Dec 31, 2008

HAPPY NEW YEAR !

LA VIE EN ROSE
Photo - Tia Dung


HAPPY NEW YEAR !


Dec 29, 2008

MÙA THU UNG THƯ - Phan Ni Tấn



Buổi sáng thức dậy
mở cánh cửa đón cơn gió
mang hơi sương mát lạnh tràn vào
Tôi thoáng nghe dưới lòng đường
tiếng người lao xao đi về cuối nẻo
Nét thu lại sắp vàng về
Thu, đẹp nhất trong bốn mùa
nhưng cũng từng mang lại cho tôi nhiều điều sợ hãi
sau những chiếc lá cuối cùng rực rỡ rơi nghiêng


Bây giờ là cuối tháng bảy

Tôi mới được tin. Hê hê!
Chiếc lá thu xưa của tôi vừa mới qua đời
Uá đã nhiều năm bây giờ mới rụng
Lúc mất nước một thân trôi giạt quá xa ngoài đất nước
Xa gia đình, bè bạn, anh em
Chiếc lá thu đi bỏ lại một khối sầu thành
Bây giờ lá rụng về đâu
Mùa thu ung thư
Thọ 53 tuổi
Hê Hê! Ha Ha! Hi Hi! Hô Hô!...

PHAN NI TẤN



Phụ chú:



… Anh Tấn có hay chị Bích Thủy mất rồi không ?
Bị ung thư, mất tại Bỉ, cũng được hơn 1 năm rồi.
Tại VN tụi em nhóm bạn BMT, có làm buổi lễ cầu siêu 49 ngày cho chị Thủy.
Bây giờ chắc chị ấy đã thảnh thơi đi kiếm chỗ đầu thai rồi !
Có tấm hình gửi anh xem “người xưa” và “người thiên cổ”.
Em Liên

Dec 28, 2008

PARTY HARD -- Tháng chạp-tây là tháng ăn chơi :)

THÁNG MƯỜI HAI LÀ THÁNG ĂN CHƠI !




Chuẩn bị tiệc Giáng Sinh - Sài Gòn và California

You did prepare X'mas party, didn't you ?




Dùng tiệc Giáng Sinh - Houston

You did eat all the food up, didn't you?










Mở quà tại Baulkham Hill - Úc

You did open gifts, didn't you ?












Tiệc tất niên
Ai nhậu thì nhậu, bé ... "bì bì" - Cali


Any new year party yet ?
Doan Gia
already celebrated the New Year !
DOAN GIA PARTY THAT HARD!
POOR DOAN GIA :)

Dec 27, 2008

LETTER TO OUI - Santa Clause

Dear Ut,

Last Saturday, I sing at the park and work at the toy booth.
Then I got tired. So I went home.
I'm happy because I help poor people like ba tre Quy.
She is full of love.


Your Tam








Dear Sĩ Tâm,

Sao Sĩ Tâm cảm nhận được những điều hay ho quá vậy ?

It's the wonderful world của đám trẻ em, wonderful thoughts.

Vì Sĩ Tâm ca bài con cá bơi bơi của nó dễ thương quá, ông già Nôen thưởng cho nó 30$ mua cái game nó thích. Nó nhận được quà khi nó mở quà ở San Jose không?

Ông già Nôen

Dec 26, 2008

Dựa lưng thành thái - PHAN NI TẤN

Phan Ni Tấn


dựa lưng thành thái

hỏi tên đường tới hoa sen

ghé thăm đôi bạn thân quen lâu rồi

đường xa có mỏi thì ngồi

ngại gì đâu mấy ngọn trời cao kia

có đi xa có tìm về

giấu trong ngực trái lời quê bồi hồi

dựa lưng Thành Thái xin ngồi

tôi tìm tôi giữa một đôi bạn hiền.



LỜI TÁC GIẢ

Mừng ơi là mừng! Là tại vì liên tiếp 2, 3 năm nay anh vẫn meo cho em, DHuong va cả DGia nhưng cả 3 đều bặt vô âm tín. Nhất là những ngày Giáng Sinh va Năm Mới

Riết rồi anh chán hổng thèm... DoanGia nữa. Hêhê. Hôm qua T. meo chúc lễ anh mới sực nhớ chắc cu cậu có meo của các em.

Cuối cùng anh đã "bắt lại nhịp cầu" với những người ơn ngày xưa rồi đây.
Ngày xưa anh nhớ cái ơn của tụi em.

Bây giờ gặp lúc thì nhớ ghé qua đây anh "trả món nợ ân tình" cho dzui. Cái khách sạn ngày xưa, với anh, đã là muôn sao tình cảm rồi, hổng đợi cho tới bây giờ. Cái khách sạn đó vô cùng ấm áp và tiện nghi, hơn 1 tỷ lần ngủ trên cây vú sữa trước nhà "người xưa" hoặc trong xe nước mía ở Ngã Tư Bảy Hiền hay nhà ga xe lửa hay ở chợ Thái Bình, chợ sách Đặng Thị Nhu hoặc dưới gầm cầu chợ Cầu Bông. Những cái chỗ "nương náu" này bây chừ chắc đã mòn cả dấu tích của 1 thời trôi sông lạc chợ. Hêhê.

Giáng Sinh và Năm Mới xin dành hết cho DoanGia.

anh T


CHUYỆN TRÒ VỀ TÔN GIÁO CÙNG LINH MỤC HIẾU TRONG MÙA GIÁNG SINH

Một mùa Giáng Sinh nữa lại về. Đối với người Việt ở Mỹ, hơn 30 mùa Noel đã qua đi trên quê hương mới . Trên xứ Hoa Kỳ, nơi mà tự do tôn giáo được đặt lên hàng đầu, cộng đồng Thiên Chúa Giáo của người Việt đã phát triển tốt đẹp. Nhiều vị linh mục gốc Việt trẻ đã được đào tạo tại các dòng tu Mỹ. Chúng ta hãy cùng nghe Linh Mục Nguyễn Trọng Hiếu chia xẻ những suy tư của mình trên con đường phụng sự Chúa…

Lý lịch “trích ngang” của Linh Mục Hiếu: vượt biên năm 89, lúc đó mới 18 tuổi. Sang đến Mỹ năm 90. Năm 91 bắt đầu theo theo học chương trình Thần học tại đại chủng viện thuộc dòng tu Ngôi Lời ở Chicago. Thụ phong chức linh mục vào năm 2006. Hiện nay đang được bài sai tại nhà thờ St Joachim Oakland, Bắc California.


VB: Xin Linh Mục cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi tu của mình. Do gia đình? Hay do ân sủng ? Hay là do khuynh hướng cá nhân?

Linh Mục Hiếu (LMH): Sinh ra trong gia đình Công Giáo truyền thống Việt Nam, hầu hết ai cũng muốn có con cái đi tu, vì đây không những là hồng ân cao cả, mà còn là niềm vinh dự lớn lao đối với gia đình và dòng họ. Tôi cũng được nuôi dưỡng và hấp thụ của truyền thống này. Đây là một trong những lý do chính khi tôi quyết định vào nhà Dòng. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác, thuộc cảm nhận và hoàn cảnh cuộc sống cá nhân, cũng đã tác động và ảnh hưởng đến quyết định đi tu của tôi. Chẳng hạn, khi tôi vượt biên tới trại tị nạn vào năm 90, tôi đã nhìn thấy những nhà tu sĩ truyền giáo từ các nước phương Tây bỏ hết tất cả giàu sang để đến giúp đồng bào tị nạn nghèo nàn của mình. Tôi rất xúc động, và trong lòng chợt tự hỏi: “mình cũng bỏ hết tất cả lại quê hương, chỉ để đi tìm “sung sướng” riêng cho bản thân hay sao?”. Trăn trở này đã thúc đẩy tôi chọn con đường phụng sự Thiên Chúa.


VB:Xin Linh Mục cho biết những khó khăn mà mình đã gặp phải trong quá trình tu học do sự khác biệt về truyển thống văn hóa giữa Việt & Mỹ?
LMH: Khái niệm đi tu của người Việt công giáo nói riêng, và người Á đông nói chung rất khác so với khái niệm tu hành của người phương Tây cận đại, đặc biệt là các nhà dòng truyền giáo. Đối với khái niệm Á đông nói chung, đi tu là để tách rời mình khỏi đời sống thế gian và xã hội trần tục. Các dòng truyền giáo ngược lại, huấn luyện và khuyến khích các tu sĩ của mình hòa nhập vào xã hội. Sống như mọi người sống, làm như mọi người làm, ăn như mọi người ăn, để cảm nhận được cuộc sống chính thực của người giáo dân, và nhờ vậy mới có thể mang niềm tin Phúc âm đến thiết thực với tâm tư và cuộc sống của mọi người. Điều này giúp cho đời sống tu hành không hạn hẹp, bó buộc và giới hạn bởi những luật lệ tu hành như tư tưởng xưa. Tuy nhiên, sự cởi mở và dấn thân vào cuộc sống cũng tạo ra nhiều thách đố cả về tâm linh, tinh thần và cuộc sống, nhất là giữa những đam mê của xã hội hiện đại. Chính vì vậy mà tự mình phải biết tự chủ, kiểm soát và giới hạn bản thân trong khi tu luyện và trưởng thành trong đời sống tu hành. Một ví dụ cụ thể: trong khi người người Việt vẫn còn mang nặng tư tưởng “nam nữ thọ thọ bất tương thân”, nhất là đối với những người tu sĩ. Người Tây phương lại nghĩ rằng tiếp xúc với mọi người, kể cả người khác phái, là điều cần thiết trong công việc, xã giao và liên đới giữa người với người. Sự khác biệt này nhiều lúc dẫn đến mâu thuẫn trong cách suy nghĩ cá nhân, và dễ tạo nên những hiểu lầm cho người khác khi họ nhận xét tác phong của người tu sĩ truyền giáo.


VB: Vì sao Linh Mục lại chọn giáo phận của người Mỹ như hiện nay mà không phải là giáo phận của cộng đồng người Việt trong Cali?
LMH: Vì là thành viên của một nhà dòng truyền giáo quốc tế và châm ngôn của nhà Dòng là “tứ hải giai huynh đệ”, cho nên các bài sai mục vụ Bề Trên giao cho luôn dựa trên nhu cầu cấp bách và cần thiết của giáo hội nói chung. Hiện tại, số linh mục người Việt so với tỉ lệ với số giáo dân thì nhu cầu mục vụ không đến nỗi cấp bách như các cộng đồng của các sắc tộc khác, kể cả cộng đồng người da trắng. Vì vậy nhà Dòng luôn hoạch định công tác mục vụ cho các tu sĩ theo nhu cầu cần thiết của giáo hội toàn cầu. Và đây cũng là cách nêu cao châm ngôn và linh đạo “anh em cùng một nhà” của nhà dòng Ngôi Lời.

VB: Xin Linh Mục cho biết suy nghĩ của mình về sự khác nhau giữa việc chăn dắt con chiên của các linh mục ở Mỹ so với Việt Nam? Những khó khăn & thuận lợi riêng?

LMH: Cách làm việc ở các giáo xứ Mỹ có nhiều điểm đơn giản hơn, vì tất cả mọi thứ đều dựa trên nội quy, luật lệ rõ ràng. Cho nên khi làm việc, không cần phải “nể vì, cầu kỳ, khách sáo hoặc du di.” Tuy nhiên, vì theo luật lệ nhiều, đôi khi công việc mục vụ thiếu đi tình cảm cá nhân. Ngược lại, trong giáo xứ người Việt, vì làm việc với “cảm xúc” nhiều, cho nên đôi khi dễ có những muộn phiền và phật lòng khi việc không được như ý mọi người.

VB: Linh Mục nghĩ sao về vai trò của đời sống tâm linh trong xã hội nhân loại hiện nay, vốn đang có nhiều sự xung đột về tôn giáo?

LMH: Khi quan sát và nhận định về những xung đột liên quan đến các tôn giáo trên thế giới, tôi cho rằng hầu hết đều do thiếu đàm thoại, cảm thông, chấp nhận và tôn trọng những tư tưởng khác biệt giữa những niềm tin và tôn giáo khác nhau. Ngày xưa, khi người Tây Phương đến Á Châu, cho rằng “Thờ cúng Ông bà” là “mê tín dị đoan”, cho nên cấm các tín đồ lập bàn thờ ông bà. Đây là ví dụ về sự thiếu đàm thoại, tìm hiểu, chấp nhận và cải hoá, cho nên đã tạo ra những hiểu lầm, xuyên tạc, mâu thuẩn và chia rẽ. Đã là người Việt ai cũng phải, đã và đang giữ đạo hiếu, mà cả Phật Giáo, Nho giáo và Thiên Chúa Giáo đều giảng dạy. Tuy nhiên vì hiểu lầm, xuyên tạc và cố chấp mà người Việt không Công giáo và người Việt Công giáo đã từng lên án và ám hại nhau một cách thật đáng thương.

Đạo giáo không chỉ là một lý thuyết của tư duy và suy luận. Mà ngược lại nó bao gồm hoàn cảnh, truyền thống, cảm nhận, phát triển và linh hướng của mỗi thời đại, mỗi xã hội, mỗi gia đình và mỗi người. Chẳng hạn như, nếu chỉ dung đầu óc duy tư khoa học mà thôi thì không thể giải thích tại sao người Việt ở quê nhà thích ăn cơm và thích nước mắm. Và ngược lại, cũng không ai giải thích được các bạn trẻ “người Việt” tại hải ngoại lại thích hamburger. Cả hai thứ đều là thức ăn nuôi dưỡng thân xác. Dùng đúng thì tốt, dùng nhiều thì hại, dùng ít thì đói. Điều đáng tiếc là có những người ngoan cố cho rằng cơm thì tốt, và mọi thứ khác thì lại xấu, hoặc ngược lại. Có những người lại quá cuồng tín “dùng thiệt nhiều, hoặc kiên tuyệt đối,” còn ai không làm được thi cho là vô dụng. Chính những tư tưởng “thái quá và cố chấp” này, hoặc những người “lợi dụng” nó (để mưu lợi cá nhân, dù là tinh thần hay vật chất) đã tạo nên mâu thuẩn, hận thù và tranh chấp. Nếu ai chính thật gặp Đức Phật, dù Phật tử hay Ki-tô hữu đều được Phật từ bi mỉm cười. Nếu ai chính thật gặp Chúa Giê-su, dù Công giáo hay Tin Lành đều được Chúa gọi là anh em đồng đạo, đồng tình. “Tu thân kính kỳ tâm.” Càng “tu” càng “giữ đạo”, càng tìm về con người thật của mình trong chính tâm khảm của mình, nội tâm của mình, tâm trí của mình, tâm đạo của mình và tâm linh của mình. Tu tại tâm mới là tu đạo. Còn tất cả chỉ là hình thức bề ngoài. Nếu khi nhìn trong gương chỉ thấy sự khác biệt khi mình bận áo rách và khi bận áo đẹp trị giá ngàn đô la, mà lại không thấy duy nhất chỉ có một con người thật của mình, thì dù có “đạo=tôn giáo” nào cũng chẳng mang đến ý nghĩa và giá trị.

VB: Xin Linh Mục có lời chúc cho năm mới đối với giáo dân Việt đang sinh sống ở Mỹ

LMH: Xin nguyện chúc tất cả đồng bào xa gần một mùa Giáng Sinh thánh thiện, bình an. Xin luôn chung vui chia sẻ với mọi người ơn lành, yêu thương của Chúa Hài Đồng Giê-su!
VB: Xin cảm ơn Linh Mục.

Đòan Hưng

Caption 1: Linh Mục Hiếu trong lễ thụ phong linh mục
Caption 2: Linh Mục Hiếu trong lễ Tạ Ơn
tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam (Santa Ana)

Dec 24, 2008

25TH DECEMBER


MERRY CHRISTMAS AND ...

HAPPY BIRTHDAY TO ME :)



Dec 23, 2008

X'mas in Canada 2008


Mình không có đạo cũng bày đặt chúc mừng giáng sinh…
Mấy tấm này, tạm dùng làm thiệp giáng sinh gửi chúc mừng Doãn gia !
Tung N. D.



Mùa đông tuyết ngập ,
đêm đến, muôn ngọn đèn giăng ngời sáng trông rất thần tiên !


Con phố tên là «petit Champlain», quanh năm rất ngoạn mục.

Dec 22, 2008

LETTER TO SANTA CLAUSE - Sy Tam Doan




Photo - Tía Dũng

CHRISTMAS SPIRIT - Vit Doan


Christmas is mostly everyone’s favorite time of the year. And I can easily tell you all about the things that usually happen in people’s houses on Christmas. Some people have parties at their houses and exchange gifts to each other! They eat sweets and unwrap gifts! They also might eat cakes like Buche De Noel or delicous cookies! And sit in front of the fireplace, drinking some hot chocolate with marshmallows! For people who made gingerbread houses, they would just pick little candies off and chew them away! Some believes in Santa Claus and just wait until he creeps into their houses. They leave out cookies and milk as they go on to bed. Santa will slip down the chimney and slowly one by one fill in any space left under the Christmas tree and stockings. He would eat the cookies and drink the cold chilly milk and nod up the chimney as he go up. And on he would go, full of cookies in his stomach, delivering presents to other little kids! So people have different opinions of their Christmas but all of them will always have the same feeling when Christmas comes.. joy.
By Vit Doan


Photos: Bồ Hùng Dũng

X'mas in Vietnam 2008

Snow globe next to Ben Thanh market - Saigon
Photo: Ti's friend

Trích Thanh niên – Chủ Nhật 21/12/08

Giáng Sinh tuyết trắng giữa lòng Sài Gòn Một ý tưởng độc đáo của Heineken đã mang đến cho Sài Gòn không khí lạnh và tuyết rơi bằng một hệ thống phun tuyết không ngừng nghỉ trong một quả cầu khổng lồ trên diện tích 1.000m2 ngay giữa vòng xoay chợ Bến Thành. Một tập hợp công phu của tiếng nhạc, màu sắc ánh sáng, quả cầu tuyết pha lê khiến khu vực này lúc nào cũng tấp nập người đến chiêm ngưỡng, chụp hình… Họ thành công đến nỗi một người ngoại quốc phải thốt lên “…tôi không còn cảm giác đón Giáng Sinh xa nhà…”, một sinh viên đã từng đi du học “… tôi đã từng thấy tuyết rơi ở Mỹ, giờ đây tôi có cảm giác đó ở ngay Việt Nam !”.



X'mas tree with Vietnamese traditional hats - Hanoi
Photo: Ti's friend

Út ơi,
Khách sạn Continental ở Hà Nội làm cây thông nón nè Út.
Dễ thương quá ha
Út!
Ti



X'mas ball at Dong Nai's warm sunshine

I'm dreaming of a white Christmas
Just like the ones I used to know
Where the treetops glisten,
and children listen
To hear sleigh bells in the snow


Miền Nam Việt Nam nắng ấm quanh năm - Tết nắng ấm, Phật Đản nắng ấm, Giáng Sinh nắng ấm. Khi nào dân Miền Nam được chiêm ngưỡng white X'mas ? Dream on! :)


Dec 20, 2008

QUÀ GIÁNG SINH - năm ngoái nhận, năm nay phát

Oui canh gian hàng

Hai anh em hướng đạo sinh oai hùng Nô-Oui đi phát quà cho trẻ em nghèo trong ngày "Niềm Mơ Ước Giáng Sinh" được tổ chức hằng năm ở Westminster City by Little Saigon Foundation.

Oui nằm trong đội hát rong, đi lòng vòng hát Christmas songs, sau đó ra canh gian hàng trò chơi. Nô thì phát quà.

Năm ngoái, hai anh em đi nhận quà, năm nay thì lại nằm trong ban tổ chức rồi. Oai ra phết!










Nô chuẩn bị quà



Jolly Old Saint Nicolas - Sponsered by and the only, Vit Doan.


Jolly Old Saint Nicolas

Jolly old Saint Nicholas,
lean your ear this way!
Don't you tell a single soul
what I'm going to say:
Christmas Eve is coming soon;
now, you dear old man
Whisper what you'll bring to me;
tell me if you can.


When the clock is striking twelve,
when I'm fast asleep
Down the chimney, broad and black
with your pack you'll creep
All the stockings you will find
hanging in a row
Mine will be the shortest one,
you'll be sure to know

Bobby wants a pair of skates,
Suzy wants a sled
Nellie wants a picture book,
yellow, blue, and red
Now I think I'll leave to you
what to give the rest
Choose for me, dear Santa Claus;
you will know the best.

Thank you and have a nice holiday!
P.s. I wrote all of these lyrics!
Vit Doan

Dec 17, 2008

NHÓM PHẬT TỬ MẮT THƯƠNG NHÌN ĐỜI: NHỮNG NỖ LỰC ĐEM PHẬT PHÁP ĐẾN VỚI NGƯỜI VIỆT Ở MỸ



Bài viết tuần rồi của chuyên mục này đã có nhắc đến những thay đổi của mái chùa Việt Nam ở Mỹ. Có một điểm ta dễ nhận thấy là ở xứ cờ hoa này là Phật tử thường đến chùa vì những nhu cầu tôn giáo, thờ cúng là chính. Các buổi thuyết pháp, giảng Kinh ít được tổ chức tại các chùa. Ở khu vực người Việt tại quận Cam, ta nhận thấy có một số nhóm Phật tử đã đứng ra thực hiện công việc này. Có thể nói những hoạt động của các nhóm là một điểm khác biệt rõ nét giữa sinh hoạt Phật Giáo trong nước và tại Mỹ. Tổ chức Phật Tử Mắt Thương Nhìn Đời là một trong những số đó…

Bên cạnh cái tên dễ thương “Mắt Thương Nhìn Đời”, Compassionate Eyes Inc. còn là một tên khác thường được gọi. Đây là một nhóm thiện nguyện, vừa được sự chính thức công nhận của chính phủ Hoa Ky, là một tổ chức phục vụ cho tập thể, cộng đồng hoàn toàn bất vụ lợi.

Mắt Thương Nhìn Đời gồm một số các Phật tử trẻ khoảng độ mười người, tuổi đời trên dưới ba mươi. Hầu hết các bạn đều có được việc làm tốt, một vài bạn còn đang học đại học. Trưởng nhóm là Huyền Phạm, có Pháp danh Chơn Tịnh Diệu.

Tịnh Diệu được sinh ra trong một gia đình Phật tử thuận thành. Lúc nhỏ, cô thường theo thân phụ đến chùa tụng Kinh mỗi tối. Tịnh Diệu đã có duyên lành được quy y với Sư ông Trúc Lâm – Hòa Thượng Thích Thanh Từ – một trong những bậc chân tu được khả kính nhất ở Việt Nam. Từ thuở nhỏ, cô đã được người bác giao cho việc chép những lời giảng Kinh từ băng cassette ra vở để chuyển đến những Phật tử hưũ duyên xem để tu tập. Những bài giảng Pháp trong các bộ Kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm và Lăng Già đã được Tịnh Diệu miệt mài ghi chép trong nhiều ngày tháng. Ngay cả các từ ngữ chuyên trong bộ môn Duy Thức Học cô cũng thường xuyên được nghe nhắc đi, nhắc lại từ khi còn nhỏ, sống ở Việt Nam. Nghe mãi, viết mãi rồi cũng thấm, Tịnh Diệu tâm sự rằng cô rất thích học Phật để thực tập tu, phát triển đời sống tâm linh.


Chơn Tịnh Diệu qua Mỹ khoảng cuối năm 1991. Cô thấy nhu cầu tu học của mình bị thiếu hụt quá đỗi. Ở thời điểm đó, ngay ở Cali là nơi mái chùa Việt Nam tương đối nhiều, các buổi giảng Pháp cũng ít được tổ chức, có lẽ các chùa vì nhỏ, ít người điều hành. Chương trình thuyết Pháp của qúy Thầy ở một số nơi cũng có, nhưng lịch giảng không thường xuyên, và các bài giảng ít được thâu lại để quảng bá sau đó. Thuở ấy, cô đã ôm ấp một mơ ước là có thể tổ chức các lớp giảng Pháp và được nghe Pháp. Tịnh Diệu nhận ra nhu cầu nghe Pháp ở các bác lớn tuổi và ngay cả ở các người trẻ thực sự cần thiết . Cô cùng nhóm bạn trẻ muốn cống hiến cho đời, xã hội bằng sự chuyển hóa của chính thân tâm mình, rồi từ đó mới có thể giúp được cho những người xung quanh cùng tu tập. Thế là cô đã cùng nhóm bạn của mình quyết định chung sức lại để tổ chức và thực hiện công việc này.

Mắt Thương Nhìn Đời đã cung thỉnh được Thượng Tọa Thích Phước Tịnh giảng thường trực và định kỳ cho nhóm. Thầy có được những Y Chỉ Sư lớn như Sư ông Trúc Lâm và Sư ông Làng Mai. Để bắt đầu, Tịnh Diệu cùng các bạn trong Mắt Thương đã xin phép Thượng Tọa Phước Tịnh cho nhóm được thâu và phổ biến các bài giảng của Thầy dưới dạng đĩa có hình DVD vào khoảng cuối tháng mười năm 2007. Cũng cần nói thêm rằng Chơn Tịnh Diệu đã học xong chương trình bốn năm trong ngành Visual Communication (BA degree) và làm việc về lãnh vực Graphic Designs, cho nên việc biên soạn các DVD của cô cũng khá bài bản.

Bước kế tiếp, Mắt Thương đã nghĩ đến việc thỉnh Thầy giảng định kỳ ở một địa điểm cố định, để bà con Phật tử dễ đến nghe. Vạn sự khởi đầu nan. Nhóm phải tự bỏ tiền túi và công sức để quảng bá chương trình này đến với qúy vị Phật tử xa gần qua các phương tiện truyền thông như radio, báo chí. Đích thân các bạn đã chia nhau đi phát flyers tại hầu hết các chùa trong quận Cam và những nơi có nhiều người đến sinh hoạt.

Mãi đến ngày 20 tháng 4 năm 2008, ước mơ của các bạn trẻ trong nhóm Mắt Thương mới trở thành hiện thực, khi Thầy Phước Tịnh bắt đầu giảng buổi giảng đầu tiên. Ngày này được xem như là ngày thành lập nhóm. Lúc đầu, các buổi thuyết giảng được tổ chức ở trường trung học McGarvin trên đường Bishop, gần khu Bolsa. Do vì tiền thuê hội trường gần đây tăng lên gần gấp đôi, nhóm “gồng” không nổi, nên nay vừa dời sang Trung Tâm Sangha ở số 7641 trên đường Talbert, thuộc thành phố Huntington Beach. Mắt Thương Nhìn Đời đã hợp đồng thuê giảng đường với Trung Tâm Sangha cho trọn năm 2009 và những năm kế tiếp, để Thầy Phước Tịnh có thể giảng Kinh định kỳ ở đây vào hai hoặc ba ngày Chủ Nhật mỗi tháng.

Các thành viên trong nhóm tự phân công công việc trong các buổi thuyết giảng: Chánh Đạt, Bảo lo phần âm thanh và kỹ thuật, Diệu Thông lo phần cắm hoa bàn Phật, bàn Thầy, Thánh Tâm và Tịnh Diệu đảm trách phần thâu băng, ghi hình, in ấn các tờ bướm, cung cấp những thông tin đến Phật tử. Nguyên Phương và Nguyên Tụê lo việc cúng dường các đĩa băng đến đồng bào Phật tử...

Tuy những hoạt động của nhóm chỉ mới bắt đầu hơn nửa năm, mọi công việc của các bạn trẻ này đã được các Phật tử đánh giá khá là chuyên nghiệp, kết qủa thật đáng khích lệ. Buổi thuyết giảng đầu tiên có hơn một trăm người đến dự. Bây giờ, con số đã lên đến khoảng ba trăm. Điều đáng mừng hơn là tổng số đĩa CD, MP3 và DVD phát hành được Phật tử ủng hộ lên đến hơn hai ngàn đĩa trong mỗi kỳ giảng với nhiều chủ đề khác nhau thật phong phú, có thể dễ đi vào lòng người. Các băng giảng Pháp thường được nhóm ấn tống thêm để tiếp tục truyền bá đi các tiểu bang trong nước, sang đến Canada, Âu Châu và Úc Châu. Nhiều người Việt từ các tiểu bang và ngoài nước đã gọi đến hoặc email cho nhóm để xin phát hành thêm CD và đĩa có hình cho đồng bào, Phật tử ở xa. Nói một cách khác, nhóm đã góp phần tích cực trong việc đưa ánh Đạo vàng đi xa hơn.

Một hoạt động khác được nhóm Mắt Thương Nhìn Đời bắt đầu thử nghiệm là ghi lại hình ảnh các chuyến đi hành hương nhiều ý nghĩa để chia xẻ cùng đồng bào, Phật tử xa gần. Từ ngày 6 đến 22 tháng 10 vừa qua, Tịnh Diệu và Diệu Thông đã đi theo đoàn hành hương Đại Đức Thích Tánh Tụê về đất Ấn để chiêm bái Phật tích. Tịnh Diệu cùng nhóm đã thực hiện hoàn tất bộ DVD gồm 4 đĩa mang chủ đề “Theo Dấu Như Lai”. Nội dung của các đĩa hình ghi lại cuộc hành trình của đoàn khi về lại những nơi ngày xưa Đức Bổn Sư Từ Phụ đã từng lưu dấu trong suốt cuộc đời của Ngài. Được biết hiện nay bộ đĩa DVD này vẫn còn đang được biếu tặng tại các buổi thuyết giảng của Thầy Phước Tịnh do nhóm tổ chức mỗi tháng.

Mới đây, trong dịp lễ Thanks Giving, nhóm đã tổ chức đưa khoảng hai trăm đồng bào, Phật tử trong đạo tràng lên thăm Tu viện Lộc Uyển để Tạ Ơn Thầy dầy công dạy dỗ, và được tu học trọn một ngày và có cơ hội cúng dường cho qúi Tăng, Ni. Nhóm đã tự sắp xếp tổ chức cho mọi người có được một ngày tu học thật thảnh thơi nhưng đạt được kết qủa cao. Chuyến đi thành công khá tốt đẹp, là tiền đề để nhóm tiếp tục công việc này trong tương lai.

Tịnh Diệu còn chia xẻ nhiều về những dự định của nhóm trẻ này trong tương lai. Tuổi trẻ mà đã dành nhiều thì giờ, tâm trí cho Phật sự như vậy là phúc đức lắm! Nhưng tôi cứ thắc mắc mãi là kinh phí ở đâu mà các bạn thực hiện những công việc này? Tịnh Diệu cho biết các thành viên trong nhóm tự ứng tiền túi của mình ra là chính. Sau đó, số tịnh tài của qúy Phật tử tùy hỷ cúng dường khi đi nghe giảng, hoặc thỉnh đĩa sẽ được dùng để trang trải các chi phí. Nhóm gần như chỉ vừa đủ chi phí cho mọi sinh hoạt và đôi khi cũng thiếu hụt chút đỉnh cho mỗi kỳ giảng. Mắt Thương Nhìn Đời chưa có một nguồn ngân qũy chính thức và ổn định nào để hoạt động! Kiểu này thì “risky” qúa, tôi thầm nghĩ. Tịnh Diệu cùng nhóm đã dự trù trong tháng 4 năm 2009 sắp tới, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Mắt Thương (tròn một tuổi), nhóm sẽ tổ chức một buổi tiệc chay để gây qũy hoạt động cho các bạn trong năm 2009.

Còn bây giờ? Tịnh Diệu tâm sự rằng: “con đường hành Đạo thì dĩ nhiên sẽ có gian nan bước đầu, nhưng mà nhân lành thì sẽ có qủa ngọt”. Cô còn cho biết tất cả các bạn trẻ trong nhóm đã cảm nhận được tình thương yêu, tín nhiệm rất lớn của đồng bào Phật tử dành cho các bạn. Đây là động lực chính để nhóm vượt qua mọi trở ngại và tiếp tục vững chãi phát triển thêm những hoạt động lành để phụng sự cho đời và tha nhân. Tôi nghiêng mình cảm phục những con người trẻ dấn thân này. Cầu chúc cho các bạn gặp nhiều thuận duyên hơn, có được nhiều sự hỗ trợ hơn để thực hiện vai trò Hộ Pháp của mình một cách thành công trong tương lai...

Đoàn Hưng



Caption 1:
Nhóm Mắt Thương Nhìn Đời trong ngày cúng dường tăng ni của tu viện Lộc Uyển

Caption 2:
Một buổi giảng của Thượng Tọa Thích Phước Tịnh do nhóm Mắt Thương Nhìn Đời tổ chức.

Dec 15, 2008

Lời Ru Đông Phương - Phạm Thiên Thư

Ru con bằng vòng tay ấm
Cho con âu yếm dịu dàng
Ru con bằng dòng sữa thơm
Cho con biết tình biết ơn
Ru con bằng câu hát ngắn
Cho con mến nhạc và thơ
Ru con bằng mây bằng gió
Cho con lòng chẳng vực bờ
Ru con bằng non bằng đá
Như con giãi nắng dầu mưa
Dạy con không oán không thù
Ru con bằng hoa bằng cỏ
Kết trăng sao làm nôi thơ
Cho mười phương làm máu mủ
Mai sau chẳng sớm bơ vơ.


Tim em là vừng đông sớm
Cho muôn dòng máu căng hồng
Lời ru em dài mật đượm
Cho đời con ngát mười phương
Mắt em là viền nhật nguyệt
Đưa con vào lẽ chân thường
Môi em là hoa vi diệu
Cho hồn con mở chiêu dương
Cho đời chẳng còn chia biệt
Cho đời thường giữa vô thường
Em nhớ ru cho con biết
Đường trần như áng mây vương
Em nhớ ru cho con biết
Yêu thương là tiếng đầu lòng
Tâm con là trời vô hạn
Tình yêu là cõi địa đường
Tiếng ru ngàn năm tha thiết
Khơi nên mạch sống Đông phương.


Photo: Đoàn Khoa

Dec 13, 2008

DANH TỪ - T.T. Nhất Hạnh


[…] Khi danh từ được đề cập đến thì ta có hình ảnh của một chiếc lá, và hình ảnh chiếc lá đó bị tách rời ra khỏi hình ảnh của đám mây, mặt trời … Ta thấy chiếc lá không phải là đám mây, chiếc lá không phải là mặt trời, chiếc lá không phải là đất hay là nước. Vì vậy nếu kẹt vào danh từ, ta sẽ đánh mất bản chất thực tại, đánh mất mầu nhiệm của cuộc sống.

[…] Danh từ là một nhát gươm cắt đứt thực tại ra thành từng mảnh nhỏ, và ta không thấy được liên hệ mật thiết giữa những hiện tượng với nhau.

[…] Nói về chiếc lá, ta vẫn không loại trừ đám mây và mặt trời ra khỏi chiếc lá, tức là ta nói với tâm không phân biệt. Có tên tức là có loại trừ (aphoha). Chúng ta có khuynh hướng nói lá là loại trừ mây, nói con là loại trừ cha, nói thầy là loại trừ trò. Trong khi đó thì trò nằm trong thầy và thầy nằm trong trò, con nằm trong cha và cha nằm trong con. Đó là cái nhìn bất nhị, là tông chỉ huyền diệu (huyền chỉ) của Bụt.

Trích "Người Vô Sự" - TT Nhất Hạnh

Dec 12, 2008

TU VIỆN LỘC UYỂN: HIỆN ĐẠI HÓA MÁI CHÙA VIỆT NAM Ở MỸ


Một trong những hình ảnh đặc trưng nhất cho nền văn hóa lâu đời của Việt Nam là mái chùa. Ở quê nhà, trên khắp mọi miền đất nước, ta đều thấy có ngôi chùa, là nơi trở về tâm linh của rất nhiều người Việt. Bởi vì Phật Giáo đã đi cùng lịch sử thăng trầm của Việt Nam tự ngàn xưa.

Rời bỏ quê hương sang đến Mỹ, người Việt cũng tìm cách đem theo mái chùa như một gia sản tinh thần. Vì vậy mà ở khu Quận Cam, hàng chục ngôi chùa đã được xây dựng lên, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người Việt lưu vong thế hệ thứ nhất, thứ hai. Vấn đề đặt ra là trong tương lai, liệu thế hệ con em chúng ta- sinh ra và lớn lên ở Mỹ- có còn đến chùa nữa hay không? Theo tinh thần khế cơ khế lý của nhà Phật, ngôi chùa Việt Nam ở Mỹ sẽ thay đổi như thế nào để vẫn là nơi trở về tâm linh của thế hệ trẻ? Chúng ta hãy cùng ghé thăm Tu Viện Lộc Uyển để suy nghĩ thêm về lời giải đáp cho câu hỏi này…

Tu viện Lộc Uyển tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc thành phố Escondido, cách Quận Cam hơn một giờ lái xe về phía Nam. Phong cảnh ở đây thật thanh bình, có không khí thanh tịnh của một vùng quê. Được thiền sư Nhất Hạnh đặt nền móng cho việc xây dựng, Lộc Uyển có thể xem như là một Làng Mai đầu tiên ở Mỹ. Đã từ lâu rồi, ông vốn là người chủ trương hiện đại hóa để Đạo Phật có thể đi vào cuộc đời. Khi Đạo Phật theo người Việt sang Mỹ, nhu cầu này còn cần thiết hơn. Bởi vì ở Mỹ cái gì cũng phải làm đúng với qui định của pháp luật. Con người sống ở đây quen với những tiện nghi tối thiểu. Họ rất thực tế, làm và tin điều gì cũng phải “make sense”, cho dù đó là những vấn đề thuộc tâm linh, tôn giáo.

Tu viện Lộc Uyển có vẻ đáp ứng được những yêu cầu này.



Về hình thức, Lộc Uyển không giống với các ngôi chùa truyền thống ở Việt Nam. Cả kiến trúc lẫn trang thiết bị đều theo phong cách hiện đại. Cũng có một mái chùa cong, nhưng đường nét cách tân hơn nhiều. Chánh điện vừa là thiền đường, vừa là phòng giảng pháp, có sức chứa 500 người. Không có tượng Phật sơn son thếp vàng. Hai biểu tượng chính nằm giữa chánh điện là hình ngôi Chùa Một Cột vẽ trên kính, và bức thư pháp với hai chữ giản dị “ Vô Sự”. Như để nhắc nhở mọi người khi đã lên đến chùa hãy rũ bỏ những lo toan đời sống thường ngày, để tận hưởng những giây phút hiện tại an lạc với Phật-Pháp-Tăng. Do những người đến đây nghe pháp thuộc đủ mọi sắc dân ở Mỹ, Lộc Uyển là một trong những tu viện hiếm hoi được trang bị một hệ thống âm thanh hiện đại, để ta có thể nghe giảng bằng 03 thứ tiếng Việt-Anh-Tây Ban Nha cùng lúc. Ví dụ nếu người giảng bằng tiếng Việt, người muốn nghe bằng tiếng Anh & Tây Ban Nha sẽ có những earphone phù hợp để được phiên dịch song song với người giảng. Chùa còn có chỗ ngủ cho hàng trăm người đến dự các khóa tu kéo dài nhiều ngày. Một đặc điểm hiện đại nữa của Lộc Uyển là có trang bị hệ thống để sử dụng năng lượng mặt trời. Bảo vệ môi trường, sống thuận với thiên nhiên cũng là thuận lý với Phật Pháp.

Nói về tăng đòan của tu viện, nét đặc trưng của Lộc Uyển là khá trẻ. Có nhiều vị là người ngọai quốc. Một số có học vị cao, cũng đã từng là những người thành đạt trong xã hội. Điển hình là sư cô Đẳng Nghiêm, đã tốt nghiệp y khoa ở và hành nghề ở Mỹ trước khi đi tu. Việc tăng đòan có nhiều người Âu Mỹ chỉ ra rằng phương pháp tu học ở đây cũng phù hợp với nếp suy nghĩ của người Tây Phương.

Có thể nói rằng cùng với Phật Giáo Tây Tạng, pháp môn tu tập của sư ông Làng Mai đã góp phần quan trọng trong việc phát triển Phật Giáo sang các nước Âu Mỹ. Có điểm chung gì giữa hai trường phái này? Thật là khó để có thể viết về đề tài này trong một phạm vi bài báo. Ta chỉ có thể điểm qua một vài nét chính về phương pháp tu tập ở tu viện Lộc Uyển:
- Tính thực dụng: cũng như các pháp môn khác, những phương pháp tu tập ở đây đều xuất phát từ kinh Phật, từ những điều Phật dạy. Cái khác ở chỗ là làm sao áp dụng được nó, đặc biệt là trong đời sống thường nhật? Trong thời buổi hiện đại, cái gì có thể thực tập được, và có thể thấy được lợi lạc trong cuộc sống, người ta sẽ thử. Ngồi thiền vẫn là một cái gì “ cao siêu” quá. Còn nếu tụng kinh hằng ngày thì chắc không thích hợp với giới trẻ, vì nó hơi “boring”, và đa phần các em không muốn đọc những gì mình không hiểu. Ở Lộc Uyển, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là dùng hơi thở để tìm thấy an lạc trong giây phút hiện tại. Ai cũng đang thở cả. Chỉ cần thở đúng cách hơn, cơ thể ta sẽ khỏe hơn, tâm của ta sẽ an hơn. Ở đây, ta được hướng dẫn theo dõi thở một cách chi tiết, khoa học, rất dễ thực tập. Kết quả của nó đem lại cho ta cũng nhanh. Dễ làm, thấy được kết quả. Tính thực dụng là như vậy đó.

Một phương pháp khác tương tự cũng hay được sử dụng ở đây là thiền hành. Ai cũng phải đi bộ hàng ngày. Nhưng nếu có dịp, ta chỉ cần đi chậm lại một chút, theo dõi hơi thở và ý thức được những bước chân của mình. Có nghĩa là ý thức về hiện tại trong từng bước chân. Niềm an lạc sẽ đến. An lạc là một cảm giác nhiều người không được hưởng trong thời đại này, do phải liên tục đối phó với cuộc sống: công ăn việc làm, gia đình, trả bill…Tìm được một chút thảnh thơi dễ như vậy, tại sao mình lại không thử nhỉ?

- Tính hiện đại hóa: Nhiều sinh họat thường có trong một ngôi chùa truyền thống được thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Thí dụ như tụng kinh. Một số kinh được chuyển thành tiếng Việt để người đọc có thể hiểu được nghĩa. Cách đọc kinh cũng không ê a để tránh sự nhàm chán. Âm nhạc được đưa vào nhiều hơn, với những bài hát có giai điệu & lời đơn giản theo kiểu nhạc sinh họat cộng đồng. Âm nhạc làm cho mọi người có những giây phút thư giãn trong khi tu tập. Các buổi pháp thọai ở đây thường bắt đầu bằng các vấn đề thời sự, gần gũi với đời sống hiện tại, do đó người nghe dễ cảm nhận.

- Ít màu sắc tôn giáo: Sư ông Làng Mai chủ trương mọi người nên giữ lại truyền thống tâm linh của mình. Phật Giáo và những tôn giáo lớn của nhân lọai có nhiều điểm chung. Phương pháp tu tập ở Lộc Uyển cốt yếu là giúp cho chúng ta tìm lại được an vui trong cuộc sống, không đặt nặng hình thức tính ngưỡng. Người Công Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo đều có thể thực tập các pháp môn ở đây mà vẫn giữ tôn giáo gốc của mình. Bạn có thể tham dự những buổi giảng pháp ở đây nhân dịp Giáng Sinh, hay Phục Sinh, để nghe nói về sự tương đồng chân lý của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.

Có thể vì những nguyên nhân kể trên, mà những người đến với Làng Mai thật đa dạng. Giới trẻ đến đây khá đông. Nhiều thương gia, chuyên viên kỹ thuật, chính trị gia ở Mỹ lấy phương pháp tu tập ở đây để giữ cho mình năng lượng của sự bình an trong công việc hàng ngày. Và cũng có rất nhiều người ngoại quốc đến đây để tu học. Có lẽ do phương pháp tu học ở đây phù hợp với họ. Như vậy, có thể tạm kết luận rằng Lộc Uyển là một mô hình Phật Giáo hiện đại hóa thành công ở Mỹ. Việc hiện đại hòa này trong tu học sẽ dắt chúng ta đi bao xa trên con đường đến với sự giải thóat hòan tòan? Điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Nhưng cái mà chúng ta có thể thấy được trước mắt là nó đang giúp được rất nhiều người tìm lại được niềm an vui trong cuộc sống. Giống như một con thuyền tạm vớt những chúng sinh ra khỏi bể khổ, cho họ một phương tiện để tiếp tục đi đến chặng cuối cùng là đảo cực lạc, niết bàn…

Đòan Hưng




Caption 1: Chánh điện của tu viện Lộc Uyển được bài trí rất giản dị
Caption 2: Thiền hành, một trong những phương pháp tu học
thường được hướng dẫn ở Lộc Uyển