Oct 22, 2010

MOTION BLUR (Chuyển động mờ ảo) - Anh Quân





Exposure : Một tấm ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số, muốn thấy được hình ảnh thì phải cần ánh sáng chiếu vào. Vậy cần một mạch điện tử (sensor) có khả năng thu ánh sáng. Vậy khi ta bấm cái máy hình của chúng ta là ánh sang được thu vào rồi. Nếu chúng ta để ánh sang vào nhiều quá (Long exposure) thì tấm ảnh sẽ thấy trắng và không thấy gì luôn. Nếu chúng ta để ánh sang vào ít quá (Short exposure) thì tấm ảnh tối hù. Như vậy chúng ta cần phải đo ánh sang trước khi chụp hình, có đều ngày nay máy móc tối tân đã chế ra bộ phận tự động cho máy hình, nên ta có thể chụp mà không phải lo chữ Exposure cho lắm. Tới giờ không biết dịch chữ Exposure như thế nào? Có tự điển dịch là “Sự phơi sang”, vẫn thấy tối nghĩa, nên phải dài dòng giải thích chữ Exposure, trước khi nói về nghệ thuật nhiếp ảnh chuyển động mờ ảo (Motion blur).

Trong chiếc máy hình của chúng ta có hai bộ phận điều khiển máy là Tốc Độ và Khổ Độ.

- Tốc độ đúng từ là Shutter Speed có nhiệm vụ tính thời gian cho ánh sang vào trong máy

- Khổ độ là Aperture, chúng ta cứ nghĩ tới con mắt của chúng ta, nếu chúng ta mở hi hí thì ánh sang vào trong mắt ít, mở to ra một tí thì ánh sang vào nhiều hơn, mở to nữa thì thêm nữa và sau cùng mở thiệt to, sang quá đi. Vậy ống kính của máy ảnh y như là con mắt của ta , thì trong máy có những con số như F22, F16, F11, F8, F5.6, F3.5, F2.8 thì số càng lớn là con mắt mở rất bé, ánh sánh vô ít, rồi số càng bé thì con mắt mở to ánh sang vô nhiều. Như vậy Aperture nhệm vụ của ống kính mở to hay bé


Shutter speed được tính bằng nhữ con số như 1/2000, 1/1000, 1/500. 1/125..... 1/8, 1/2,...
Đó là thời gian được tính bằng giây, nếu viết bằng số thập phân thì nhiều số quá nên người ta tính bằng phân số. số ½ có nghĩa 0.5 giây. Như vậy khi ta để 1/2000 , bấm máy hình một cái là nghe cái click thiệt nhanh là ánh sang vào rồi đó, nếu ta để ½ giây, bấm máy đợi sau ½ giây sẽ nghe cái click như vậy ánh sang thu vào mất hết ½ giây.

Phải nói dài giòng như vậy thì mới hiểu được về cách chụp Motion Blur. Nếu thấy một chiếc xe hơi chạy mà ta để shutter speed ở tốc độ 1/60 trở lên thì sẽ không thấy chuyển động mờ ảo, mà sẽ thấy rất bình thường. Nhưng để tốc độ xuống thấp thì sẽ thấy chuyển động mở ảo ngay, chẳng hạn ¼ giây.

Như vậy phải cần Long Exposure mới có hình mờ ảo, nhưng câu hỏi là để Long cở nào? Đây là câu khó trả lời lắm. Bởi vì phải cần biết tốc độ chuyển động của vật mình chụp, chiếc xe đua chạy vút một cái, còn con ốc sên ý ạch bò. Nếu mình chọn tốc độ ½ chẳng hạn thì cái nhoè của xe đua phải mờ đi nhiều, con con ốc sên thì thấy chẳng nhoè gì hết.


Một yếu tố nữa cần phải nhớ là ánh sáng, nếu chúng ta để Long Exposure thì ánh sáng vào rất nhiều thì như vậy tấm ảnh sẽ quá ánh sang (over exposure) không thấy gì hết. Như vậy ta phải suy nghĩ về Aperture , vậy mở mắt ống kính cho bé với Long Exposure thì có lẽ sẽ đỡ hơn. Có đều cần phải nghĩ là chụp ngày hay chụp tối, vì về tối thì không nên mở mắt quá bé là không thấy gì hết.

Thế thì có câu trả lời không? Xin nói là không vì ta phải thí nghiệm , dung cách học hỏi từ làm lỗi (Trail and error). Cứ ngồi chơi với những con số của Aperture và Shutter Speed thì chúng ta sẽ thấy các vật di chuyển bị mờ như thế nào?

Muốn cho các vật chuyển động bị nhoè, ví dụ như chụp về đêm, xe cộ mở đèn, chạy ào ào. Lấy máy ảnh để lên cái cây 3 chân, rồi thử để shutter speed ở long exposure. Chụp về đêm thì ta cho ánh sang vào nhiều một chút, rồi nhấn máy cái rắc thì ta sẽ thấy chuyển động xe hơi sẽ nhoè đi , còn vật tỉnh thì không nhoè. Loại chụp này ta hay thấy trên các Post Card khi chụp thành phố về đêm.

Máy chụp hình ta có cái nút Shutter Priority Mode, thì chúng ta sẽ không phải lo về phần Shutter Speed nữa. Khi chúng ta để nút S, chúng ta chỉ lo phần Aperture thôi, nếu ta mở mắt nhỏ thì máy hình sẽ chọn Shutter Speed cho ta, mở mắt to thì máy cũng sẽ chọn cho ta.

Nếu ánh sáng trời nhiều quá thì ta sẽ mở mắt nhỏ lại, ngoài ra ta có thể giảm nút ISO xuống 200 hay 100. Thêm nữa mình có thể sử dụng Neutral Density Filter để giảm ánh sáng.

Thêm nữa chúng ta có thể sử dụng phương pháp Panning, có nghĩa xoay máy hình ta theo vật đang chuyển động. Thường phương pháp này, đứng canh vật từ xa, thấy tới gần rồi từ từ xoay theo 180 độ, khi vật vào trong khung hình thì bấm một cái. Thường chụp kiểu này, vật di chuyển không bị Blur nhưng vật phía sau bị Blur. Thấy rõ nhất chụp theo xe đua thì panning theo xe, khan giả ngồi xem sẽ bị Blur.

Nhuyên tắc chụp Motion Blur thì phải nắm rõ cách sử dụng Shutter Speed và Aperture mà thôi. Giờ nhìn tấm hình của Thanh Hương chụp thì ta có thể đoán Long exposure cở nào và Aperture mở to hay nhỏ. Chỉ đoán thôi chứ không chính xác đâu.

ANH QUÂN

Các Câu Chuyện Xã Hội - ANH QUÂN




Qua nhiều năm làm công việc xã hội, Quân không nhớ nổi đã đi giải quyết bao nhiêu vấn đề lỵ dị, rồi đến bạo hành trong gia đình trong Cộng đồng Việt Nam tại London và trong những năm qua, Quân đã quay phim, chụp ảnh trên cả trăm cái đám cưới. Kể ra thì Quân làm hai công việc nghịch lẫn nhau. Mới hôm nào người người ăn mặc bảnh bao lịch sự, như là tài tử và anh thư, cầm rượu trên tay, lời chúc mừng trăm năm hạnh phúc, sống đến đầu bạc, răng long, sanh đẻ nhiều nhiều... Quân còn nhớ hai vợ chồng đứng trước mặt Cha tại nhà thờ, nghe Cha giảng là “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phép phân ly”. Anh chồng gật đầu lia lịa vì được vợ. Thế mà gần đây hai vợ chồng tụi nó như Chó với Mèo. Chửi nhau, đánh nhau, đi ra tòa, rồi nhà trường của các đứa con nhảy vào. Nhân viên xã hội phải giải quyết và tất nhiên không thể thiếu nhân viên Cộng đồng như Quân. Rồi kết quả hai đứa li dị và thằng chồng không được tới gần vợ cũ và đám con trong vòng 100m. Nhưng Quân thấy một cái bi đát nhất là khi hỏi 3 đứa con là có nhớ Bố không? tui nó đồng long trả lời “I hate my DAD” (Con ghét Ba con).
Các vấn đề lị dị Quân gặp phải ở nhiều tình trạng, hoàn cảnh khác nhau. Có đứa thì muốn lạm dụng an sinh xã hội của nước Anh là giả vờ li dị, để nhà nước chu cấp nhà cửa, tiền sinh hoạt, trong khi đó thằng chồng đi làm chui và kết quả là từ li dị giả thành lị dị thật Vì khi có tiền, không bị ràng buộc trên luật pháp, thằng chồng đi về Việt Nam chơi, gặp một em nhí trẻ đẹp thế là quên con vợ bên đây. Có người rơi vào tình trạng cờ bạc, mà có khi cả hai vợ chồng mê luôn casino, thua bạc, đi đến kết quả bỏ nhau. Bên Uc cũng đã xảy ra nhiều hoàn cảnh bà vợ mê bạc , bỏ chồng, nên xảy ra chuyện buôn ma túy mà ta hay nghe quí phụ nữ bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Rồi cũng có ông mê lưu linh, sau ngày làm là đi nhậu, mà nhậu xong ói mửa lung tung, về tới nhà lăn khèo ra ngủ. Còn con vợ thì trẻ đẹp, cứ khóc thút thít vì bị bỏ bê. Cùng lúc đó bạn của ông chồng tới an ủi, vừa trẻ vừa đẹp trai, tiện đó dớt luôn. Thế là hết một gia đình, ông chồng buồn đời đi Mỹ sống, còn 2 đứa ở lại và giờ sinh ra 3 đứa con kháu khỉnh và sống ra là hạnh phúc.
Trẻ đã như vậy, già cũng chẳng hơn chi, có những ông già lên gặp Quân, đòi làm giấy li dị. Hỏi ra thì ông còn mạnh khoẻ quá, tuổi 70 nhưng xí quách vẫn còn. Nói là con vợ tôi giờ 68 tuổi rồi, nhưng tui muốn mà chẳng được, thế sống với nhau làm chi. Giờ phải lị dị thôi. Quân nói bác giờ 70 rồi ai chịu lấy bác, mà bác ôm một bà 40 là bác hết xí quách thiệt đó. Ong già cứ nói anh lo cho tôi hồ sơ li dị đi, đó là điều hợp lệ. Thế là phải lo cho ông, cầm tờ giấy li dị, ông chạy về Việt Nam, 6 tháng sau gặp lại, ông nhất định nhờ Quân làm giấy bảo lảnh con bồ 45 tuổi từ Việt Nam sang. Thế là phải đi lo, ông xách về , sáu tháng sau gặp lại, ông ngồi thành khẩn khai báo với tổ chức là tính ra lỗ quá anh, tiền phải chi nhiêu nhưng chiến đấu không được bao nhiêu và nó khoẻ quá, thuốc mà tôi nhờ anh mua mà xài cũng không lại. Nếu về Việt Nam, ăn bánh trả tiền coi bộ rẻ hơn , cứ tính một quả, sau đó không gặp nữa là tốt nhất. Giờ nó đòi qua đây, tôi đâu chịu mà không chừng tôi về đây , nó bên đó lấy tiền tôi bao kép nhí rồi.
Viết tới đây, có một ông 68 tuổi, bước vào văn phòng, giơ cái giấy độc thân và giấy xin kết hôn, con bồ bên đó mới 38 tuổi thôi. Ong này ốm như cây tre, thế mà bà này là bà thứ 4 rồi. Ong ta nhờ nộp hồ sơ lên đại sứ Anh để đem bà này qua đây định cư.
Câu chuyện khác là có đôi vợ chồng qua đây lâu năm, sống hạnh phúc lắm, xem ra một thí dụ điển hình cho tui nhỏ học theo, để có một gia đình hạnh phúc. Vậy mà một ngày tối trời, thằng chồng không biết lạc vào thế giới của người Việt Nam nhập cư qua Anh bất hợp pháp, quen đuoc một em thua mình 20 tuổi, thế là thằng chồng không cưỡng lại sự ham muốn, con bé này cũng là một đại cao thủ, bàn tay 5 ngón em vẫn kiêu sa, đưa tên này từ mê hồn trận này qua mê hồn trận khác. Cuối cùng thằng chồng về đòi lị dị, giờ sống với con bé này, sanh ra hai đứa con. Người vợ cũng thì tuổi đã lớn, giờ sống một mình cô đơn. Còn con bé kia giờ được cái giấy ở lại nước Anh chính thức.
Có một bà cụ Việt Nam tuổi khoảng 78, giờ sống một mình. Nhiệm vụ của Quân là tới nhà dọn dẹp, lo thức ăn thức uống, chợ búa và giặt giũ. Tuổi lớn nên khớp xương của cụ bị thoái hóa nên đau đớn liên tục. Tuy là hợp đồng là các công vừa kể trên, vậy mà phải làm thêm các dịch vụ thêm như là xoa bóp cho cụ, vì có những lúc đau quá. Thế là Quân phải làm thợ bất đắc dĩ và khi làm như vậy cứ nói là nếu 50 năm về trước bà mà bị đau như thế này mà la lên là bảo đảm có cả chục thằng đứng xếp hàng xin xoa bóp. Bà cụ cười hả hả hả và nói đúng vậy và sau đó tiện chửi mắng mấy thằng đàn ông bạc tình, mặc dù cụ không nói đích danh, nghe vào cũng biết là ông chồng qua đời của cụ. Kể ra hoàn cảnh của cụ cũng tội nghiệp vì cụ có thằng con trai đi bụi đời, lâu lâu nó về là đòi tiền cụ, nó đòi đâu có ít, vài ngàn đô là chuyện thường, vì nó biết cụ có tiền bệnh tật, nhịn ăn nhịn uống để dành là nó đòi cho bằng được, còn không nó abuse cụ cho tới cùng. Vậy mà mỗi lần cụ bị đi cấp cứu là vợ chồng thằng Quân thay phiên đến bệnh viện lo cho cụ, còn thằng trời đánh đi đâu mất tiêu. Nó cũng có con vợ bên Việt Nam nhưng không có tiền để bên đó luôn.
Dạo trước còn rảnh rỗi, Quân còn ra tờ báo cộng đồng, Quân chuyên lo mục Gỡ Rối Tơ Lòng, thật ra chẳng có người Việt Nam nào tới nhờ gỡ rối hết. Bởi vậy Quân chuyên đi mua tạp chí phụ nữ của nước Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt, địa điểm thay đổi , tên tuổi và tất cả trở thành Việt Nam hết. Cái mục đó ăn khách lắm, đọc giả ai cũng khóai coi. Vậy mà có một ngày có một phụ nữ xồn xồn, dung nhan tướng tá thuộc loại khiêm tốn, tới nói là tôi đã bỏ thằng chồng tôi rồi, bây giờ tôi nhờ anh đăng báo là tôi muốn đi kiếm trai trẻ. Thằng chồng tôi cờ bạc, không ngó ngàng tới tôi. Giờ tôi phải có một thằng cho đỡ tức. Quân nói không được đâu vì tôi cũng biết ông chồng của chị, có gì ông ta lên cơn giận chị mà thấy tin này nữa thì tới úynh tôi chết. Bà ta bực dọc đi ra, vài năm sau bà ta khoe là đã kiếm được một nhân tình tại Quảng Ninh. Vài tuần trước bà ta về Việt Nam thăm kép nhí, rồi dặn với Quân là lần sau gặp sẽ nhờ Quân làm hồ sơ đem thằng kép qua đây.
Có một người quen tại phía tây London. Bố mẹ vợ thì ở bên Mỹ, lại bệnh tật, nên bà vợ phải qua chăm sóc. Thời gian gần đây, bà vợ cứ nói đi Mỹ liên tục để lo cho bố. Anh ta thấy vợ rất có hiếu với bố, nên cứ để qua nhưng sau đó mỗi lần đi là đi về lại London không đúng hẹn. Anh ta đâm ra nghi ngờ, nên đi theo dõi qua đó thì mới thấy vợ mình có kép nhí tại Little Sài Gòn. Chán quá, nhưng còn yêu vợ quá, anh ta nhất định không li dị. Còn kêu vợ trở về và tha thứ hết nọi tội lỗi. Nhưng con vợ nói “NO”. Mỗi lần anh ta gặp Quân cứ khóc huh u....
Chuyện hợp tan xảy ra không ngừng. Nên vậy mỗi lần vừa quay xong một cuộn phim đám cưới là Quân phải đòi tiền liền, chứ không chịu xong đĩa DVD cưới rồi mới lấy tiền. Vì trong quá khứ cũng có hai đứa cưới nhau, mình quay cho tụi nó, ra đĩa DVD, kêu tụi nó tới lấy mà chẳng thấy tới, để cái đĩa như vậy cả 9 tháng, gặp thằng bạn tụi nó hỏi hai đứa đâu rồi, thì câu trả lời là lị dị sau 3 tháng. Thế thì thôi đòi tiền ai bây giờ????
ANH QUÂN

Oct 20, 2010

Essay # 3 - Stereotypes of Asian Americans



Let’s look at the way Asians handle chopsticks. They always wrap chopsticks in a bunch before dividing them into pairs for use. The way people look at Asian Americans is the same. People often “believe” that an Asian American must have the characteristics of the group he/she belongs to. Such a “belief” is called stereotype which could be either negative or positive. It is necessary to understand that these “myths” are not always correct, and therefore, to find a proper way of treating Asian Americans as independent individuals rather than unidentifiable members of a group.

Stereotypes of Asian American are both negative and positive. In late 1840s, when the first group of Chinese laborers came to the U.S to explore gold mines in California, so did the first negative stereotype of Asian Americans: “Asian Americans are nothing more than starving masses, beast of burden, depraved heathens, and opium addicts” (Abreu, Ramirez, Kim and Haddy 694). Through this negative stereotype, the U.S Government dehumanized Asian Americans including not only Chinese but also Japanese immigrants. While the Chinese Exclusive Act was passed to ban Chinese laborers to immigrate to the U.S, a state law was issued in 1913 to prevent Japanese immigrants to own lands in the United States. The U.S government wrongly believed that all Japanese Americans should not be allowed to own properties in the U.S because they were foreigners and would remain so forever. Because of the negative stereotype of that time, Asian Americans obviously suffered from prejudice, discrimination and violence. Then, in the mid 1960s, the previous negative image of Asian Americans turned positive. People started to describe Asian Americans as “the successful model minority.” In the light of this new description, Asian Americans became immune to cultural conflicts as well as discrimination and reached higher levels of achievement than other races in the US.

Stereotypes of Asian Americans, both in the past and in the present, have proved to be myths. In the past, is it true that all Chinese Americans were addicted to opium? The answer is no! No poor Chinese Americans dared touch the reddish-brown heavy-scented addictive drug, simply because they could not afford it. Is it true that Japanese Americans were so attached to their homeland that they could never absorb American culture. The answer is no! Lots of Japanese Americans children now, unlike their ancestors who were imprisoned in America after WWII, have assimilated the U.S’s culture with no difficulty. Furthermore, it is ridiculous to prohibit immigrants to be property owners just because they had a close connection to their country of origin.

In the present, the positive stereotype about Asian American superior academic achievement cannot always be proved. In fact, to the question “Do all Asian Americans have superior academic achievement”, the answer cannot be yes because it is true only to some certain sub groups of Asian Americans. For example, it is quoted in “How Good are the Asians?”, written by Yong Zhao and Wei Qiu:

Chinese Americans are overrepresented in many of the nation’s elite universities, receive higher SAT scores in mathematics, are overreprented among finalists of National Merit Scholars and other recognitions, and are less likely to lag behind their age group” (339). On the contrary, other ethnic groups like Hmong Americans or Cambodian Americans do not perform that well, even have a high dropout rate at schools.

How about the assumption that all Asian-Americans are born smart, especially in mathematics and science? It is again an exaggeration. A common argument against this myth is that Asian-Americans are not excellent in maths at birth but due to the choice imposed by their social environment. The following quote is also from Yong Zhao and Wei Qiu’s “How Good Are the Asians”:

Some researchers even propose that the academic excellence of Asian-American students may be a “forced” phenomenon … Facing the open or hidden racism and discrimination, there were not many choices left other than the ‘hard’ way of striving for academic achievements. It was one of the few options that were left open through which they could possibly ‘make it’ (341).

Since “myths” fixed by the outer world for Asian Americans are not always correct, it is advised to deal with each Asian American as an independent individual. There is nothing to discuss about how to deal with the negative stereotype because it no longer exists. The positive-stereotype persists but does not apply to every Asian American. Those who were not born with the assumed academic superiority can still appreciate the good image as an encouragement, but they should not be treated as “abnormal” and put under pressure just because of the insensible expectation. They should be perceived as different Asian American individuals with different characteristics. It is obvious that Asian Americans come from different countries; thus they have different social and political backgrounds. For instance, Singaporean Americans do not come from the same system of education with Malaysian Americans or Indonesian Americans – though “neighbors” in their homeland of Southeast Asia because they have different social backgrounds. Likewise, Indian Americans’ ways of adapting to the US system of education are different from the Vietnamese Americans because they were not raised in the same communist way of life. Furthermore, it is apparent that Asian Americans have different levels of educational achievements depending on the different period of emigration in the U.S. For example, public speaking and writing ability may be a challenge to those who recently came to the U.S. as refugees or immigrants, but not to those who were born in the U.S or to those who have been living in the U.S. for a long time. In short, not all Asian Americans fit the current positive stereotype. They should be liberated from this haunting expectation and evaluated as individuals independent of their group..

To sum up, let’s look at the case of Huong – an Asian American. Huong’s Asian-American ancestors used to be called “yellow peril” even though they did not aim to bring any danger when migrating to the U.S., and such a stereotype victimized them as well as other Asian Americans. Now, Huong could be called “the model minority” - the new positive stereotype of Asian Americans- because Huong is an Asian American. If Huong fits this “myth” with her superior academic achievement, let’s give her an applause. If she does not fit it because she does not excel in Maths and Science, let’s console her, not hurt her. We should understand that why she does not meet the standards set by others in society: she might lack of educational and psychological experiences since her parents are not rich enough to invest in her academic education. By implication, it is better not to “vơ đũa cả nắm” - (hold chopsticks in a bunch), when dealing with either Huong or any Asian American. The bunch of chopsticks can not represent each chopstick in the bunch.

References

Abreu, Jose M., Estrella Ramirez, Bryan S. Kim, and Chris Haddy. "Automatic Activation Of Yellow Peril Asian American Stereotypes: Effects on Social Impression Formation.” The Journal of Social Psychology (2003): 691-706. Print.

Zao, Yong, and Wei Qiu. "How Good Are the Asians? Refuting Four Myths About Asian-American Academic Achievement." Phi Delta Kappan Jan. 2009: 338-44. Print.

Kanahara, Shunsuke. A Review of the Definitions of Stereotype and a Proposal for a Progressional Model. 2006th ed. Vol. 4. Isahaya: IDR Publishing Ltd. Co., 2006. 306-21. 5 vols. Print.


Oct 17, 2010

ĐỦ TIÊU CHUẨN CHƯA MẸ?



chị Hằng đút mẹ ăn
Bố đi ngang, mẹ đưa tay gọi "Bố!"


Út nhắc bố nắm tay mẹ.

Bố nắm tay mẹ một lúc rồi trêu:
"Như vậy đã đủ tiêu chuẩn chưa mẹ?"


Út lấy laptop chụp khoảnh khắc này,
giữ làm kỷ niệm.


Thành phần diễn viên: bố, mẹ, chị Hằng, Út
Kịch bản: Út
Đạo diễn và quay phim: Út

Oct 15, 2010

Chuyện Trường Học - ANH QUÂN


Nơi Quân làm có chương trình giáo dục là giúp đỡ các phụ huynh Việt Nam có con bị bệnh Tự Kỷ (Autism), các đứa bé bệnh cùng một khuôn mặt , các đứa bé học chậm (learning difficulties) và các em mới từ Việt Nam qua đây định cư. Quân không bàn tới việc bệnh tật vì không phải là chuyên môn của mình, sinh hoạt của các em bị bệnh ra sao? nhưng nếu ai có thời gian rảnh vào đọc loạt phóng sự trên báo Người Việt về “Bệnh tự kỷ các em trong cộng đồng Việt Nam” qua ngòi bút của nhà báo Ngọc Lan, thì đây phải nói là một tài liệu hữu ích và chúng ta ít nhiều cũng hiểu được sự chịu đựng của những gia đình VN tại hải ngoại khi có con rơi vào tính cảnh thương tâm.

Con số thiếu nhi Việt Nam bị vướng các căn bệnh kể trên tại London không phải là ít. Thêm một cái thiệt hại cho họ là các phụ huynh Việt Nam bị khó khăn về vấn đề ngôn ngữ là từ tiếng Việt cho đến tiếng Anh. Vì nhiều gia đình VN vốn sống tại làng quê hẻo lánh, vùng núi rừng và các đảo nhỏ thì họ không thể nào theo kịp các ngôn từ chuyên môn và kiến thức tổng quát hàng ngày. Thật mà nói, dung chữ “Tự Kỷ” nghe văn hoa chứ với họ thì chẳng biết gì. Dễ hiểu nhất là nói con quí vị bị “Ngố”, “Đần” hoặc “Dốt” ... thì họ hiểu ngay nhưng đó lại kẹt vào vấn đề luật pháp là không được dung từ ngữ “kỳ thị, bất bình đẳng” . Cái xứ tây phương là vậy đó, mọi thứ được bảo vệ tối đa. Bởi vậy đi dịch tiếng Việt Nam chẳng dễ tí nào, học tiếng Anh đã mệt rồi, sau đó còn phải học tiếng Việt nữa, học đây là tiếng đời sống từng vùng. Còn không thì chẳng ai hiểu ai.

Trong văn phòng Quân có 3 quí phụ nữ làm việc dưới quyền, có đều 3 phụ nữ này là gốc miền nam và trưởng thành sau 1975. Nên khi gặp khách miền Bắc thì nhiều lúc Quân phải công việc thông dịch tiếng Việt qua tiếng Việt. Chẳng hạn nói “hột xoàn” thì miền Bắc chẳng hiểu, hay kêu “Cái hòm” thì ông khách miền Bắc nghĩ mua Va Li, nói thằng bé sao “ốm” quá thì họ cứ nghĩ con họ bị bệnh chứ không phải thiếu kí lô... đại loại những từ ngữ như vậy.

Điều không may cho những gia đình Việt Nam có con vướng vào bệnh bất trị, họ chỉ may mắn nếu sống ở quốc gia cường quốc thì được chăm sóc kỹ lưỡng, chứ không bỏ lăn bỏ lóc chết sống kệ bây. Chẳng hạn Quân lo cho một gia đình có một đứa bé gái sinh ra thuộc loại chậm chạp, chưa đến nổi là mất trí nhưng cũng mệt với nhà trường lắm. Khi con bé được 6 tuổi, nó vẫn chậm nói. Nhà trường đâm ra lo lắng, không hiểu nó có bị bệnh tự kỷ không? hay là đứa nhỏ chậm chạp, nhưng vì sanh ra trong một gia đình là bố mẹ chỉ nói được tiếng Việt, hay vì lý do đó con bé nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh? vậy tốt nhất cho một người tới kiểm tra xem nó có bị trục trặc gì về nói hay không? tìm người tiếng Anh sau đó tìm người tiếng Việt.

Cái nghề này tìm người nói tiếng Anh thì đầy rẩy, cần bắt phone hay email tới bộ giáo dục địa phương là có người liền. Nhưng tại một nước không đông người Việt thì tìm không ra. Nhà trường nhờ cơ quan giáo dục, cơ quan đi vòng vòng tìm không ra quay về cộng đồng Việt Nam, giải quyết là bắt cóc bỏ dĩa là cho thằng Quân hành nghề cán bộ giáo dục đi kiểm tra ngôn ngữ con bé luôn.
-Nghề nào cũng vậy, phải qua một khóa huấn luyện thì đi làm mới thoải mái, chứ nhảy ngang hông thì bụp chớp ba nhoáng, chẳng giống ai hết. Quân đành đi tìm tài liệu , soạn ra những bài tập để cho nó thử, tất nhiên là tiếng Việt hết. Thấy thì OK lắm nhưng lúc làm thì mới thấy vấn đề xảy ra là có những thứ con bé chưa bao giờ xài tiếng Việt vì trong ngày nó chỉ nói chuyện với bố mẹ nó thôi, mà hết 50% là ông bố quát hét đứa bé vì nó không nghe lời. Rồi lại nửa nạt nửa mỡ là bố mẹ theo thói quen là có khi lại kêu con Monkey chứ không chịu kêu Con Khỉ, thì con bé chẳng biết con Khỉ là con gì.

Nhiệm vụ người làm là xem con bé nói chuyện tiếng Việt được không là đem một loạt các con thú đồ chơi như là Chim, Voi, Cá Sấu, Rắn, Gấu, Khỉ.... để trên bàn kêu nó cầm con voi bằng tiếng Việt thì nó hiểu nó cầm lên, nhưng kêu con Khỉ thì ngồi ngó mình, hỏi chẳng them trả lời. Lúc đó chẳng lẽ ghi là con bé chậm tiêu có con Khỉ không biết, nhưng nhanh trí liền nói “Give me a Monkey” là nó hiểu tiếng Anh liền. Thôi cũng hiểu là con bé đầu óc không nhạnh nhẹn mà lại phải nghe 2 thứ tiếng thì phải chậm hơn đứa nhỏ học một thứ tiếng thôi. Cũng như có lần Quân phải đi kiểm tra cho một thằng bé quá im lặng, hỏi gì nó cứ im re, nó chỉ nói với những người nó muốn nói thôi. Khi Quân tới làm thì mới hiểu hoàn cảnh gia đình là ông bố 55 tuổi, người Tàu chợ lớn, nói tiếng Việt chẳng thạo mà lại về VN ôm một em có 30 tuổi lại là Việt Nam nữa. Đem qua thì ông chồng cứ than nhiều kêu mệt, không hiểu là mệt sức khoẻ hay mệt cái gì khác, mà Quân thấy càng ngày ông càng giỏi tiếng Việt, giai đoạn sau này chỉ thấy cãi nhau thì nhiều, có điều lạ là cãi nhau là không vui, lại vẫn sanh ra em bé như thường.

Sau khi kiểm tra thằng bé, mới hiểu thêm, bố nó nhất định nói tiếng Quảng Đông với nó, cuối tuần bắt nó đi học chữ Tàu. Còn mẹ nó nhất định nói tiếng Việt, bắt nó xem VTV4 mỗi tối, nhưng không hiểu sao thằng nhỏ chỉ chăm chú khi nghe các cô đọc tin bằng tiếng Pháp, giọng Việt của chương trình thời sự VTV4 mà thôi. Rồi trong tuần 5 ngày là nó nghe tiếng Anh và thằng bé có tên rất Võ hiệp truyền kỳ Trung Hoa là “Vân Đỉnh Trung Nguyên”, họ của nó là họ Triễn. Mỗi lần gặp bố nó Quân hay nói là cả nước Tàu ngày xưa trong tên thằng con Nị rồi, chẳng những thế con đứng trên đỉnh cao nữa. Nị đặt tên thằng con mà người Anh đọc được chữ Trung Nguyên là Ngộ khen hay.

Quay lại chuyện con bé gái chậm chạp, thế là thời gian trôi qua, nay nó được 10 tuổi rồi. Sắp phải lên trung học, nhà trường bắt đầu lo chuyển trường cho nó. Vì bị xếp “learning Difficulties” nên con bé được nhiều ưu tiên, nhân viên giáo dục phải tới, nhân viên giáo dục cộng đồng ngang hông như Quân phải có mặt, rồi bố mẹ nó, các giáo viên nhà trường, ngồi bàn tán cho nó đi học tốt đẹp trên trường trung học. Từ chuyện nhỏ thôi là làm sao nó đi ra trạm xe buýt đi học, qua đường có an toàn không, rồi khả năng có theo kịp bạn bè không... cả một kế hoạch. Một số trường trung học đưa ra, bố mẹ được phép đi thăm trường và tất nhiên phải có người thông dịch như Quân đi theo.

Hôm qua theo bố mẹ nó đi thăm trường. Một ngôi trường trung học địa phương, chỉ dành cho con gái. Nói tên trường ra chẳng ai biết đến. Đi xem trường xong, Quân mới nghĩ lại những bài viết trên VN Express, Thanh Niên và Tuổi Trẻ thuật lại các câu chuyện chạy trường cho con vào mùa nhập học, trường điểm còn chày vảy nữa. Thấy hai nền giáo dục vô cùng cách xa.

Một ngồi trường “No Name” tại London, một lớp học không quá 20 em. Vào đầu giờ thầy giáo chỉ hỏi những gì em học tuần qua, em nào không nhớ thầy kêu bạn khác giúp đỡ. Chứ không có cái cảnh ông bà thầy giáo Việt Nam, đầu giờ vào trong lớp ông bà giáo cầm sổ điểm để gọi tên trả bài, thì học trò ngồi dưới tim cứ đập rầm rầm, lo lắng, mắt đứa nào cũng nhìn cây bút của ông bà giáo là xem các ông bà dò tên thế nào. Hễ thấy cây bút đi qua tên mình là thở phào một cái, biết là tạm thoát nhưng có ông bà giáo biết mánh học trò là dò xuống cuối sổ là dò ngược lên, thế là thằng nào con nấy lại thêm một lần lo sợ và sau cùng phải có những đứa lên trên để cho mọi người thấy cảnh khổ không thuộc bài. Tất nhiên cảnh này không bao giờ xảy ra tại trường học bên Anh, bên Mỹ... vì một học sinh tại đây có nhiều thứ khác để học quá, không nên giữ các phương pháp dạy không cần thiết.

Thầy cô giáo dạy tại đây cũng khoẻ hơn là không còn xài phấn với bảng đen nữa. Dùng bút long để viết, máy computer đánh chữ chiếu lên tường để dạy và dung cách “Touch Screen” tức là lấy ngón tay ấn vào bảng là đổi bài chứ không phải viết làm chi cho mệt. Hệ thống computer đầy đủ cho các em. Một phòng thể dục đầy đủ dụng cụ, rồi các lớp học dạy kịch , thì mình mới hiểu tại sao bên Tây âu và bên Mỹ luôn sản xuất ra những nhân tài nghệ sỹ và điện ảnh.

Tất nhiên không thể nào so sánh một cường quốc và một nhược tiểu, vì như thế không công bằng. Nhưng có một số điều chúng ta có thể làm được như thay đổi giáo dục là không nên có cái cảnh đi học thêm, để một thằng bé lớn hết nổi vì cả tuần chỉ biết học thêm, những cảnh trả bài không cần thiết mà làm sao một đứa bé đi học thấy Enjoy như tại bên Anh không bao giờ có chuyện ở lại lớp như Việt Nam cho dù đứa bé đó học dở.



Oct 10, 2010

VOTE FOR TAM - Doãn Quốc Sỹ Tâm


TAM that’s my name, T for terrific and A for awesome and M for Master.











I’m going to tell you why you should vote for me as vice-president. I am nice and I always honest even when I’m in trouble. I will help everybody at all time and also I respect teachers, students and school properties. I’m smart because I got an abvance in my CST test score.

I will do my best to help this school be a better place. I will try to stop bullying, make everyone a little more happy when they go to school. You can count on me to do things that you thin I can do because there are things that I can do and things that I can't do. I keep my hand and feet to my self like no pushing and no kicking. I also got some talents of my own. It’s going to be great to be your vice-president and thank you for being here and listen to my speech and thank you for voting me as your vice president !


Oct 3, 2010

Erratum - TT




Chiều nay, trời thu se se lạnh, có ánh sáng rọi lên những vòm cây đủ màu đẹp quá, tôi bèn xách đồ vẽ ra sân trường (campus Université Laval), vẽ được cảnh này!

TT

TÔI VẪN LÀ TÔI - Sen Trắng


TÔI VẪN LÀ TÔI
Sen Trắng
1998


Tôi vn là tôi ca thu nào

Ca nhiu mng ước, ca lo âu

Ca nhng bun riêng, ca tui su.

Tôi vn là tôi ca lnh lùng

Ca ngày không nng, ca xa xôi

Ca đời lưu lc, ca đơn côi.

Tôi vn là tôi ca âm thm

Ca hn na mãnh, ca băng tâm

Ca k bơ vơ, ca thăng trm.

Tôi vn là tôi ca bây gi

Ca còn hy vng, ca nim tin

Ca chng riêng ai, ca chính mình.


Oct 1, 2010

Digital and Film - hình nào đẹp hơn ?




HAI TẤM HÌNH CHỤP PHIM - HAI TẤM HÌNH CHỤP DIGITAL
- HÌNH NÀO ĐẸP HƠN?







































Film hay Digital ?

Vào năm 2004, Quân ngồi nói chuyện với bà giáo dạy chụp hình, lúc đó Quân có hỏi là trong tương lai kỷ thuật chụp ảnh Digital có giết chết về ảnh phim nhựa không? Bà giáo nói đây là một đề tranh luận mà không kiếm được câu trả lời thỏa đáng cả. Thời gian lúc đó chụp ảnh phim vẫn còn ở vị trí lợi thế hơn phim digital rất nhiều. Vì theo Quân nhớ máy Nikon D70 vừa mới ra đời, phận độ giải phim chỉ có 6.1 megapixel. Anh chàng họ Fuji cũng cho sanh ra S2 và trước đó vài tháng anh chàng họ Canon vừa sanh ra cậu EOS 300D, phận độ giải 6.3 megapixel. Tính ra như vậy là hang cao cấp lắm rồi nhưng chất lượng rửa hình vẫn chưa ăn đứt được nhà Film nhựa. Thêm nữa giá tiền sắm các máy Digital không phải là nhẹ túi cho lắm.

Vài năm sau, sự phát triển máy chụp hình digital ngày càng mạnh, hai ông đại gia Nikon và Canon từ từ không phát triển máy phim nữa, bỏ hết sức lực phát triển máy chụp hình Digital. Máy chụp hình digital từ từ xuống giá để thích hợp cho người tiêu thụ, thêm nữa sự phát triển của mặt hang điện tử là luôn là sự tiện lợi cho người tiêu thụ, nên ai nấy sẽ chuộng mặt hang Digital và dần dà sẽ quên đi máy phim nhựa. Thật sự đến giờ hầu như ai cũng quên đi những cái máy phim Canon ESO hay F4, F5 Nikon rồi. Rồi đến chất lượng chụp bằng máy Digital xem hình ảnh cũng như Film nhựa rồi. Vậy thì rõ rang Digital ăn đứt máy phim nhựa, hơi đâu tranh luận loại nào tốt hơn chi cho mệt.

Vậy chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi cho bạn Thanh Hương chưa? Câu của bạn là Digital và Film – hình nào đẹp hơn? Một câu hỏi ngắn mà tạo ra nhiều chữ để trả lời. Theo Quân nghĩ nhiều người sẽ nói tất nhiên Digital số một, vài người khác phim vẫn hơn và vài người khác thì mỗi cái có cái hay khác nhau.

Riêng Quân thì không so sánh Film hay Digital vì Quân cho giờ hai thứ này trở thành hai trường phái rồi. Tùy người chụp ảnh chọn lựa cái nào thích hợp. Quân không biết nhiều hội họa nhưng xin tạm lấy ra so sánh là cũng cây cọ, cây bút vẽ, nước màu, giấy vẽ thì Họa Sỹ Doãn Quốc Vinh sẽ vẽ một trường phái hoàn toàn khác với Họa Sỹ Choé vì ông chuyên vẽ hí họa (mình không so sánh tài năng). Còn cái đẹp thì tùy theo người xem và yêu thích nghệ thuật nào.

Cũng như nho, táo, cam, dâu... đều là trái cây nhưng hỏi cái nào ngon hơn thì xem ra tìm câu trả lời hơi khó, mà cũng chẳng có câu trả lời vì thứ nào cũng khoái khẩu cả. Nói vậy là máy phim nhựa hay digital cũng cho ta tấm ảnh cả vậy thứ nào đẹp hơn? Thì cũng nói chẳng trả lời được.
Trước kia chúng ta sử dụng máy phim nhựa, thì chúng ta cũng chỉ xài phim loại căn bản như là Kodak film 100, 200 và 400 hay Fuji nhưng chúng ta không xài những loại phim mắc tiền hơn như Fuji pro- 160s, Kodak potra 160... hay những loại phim slide thì như vậy ta không nhìn thấy hết cái đẹp của phim.

Vào phòng tối rửa và tráng phim cả một nghệ thuật cũng như chụp Digital sau đó dung Software để làm hình thì cũng cả một nghệ thuật. Đến đây thì chỉ còn nói là tài năng từng người. Ai khả năng cao sẽ có những tấm ảnh nghệ thuật tuyệt vời thì như vậy ta có thể nói Film và Digital là hai trường phái khác nhau nhưng lại bổ xung cho nhau để phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh.

Nếu chỉ lấy căn bản ra so sánh (xem các tấm ảnh Hương chụp) thì như nhau cả, chẳng có gì phân biệt cả, mà chẳng những thế ta lại đem sự tiện lợi ra so sánh thì tất nhiên Digital sẽ ăn trùm rồi. Chẳng hạn đi từ Washington DC đến San Francisco thì có bao nhiêu phương tiện? Máy bay, xe hơi, xe máy và xe lửa? tất nhiên máy bay thì ăn trùm tuy nhiên hỏi cái nào vui hơn thì chưa biết à!!!!

Vậy có câu trả lời cho bạn Thanh Hương không? nếu bạn hỏi bình thường trong việc chụp ảnh thì dĩ nhiên là Digital nhưng về nghệ thuật thì không có câu trả lời vì đây là hai trường phái rồi. Cũng như xem cuộn phim Bicycle Thieves hay La Strada điện ảnh Italy , đây là những cuộn phim trắng đen cũ mèm (sẽ có bài viết về phim xưa) nhưng ai nấy đều nói là phim hay, phim quay vào năm 1948 và 1954 không có máy digital để quay mà giờ xem lại vẫn ăn khách như thường. Hay lật lại trang Blog cũ thì sẽ nhớ lại những tấm ảnh anh Tùng bên Canada chụp bằng máy phim cũ mèm Canonnet thì thấy anh là người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh không ràng buộc vào phương tiện nào cả. Nhưng còn người nhờ máy ảnh kiếm tiền như Quân thì trước sau gì vẫn là digital.

Đây là suy nghĩ của Quân, mong thêm ý kiến của các mình về đề tài này nha.

ANH QUÂN