Sep 23, 2014

CƠM GẠO / RỬA CHÉN - Vinh gTmT


CƠM GẠO



Bé: ông ơi, nặng quá con mang không nổi.

Ông: con ăn bao nhiêu gạo rồi mà mang không nổi?

Bé: từ nhỏ đến giờ con chưa từng ăn gạo.

Ông: vậy hằng ngày ba mẹ cho con ăn gì?

Bé: dạ ăn cơm.

Ông: thì có gạo mới nấu được cơm chứ.

Bé: cũng như có ông mới có con hả?

Ông: đúng rồi!

****

 RỬA CHÉN 





Chi TH: này anh kia rửa chén bát cho sạch đó nhe!

Anh T: mình mới rửa xong rồi.

Chi TH: vậy rửa đi. ông bà nói chén bát sạch thì cơm cháo cũng ngon.

Anh T: rửa mấy lần rồi mình. (Quay lại) hết hồn nảy giờ tưởng bà xã tôi chớ. Nhưng mà chị là ai?

Chi TH: ui cha nảy giờ tưởng anh là ông Hưng nhà tôi. Thiệt là xin lỗi. Nhầm lẫn người. Xin lỗi anh. Cứ tiếp tục rửa đi nhé. 

Sep 22, 2014

Sóc @ Dalat - by bố San

Con gửi mọi người xem hình ở Dalat anh San chụp bằng máy phim. Tất cả hình cây cối trong hình chụp đều là trong khu khách sạn tụi con ở. Đây là khu biệt thự Lê Lai rộng, có nhiều cây cao và lớn và nhiều hoa dại mọc dễ thương lắm. Đang là mua trái hồng chín nữa nên cây hồng nào cũng nặng trĩu quả.

TiSanSoc













Sep 16, 2014

NGƯỜI BẠN CHÂN THÀNH - Oscar Wilde


 

NGƯỜI BẠN CHÂN THÀNH

Tác giả: Oscar Wilde
Dịch giả: Út Hương
Nguồn hình: 
https://www.google.com/search?q=pictures+oscar+wilde+devoted+friend&client=firefox-a&hs=gmg&rls=org.mozilla:en-US:official&channel=fflb&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=UsD8U6DyF43eoATSu4D4CA&ved=0CB8QsAQ&biw=1280&bih=664

Một buổi sáng nọ lão Rái Cá già chui đầu ra khỏi hang của mình.  Lão có một đôi mắt tròn và sáng, có mấy cọng râu màu xám, và đuôi của lão giống như cọng dây cao su đen dài.  Bầy vịt con bơi lội đó đây trong hồ, nhìn chúng giống như đàn chim yến màu vàng, và mẹ của chúng nó có bộ lông trắng mưỡi với đôi chân đỏ au, chị đang cố gắng dạy chúng đứng bằng đầu trong nước.

“Các con sẽ không vào được trong giới thượng lưu nếu các con không đứng được bằng đầu trong nước,” chị Vịt mẹ liên tục nói vậy; và thỉnh thoảng dạy cho lũ vịt con cách chỏng đầu xuống nước.  Nhưng lũ vịt con chẳng thèm để ý đến lời mẹ.  Chúng còn quá nhỏ để hiểu được những ưu điểm nếu chúng lọt vào thế giới thượng lưu.  “Lũ trẻ này không biết vâng lời!” lão rái cá già nói; “Có bị chết đuối cũng đáng cái đời.”

“Lũ trẻ không đến nỗi vậy đâu,” chị Vịt mẹ lên tiếng, “ai cũng phải trải qua giai đoạn đầu, và không phải cha mẹ nào cũng có kiên nhẫn.




“À ra thế! Ta chả có cảm giác gì về việc làm cha mẹ,” lão Rái Cá già nói; “Ta không phải người đàn ông của gia đình.  Nói cho đúng hơn, ta chưa bao giờ lập gia đình, và sẽ không bao giờ.  Tình yêu có cái hay của nó, nhưng tình bạn thì cao quý hơn nhiều.  Nói cho đúng hơn, ta chưa thấy trên thế gian này có điều gì cao thượng và hiếm có hơn một tình bạn chân thành.

“Vậy xin cho bác cho biết một người bạn chân thành cần làm gì cho bạn của mình?” anh Hồng Tước màu xanh đang đậu trên cành cứng của cây liễu hỏi khi nghe lỏm câu chuyện.

“Đúng là điều tôi muốn biết,” chị Vịt nói; và chị bơi ra xa về phía bờ hồ bên kia, đứng trên đầu trong nước để làm mẫu cho lũ con.

“Hỏi gì mà ngớ ngẩn thế!” lão Rái Cá già đáp.  “Đương nhiên là ta kỳ vọng người bạn chân thành của ta phải chân thành với ta.”

“Và bác sẽ làm gì đáp lại với tấm lòng chân thành ấy?, một chú chim nhỏ vừa lượn trên bụi nước bạc, vừa đập đôi cánh nhỏ và hỏi.

“Ta không hiểu câu hỏi,” lão Rái Cá đáp.

“Để cháu kể cho bác nghe một câu chuyện cùng với chủ đề này,” anh chim Hồng Tước nói.
“Câu chuyện về ta hả?”  lão Rái Cá hỏi.  “Nếu đúng vậy thì ta sẽ nghe, vì ta rất thích truyện tiểu thuyết.”

“Truyện này có thể áp dụng cho bác được, “ anh Hồng Tước đáp, và bay xà xuống, đậu ở bờ hồ, và bắt đầu kể chuyện về Người Bạn Chân Thành.

“Ngày xửa ngày xưa,” anh Hồng Tước kể, “một nơi nọ có anh chàng tên Hans tính tình rất thành thật.”

“Anh ta đặc biệt không?” lão Rái Cá già hỏi.

“Dạ không,” anh chim Hồng Tước đáp, “Cháu không nghĩ anh ta là nhân vật đặc biệt, ngoài cái tính cực kỳ tốt và cái khuôn mặt tròn hóm hỉnh của anh.  Anh một thân một mình sống trong túp lều tranh nhỏ xíu, và ngày nào cũng ra vườn làm việc.  Trong khắp vùng, không có vườn nào đẹp bằng vườn của anh.  Hoa cẩm chướng Sweet-williammọc ở một góc vườn, bên cạnh bụi đinh hương Gilly-flowers, bụi Shepherds'-purses, và bụi Fair-maids.  Hoa hồng Damask, hoa tử đinh hương Crocuse, hoa Violet vàng, tím và trắng.  Hết hoa Columbine, Ladysmock, Marjoram, Basil, Bowslip; đến hoa Flower-de-luce, Daffodil, Clove-pink thay nhau nở tháng này sang tháng khác, vì thế lúc nào cũng có hoa đẹp để ngắm, hương thơm để thưởng thức.

“Anh chàng Hans nhỏ bé có rất nhiều bạn, nhưng người bạn chân thành nhất là gã Miller thô kệch.  Thật ra thì gã Miller yêu quý bạn Hans bé nhỏ đến độ không lần nào đi ngang vườn của Hans mà hắn không chồm qua tường, cắt một bó hoa thơm khổng lồ, một ôm tay rau thơm, hay bỏ đầy bao nào mận, nào cherry nếu đúng mùa bẻ trái.




“Bạn tâm đầu ý hợp lúc nào cũng có điểm giống nhau,” gã Miller thô kệch nói vậy, và anh chàng Hans nhỏ bé mỉm cười, gật đầu tán thành, và rất tự hào có được người bạn có những ý tưởng tao nhã như vậy.

“Thật ra thì thỉnh thoảng cũng có những người hàng xóm lấy làm lạ tại sao gã Miller giàu sụ chẳng bao giờ cho anh chàng Hans nhỏ bé một thứ nào cả mặc dầu hắn có cả trăm túi bột mì chất trong nhà máy, có sáu con bò sữa, có đàn cừu lông dày cui; nhưng Hans chẳng bao giờ bận tâm đến điều ấy, và chẳng gì làm Hans thích hơn là nghe những lời hoa mỹ của Miller nói về tình bạn chân thật không ích kỷ.

“Và cứ như thế Hans làm việc không nghỉ trong khu vườn của anh.  Anh vô cùng hạnh phúc trong suốt mùa xuân, mùa hè, và mùa thu, nhưng khi mùa đông đến, anh không còn trái và hoa để đem ra chợ bán, anh phải chịu lạnh và đói, anh thường xuyên lên giường với bụng đói hoặc chỉ ăn vài trái lê khô hoặc vài hạt khô cứng.  Vào mùa đông, anh cũng vô cùng cô đơn vì Miller thô kệch chẳng bao giờ thăm anh.

“Gã Miller thô kệch thường nói với vợ: ‘Tôi nghĩ tôi không nên đến thăm bạn Hans bé nhỏ khi trời còn đổ tuyết bởi vì khi con người ta đang gặp rắc rối, mình phải để cho họ ở yên một mình, không nên đến thăm, làm vậy chỉ quấy rầy họ.  Đó là ý kiến của tôi về tình bạn, tôi không chắc mình đúng hay sai.  Nhưng tôi quyết định sẽ đến thăm Hans khi trời sang xuân, và lúc ấy Hans có thể cho anh một giỏ đầy hoa báo xuân primrose và được làm như thế anh ta sẽ rất hạnh phúc.

“ ‘Anh thật biết nghĩ đến người khác,’ bà vợ đang ngồi trên ghế bành bên cạnh lò sưởi trả lời; ‘thật là biết nghĩ đến người khác.  Nghe anh nói về tình bạn thật sướng lỗ tai.  Em tin chắc là mục sư trong nhà thờ cũng không nói được những lời hay ý đẹp như anh, mặc dù ông ta sống trong ngôi nhà lầu ba tầng, tay thì đeo nhẫn vàng.’

“ ‘ Nhưng tại sao ta không mời Hans lên đây chơi với mình?’ đứa con trai út của gã Miller thô kệch hỏi.  ‘Nếu chú Hans đáng thương đang gặp rắc rối, con có thể nhường cho chú chén cháo của con, và chỉ cho chú xem mấy con thỏ trắng của con.’

 “ ‘Mày đúng là thằng ngốc con ơi!’ Gã Miller thô kệch gào lên, ‘Tao chẳng hiểu cho mày ăn học để làm gì.  Hình như mày chẳng học được điều gì cả.  Muốn biết tại sao hả, nếu chú Hans lên đây, thấy bếp lửa ấm cúng của mình, thấy bữa tối ngon lành của mình, và thấy hầm rượu vang của mình, chú ấy sẽ khởi lòng đố kỵ, mà lòng đố kỵ là nguyên nhân làm hỏng tâm bản thiện của chú ấy.  Chắc chắn tao sẽ không để tâm bản thiện của Hans bị mất.  Tao là bạn thân nhất của chú ấy, tao sẽ luôn để mắt đến chú ấy, và sẽ không bao giờ để chú ấy vướng vào bất kỳ một sự cám dỗ nào.  Ngoài ra, nếu Hans tới đây, chú ta sẽ xin ta cho mua trả góp bột mì, và tao sẽ không cho phép mình làm điều ấy.  Bột mì là một chuyện, tình bạn là một chuyện khác, và tao không để lẫn lộn hai việc ấy với nhau.  Tại sao? Tại vì hai chữ ấy viết khác nhau và nghĩa của hai chữ cũng khác nhau hoàn toàn.  Ai cũng hiểu vậy mà!’

“ ‘Anh nói hay thật!’ vợ của gã Miller thô kệch vừa nói vừa rót cho mình một ly nước ly bia lớn; ‘Sao em thấy uể oải quá.  Cảm giác y hệt như khi em ngồi trong nhà thờ.’

“ ‘Nhiều người làm giỏi,’ gã Miller thô kệch trả lời, ‘nhưng ít người nói hay, điều này chứng tỏ rằng nói khó hơn làm rất nhiều, và cũng tinh tế hơn rất nhiều’; rồi hắn quăng một cái nhìn nghiêm khắc về phía đứa con trai nhỏ đang ngồi bên kia bàn, nó xấu hổ đến độ không dám ngửng đầu lên, mặt thì đỏ bừng, và mắt cúi nhìn ly trà, nó bắt đầu khóc. Nhưng mà thằng bé còn quá nhỏ nên chúng ta nên bỏ qua cho nó.”

“Truyện đến đây đã hết chưa?” lão Rái Cá già hỏi

“Chắc chắn là chưa hết,” anh Hồng Tước  trả lời, “Câu truyện chỉ mới bắt đầu thôi.”

“Vậy thì chú mày đi sau thời đại rồi,” lão Rái Cá già trả lời.  “Ngày nay ai viết truyện hay cũng bắt đầu phần kết thúc, và đi ngược lại khúc mở đầu, và kết thúc ở đoạn giữa.  Đó là kỹ thuật viết mới.  Hôm nọ ta nghe một nhà phê bình văn học đi quanh bờ hồ nói chuyện với một chàng trai trẻ.  Ông ta nói rất nhiều về vấn đề này, và ta biết chắc lời ông ta nói phải đúng vì ông ta mắt thì đeo gọng kính xanh, đầu thì trọc, và mỗi khi chàng trai trẻ cho biết ý kiến của anh, ông ta luôn luôn ‘xì’ một tiếng.  Nhưng thôi, kể truyện tiếp đi.  Ta thích truyện về anh chàng Millier lắm đó.  Chính ta cũng có nhiều nhận định hay, vì thế ta và anh chàng Miller rất dễ cảm thông với nhau.




“Dạ,” anh Hồng Tước vừa nói, vừa nhảy cò cò hết chân này đến chân kia, “và khi mùa đông vừa chấm dứt, khi những đóa Anh Thảo Primose vừa hé nhụy hình ngôi sao màu vàng nhạt của chúng, gã Miller thô kệch nói với vợ rằng hắn sẽ đi đến nhà Hans bé nhỏ thăm Hans.

“ ‘Đúng là chúng nó trông rất đáng yêu,’ Hans nói, ‘và điều may mắn nhất là tôi có đủ nhiều để đem ra chợ bán cho con gái ông Thị Trưởng, rồi dùng tiền đó mua lại xe cút kít của tôi.’

“ ‘Mua lại xe cút kít của anh? Vậy có nghĩa là anh đã bán nó? Sao lại làm chuyện ngu xuẩn thế!’

“ ‘Sự thật là như thế này,’ Hans nói tiếp, ‘Tôi buộc phải làm vậy.  Anh thấy đó, mùa đông bao giờ cũng là mùa tôi gặp khó khăn, tôi không còm một xu để mua bánh mì.  Vì vậy đầu tiên hết tôi phải gỡ mấy nút bạc của áo khoác tôi vẫn mặc ngày chủ nhật đem bán, sau đó bán luôn cái ống pipe, rồi cuối cùng tôi bán cái xe cút kít.  Nhưng bây giờ tôi sắp mua lại tất cả.’

“ ‘Hans này,’ gã Miller nói, ‘Tôi sẽ tặng anh cái xe cút kít của tôi.  Nó không còn tốt lắm; miếng ván của một bên hông đã bị mất, bánh xe đang có vấn đề; nhưng mà tôi vẫn tặng nó cho anh.  Tôi biết là tôi rộng rãi lắm, và biết nhiều người sẽ cho tôi hành động ngu xuẩn đã cho nó đi,  nhưng tôi không giống bọn họ.  Tôi nghĩ lòng hào phóng rất cần thiết cho tình bạn, và ngoài ra, tôi đã có một chiếc xe cút kít mới toanh cho tôi.  Thôi, anh cứ thoải mái nhận lấy chiếc cút kít tôi tặng.

“ ‘Anh thật là rộng lượng,’ anh chàng Hans bé nhỏ nói, và khuôn mặt tròn trĩnh khôi hài của anh rạng ngời vì sung sướng.  ‘Tôi sửa nó dễ mà, vì tôi có nhiều ván gỗ trong nhà lắm.’

“ ‘Ván gỗ hả’! gã Miller nói; ‘Tôi cũng muốn ván gỗ để sửa cái mái nhà kho.  Trên mái đang lủng một lỗ to lắm.  Nếu tôi không sửa cái mái này, bắp cất trong kho sẽ bị ẩm.  Anh nhắc đến chi tiết này, thật là may!  Chuyện hay này dẫn đến chuyện hay khác.  Tôi tặng anh cái xe cút kít, anh tặng tôi lại mấy tấm ván.  Dĩ nhiên là cái xe cút kít có giá trị hơn mấy tấm ván nhiều, nhưng bạn bè với nhau, tôi chẳng bao giờ so đo tính toán.  Xin hãy bắt đầu việc trao đổi ngay, phần tôi sẽ sớm sắp xếp việc sửa nhà kho.

“ ‘Chắc chắn rồi,’ anh chàng Hans bé nhỏ reo vui, và chạy ngay vào túp lều của mình, lôi mấy tấm ván gỗ ra.

“ ‘Mấy miếng ván này không lớn lắm,’ gã Miller vừa nhìn ván, vừa nói, ‘tôi e rằng sau khi sửa mái nhà kho của tôi xong, anh chẳng còn tấm nào để sửa cái xe cút kít; nhưng mà thôi, chuyện đó không phải là lỗi của tôi. Và bây giờ, vì tôi đã tặng anh cái xe cút kít, tôi tin chắc là anh sẽ tặng tôi hoa.  Đây, giỏ đây, anh có thể bỏ hoa vào đầy giỏ.

“ ‘Đầy giỏ?’ anh Hans bé nhỏ hỏi, ruột đau như cắt bởi vì chiếc giỏ đó rất to, nếu bỏ hoa đầy giỏ, sẽ chẳng còn hoa cho anh đem ra chợ bán, và anh lại rất muốn đi mua lại mấy chiếc nút áo bạc của mình.

“ ‘Ồ, anh không thấy đó sao,’  gã Miller trả lời, ‘tôi đã tặng anh chiếc xe cút kít của tôi, tôi chỉ xin anh lại vài bông hoa.  Tôi có thể sai, nhưng tôi nghĩ rằng tình bạn, một tình bạn chân thành thì không bao giờ có tính ích kỷ trong đó.

“ ‘Bạn thân của tôi, bạn thân thiết nhất của tôi,’ anh Hans bé nhỏ, ‘anh cứ thoải mái lấy hết hoa trong vườn nhà tôi.  Lý ra tôi phải nghĩ đến điều anh vừa nói trước khi nghĩ đến mấy chiếc nút áo bạc của tôi, phải nghĩ đến điều hay ấy mỗi ngày’; và anh chạy đi hái hết hoa và chất đầy vào chiếc giỏ của gã Miller.

 “ ‘Tạm biệt anh Hans bé nhỏ,’ gã Miller chào và đi trở lên đồi với tấm ván trên vai và một rổ hoa lớn trong tay.

“ ‘Tạm biệt,’ anh Hans bé nhỏ nói, và hào hứng bắt đầu việc đào xới, trong lòng rất vui khi nghĩ về chiếc xe cút kít.

––“Ngày hôm sau, khi đang gài cho hoa kim ngân honeysuckle leo lên vòm cổng, anh nghe tiếng gã Miller đứng ở ngoài gọi anh.  Anh leo xuống thang, chạy ra vườn, ngó qua tường.

“ Anh thấy gã Miller đang khuân một bao bột trên lưng.

“ ’Này anh bạn Hans bé nhỏ,’ gã Miller nói, ‘anh khuân bao bột mì này ra chợ bán dùm tôi được không?’

“ ‘Ồ xin lỗi anh,’ Hans nói, ‘nhưng hôm nay tôi bận lắm.  Tôi phải sắp xếp cho mấy dây leo của tôi lên giàn, phải tưới hoa, và cuộn cỏ.’

“ ‘Ồ,’ gã Miller nói, ‘tôi nghĩ tôi đang định tặng anh chiếc xe cút kít của tôi, và ngược lại, anh lại từ chối tình bạn của tôi.’

“ ‘Anh đừng nói thế,’ anh Hans bé nhỏ trả lời, ‘Tôi không từ chối tình bạn nào trên đời này cả’; và anh chạy đi lấy nón, rồi lê bước với bao bột mì trên vai.




 “Hôm đó trời vô cùng nóng, và đường vô cùng bụi; khi Hans đi sắp được sáu cây số, anh mệt quá, phải ngồi xuống nghỉ.  Tuy nhiên, anh lấy hết can đảm và cuối cùng cũng đến được chợ.  Anh phải ngồi chờ một lồi lâu nhưng cũng bán được bao bột mì với giá cao, và lên đường trở về nhà ngay vì anh không muốn về quá muộn, rất đễ gặp cướp trong đêm tối.

“ ‘Hôm nay thật là một ngày vất vả,’ anh Hans bé nhỏ tự nhủ với mình khi lên giường ngủ, ‘nhưng mình rất hài lòng đã không từ chối giúp Miller  - người bạn thân nhất của mình, hơn nữa, anh ta sắp cho mình chiếc xe cút kít.’

“Sáng sớm hôm sau, gã Miller đi đến nhà Hans để lấy số tiền bao bột mì  Hans đã bán dùm, nhưng khi ấy, anh Hans bé nhỏ hãy còn quá mệt nên vẫn còn nằm trên giường.

“ ‘Tôi phải nói là,’ gã Miller lên tiếng, ‘anh quá lười biếng.  Thật đấy, tôi nghĩ anh phải làm việc siêng năng hơn khi biết tôi sắp tặng anh chiếc xe cút kít.  Những kẻ ăn không ngồi rồi thật là đáng trách và tôi thì không thích bạn tôi thuộc loại người ăn không ngồi rồi hay lờ đờ chậm chạp.  Anh không phiền nếu tôi nói thẳng nói thật về anh chứ.  Dĩ nhiên là nếu không phải là bạn anh, tôi chẳng màng hành xử như vậy.  Nhưng tình bạn sẽ không còn chân thật nếu chúng ta không nói thẳng những gì cần nói.  Ai cũng có thể nói lời hay, hoặc cố gắng chìu bạn hoặc tâng bốc  bạn, nhưng một người bạn chân thành thì luôn nói những lời khó nghe, và không ngại nói lời làm bạn mình đau buồn.

Người làm được như vậy đúng là người bạn chân thành và người ấy biết chắc anh ta đang làm điều phải.

“ ‘Tôi xin lỗi,’ anh Hans bé nhỏ đáp, tay giụi mắt, tay gỡ nón ngủ ra, ‘nhưng tôi mệt quá nên nghĩ nằm nướng trên giường thêm chút xíu để nghe tiếng chim hót.  Anh có biết tôi bao giờ cũng làm việc hăng say hơn sau khi nghe tiếng chim hót?’

“ ‘Tôi rất mừng nghe anh nói như vậy,’ gã Miller vừa nói, vừa lấy tay vỗ vỗ lên lưng của Hans, ‘bây giờ thì tôi muốn anh mặc ngay quần áo vào và lên ngay nhà tôi để sửa cái mái nhà kho cho tôi.’

“Tội nghiệp anh Hans bé nhỏ đang mong được làm việc ngoài vườn của mình vì những bông hoa của anh hai ngày nay chưa được tưới, nhưng anh không thích cãi lời anh bạn thân thiết Miller.

 “ ‘Anh có nghĩ là tôi không thể hiện tình bạn nếu tôi nói là tôi bận không?’ anh hỏi bằng một giọng rụt rè và nhút nhát.

“ ‘Thật ra thì,’ gã Miller trả lời, ‘tôi không nghĩ nhờ anh sửa cái mái nhà là một chuyện to tát vì tôi sắp tặng anh cái xe cút kít của tôi; nhưng mà nếu anh từ chối thì thôi, tôi sẽ làm việc ấy một mình.’ 
“ ‘Ồ, không sao đâu,’ anh Hans bé nhỏ trả lời, và nhảy ra khỏi giường, thay quần áo, và đi đến nhà kho của bạn.

“Anh làm việc nguyên cả ngày ở đó, và đến chiều ta, gã Miller ghé qua nhà kho xem Hans đã làm đến đâu.

“ ‘Anh đã vá cái lỗ trên mái chưa Hans?’ gã Miller vui vẻ hỏi.
 
“ ‘Vá sắp xong rồi,’ anh Hans bé nhỏ vừa trả lời, vừa leo xuống thang.

“ ‘Thấy chưa!’ gã Miller nói, ‘không gì vui bằng làm việc giúp người khác.

 “ ‘Được nghe anh nói là một đặc ân,’ anh Hans bé nhỏ ngồi xuống, đưa tay quẹt ngang trán, và nói, ‘một đặc ân rất lớn.  Tôi e rằng chẳng bao giờ tôi có được những ý tưởng tuyệt vời như anh.’

“ ‘Ồ, những ý tưởng tuyệt vời ấy sẽ đến với anh,’ gã Miller trả lời, ‘nhưng anh phải chịu khổ nhiều hơn.  Hiện tại anh chỉ đang thực tập làm một người bạn chân thành; một ngày nào đó trong tương lai anh sẽ có được một học thuyết của riêng mìnhs.’

“ ‘Anh nghĩ tôi sẽ có một học thuyết riêng?’ anh Hans bé nhỏ hỏi.

“ ‘Chắc chắn rồi,’ gã Miller trả lời, ‘nhưng bây giờ anh hãy làm cho xong việc sửa mái nhà kho đi, rồi về nhà nghỉ ngơi cho khỏe vì ngày mai tôi muốn anh đưa đàn cừu của tôi lên núi và chăn chúng trên đó.

 “Anh Hans đáng thương chẳng dám nói gì với lời sai bảo này, và sáng sớm hôm sau gã Miller lùa đàn cừu của hắn đến nhà Hans, và Hans bắt đầu lùa chúng lên núi.  Anh mất cả ngày lùa chúng lên và lùa chúng xuống; và khi anh trở về, anh mệt đến độ ngủ luôn trên ghế ngồi cho đến sáng hôm sau.

“ ‘Sướng quá, hôm nay mình được làm việc trong vườn của mình,’ anh nói và bắt tay vào việc ngay.

 “ Nhưng anh chẳng bao giờ được chăm sóc những bông hoa của anh, vì anh bạn Miller lúc nào cũng mò đến, rồi  sai anh đi đây đi đó, hoẵc sai anh làm việc này việc nọ trong nhà máy xay của hắn.  Anh Hans bé nhỏ rất buồn lòng, vì anh sợ mấy bông hoa của anh nghĩ rằng anh quên chúng, nhưng anh phải tự nhủ rằng bạn Miller là người bạn chân thành nhất của anh.  ‘Ngoài ra,’ anh thường nói, ‘bạn mình sắp cho mình chiếc xe cút kít, và đây là một hành động vô cùng rộng lượng của bạn mình.’

“Thế là anh Hans bé nhỏ cứ bỏ nhà đi làm việc cho gã Miller, và gã Miller lúc nào cũng nói những lời hay ý đẹp về tình bạn chân thành.  Hans luôn chép lại tất cả những lời ấy vào trong cuốn sổ, đêm đến đem ra đọc lại vì anh là người rất chăm học.




“Rồi một đêm nọ, khi Hans đang ngồi bên lò sưởi bỗng nghe tiếng ai gõ cửa rất lớn bên ngoài.  Đêm ấy gió mạnh, gầm rú lớn đến độ anh nghĩ bão sắp đến.  Ai đó đập cửa lần thứ nhì, rồi lần thứ ba tiếng đập cửa lớn hơn cả hai lần đầu.

“ ‘Chắc là người đi đường đáng thương nào đó đây,’ anh Hans bé nhỏ tự nhủ, rồi chạy ra mở cửa.
“Trước mặt anh là gã Miller, tay cầm đèn, tay kia cầm gậy lớn.

“ ‘Anh Hans bé nhỏ ơi,’ gã Miller khóc, ‘tôi gặp rắc rối rồi.  Đứa con nhỏ của tôi té cầu thang, nó đau lắm, cần phải đi báo  bác sĩ đến gấp.  Nhưng bác sĩ ở xa quá, và đêm nay lại trở trời, nên tôi nghĩ tốt nhất là anh nên đi dùm tôi.  Anh biết tôi sắp tặng anh chiếc xe cút kít, vì vậy anh làm việc này giúp tôi cũng phải thôi.’

“ ‘Chắc chắn rồi,’ anh Hans bé nhỏ trả lời, ‘Tôi sẽ đi ngay.  Anh cho tôi mượn cây đèn nhé, đêm tối quá, tôi sợ bị té xuống mương.’

 “ ‘Tôi xin lỗi,’ gã Miller đáp, ‘nhưng đây là cây đèn mới của tôi, nếu có chuyện gì xảy ra với cây đèn, đó sẽ là mất mát lớn đối với tôi.’

“ ‘Thôi được, tôi sẽ đi không có đèn,’ anh Hans bé nhỏ đáp, và khoác áo lông, mang mũ ấm, choàng khăn quanh cổ và rời nhà.

“ Đêm ấy bão lớn khủng khiếp. Đêm tối đen đến nỗi anh Hans bé nhỏ khó nhìn thấy đường, gió mạnh đến nỗi anh khó đứng vững.  Tuy nhiên, anh rất can đảm, và sau ba giờ đồng hồ, anh cũng đến gõ được cửa nhà của bác sĩ.

“ ‘Ai đấy?’ Bác sĩ hỏi, thò đầu ra khỏi cửa sổ buồng ngủ.

“ ‘Dạ tôi là Hans, thưa Bác sĩ.’

“ ‘Anh cần gì anh Hans?’

“ ‘Con trai của anh Miller bị té, đang đau lắm, anh Miller muốn Bác sĩ đến nhà anh ấy ngay.’

“ ‘Được rồi!’ Bác sĩ nói; và ông cho người đi lấy ngựa, ông mang hia vào, xách theo đèn, đi xuống lầu, và chạy bay về phía nhà gã Miller; anh Hans bé nhỏ chạy theo sau.


“ Nhưng giông bão ngày càng tệ, mưa đổ như thác lũ, anh Hans bé nhỏ không thấy được đường đi, cũng chẳng thể chạy kịp theo ngựa của ông bác sĩ.  Cuối cùng anh mất phương hướng, đi lạc vào ruộng mương, và rơi vào một hố sâu, chết đuối nơi đó. Sáng hôm sau mấy bé chăn dê tìm thấy xác của anh, và đem về nhà của anh.




 “ Mọi người đều đến dự lễ tang của anh Hans vì ai cũng quen biết anh, và gã Miller làm chủ lễ. 
“ ‘Vì anh Hans là bạn thân nhất của tôi,’ gã Miller nói, ‘tôi phải đứng ở vị trí tốt nhất’; rồi hắn dẫn đầu đám rước.  Hắn mặc áo khoác dài màu đen, vừa đi, vừa dùng khăn tay lớn chùi nước mắt.

“ ‘Anh Hans bé nhỏ qua đời là một mất mát lớn của tất cả chúng ta,’ người thợ rèn cất lời khi mọi người vào ngồi  trong một quán nhỏ uống rượu và ăn bánh sau khi đã đưa đám xong.

“ ‘Tôi là người chịu mất mát đủ bề,’ gã Miller nói, ‘tại sao, tại vì tôi đã có ý tốt tặng anh ta chiếc xe cút kít, và bây giờ tôi chẳng biết phải làm gì với chiếc xe ấy.  Chiếc xe đó tốn chỗ, lại mục nát cả rồi, bán cũng chẳng ma nào chịu mua.  Tôi sẽ không bao giờ cho ai bất kỳ cái gì nữa.  Tốt bụng quá chỉ rước khổ vào thân.’




“Rồi sao nữa?” lão Rái cá hỏi sau khi im lặng hồi lâu.

“Truyện đến đây là hết,” anh Hồng tước đáp.

“Nhưng chuyện gì xảy ra tiếp với Miller?” lão Rái cá hỏi.

“Ồ, cháu không biết nữa,” anh Hồng tước đáp; “và cháu cũng chẳng cần biết.”

“Rõ là bản chất của chú mày không biết cảm thông với người khác,” lão Rái cá nói.

“Cháu e rằng bác chẳng học được bài học luân lý nào trong câu chuyện này,” anh Hồng Tước cất lời.

“Cái gì?” lão Rái cá lớn tiếng hỏi.“Bài học luân lý.  Ý của chú mày là câu chuyện này có bài học luân lý hả?”

“Dạ, chắc chắn là vậy rồi,” anh Hồng tước trả lời.

“Thật vậy đó hả,” lão Rái cá  phẫn nộ nói, “Ta nghĩ chú mày nên nói cho ta biết trước điều này ngay từ đầu.  Chú mày mà báo trước, ta sẽ không thèm nghe truyện này đâu; và lý ra nghe xong ta phải “xì” một tiếng khinh miệt giống như những nhà phê bình nọ.  Không sao, bây giờ ta nói cũng chưa muộn”; rồi hắn cất cao giọng “xì” một tiếng, ngoắc cái đuôi bỏ vào trong hang.

“Anh nghĩ sao về lão Rái cá này?” chị Vịt lội đến gần anh Hồng tước và hỏi.  “Lão già này có nhiều tính tốt, nhưng với cái nhìn của một bà mẹ, tôi không cầm được nước mắt thương hại cho những kẻ độc thân.”

“Tôi nghĩ tôi đã chọc tức ông ta,” anh chim Hồng tước nói.  “Chọc tức ở chỗ tôi đã kể cho ông ấy nghe câu chuyện có bài học luân lý.”

“Ha! Đó làm một việc làm nguy hiểm không bao giờ nên làm,” chị vịt nói.

Và tôi đồng ý với chị vịt.



Sep 10, 2014

BẢN CHẤT ĐẠO PHẬT - HT Thích Phước Tịnh




BẢN CHẤT ĐẠO PHẬT
Bản chất đầu tiên của đạo Phật là tính phi tôn giáo.  Đặc tính này được thể hiện rõ qua lời dạy của đức Thế Tôn:  Anh chính là chủ nhân của anh.   Anh là người nắm trong tay vận mệnh của anh.  Không có đấng thần linh nào có quyền vo tròn, bóp méo đời sống anh”.   Đức Phật chưa hề tuyên bố rằng ngài là một thần sáng tạo, một thần linh, hay một vị giáo chủ có đặc quyền sinh sát tín đồ.  Ngài chỉ bảo rằng:  Ta là vị thầy không hơn không kém”.  Thật vậy, ngài chỉ là người mở đường, còn chúng ta tự mình phải đi trên con đường đó, nếu muốn đạt đến chân lý, an lạc, giải thoát, hay Niết Bàn.  Ta phải tự quay về, hướng tâm đến chân lý.  Ta phải nâng tâm thức, cũng như đời sống của ta, để vươn tới chiều cao nhất định nào đó.  Chân lý, không hạ thấp xuống để ngang tầm với ta.  Cũng không phải vì ta thân cận, lễ bái, thờ phụng, van xin, mà ta được hiến tặng điều đó.  Do vậy, bản chất của đạo Phật rất gần gủi với văn hoá, không hề là một tôn giáo.
Đức Thế Tôn còn dạy rằng:  Người biết tôn trọng chân lý, không coi mình là chân lý”.  Lời dạy ấy hàm nghĩa rằng, chân lý thì phổ biến; nó không phải là đặc trưng, đặc quyền của một tôn giáo, hay một nhóm tăng sĩ nào.  Nó có mặt trong tất cả tôn giáo, và cũng có mặt trong đời sống bình thường.  Khi trình độ tâm thức người ta đạt đến một chiều kích nào đó, người ta tự nhiên đón nhận chân lý mà thôi.  Đời sống chúng ta, cho đến hôm nay, bị thiên tai, dịch họa tàn phá, có khi còn ít hơn là nhân họa.  Một trong những nỗi niềm khổ đau lớn nhất của con người trên hành tinh, là chúng ta cứ nghĩ rằng ý kiến của mình là tuyệt đối, tôn giáo mình là duy nhất.  Thế nên Đức Thế Tôn cũng dạy rằng:  Người biết tôn trọng chân lý, đừng cho rằng chân lý mình tôn thờ là một chân lý đặc quyền.  Đây là lời tuyên bố sấm sét, hủy đi tính tôn trọng thần linh. Thế thì, bản chất của đạo Phật rất gần gủi với văn hoá, không hề là một tôn giáo.
Bản chất thứ hai của đạo Phật là con đường hướng nội đặc thù, không hề là con đường hướng ngoại .  Về pháp môn hành trì, chưa có một vị giáo chủ nào tuyên bố rằng, điều anh cần tìm kiếm không phải ở bên ngoài, mà ở bên trong tự thân của anh.  Ở bề cạn, niềm vui, hạnh phúc có mặt trong anh.   Ở chiều sâu, năng lực vô sinh, bất diệt cũng có mặt nơi tự thân anh.   Anh không cần phải đạt được cảnh giới nào xa xôi, hay sinh vào cảnh giới nào để được vô sinh bất diệt, mà điều căn bản là anh phải hiểu được anh là ai, anh đang làm gì?
  Bản chất thứ ba, cũng là nét đẹp trong nội dung của đạo Phật; đó là tinh thần bất hại.  Đó cũng là tinh thần tương kính, từ bi và đặc biệt là trí tuệ.  Kỳ thật, tinh thần bất hại nầy có thể có mặt trong nhiều tôn giáo; nhưng có thể vì bản chất không vô ngã, con đường truyền đạo không phải vì người, mà vì muốn bảo vệ và bành trướng thế lực của tôn giáo mình, nên chất vị tha, bất hại bị yếu kém đi.  Trong khi ấy, nhờ tinh thần vô ngã, vị tha, phi thần linh, phi tôn giáo, mà trong dòng chảy, đạo Phật không hề có một cuộc thánh chiến nào, không hề làm đổ một giọt máu của sinh linh nào trên con đường đạo Phật đi qua các quốc gia.   Cũng vậy, không có một tăng sĩ hay cư sĩ nào hủy hoại nền văn hoá của bất cứ quốc gia nào.
Từ quá khứ cho đến hôm nay, đạo Phật có mặt vì con người, chứ không phải vì muốn mở rộng cho một thế lực chi cho mình.  Điều này đã được thể hiện qua dòng chảy của đạo Phật.  Thật vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu về Phật học bảo rằng chưa có một tôn giáo nào đẹp như đạo Phật, có sức truyền bá như đạo Phật.  Đạo Phật lan truyền sang các quốc gia như nước thấm vào lòng đất một cách tự nhiên. Ta có thể nói nhờ đăc tính phi tôn giáo này mà đạo Phật có thể đến được với nhiều nền văn hóa khác biệt. Và điều này cũng nói lên đươc nét đẹp vô song của đạo Phật. Khi đạo Phật đến một vùng văn hoá nào thì nâng đỡ, làm cho vùng văn hoá ấy giàu hơn, nhiều sắc thái hơn, đẹp đẻ hơn, lành thiện hơn.  Bước chân đạo Phật đi đến nơi nào cũng không hề hủy diệt, hay làm tổn thương vùng văn hóa ở nơi ấy.
 Đó là những nét đẹp vô cùng ý nghĩa của Phật giáo.

HT Thích Phước Tịnh
Trích bài giảng “Đạo Phật và Khả Năng Hội Nhập vào các Nền Văn Hoá”
Lệ Hoa phiên tả 

Sep 4, 2014

BIỂN MẸ


BIỂN MẸ



Giỗ mẹ, bố đọc thơ ...

Mẹ cười mẹ bốc thành hơi,
Mây từ biển mẹ lên ngôi trời già


NGÀY XƯA HỒ THỊ .... ĐỆ TAM CHU NIÊN


HOUSTON CÚNG MẸ 







 LAMPSON CÚNG MẸ 






RANDOM CÚNG MẸ








HNHD cúng mẹ