,  về đó tham dự. Hai tên tài đi vòng vo tìm đường về, bị chặn hoài, họ phải làm một vòng rất dài, qua núi ghềnh, những con đường đất nhấp nhô gập ghềnh, qua những cái làng chỉ vàì nhà đất, thô sơ, rất nghèo  như mình thấy trong le temple du soleil (album Tintin), qua những khe núi cheo leo,  vách núi hai bên dựng đứng, đá  tảng nhấp nhô trên vách. Cả tiếng rưỡi đồng hồ hai tên tài tìm đường tới lui,  mãi mới lần về tới cái hotel đó. Hóa ra bất đắc dĩ, tụi tôi được làm một tour đêm «tham quan» cái  xứ Ecuador profond đó, một cuôc du đêm kinh hoàng, gợi tôi nhớ đến những hình ảnh từng thấy trong mơ, trong ác mộng, thấy mình đi, đi mãi, đường đi ngút ngàn, cứ vào xâu hơn, xâu hơn trong màn đêm, tựa như bất tận.  Thế mà, các bạn biết không, ngày hôm sau hai tên tài đó lại chở bọn tôi ra lại phi trường lấy chuyến bay qua Galapagos, chỉ mất có 10 phút!

 


Galapagos là quần đảo xa xôi, cách bờ Ecuador cỡ 600 dặm.  Từ khi đảo được Darwin chiếu cố, họ cố giữ cho còn hoang vu, để bảo trì cái ecosystem đặc biệt khiến cho những sinh vật lạ của Darwin tồn tại, nên xứ Ecuador bản thân còn là chậm tiến, cuộc sống trên những đảo này còn thiếu tiện nghi hơn nữa, và về du lịch thì  mở mang còn rất ít. Có lẽ đó là cái tôi thấy thú vị nhất. Những con phố nhà cửa xây lộn xộn, vô trật tự, kiểu VN,  biệt thự lẫn với nhà mái tôn, nhà mái lá, tôi đi mà tưởng như ở lối xóm nghèo nào đó của SG. Tôi có chụp con lộ chính ở tỉnh lỵ San Cristobal, thủ phủ hòn đảo đồng danh, ven bến tàu, là nơi Hotel tôi ở, các bạn có thể thấy trong loạt hình tôi để lên album web này đây, mời các bạn lên xem.  Nhìn thoáng qua, các bạn sẽ thấy ngay cái thô sơ của  tổ chức du lịch ở đó. Dân tình mộc mạc đễ thương, những người thợ đổ ciment cho cái lề đường lên cái centre Darwin, nơi hàng ngày bọn này hội họp, thấy khách lạ đi qua chào đón «hola» một cách hồn nhiên, những đứa bé thây vợ chồng tôi da vàng mũi tẹt ( có lẽ là những người á đông duy nhất trên đảo, đối với họ kỳ quái không khác gì những con kỳ nhông của đảo dưới mắt mình ), chạy theo bảo nhau «el chino».  Những người ở Hotel, nơi bàn tiếp tân (réception, ở Hà Nội ngày nay gọi là  «lể tân»),  bồi bàn trên cái resto trên sân thượng, những người dọn phòng, thật thà dễ dãi, để tiền trên bàn ý là dành pourboire cho họ, họ thấy mả không lấy. Thê mới biết, ngay đến cái phong cách con người, có còn hay không, cũng theo định luật biến hóa đào thải của Darwin cả. Cuộc sống khó khăn, khốn đốn,  phi lý dưới sự ức chế của CS VN làm nên cái nết «mánh mung»   nơi một lớp người Viêt minh đời nay, hay ít nhất là một thời nào đó, một thời rất gần đây, tôi chả biết có còn hay không. Dân ở Galapagos sống xa thành thị, xa đất liền, nơi người ta phải tranh đấu nhiếu hơn, họ tránh được những hình thức ức hiếp của xã hôi xô bồ, nên hồn nhiên lắm. Thực là một chốn đào nguyên, theo đúng ý nghĩa của bài văn Đào Tiềm (không phải là tiên cảnh, mà chỉ là nơi những người «di tản», lánh tục sống với nhau mà thôi).

Cái thú thứ hai ở Galapagos đương nhiên là khám phá muôn loài sinh vật lạ, và như  cư dân ở đó, chúng cũng hồn nhiên, không hề biết sợ, vì chưa hề bị đe dọa. Mình có thể đến rất gần những con thằn lằn lớn nhỏ, có con có cái ức màu đỏ rất đẹp, tôi rất tiếc không chụp được nhưng anh bạn thân Osman Atabek nhà tôi  (emeritus research director của cơ quan CNRS, ISMO, U. Paris-sud XI, Orsay; tôi hợp tác với hắn 30 năm trời! ) thì dí xát cái camera  xịn của hắn vào mà quay nó, nó vẫn cứ bơ bơ. Nhiều lúc mình có cảm tưởng như những con vật ấy được luyện để làm mẫu, đứng yên cho mình chụp. Darwin thời xưa nhờ quan sát chúng nó mà ngộ được cái lẽ biến hóa của vạn vật. Tôi không có cái đầu suy xét về những chuyện đó, những chuyện ngoài thế giới vật lý lý thuyết khô khan của mình, hoặc ngoài thế giới tâm cảm, mộng mơ, cũng là một mặt của cuộc sống của tôi, (à, cái đó chắc các bạn không ngờ tôi có, phải không?) nên thực ra không thấy hết cái màu nhiệm của thiên nhiên và luật biến hóa đó khi đi thăm những con thú Galapagos. Hoặc có thấy thì cũng qua nhãn quan của bạn, cái anh Atabek nhà tôi thì rất say mê, nó mải miết quay phim, và không ngớt  nhắc tôi «nè Tùng, mày đừng quên chụp cái này nhe». Và Thủy, vợ tôi, thì có lẽ cũng thấy cảm động hơn tôi trước bao nhiêu là kỳ quan.  Thành ra, cái thú nơi tôi là cái thú nhìn người ta ... thú! Qua mấy lúc nghỉ họp, có thì giờ đi đây đi đó quanh đảo, tôi chụp được một số những kỳ quan đó: Iguanes marines, (kỳ nhông? ), rùa cỡ lớn (không biết rùa hồ Hoàn kiếm cỡ nào?), trông rất cổ quái, những loài chim lạ, có loại chân lam, tôi chụp được khá nhiều, tới rất gần chụp chúng vân cứ tỉnh bơ, rùa cũng vậy, kỳ nhông cũng vậy. Trên một hòn đảo khác, có loại chân đỏ. Có loài penguins không biết sao mà lạc xuống miền xát xích đạo như vậy. Tôi mời các bạn theo links (1), (2)  này  lên xem albums  hình tôi chụp, gọi là chia sẻ với các bạn những cái thú đó.

Có một điểm xấu  là:  Ăn uống bên đó chán vô cùng. Tiệm ăn nào cũng ngần ấy món, cá (một loại duy nhất, Wahoo, thịt trắng và khô) hoặc nướng, hoặc luộc, hoặc ướp tỏi,, tôm, mực cũng thế. Langouste ăn hàng ngày, là đặc sản Galapagos, dai và không ngậy như homard bên này.  Lẽ ra  tôm cá như vậy phải hấp dẫn, nhưng cuisine bên nớ tồi quá đi.  Một tuần lễ ăn hoài như vậy, ngán đến độ,  các bạn biết không, có lúc tôi thèm ... mì gói!

Thân

Tùng





 




Nov 29, 2014

BLACK FRIDAY - Anh Quân

Dear Bà Hương,

Cho đến giờ tui thiệt tình không biết cái ngày “Black Friday” của Hoa Kỳ lan tràn qua Anh quốc từ lúc nào? Mà nhiều năm nay tui chưa bao giờ để ý cái tục lệ này cả. Cho đến năm nay thì tui lại cuốn vào vòng xoáy theo thiên hạ để tranh giành mua những món hàng trong giấc mơ của họ. Mà tui hay có nhìn bi quan là vì tui không bao giờ may mắn như  là chơi xổ số chẳng khi nào giờ thắng, đi mua hàng tốt rẻ tiền thì chẳng bao giờ tới tay hay lộc trời cho, thì cái chuyện “Ngày Thứ Sáu Đen” thì đừng nghĩ tới . Vậy mà cái đêm Thứ Năm tại đây, cũng là ngày “Lễ Tạ Ơn 2014” ở Hoa Kỳ, tui bị đưa đẩy vào cảnh chen lấn, to tiếng, chửi bới và vv…

Black Friday thì dịch thẳng luôn là “Thứ Sáu Đen” , đối với người Việt mình thì cái màu Đen là xui lắm nhưng người Mỹ đã dùng thuật ngữ  của tiếng Anh “In the Black “ là chỉ cho các công ty doanh nghiệp làm ăn tấn tới, tiền vô ào ào và chỉ thấy lời chứ không thấy lỗ. Còn “In the red” là mức báo động đỏ, làm ăn thất bát, tiền vốn chỉ thấy ra và đi tới cảnh nợ nầng. Cho thấy người châu Á hể thấy màu đỏ là may lắm,  nhưng cái lý do thì khác là trong ngành kế toán thì các bác kiểm toán mỗi lần cân bằng sổ sách là ghi lợi nhuận bằng mực đen và số thua lỗ là mực đỏ. Nhất là những cái tháng Giêng, Hai và Ba thì bên Hoa Kỳ toàn là thấy số Đỏ mà thôi.

Từ đó Chú Sam (Uncle Sam) đặt tên ngày mua sắm lớn trong năm hay gọi cho văn hoa hơn là “Ngày Vàng mua sắm” là Black Friday, ngụ ý là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.

Ngày Black Friday luôn được xếp sau ngày “Lễ Tạ Ơn” tại Hoa Kỳ (ngày Lễ Tạ Ơn rơi vào ngày Thứ Năm lần thứ 4 trong tháng 11 ở Hoa Kỳ, cho nên Thứ Sáu đen rơi vào khoảng ngày 23-29 tháng 11) và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Hoa Kỳ. Ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến, và theo truyền thống được xem là ngày bắt đầu mùa mua sắm Giáng sinh, tương tự như Boxing Day ở  Anh quốc  (26 tháng12)  và nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung của Anh như : Hong Kong, Singapore, Ấn Độ, Mã Lai…

Ngày “Black Friday” không phải là ngày lễ tại Hoa Kỳ nên mọi người vẫn đi làm bình thường. Nhưng tại Anh thì cho mọi người nghĩ sau ngày Noel để đi mua sắm hang đại hạ giá.

Như nói trên là tui không rõ lai lịch du nhập cái ngày “Black Friday” vào Anh quốc ra sao? Mà xảy ra bất ngờ cho tui như sau:

Cái đêm thứ Năm vào 10 giờ đêm thì bà xã gọi tui và kêu tui đi mua kem đánh răng, cứ nghĩ trời mùa đông lạnh lẽo , các tiệm tạp hoá gần nhà đã đóng cửa, chỉ còn một cái siêu thị Tesco Direct rất lớn, cách nhà 2 miles còn mở cửa cho đến 12 giờ đêm. Thôi đành chịu khó ra đó mua chứ còn không để cả nhà sáng dậy đánh răng bằng nước muối.

Sự khác biệt thông thường giữa đàn ông và đàn bà là khi đi shopping, quí bà thích xem trang sức, giỏ sách, mỹ phẩm… còn quí ông thì xem máy móc như T.V, Computer, máy hình…. Nên tụi cũng không bỏ qua cái tật đàn ông, là sau khi cầm ống kem đánh răng là bước lên gian hàng điện tử thì thấy khoảng 20 người xếp hàng và dây chặn không cho vào gian hàng.  Lúc đó tui cũng chưa biết nguyên nhân tại sao và cũng chẳng biết “Black Friday” mà đoán già đoán non chắc là có tại nạn gì họ không cho vào.  Tui bỏ đi ra cửa thì gặp một nhân viên siêu thị liền hỏi có chuyện gì vậy? anh ta nói liền là “Black Friday” thiên hạ đã bắt đầu xếp hàng, vào đúng 12 giờ đêm là cửa mở cho mọi người đi mua đồ đại hạ giá.

Oh là vậy ! tui lững thững đi ra bãi đậu xe , thôi đi về gần 11 giờ khuya rồi. Vào xe tui mới suy nghĩ là nhà giờ đã có mấy cái TV,  máy computer, mấy cái máy Laptop , rồi cả Ipad và Tablet, còn máy chụp hình từ máy phim 35mm cho đến Kỷ thuật số … thế thì cần mua gì nữa không? Mà mua về để đâu? Nghĩ đến đó tự nhiên trong lòng tui có một mâu thuẫn là muốn đi vào xếp hàng mua đồ rẻ , mà mua cái chi thì không biết ! lưỡng lự một hồi thì cái ham muốn và tham dâng lên càng lúc càng mạnh, thế là tui nhất quyết đi vào trong đó để xếp hàng.

Đứng vào hàng thì tui khoảng là người thứ 25, nhiều người đã sửa soạn xe đẩy (trolley), cách của họ vô cùng thông thạo như đã quen thuộc với cách mua hàng hạ giá. Nhất là họ không đi một mình mà cả một gia đình , từ đứa bé chỉ hơn 1 tuổi cho đến bà cụ trên 70. Sau 30 phút xếp hàng tui quay lại nhìn cái hàng của mình y như rồng rắn , kéo dài xuống lên đến cả trăm, thêm nữa những thằng bé ở tuổi xì tin tìm cách nhảy hàng lên trên thì cái miệng tụi nó liến thoắn cứ nói là bác, chú, cô , dì … tụi nó ở hàng trên đã đứng hộ cho tụi nó.

Đến 12 giờ đêm dây chặn được tháo, thiên hạ ùn ùn đẩy nhau, chỉ có đường tiến mà không lùi được. Tui bị đẩy lên chưa kịp nhìn những gì chung quanh thì người người cứ ào ào vượt qua tui , họ chạy tới những nơi y như là đã tới qua, cứ hai người cùng nhau ôm các thùng hàng bỏ lên xe đẩy, rồi ôm những cái hộp như Ipad, Labtop, máy hát …. Còn tui y như một thằng ngớ ngẩn , không biết phải làm gì. Thiên hạ cứ thi nhau chen lấn , đẩy nhau dành giật, rồi chửi nhau. Ở một không gian như vậy tự nhiên tui trở thành một thằng thánh thiện, y như thoát được giới tham sân si, hai tay thọt vào túi áo, đứng mịm cười nhìn thiên hạ uýnh nhau với những vô tri (tui nghĩ tui không có khả năng giật hàng nên như vậy thôi).

Đứng một lát tui cảm thấy hết vui, muốn đi về , thêm nữa là đã hơn 1 giờ khuya. Tui tà tà đi ra tới cửa thì mới thấy một đám đông bị chặn không được vào vì bên trong không còn chổ, thành ra tui bị kẹt không thể nào lấn cái đám đông này mà đi ra bãi đậu xe. Quả thật là bế tắc, ở trên thiên hạ đánh nhau dành đồ, còn bên ngoài thì nhiều người đang có những hy vọng được đi vào bên trong để tìm thấy một thứ gì họ đang mơ ước.

May thay thì bà quản lý siêu thị chạy xuống kêu nhân viên gọi cảnh sát đến giữ trật tự , giải tán đám đông và cửa hàng đóng vì không thể nào tiếp tục trong hoàn cảnh mất trật tự và đi đến tai nạn. Nhờ đó tui thoát được đám đông và lên xe ngồi tui nhoẻn một nụ cười , tự hỏi là cái ngày “Black Friday” này mình có tìm được thứ gì rẻ tiền không? Câu trả lời là có nhưng không phải trong siêu thị này, mà ngẩu nhiên là vào buổi sáng một thằng bạn của tui nó đưa tui một cái máy chụp hình Nikon , ngoài tiệm là giá $1800 mà nó nói tui là đưa cho nó $900 thôi là tui có cái máy này . Lý do tại sao nó tìm được cho tui thì đừng thắc mắc và cứ cầm máy về mà xài….

Khi về đến nhà tui mở Internet để truy cập vào các trang mạng siêu thị lớn tại Anh quốc như là Tesco, Argos, Asda…. Thì tất cả các trang mạng này bị quá tải vì số người vào quá đông , đến trưa hôm sau vẫn còn phải chờ đợi để truy cập vào các trang mạng này.

Không biết sang năm tui có nên kêu hết cả gia đình tui, hai thằng con và bà xã đi xếp hàng cho ngày “Black Friday” không nhỉ ? nhưng thấy dáng dấp vợ tui như bà, chắc vừa bước vào là bị hất ra khỏi vòng đầu luôn khỏi mua bán gì cả !!!! nhưng kể ra thì tui cũng biết được cái gì là “Black Friday” để kể cho bà nghe chơi.

Thôi tui dừng thư đây

Thân
Quân











Nov 25, 2014

TINNY KITTEN



TINNY KITTEN  

Story: Vinh gTmT
Photo: Hương gTmT

Left guy: Hey guys, watch out for an ambush!

Right guy: What what?? I don't see anything.

Middle guy: Ah ha... I see you! You can run, but you can't hide from me.

Left guy: Guys, this is serious. Who knows it could be dangerous. 


Right guy: Don't worry I have Kung Pao, I will protect you. 


Middle guy: Is that the name of chicken dish?


Left guy: We're in danger situation, and you're all thinking about food!


Right guy: You guys don't know anything! That's is a martial art style!


Middle guy: Come here little cutie pie, come here you.


Left guy: Don't touch it! Leave it alone!!


Right guy: Relax guys. Let me handle it. I am professionally trained in the Army for this. 


Middle guy: For the Gods of heavenly sky, it's just a tiny kitten!!!


CHÀNG VUA TRẺ - Oscar Wilde

 

CHÀNG VUA TRẺ

Tác giả: Oscar Wilde
Dịch giả: Út Hương
Nguồn hình: https://www.google.com/search?q=photos+the+young+king+oscar+wilde


Đêm trước ngày đăng quang, chàng vua trẻ ngồi một mình trong căn phòng tuyệt đẹp.  Các cận thần cúi đầu sát đất bái chào tạm biệt chàng theo đúng nghi lễ.  Họ rời cung điện để đến học thêm một số nghi thức với vị quan chuyên lo lễ nghi trong triều.  Phải nói rằng trong đám quần thần có nhiều vị hành xử rất được nhưng vẫn có một số hành xử rất tệ. 

Chàng trai trẻ - chàng còn rất trẻ, chỉ mới mười sáu tuổi, không cảm thấy quyến luyến gì với đám cận thần.  Chàng thở phào nhẹ nhõm, ngả lưng trên chiếc gối mềm đặt trong ghế trường kỷ có thêu hoa. Mắt chàng mở to, miệng chàng há rộng nhìn giống vị thần rừng Faun, và cũng giống những con thú nhỏ trong rừng bị xập bẫy của thợ săn. 

Thật ra cũng chính đám thợ săn tình cờ tìm thấy chàng.  Khi ấy chàng - chân đi đất, tay cầm ống tiêu, đang ở chung với bầy con của vợ chồng người chăn cừu nghèo.  Hai vợ chồng này đã nuôi nấng chàng từ bé và chàng cũng xem họ như cha mẹ của mình.  Thật sự chàng là sản phẩm của một mối tình lén lút giữa công chúa – người con gái duy nhất của vị vua già, và một chàng trai thuộc giai cấp thấp hơn nàng.  Chàng trai đã mê hoặc nàng bằng tiếng đàn tỳ bà của mình.  Có lời đồn rằng chàng trai đó - người nghệ sĩ đến từ xứ Rimini được công chúa vô cùng yêu mến - bỗng dưng biến mất khi chưa hoàn tất công việc đang làm cho nhà thờ.  Cũng có lời đồn rằng khi mới một tuần tuổi, khi đang nằm ngủ cạnh mẹ, ai đó bắt cóc chàng, rồi bỏ chàng trước nhà một cặp vợ chồng người nông dân không có con sống gần bìa rừng cách đó hơn một ngày đường.  Lại có lời đồn rằng vì công chúa gặp chuyện buồn hay mắc phải bịnh dịch, một giờ sau khi đánh thức nàng dậy, viên ngự y cho nàng uống ly rượu mà ông đã hòa vào đó vài giọt thuốc độc của Ý có hiệu ứng nhanh.  Nàng công chúa đó chính là người sinh ra chàng.   Có lời kể rằng người đưa tin của vua mang chàng trên lưng ngựa chạy đến trước cửa lều người chăn cừu.  Khi ông ta xuống ngựa, nhấc chàng ra khỏi yên, bước đến gõ cửa lều,  đấy cũng là lúc xác của nàng công chúa được đưa xuống huyệt đã đào sẵn trong khuôn viên nhà thờ vắng lặng trước cổng thành.  Nàng được chôn cùng chỗ với người đàn ông người không cùng xứ có vẻ mặt tuyệt đẹp, tay bị trói, ngực bị đâm.


Đó là những lời đồn đại người đời truyền tai nhau.  Nhưng sự thật là vị vua già, khi nằm trên giường bệnh, hoặc ăn năn về tội lỗi tày trời mình đã gây ra, hoặc không muốn vương quốc của mình về tay người khác, đã cho người đi đem chàng trai trẻ về, công bố trước quần thần đây là người nối dõi của ông. 

Dường như khi chàng trai trẻ nhận thức được bản thân mình có niềm đam mê kỳ lạ về cái đẹp, đó chính là lúc cái đẹp ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời chàng.  Có người kể rằng khi bước vào phòng chứa tư trang, chàng thường reo vui khi nhìn thấy tấm áo mỹ miều và nữ trang quý giá được chuẩn bị cho chàng.  Chàng còn nhảy múa điên cuồng trong chiếc áo chẽn làm bằng da và chiếc áo khoác làm bằng lông cừu.

Thật ra, chàng rất nhớ cuộc sống tự do khi còn ở trong rừng vì giờ đây các lễ nghi cung đình chán ngắt chiếm quá nhiều giờ trong ngày của chàng.  Tuy nhiên, cung điện mang tên “Niềm Vui” – nơi chàng được gọi là “Ngài”, cũng mang lại khoái cảm cho chàng vì đây là một thế giới hoàn toàn mới đối với chàng.  Mỗi khi thoát được đám cận thần hay rời được phòng khánh tiết, chàng liền chạy đến chiếc cầu thang có tượng sư tử làm bằng đồng đặt hai bên, có những bậc thang rộng mênh mông sáng loáng làm bằng đá cứng.  Chàng chạy xuống cầu thang, dạo chơi hết phòng này đến phòng nọ, hết hành lang nọ đến hành lang kia.  Khi ấy chàng giống như người bệnh đi tìm thuốc uống cho hết đau, và chàng tìm thấy trong cái đẹp có liều thuốc trị bịnh cho mình. 

Hầu hết chàng tự đi khám phá cung điện- chàng vẫn gọi đùa như vậy đối với chàng, thật sự đó là những chuyến viễn du trên vùng đất kỳ diệu.  Nhưng thỉnh thoảng nhóm cận thần tóc vàng cũng dẫn chàng đi.  Nhóm cận thần này có thân người mảnh khảnh, thường mặc áo choàng dài có đính nhiều dải ruy-băng bay phất phơ.  Tuy nhiên chàng có linh cảm rằng cách hay nhất tìm hiểu những bí ẩn trong nghệ thuật là âm thầm tìm hiểu một mình.  Chẳng phải đó là lý do những người ngưỡng mộ điều hay ý đẹp đều là những người đơn độc. 

Có nhiều câu chuyện ngộ nghĩnh được kể về chàng trong giai đoạn này.  Ví dụ ngài thị trưởng Hòa Lan thuật lại khi ông đại diện đất nước Hoà Lan đến gặp chàng để đọc bài diễn văn đầy lời hoa mỹ, ông bắt gặp chàng đang quỳ gối thưởng thức bức tranh vừa mua từ Venice về.  Khi ấy chàng giống như đang tỏ lòng tôn kính những vị thần linh mới. 

Trong một dịp khác, chàng biến mất làm mọi người đổ xô đi tìm cả giờ đồng hồ, và hồi lâu sau, họ kiếm thấy chàng đang ngồi trong một tháp nhỏ nằm trong khuôn viên lâu đài.  Chàng nhìn chằm chằm vào bức tượng Adonis - người yêu của thần Venus, được trạm từ viên đá lấy từ Hy Lạp.  Có lời đồn rằng chàng đã kề môi hôn lên đôi lông mày làm bằng cẩm thạch của bức tượng.  Bức tượng này được tìm thấy trong lòng sông khi người ta xây chiếc cầu đá có khắc tên Hadrian – tên của người nô lệ xứ Bitthynya.  Lại có lời kể rằng chàng đã thức thâu đêm để chiêm ngưỡng ánh trăng phản chiếu trên bức tượng bạc Endymion.

Tất cả các loại đá quý hiếm đều làm chàng mê mẩn, và trong cơn cuồng loạn sưu tầm đá quý, chàng đã phái nhóm người lái buôn đi khắp nơi, kẻ thì tìm mua hổ phách từ đám người đánh cá ở vùng biển bắc, người thì đi Ai Cập tìm mua ngọc turquoise có ma lực lấy từ mộ các vì vua; nhóm này đi Ba Tư mua thảm lụa và bình sành sứ, nhóm khác đi Ấn độ mua vải lụa, ngà đen, đá mặt trăng, vòng cẩm thạch, trầm hương, bình gốm xanh, và khăn len mịn.


Nhưng việc làm chàng bận tâm nhiều nhất là việc chuẩn bị chiếc áo choàng dệt vải có đính vàng mà chàng sẽ mặc trong ngày đăng quang, chuẩn bị chiếc vương miệng có đính hạt ruby, và chuẩn bị cây quyền trượng có nhiều ngọc trai đính quanh. Thật vậy, khi ngả lưng trong chiếc ghế bành xa hoa lộng lẫy, chàng suy nghĩ về ba thứ ấy.  Mắt chàng đăm chiêu nhìn ánh lửa bùng lên từ mớ củi thông đang cháy rực trong lò sưởi. 

Các nhà thiết kế nổi tiếng nhất xứ đã gửi đến chàng bản vẽ của họ từ mấy tháng trước.  Chàng đã ra lệnh các nghệ nhân ra sức làm việc ngày đêm, và mọi người trong vương quốc đổ xô đi kiếm đá quý để  phục vụ cho những thiết kế ấy.  Tưởng tượng cảnh mình đứng trên tòa cao trong chiếc áo đẹp của Vua, đôi môi non trẻ của chàng nở nụ cười, ánh mắt đen lánh của chàng sáng rực một vẻ đẹp rừng rú. 

Ngồi hồi lâu, chàng đứng dậy ra khỏi ghế, đến tựa vào bức tường gần lò sưởi, chàng nhìn quanh căn phòng dưới ánh sáng lờ mờ.  Bốn bức tường được trang trí bằng những tấm thảm đắt tiền có hình vẽ “Triumph of Beauty”.  Kê sát vách trong góc phòng bên kia là một tủ lớn làm bằng đá mã não và đá màu xanh da trời. Nằm đối diện với cửa sổ là chiếc tủ được đóng bằng những tấm gỗ sơn mài có trạm trổ và đính bột vàng.  Bên trong tủ, chàng thấy một dãy ly nhỏ có dáng thanh tao làm bằng thủy tinh xứ Venise, và một chiếc cốc lớn làm bằng mã não vân đen. 

Trên tấm trải giường may bằng lụa, hoa thuốc phiện màu nhợt nhạt được thêu rũ xuống giống như rơi từ bàn tay của người ngủ gục vì mệt mỏi. Trên tấm màn nhung treo giữa cặp ngà voi, chùm lông mào đà điểu bung ra y như bọt nước trắng xóa tung lên trần nhà có màu bạc nhạt nhẽo.  Kia là đóa hoa thủy tiên làm bằng đồng xanh đỡ lấy mặt tấm gương.  Một chiếc bát làm bằng thạch anh tím được đặt trên bàn kề bên. 

Bên ngoài chàng thấy vòm nhà thờ hiện ra như những chiếc bong bóng nước nằm trên dãy nhà mờ ảo, đội lính canh đi tới, đi lui dọc theo dãy sân dọc bờ sông.  Xa xa trên cành cây, một chú họa mi đang hót.  Mùi hoa nhài thoang thoảng lan đến cửa sổ.  Chàng đưa tay hất lọn tóc từ trước trán ra sau, rồi nâng cây đàn tỳ bà, dùng ngón tay khẩy đàn. Mí mắt sụp xuống, chàng bỗng thấy toàn thân suy nhược.  Trước đây chưa bao giờ chàng cảm nhận được sự huyền bí và ma lực của những món đồ đẹp. 

Chuông đồng hồ báo đã nửa đêm.  Chàng với tay rung chiếc chuông nhỏ, bầy tùy tùng liền bước vào phòng, làm những lễ nghi rườm rà thay áo cho chàng, rửa tay bằng nước hoa hồng cho chàng và rải hoa trên gối chàng.  Vài phút sau, bọn họ rút lui, chàng thiếp ngủ. 

Chàng mơ một giấc mơ, và đây là giấc mơ của chàng.  Chàng thấy mình đang đứng trong một căn phòng dài nằm sát dưới mái nhà, tai nghe âm thanh vù vù lóc cóc phát ra từ nhiều bóng mờ đứng gần đó.  Tia nắng ngày gầy guộc lấp ló sau cửa sổ, giúp chàng thấy được hình ảnh những người thợ dệt đang cong mình bên khung cửi. 

Mấy đứa trẻ xanh xao cuộn mình nằm dưới thanh xà ngang.  Những khi con thoi vút nhanh qua sợi dọc, đó là lúc những tấm ván nặng được đưa lên, và khi con thoi dừng, những tấm ván nặng rơi xuống, ép tất cả sợi chỉ lại với nhau.  Khuôn mặt của những người thợ dệt mệt mỏi, bàn tay gầy còm của họ run bần bật.  Một số phụ nữ với khuôn mặt hốc hác ngồi cạnh bàn thêu.  Mùi mồ hôi tràn ngập khắp phòng. Bầu không khí bị nhiễm độc, nặng nề. Bờ tường đổ mồ hôi, bốc mùi ẩm ướt. 

Chàng vua trẻ đến đứng cạnh bên một người thợ dệt, chăm chú nhìn ông ta. 
Người thợ dệt ấy nhìn lên, giận dữ hỏi, ‘Tại sao anh nhìn tôi? Có phải anh theo lệnh chủ của chúng tôi đến đây làm mật thám?”

 ‘Ai là chủ của ông?’ chàng vua trẻ hỏi.

 ‘Chủ của chúng tôi cũng là một con người giống tôi.  Nhưng thật ra, giữa tôi và chủ có một điểm khác nhau vô cùng.  Đó là ông ta được mặc áo đẹp, trong khi tôi mặc áo rách mướt, và đồ ăn dành ông ta luôn luôn thừa mứa trong khi tôi luôn bị đói.’ 

‘Đây là một vương quốc dân chủ,’ chàng vua trẻ nói, ‘Ông không phải làm nô lệ cho bất kỳ ai.’

‘Trong thời chiến,’ người thợ dệt đáp, ‘kẻ mạnh bắt kẻ yếu làm nô lệ.  Trong thời bình, người giàu bắt người nghèo làm nô lệ.  Chúng tôi phải làm việc để sống, nhưng đồng lương họ trả chúng tôi là đồng lương chết đói.  Chúng tôi làm việc vất vả suốt ngày để phục vụ bọn họ, để khi chết, họ nằm trong đống vàng.  Gương mặt con cái của chúng tôi ngày một tái xanh và gương mặt của những người chúng tôi thương ngày càng khô cằn và hắc ám.  Chúng tôi còng lưng hái nho, kẻ giàu ngồi thưởng thức rượu nho.  Chúng tôi là người trồng bắp nhưng chẳng có gì ăn trong ngày. Chẳng ai nhìn thấy sợi dây xích vô  hình họ dùng để xiềng chúng tôi nên chúng tôi chẳng khác nào là kẻ nô lệ cho dù chúng tôi được gọi là những người tự do.’

‘Tất cả những người ở đây đều chịu chung số phận như vậy sao?’

‘Tất cả đều cùng chung số phận,’ người thợ dệt trả lời, ‘người trẻ cũng như người già, phụ nữ cũng như nam giới, trẻ con cũng như người đã bị hành hạ lâu năm.  Bọn lái buôn áp bức chúng tôi, chúng tôi chỉ biết phục tùng mệnh lệnh.  Cha cố có đi ngang qua, chỉ để ý đến việc lần tràng hạt, chẳng ai để tâm đến chúng tôi.  Căn ngõ chúng tôi đang sống không có ánh sáng, chỉ có bà chúa Bần Cùng-Nghèo Khó có đôi mắt đói ăn chịu chui vào.  Theo sau bà là ông hoàng Tội Lỗi với khuôn mặt đầm đìa nước mắt.  Nỗi bất hạnh đánh thức chúng tôi dậy mỗi sáng.  Sự tủi thẹn ở với chúng tôi suốt đêm.  Anh làm sao hiểu được những điều này.  Anh không thuộc nhóm người của chúng tôi.  Gương mặt của anh quá tươi vui hạnh phúc.’ Người thợ dệt giận dữ quay đi, quăng con thoi vào một bóng mờ, và chàng vua trẻ nhận ra những sợi chỉ dệt ấy có đính vàng. 

Chàng bàng hoàng, cất tiếng hỏi người thợ dệt, ‘Các anh đang dệt vải may áo cho ai vậy?’
‘Dệt vải để may áo choàng cho vị vua trẻ mặc trong ngày đăng quang,’ người thợ dệt trả lời; ‘việc này dính gì đến anh?’

Chàng vua trẻ bật khóc và giật mình thức dậy.  Chàng thấy mình đang nằm trong căn phòng của mình, và nhìn qua cửa sổ, chàng thấy vầng trăng vàng đang lơ lửng trên vùng trời u tối. 
Chàng thiếp ngủ lại.  Chàng mơ một giấc mơ và đây là giấc mơ của chàng.

Chàng nghĩ mình đang ngồi dưới bong tàu giữa  một trăm người nô lệ.  Ngay cạnh chàng là ông thuyền trưởng đang ngồi trên tấm thảm. Ông có nước da đen như mun, đậu đội khăn nhung đỏ.  Ông đeo hai khoen bông tai lớn bằng bạc, tay cầm một cặp cân bằng ngà voi. 

Tất cả nô lệ đều ở trần, mặc khố, và ai cũng bị xích với người đứng bên cạnh.  Ánh mặt trời chói chang là những làn roi quất mạnh lên da người nô lệ khi họ phải chạy qua, chạy lại trên sàn tàu.  Những đôi tay khẳng khiu  của họ nặng nhọc kéo mái chèo lên khỏi nước.  Bụi nước tung bay từ mái chèo.

 

Cuối cùng họ cũng đến được một vịnh nhỏ, bắt đầu công việc thăm dò chiều sâu vùng vịnh.  Một làn gió nhẹ thổi ra từ bờ làm bụi đỏ phủ đầy khoang và buồm tàu.  Có ba tên Ả Rập cỡi lừa xuất hiện, lấy giáo ném vào đám người nô lệ.  Ông thuyền trưởng đứng trên bong tàu rút cung nhắm vào một tên và bắn.  Tên Ả Rập bị trúng tên, ngã nhào xuống đất.  Hai tên còn lại phi nước đại bỏ chạy.  Một người đàn bà có tấm khăn che mặt màu vàng chậm rãi đi theo sau hai tên đó, nhưng thỉnh thoảng quay lại nhìn xác tên Ả Rập đang nằm lại. 

Thả neo và hạ buồm xong, nhóm người nô lệ da đen khiêng một chiếc thang dây dài và nặng như chì.  Ông thuyền trưởng ném chiếc thang qua một bên, cột chặt đầu thang vào hai cọc bằng sắt.  Kế đó vài người nô lệ buộc dây xích vào người anh nô lệ nhỏ tuổi nhất, dùng sáp đổ vào lỗ mũi và lỗ tai anh để nước đừng vào, đeo thêm đá vào hông anh để anh chìm được sâu.  Anh nô lệ nhỏ tuổi theo thang bước xuống và mất bóng trong đại dương.  Một vài bọt nước nổi lên khi anh đắm mình trong biển.  Một số nô lệ khác tò mò nhìn theo. Người chuyên gọi cá mập ngồi trên mũi tàu gõ trống đều đều. 

Một lúc sau anh nô lệ nhỏ tuổi trồi lên từ mặt nước.  Anh thở hổn hển, tay trái bám vào chiếc thang dây, tay phải cầm một hạt ngọc.  Những người nô lệ khác ngủ gục trên chiếc mái chèo. 
Cứ mỗi lần trồi lên, anh đều mang theo một hạt ngọc tuyệt đẹp.  Ông chủ tàu cân từng viên, rồi cất chúng vào một túi da màu xanh lục. 

Chàng vua trẻ muốn cất tiếng nói nhưng dường như lưỡi của anh dính chặt vào nóc họng và môi của anh không cử động được.  Đám người nô lệ nói qua nói lại với nhau, rồi bắt đầu gân cổ cãi nhau.  Hai con sếu bay vòng vòng quanh tàu. 

Anh chàng nô lệ trẻ trồi lên lần cuối cùng, và viên ngọc lần này anh mang lên đẹp hơn tất cả các viên ngọc xứ Ormuz.  Viên ngọc tròn như mặt trăng đêm rằm, sáng hơn cả vì sao mai.  Nhưng gương mặt của anh nô lệ trẻ tái nhợt, máu trào ra khỏi tai và mũi.  Anh run bần bật hồi lâu rồi nằm bất động.  Những người nô lệ khác chuyển xác anh qua một bên. 

Ông thuyền trưởng tay cầm lấy viên ngọc cuối cùng, cất tiếng cười vang và ép viên ngọc vào trán, làm động tác bái chào và nói, ‘Đây sẽ là viên ngọc được đính vào quyền trượng của vị Vua trẻ.’ Nói xong, ông ra lệnh cho đám nô lệ nhổ neo. 

Khi nghe được những lời nói của người thuyền trưởng, chàng vua trẻ khóc rống và giật mình thức dậy.  Nhìn qua cửa sổ, chàng thấy những ngón tay xám dài của buổi bình minh đang giật lấy ánh sáng phát ra từ những ngôi sao mờ. 

Chàng thiếp ngủ lại.  Chàng mơ một giấc mơ và đây là giấc mơ của chàng.
Chàng thấy mình đi lang thang trong một khu rừng tối, trong rừng đầy trái lạ, hoa đẹp nhưng độc.  Mấy con chuồn chuồn huýt gió gọi chàng khi chàng đi ngang chúng.  Vài con két màu sắc sặc sỡ truyền từ cành này sang cành khác, miệng kêu quang quác.  Mấy bác rùa khổng lồ nằm ngủ trong vùng bùn ấm.  Cây nào cũng đầy khỉ và công.   

Chàng cứ rảo bước lang thang cho đến khi đi đến bìa rừng, nhìn thấy vô số người đang làm việc trên đáy sông đã cạn nước.  Một nhóm người bám vào vách núi đá nhìn như bầy kiến cheo leo.  Một nhóm khác chui xuống hầm họ vừa đào xong.  Kẻ dùng rìu đẽo đá, kẻ dùng tay bới cát.  Họ nhổ cây xương rồng tận gốc, rồi lấy chân dẫm nát những đóa hoa đỏ tươi.  Họ đi tới đi lui, gọi nhau ơi ới, chẳng ai ngồi rỗi. 

Đứng trong hang tối, thần Chết và thần Tham Lam theo dõi đám người đang làm việc.  Thần Chết nói, ‘Tôi mệt rồi.  Chia cho tôi một phần ba bọn họ rồi tôi đi.’

Thần Tham Lam lắc đầu.  ‘Tất cả bọn họ là của tôi.’ 

Và thần Chết hỏi tiếp, ‘Bạn cầm gì trong tay vậy?’

‘Tôi có ba hạt bắp,’ thần Tham Lam trả lời.  ‘Tại sao anh hỏi?’

‘Cho tôi một hạt đi,’ thần Chết xin, ‘tôi mang về trồng trong vườn nhà.  Cho tôi một hạt thôi, rồi tôi sẽ đi.’

‘Tôi sẽ không cho anh thứ gì hết,’ nói xong, thần Tham Lam nắm chặt bàn tay và giấu tay vào trong áo. 

Thần Chết bật cười, lấy ra một cái ly, dìm ly vào trong hồ nước, tức thì thần Sốt Rét trồi lên.  Thần Sốt Rét luồn qua đám người, thế là một phần ba bọn họ lăn ra chết.  Một làn sương mù lạnh bay đến bên thần Sốt Rét, bầy rắn nước cũng trườn đến bên cạnh. 

Khi thần Tham Lam thấy một phần ba đám người ngã lăn ra chết, bà đấm tay vào lồng ngực gầy gò của mình và than khóc, ‘Anh giết hết một phần ba đám nô lệ của tôi. Anh xéo ngay đi! Vùng núi Tartary đang có chiến tranh đó.  Mấy người vua tham gia trận chiến đang gọi anh kia.  Dân Afghanistan đang giết bò đen và kéo ra chiến trường.  Họ đang đập mác vào khiên và đã đội sẵn nón sắt.  Anh nán lại khu vực của tôi làm gì chứ hả? Xéo ngay đi và đừng bao giờ trở lại đây.’ 

‘Tôi không đi đâu hết,’ thần Chết đáp, ‘Bạn chưa cho tôi hạt bắp thì tôi vẫn cứ ở đây.’

Thần Tham Lam nắm chặt bàn tay hơn, nghiến răng và nói, ‘Tôi sẽ không cho anh thứ gì hết!’

Thần Chết mỉm cười, đưa tay lấy một hòn đá đen, liệng đá vào khu rừng, lập tức thần Sốt Rét mặc áo lửa xuất hiện từ cây độc cần mọc dại trong rừng.  Thần Sốt Rét đi vào trong đám người, chạm vào ai, người ấy chết ngay tức khắc. 

Thần Tham Lam rùng mình, đưa tay lấy nắm tro bỏ lên đầu. ‘Sao lại tàn ác thế,’ bà khóc; ‘quá tàn ác!  Có nạn đói ở Ấn Độ, có nạn khát ở Samarcand.  Người dân ở Ai Cập đang chết đói vì lũ châu chấu từ sa mạc bay về phá mùa màng.  Nước sông Nile đang khô cạn, vua chúa ở đó đang nguyền rủa thần Isis và thần mùa màng Osiris.  Đi đến đó đi, những chỗ ấy đang cần anh.  Nô lệ của tôi, để tôi lo.’

 
‘Tôi không đi đâu hết,’ thần Chết đáp, ‘Bạn chưa cho tôi một hạt bắp thì tôi vẫn cứ ở đây.’
‘Tôi sẽ không cho anh thứ gì hết!’

Và thần Chết lại cất tiếng cười, đưa tay huýt sáo, liền sau đó trong hư không một người đàn bà xuất hiện.  Trên trán của mụ có ghi chữ Bệnh Dịch.  Đám người gầy còm vây tròn quanh mụ.  Mụ vươn đôi cánh bao trùm toàn thung lũng, sau đó chẳng còn ai sống sót. 

Thần Tham Lam kêu thét ầm vang khắp rừng, và thần Chết leo lên lưng ngựa đỏ, phi nước đại bỏ đi nhanh hơn gió. 

Trong đáy thung lũng lồm cồm bò lên một con rồng gầy nhom với bộ vẩy trông ghê rợn.  Cùng lúc ấy một đám chó rừng chạy nhanh trên cát, nghỉnh mũi hửi trong không gian. 

Chàng vua trẻ khóc ròng, cất tiếng hỏi: ‘Đám người kia là ai và đang tìm kiếm gì vậy?’

Một người đứng sau chàng đáp, ‘Họ đi tìm đá rubi để đính vào vương miện cho nhà vua trẻ.’

Chàng vua trẻ giật mình quay đầu lại, nhìn thấy người đàn ông ăn mặc như một người đi hành hương, tay cầm chiếc gương bằng bạc.  

Mặt chàng tái nhợt, ‘Vua nào?’, chàng hỏi.

Người hành hương trả lời: ‘Hãy nhìn vào tấm gương này, anh sẽ thấy vị vua ấy.’

Anh nhìn vào, thấy chính mình trong gương, anh thét lớn và thức dậy.  Khi ấy ánh sáng ban mai đã tràn vào phòng, bầy chim đậu trên cành cây trong vườn hót líu lo. 

Viên quan thị vệ và các quan cận thần khác bước vào, tất cả cúi đầu chào chàng.  Những người hầu mang áo choàng dệt bằng vải đính sợi vàng, đặt chiếc vương miện và quyền trượng trước mặt chàng. 

Chàng vua trẻ nhìn ba báu vật ấy, thấy chúng đẹp làm sao.  Chàng thấy chúng đẹp hơn cả vẻ đẹp bề ngoài của chúng.  Chàng nhớ đến ba giấc mơ của mình, quay lại nói với các quần thần của mình: ‘Hãy đem tất cả những thứ này đi đi.  Ta sẽ không dùng chúng đâu.’

Các quan cận thần ngạc nhiên, một số trong bọn họ cất tiếng cười, nghĩ rằng chàng vua trẻ vừa nói lời đùa cợt. 

Nhưng chàng vua trẻ lập lại bằng một giọng nghiêm khắc: ‘Đem chúng đi và đừng để ta thấy chúng.  Hôm nay là ngày đăng quang của ta nhưng ta nhất quyết không mặc và dùng chúng.  Chiếc áo này được dệt bởi những bóng mờ sầu muộn và những bàn tay nhọc nhằn.  Trong viên ruby này toàn máu, và cái chết đang ngự trong lòng viên ngọc.’  Rồi chàng kể cho mọi người nghe ba giấc mơ của mình. 

Các quan cận thần nghe xong, họ nhìn nhau, có vài kẻ thì thầm với nhau: ‘Vua điên mất rồi, giấc mơ là giấc mơ, thực tế là thực tế.  Giấc mơ không phải là thực tế, việc gì phải để ý đến giấc mơ.  Thực tế là Vua cần phải làm gì cho những người làm việc cật lực cho Vua? Chẳng lẽ Vua không ăn bánh mì nếu chưa gặp được người gieo hạt lúa mì, hay không uống rượu khi chưa nói chuyện được với người trồng nho?

Vị quan thị vệ bèn nói với chàng Vua trẻ, ‘Thưa Ngài, xin Ngài hãy bỏ qua một bên những suy nghĩ bi quan và hãy mặc chiếc áo đẹp này vào người và đội chiếc vương miện này lên đầu.  Nếu không mặc y phục dành cho Vua, làm sao người ngoài biết Ngài là Vua?’

Chàng vua trẻ nhìn viên quan thị vệ và hỏi, ‘Thật vậy sao? Nếu ta không mặc y phục của vua, người ta sẽ không biết ta là vua?’

Viên quan thị vệ nói, ‘Thưa đúng vậy, không ai biết Ngài là Vua.’

‘Ta đã từng nghĩ có người không cần mặc y phục vua vẫn hành xử như vua, nhưng thôi, có thể khanh nói đúng.  Tuy không mặc chiếc áo choàng này, cũng không đội vương miện này, nhưng đã đến nơi đây, ta quyết tiếp tục cuộc hành trình.’

Chàng ra lệnh tất cả ra ngoài, chỉ cho phép người hầu nhỏ hơn chàng một tuổi ở lại.  Chàng giữ người hầu lại nhưng tự tắm rửa cho mình, rồi đến tủ, lấy ra chiếc áo chẽn bằng da và chiếc áo khoác lông cừu mà chàng đã mặc khi còn đi chăn dê trên đồi cao.  Mặc xong y phục vào, chàng cầm thêm chiếc gậy chăn cừu. 

Người hầu nhỏ mở tròn đôi mắt xanh ngạc nhiên nhìn chàng, mỉm cười hỏi, ‘Thưa Ngài, con đã nhận ra Ngài trong bộ quần áo của vua và cây quyền trượng.  Thế vương miện của Ngài đâu?’
Chàng vua trẻ với tay hái một dây thạch lam mọc dại trên ban công, quấn nó lại, rồi đặt lên đầu. 
Chàng trả lời, ‘Đây là vương miện của ta.’

Với bộ trang phục này, chàng bước vào đại sảnh nơi các quan cận thần đang đứng chờ chàng.
Mọi người tung hô vạn tuế, nhưng cũng có một vài người la lớn, ‘Thưa Ngài, các thần dân của Ngài đang chuẩn bị đón chào một vị Vua, sao Ngài nỡ lòng nào lại ăn mặc như một kẻ ăn mày.’  Một vài người khác nói mạnh miệng hơn, ‘Người này đem nhục đến vương quốc của chúng ta, không xứng đáng là Vua của chúng ta.’ Nhưng chàng không nói một lời, cứ thế bước xuống bậc thang, ra khỏi cổng, leo lên lưng ngựa cưỡi về phía nhà thờ, người hầu nhỏ theo kề bên.

Người dân đứng bên đường thấy chàng, cười rộ chế riễu, ‘Thằng nhỏ vừa chạy ngựa qua là tên hề của vua.’

Chàng kéo cương dừng lại và nói, ‘Không, ta chính là vua.’ Rồi chàng kể cho những người dân thường nghe ba giấc mơ của chàng.

Một người đứng trong đám đông bước ra nói những lời cay đắng với chàng, ‘Thưa Ngài, hẳn Ngài cũng biết nhờ người giàu mà người nghèo có việc làm?  Những vật dụng xa hoa của Ngài đã nuôi sống chúng tôi, những đòi hỏi phi lý của Ngài đã giúp chúng tôi có bánh mì.  Làm việc cho chủ đúng là cực nhọc, nhưng nếu không có chủ thì không có việc làm, cuộc sống còn tệ hơn.  Ngài có biết rằng mấy kẻ bóc lột chính là người nuôi sống chúng tôi?  Ngài tính cứu vãng tình hình này bằng cách nào?  Ngài có định nói với người mua, “Anh phải trả tiền cho hậu hĩnh vào,” và nói với người bán, “Anh chỉ bán giá này được không?” Tôi nghĩ Ngài sẽ không làm như vậy.  Xin Ngài hãy quay về cung điện, mặc y phục sang trọng của vua. Những việc làm của Ngài không giúp chúng tôi bớt khổ.’  

‘Vậy người giàu và người nghèo là anh em của nhau ư?’ chàng vua trẻ hỏi.

‘Đúng vậy, thưa Ngài,’ người đàn ông trả lời, ‘và tên của người giàu là Kẻ Sát Nhân.’

Chàng vua trẻ ứa nước mắt, tiếp tục bước đi trong tiếng rì rầm bàn tán của dân chúng.  Chú hầu nhỏ sợ tái mặt, quyết định không theo chàng Vua trẻ. 

Khi chàng vua trẻ đến cổng nhà thờ, mấy tên lính canh dùng cây kích chặn chàng lại, ‘Kiếm ai ở đây? Không ai được bước qua cổng này trừ nhà Vua.’

Chàng vua trẻ đỏ mặt giận dữ, trả lời đám lính canh, ‘Ta chính là vua đây,’ và gạt cây kích của bọn họ qua một bên, tiến vào bên trong.

Thấy chàng bước vào trong chiếc áo chăn cừu, vị cha cố già đứng dậy tiến đến chào chàng và nói, ‘Con trai của ta, quần áo vua đâu, sao không mặc? Không có vương miện, sao ta đăng quang cho con? Quyền trượng nữa, không có, làm sao ta trao cho con được? Hôm nay là ngày vui của con, không thể là ngày hạ bậc con.’

‘Cha nghĩ sao, Hạnh Phúc có thể mặc áo của Bất Hạnh may cho sao?’chàng vua trẻ hỏi, rồi kể cho vị Cha cố nghe ba giấc mơ của mình. 

Vị Cha cố nghe xong, cau mày nói, ‘Con trai của ta, ta nay đã già.  Nhìn lại những giai đoạn gặp khó, ta thấy có nhiều điều sai trái xảy ra trong thế giới rộng lớn này.  Mấy tên cướp hung hăng từ núi xuống làng, lấy cắp trẻ em đem bán cho người Moor.  Lũ sư tử rình đoàn người đi buôn, gặp cơ hội là tấn công ngay mấy con lạc đà của họ.  Bầy lợn rừng đi phá gốc bắp dưới thung lũng, bầy sói gặm phá dây nho trên đồi.  Hải tặc thải đồ dơ trên bãi biển, đốt tàu của ngư dân và lấy cướp lưới đánh cá của họ.  Người hủi sống vùng đầm lầy, lấy lau sậy làm vách nhà, chẳng ai dám đến gần họ. Người nghèo lang thang khắp thành phố, ăn thức ăn của chó.  Con nghĩ con có thể ngăn không cho những việc ấy xảy ra được không? Con nghĩ con có thể ngủ chung giường với người hủi không? Con có dám tuyển dụng người ăn mày làm quan cận thần?  Liệu đám sư tử và lũ heo rừng chịu theo lệnh của con? Thượng Đế khôn ngoan hơn con nhưng vẫn quyết định tạo ra nỗi bất hạnh.  Chẳng phải ta không tán đồng quyết định của con, nhưng ta yêu cầu con nên quay về Hoàng cung với khuôn mặt tươi tắn, mặc y phục của vua vào cho ra dáng một vị vua, đội sẵn vương miện bằng vàng mà ta sẽ đội cho con, và cầm sẵn cây quyền trượng mà ta sẽ trao cho con.  Còn về những giấc mơ, đừng nghĩ đến chúng nữa.  Những gánh nặng của thế gian này một người không gánh hết, cũng như những nỗi sầu của thế gian này một người không cam nổi. 

‘Cha có thể nói như thế trong Thánh đường ư?’ chàng vua trẻ hỏi, rồi lách qua vị Cha cố, bước lên bàn thờ, đứng đối diện với hình tượng Chúa. 

Chàng đứng trước hình tượng Chúa, hai bên hình tượng là những chiếc bình làm bằng vàng tuyệt đẹp, là cốc rượu lễ, là bình đựng dầu thánh.  Chàng quỳ trước hình tượng Chúa, ánh nến sáng rực Thánh đường, luồng khói màu xanh của nhang cuộn tròn bốc lên vòm cao.  Chàng cúi đầu cầu kinh.  Mấy vị cha trong nhà thờ sợ điếng người, không dám đứng trên bàn thờ nữa. 

Bỗng nhiên có tiếng lao xao bên ngoài Thánh đường, và đám quan cận thần tay cầm kiếm, đầu đội mũ lông, dương khiên sắt sáng loáng bước vào. ‘Tên mơ mộng với những mộng mơ đâu?’ bọn chúng gào to.  ‘Tên vua ăn mặc như kẻ ăn mày đâu? Thằng nhãi con làm ô nhục vương quốc đâu?  Chúng ta phải khử nó bởi vì nó không xứng đáng cai trị chúng ta.’

Chàng vua trẻ vẫn cúi đầu cầu kinh, và khi cầu kinh xong, chàng đứng dậy, quay lại nhìn đám cận thần với đôi mắt buồn vời vợi.  

Lạ thay!  Một luồng ánh sáng luồn qua cửa sổ đến bao quanh chàng, làm thành chiếc áo choàng đẹp hơn cả chiếc áo đã từng làm chàng mê mẩn.  Cây gậy chăn cừu của chàng bỗng trổ những đóa lily trắng hơn cả ngọc.  Vòng dây đội đầu cũng nở rộ những đóa hồng, màu đỏ thắm hơn cả đá rubi.  Hoa lili thì trắng hơn ngọc, cánh hoa sáng như bạc.  Hoa hồng đỏ hơn đá rubi, lá của hoa có lấp lánh ánh vàng.


Chàng đứng đó trong y phục của Vua, cánh cửa Thánh đường rộng mở, và từ chiếc bình pha lê đựng Thánh thể tỏa ra một tia ánh sáng lộng lẫy, huyền bí.  Chàng đứng đó trong y phục của vua.  Hào quang của Thượng Đế tràn ngập Thánh đường, tượng các vị Thánh đặt trong hốc tường dường như muốn di chuyển.  Trong chiếc áo choàng tuyệt đẹp, chàng Vua trẻ đứng trước toàn dân, đại hồ cầm ngân vang khúc nhạc, tiếng kèn vút cao, nhóm ca đoàn cất tiếng hát.  

Toàn dân phủ phục, đám cận thần tra kiếm vào bao và cúi đầu tỏ lòng tôn kính.  Vị Cha cố mặt tái xanh, tay run cầm cập, cất lời, ‘Tôi không đủ tư cách làm lễ đăng quang cho Ngài.’ Nói xong, ông cũng quỳ xuống phủ phục. 

Chàng Vua trẻ rời bàn thờ bước xuống, băng ngang qua đám đông để trở về nhà.  Không người nào dám ngước lên nhìn chàng, bởi lẽ khuôn mặt chàng là khuôn mặt của thiên thần.