Aug 31, 2018

XE ĐẠP @ HOÀ LAN






Vào thập niên 80 thì số lượng người dung phương tiện xe đạp tại Việt Nam chắc là hơn Hòa Lan. Nhưng giờ thì Việt Nam là thua rồi.

Phương tiện xe đạp tại Hòa Lan rất phổ thông. Tính ra 36% đạp xe và 45% dùng xe hơi.

Anh Quân 






Aug 30, 2018

SWAPFIETS




Swapfiets : Công ty cho thuê xe đạp tại Hà Lan với bánh trước màu xanh.

Công ty được thành lập từ 4 cậu thanh niên Martijn Obers, Dirk de Bruijn và Richard Burger vào năm 2015 từ thành phố Delft

Delft là một thành phố ở tỉnh Zuid-Holland (Nam Hà Lan), Hà Lan, nằm giữa 2 thành phố Rotterdam và Den Haag. Delft được coi là một thành phố Hà Lan đặc trưng, nổi tiếng với các con kênh, đồ gốm Xanh Delft (Delfts Blauw), trường Đại học Công nghệ Delft (TU Delft) danh tiếng và nơi yên nghỉ của Hoàng gia Hà Lan.

Lúc đó 4 cậu thanh niên đang học đại học tại đây và nhìn thấy việc ăn cắp xe đạp trong giới sinh viên. Nên các cậu quyết định hoàn tất đề án ra trường về việc cho thuê xe đạp , tư tưởng là nhờ từ kinh doanh cho thuê xe hơi.

Đầu tiên các cậu mua 30 chiếc xe trên trang mạng Ebay của Hà Lan và cho thuê thử. Việc kinh doanh thuận lợi, số lượng xe đạp được sơn màu xanh ở bánh trước tang dần và phát triển rất là tốt vào năm 2017.

Người thuê xe đạp sẽ trả một giá rất thấp theo phương cách hang tháng. Không phải chịu trách nhiệm khi xe bị mất cắp là có xe khác đem tới trao ngay. Khi xe bị hư , có người tới sửa , nếu trong 15 phut đầu không sửa được là thay thế ngay chiếc khác cũng như bánh xe bị xì là có người tới vá bánh xe.

Công ty Swapfiets nay đã phát triển tại 10 thành phố ở Hà Lan. Họ có một tương lai sang lạng . Nay họ đang tính mở rộng qua Bỉ và Đức trong tương lai.

Tư tưởng kinh doanh đơn giản mà thành công lớn và có thể thành một đại công ty trong tương lai.

Anh Quân


Aug 29, 2018

CÁI BIẾT TRONG TA




CÁI BIẾT TRONG TA
Nhạc và lời: Doãn Quốc Hưng

Khi biết mình không là thân này

Thân này rồi sẽ biến về đâu

Nhưng Cái Biết chân không nhiệm mầu

Còn trong ta sáng như tinh cầu

Khi biết mình không là nỗi buồn

Nỗi buồn rồi sẽ biến về đâu

Nhưng Cái Biết chân không nhiệm mầu

Còn trong ta sáng như tinh cầu

Khi biết mình không là tiếng thầm

Tiếng thầm thì sẽ biến về đâu

Nhưng Cái Biết chân không nhiệm mầu

Còn trong ta sáng như tinh cầu

Cái Biết trong ta, Niết Bàn bao la (2)

THƯ GỬI BỐ - BAY CAO



Bố yêu quý,

Hôm kia út được anh chị Chiến Thắng cho đi xem phim "5 chiều".
Có nghĩa là mình nhìn hình ảnh 3 chiều thì chớ, lại còn ngửi được mùi hương (thêm 1 chiều) khi đi ngang cánh đồng hoa, và bị ướt khi đi vào trong vùng mưa (thêm 1 chiều nữa).

Khi nào có dịp, út sẽ đưa Bố đi xem phim 5 chiều, thú vị lắm Bố.

uttt

THƯ GỬI BỐ - ĂN SANG





Bố yêu quý,
Hôm nay ở chỗ út ở trời mưa lâm râm.
Út thấy trời mát thế này, làm một bát phở thì không gì bằng.
Bố xem này, ở xứ người mà út có thể ăn phở với 3 loại rau thơm :)
Ăn sang thế là cùng, Bố nhỉ :) 

utttt

PS:
Út xin cám ơn chị Chiến nhiều nhiều lần nữa đã cho út 3 cây rau thơm và anh Thắng đã cất công bảo vệ rau thơm dành cho út khỏi các cụ ốc sên ;)

Aug 28, 2018

ĐẠI BÀNG OUI VÀ BẠN



Liên Đoàn Hướng Đạo Trường Sơn Mừng Nữ Thanh Sinh Đạt Danh Hiệu Summit Award Đầu Tiên Của Cộng Đồng Việt

WESTMINSTER -- Vào sáng ngày Thứ Bảy 25/08, tại công viên Elden Gillespie thành phố Westminster, liên đoàn Hướng Đạo Trường Sơn đã tổ chức lễ trao danh hiệu Đại Bàng cho thanh sinh Doãn Quốc Sỹ Tâm, và danh hiệu Summit Arward cho nữ thanh sinh Kathy Hoàng Yến Lê.

Buổi lễ trao danh hiệu năm nay của liên đoàn Trường Sơn có những điểm rất đặc biệt. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên một buổi lễ trao danh hiệu được tổ chức ngoài trời, tại công viên mà liên đoàn sinh hoạt hằng tuần. Từ trước đến giờ, các buổi lễ thường được tổ chức trong các khán phòng. Các trưởng trẻ của liên đoàn Trường Sơn đã nghĩ ra hình thức mới là này, và quyết tâm thực hiện thử. Và đúng theo tinh thần vượt khó, sắp sẵn của hướng đạo, buổi lễ đã được chuẩn bị chu toàn, và đã diễn ra trong bầu không khí vừa trang trọng, vừa theo tinh thần “dã ngoại” như các sinh hoạt hướng đạo.

Điểm đặc biệt thứ hai, Kathy Hoàng Yến Lê vinh dự trở thành nữ thanh sinh gốc Việt ở Mỹ đầu tiên nhận được danh hiệu Summit Award, danh hiệu cao quí nhất dành cho các thanh sinh hướng đạo. Trước đây, cộng đồng vẫn quen thuộc với danh hiệu Hoàng Kim (Gold Award), danh hiệu cao quí nhất dành cho các nữ hướng đạo sinh. Đáng khen ngợi hơn nữa, Kathy cũng vừa tốt nghiệp ngành Nurse của đại học UCI. Trong thời gian qua, việc Kathy Lê đồng thời theo đuổi và đạt được cả hai thành tựu trong sự nghiệp lẫn sinh hoạt hướng đạo như vậy đòi hỏi một nỗ lực đặc biệt của một cô thiếu nữ chỉ ở tuổi đôi mươi.

Nhiều vị dân cử trong cộng đồng gốc Việt Quận Cam đã đến tham dự buổi lễ, và trao bằng khen thưởng cho hai em đoàn sinh. Thị trưởng thành phố Wesminster Trí Tạ đã nói rằng ông luôn luôn hãnh diện về những gì mà phong trào hướng đạo Việt Nam đã đóng góp cho cộng đồng gốc Việt, qua việc giáo dục, hướng dẫn thế hệ trẻ của cộng đồng đi theo những lý tưởng cao đẹp của phong trào hướng đạo.

Đại diện gia đình của hai đoàn sinh nhận giải đã gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quí trưởng và quí phụ huynh của liên đoàn Trường Sơn, đã hướng dẫn, hỗ trợ cho hai em Doãn Quốc Sỹ Tâm và Kathy Lê đạt được danh hiệu Đại Bàng và Summit Award như ngày hôm nay. Tuy nhiên, danh hiệu Đại Bàng hay Summit Award không phải là đích đến, mà chỉ là sự bắt đầu. Những danh hiệu này là những hành trang quí báu ban đầu, để các em hướng đạo sinh tự tin bước vào đời, để tiếp tục học hỏi, làm việc, và giúp đỡ mọi người theo như lý tưởng của phong trào hướng đạo.

Đoàn Hưng

Aug 27, 2018

THANK YOU !




First of all,  I would like to thank everybody for being here. It means a lot to me that you all showed up to support me and the scouting community. The journey to earn the eagle rank has been tiring and even scary at times. In fact, when I first started going to scouts, I never even planned on attending scouts for more than a few months. I would always be jealous of my other friends who get to spend their Saturday mornings watching cartoons instead of being stuck outdoors for 3 hours. However, slowly I began to appreciate scouting and its importance. Over the course of 11 years of scouting, my initial annoyance for scouting began to become passion instead.

Initially, I believed that the eagle rank was completely out of my reach. However with endless words of encouragement from my family, I decided to go for the rank, and it was the best decision I have ever made in my life. Although the road was filled with sweat, stress, and sleepless nights of procrastination, I pulled it off proudly.

This project tested the capabilities of my leadership skills, and it cannot be understated on how much my friends and family has helped and supported me. My family provided me with invaluable emotional support. They were there for me during my most stressful times, and I know they will continue to support me on my scouting path. My friends,volunteers, and leaders happily gave their time and effort to help me plan and build my project. They worked tirelessly with me to ensure that this project goes as planned. Without them, the project wouldn’t be as successful as it was.

Lastly I would like to say that although this may be the end of the journey to earn my eagle, it is not the end of my journey as a scout. I will continue to be an active member in the scouting community and I will continue to pass down my knowledge to young and ambitious scouts. I want end this speech by encouraging every scout to chase their dreams, no matter how daunting it may seem. Every obstacle you encounter will make you stronger, and everything that may first scare you is instead an opportunity to learn and grow. So be brave, be ambitious, and most importantly, be prepared.

Thank you!

Doan Quoc Sy Tam
TI OUI 

Aug 23, 2018

CÔNG MẸ








NGÀY TIỂU CA TRỞ LẠI




Từ ngày em nhuốm bệnh
Sách vở buồn ngu ngơ
Lối sương mù phai dấu
Cỏ ngậm sầu phất phơ

Từ ngày em nhuốm bệnh
Lối hoa vàng tiêu sơ
Những dây đàn ốm yếu
Đứt trong cơn đợi chờ

Ngày tiểu ca trở lại
Hoa đã chết bao giờ
Vô tình trên nấm mộ
Cỏ mọc rất nên thơ


Nhạc Nguyễn Đình Hiếu
Phổ thơ Kim Hạnh

Aug 22, 2018

TỰ HỎI


Mua bảo hiểm sức khoẻ cho em nó rồi.
Mua bánh cho em nó rồi.
Dắt em nói đi dạo ngắm cảnh rồi.
---
Còn gì phải lo nữa không nhỉ? 








Aug 21, 2018

BROTHER AND SISTER


Anh trai dắt em đi ngắm cảnh


Anh trai dắt em đi ăn kem


Anh trai dắt em đi xem sách 


Anh trai .... số dách!


(cà ri xanh - cơm nâu - ăn xong không thể sầu) :) 


Aug 20, 2018

Ở TÙ VỚI TRẦN DẠ TỪ VÀ BẠN HỮU


Sơ lược về người viết: Hồ Văn Đồng là một nhà báo lớn của miền Nam. Sinh tại đất Quảng, học tại Huế, lập nghiệp tại Saigon, ông từng là tổng thư ký, chủ bút, chủ nhiệm  nhiều nhật báo danh tiếng của miền Nam. Năm 1950, ông là người sáng lập văn phòng Việt Tấn Xã tại Hà Nội. Những năm sáu mươi, ông là người sáng lập, tổng thư ký Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt, chủ tịch Hội Chủ Báo. Ông cũng là nhà báo duy nhất của Việt Nam có hai năm tu nghiệp báo chí tại đại học Stanford, tham gia sinh hoạt báo chí quốc tế và là Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Báo Chí Thế Giới đặc trách khu vực châu Á. Sau tháng Tư 1975, ông hai lần bị Cộng Sản bắt giam, cộng chung 12 năm. Năm 1989, sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, ông vượt biển, định cư tại Virginia từ 1989, tiếp tục viết bình luận cho nhiều báo Việt ngữ tại hải ngoại. Bài viết sau đây của ông được trích từ sách “Quê Hương Bạn Hữu Tù Đầy” do Trung Tâm Độc Lập, Stuttgard, Cộng Hoà Liên Bang Đức  ấn hành nhân “Ngày Văn Nghệ Sĩ Việt Nam 1990” được tổ chức tại Stuttgard. Nhà báo Hồ Văn Đồng bệnh nặng từ giữa năm 2005 và từ trần sau đó, hưởng thọ 83 tuổi.
( ký họa của Chóe và lời chú thích )


Ho Van Dong portrait
Nhà báo Hồ Văn Đồng trong trại tù Gia Trung năm 1978 (ký họa Chóe)

Ngày 3 tháng Tư, 1976, khi công an Cộng sản mở chiến dịch hốt gọn văn nghệ sĩ Saigon, tôi đang ở Phan Rang, ngụp đầu trong một cánh đồng mía.

Là một anh nhà báo về già, từ nhiều năm trước 1975, sau khi đóng cửa báo Quyết Tiến, sang nhượng nốt cơ sở nhà in ở đường Võ Tánh cho anh Đặng Văn Bé –chủ nhiệm báo Thách Đố, tôi thực sự về vườn, hiểu cả theo nghĩa đen: Ra Phan Rang, tự tay tổ chức trồng dăm ba mẫu mía, vật lộn với mấy lò nấu đường, mỗi tháng chỉ về thăm nhà ở Saigon vài ngày.

Khi Cộng sản chiếm Saigon, dù có chung tâm sự với anh em làng văn làng báo cũ, tôi vẫn cười cười, biểu họ: “Moa đâu còn là nhà báo. Moa là nông dân. Lê Nin kêu nông dân là liên minh vững chắc của giai cấp tiên phuông. Mao chủ tịch còn sửa lưng cả Lê Nin, kêu nông dân là thành phần cốt cán. Các toa phởn phơ ở thành phố quen hư thân mất nết, ngán đi kinh tế mới. Moa đã tự giác đi kinh tế mới lao động sản xuất từ khuya rồi. Nông dân trăm phần trăm, còn ngán chó gì nữa.”

Ngày 9 tháng 3, khi tôi xách cái bị lát nông dân từ Phan Rang về Saigon thăm nhà, công an Cộng sản đã rình sẵn từ bao giờ, còng tay cái rụp.

Tại sở công an thành phố, trước là trụ sở Nha Cảnh sát đô thành, đường Trần Hưng Đạo, khi cánh cửa sắt nặng nề của phòng giam mở ra, tôi nghe nhiều tiếng cười. Một giọng nói vui vẻ vang lên: “A, Anh Đồng đen đây rồi. Đi đâu giờ này mới chịu mò tới. Nhờ anh tí, bắt anh em chờ mãi.” Vẫn in hệt lối nói quen thuộc trong làng báo miền Nam, thường dành cho anh em tới trễ trong một buổi họp mặt thân mật. Chỉ khác chút xíu: cuộc họp mặt lần này đông đảo chưa từng thấy, mà lại là họp mặt trong nhà tù Cộng sản.

Phòng giam vuông vắn mỗi bề khoảng 5 thước, lố nhố năm sáu chục hình  người, gần như nêm cứng, chen chân muốn không lọt.
“Lại đây nè, cha nội. Xớ rớ chi vậy.”


Doãn Quốc Sỹ khuân gạch ngói trong trại tù Gia Trung (ký họa Chóe)

Giọng nói quen thuộc lại vang lên. Một anh chàng thấp lùn phe phẩy quạt giấy, mặt mũi vêu vao, đang ngoác miệng ra cười, vẫy vẫy về phía tôi. Tôi nhận ra anh bạn phóng viên Anh Quân. Bên cạnh là anh Doãn Quốc Sỹ, anh Đằng Giao, anh Trần Dạ Từ … Phòng giam nêm chặt kiểu cá mòi đóng hộp, dưới mái tôn nóng điên người, tất cả đều cởi trần, mồ hôi nhễ nhại. Tôi chào tất cả và nói:
“Đông đảo phe ta cả, vui quá há.”
Đáp lời tôi, anh Doãn Quốc Sỹ cười hiền lành:
“Vui thật ông ạ. Còn Khô Vinh đại sư nữa kìa.”

Tôi nhìn theo mắt anh Sỹ hướng về một góc phòng. Trên bệ cao cầu tiêu chung trong góc, tôi nhận ra còn có thêm anh Nguyễn Mạnh Côn. Khô Vinh đại sư là tên một nhân vật tiểu thuyết của Kim Dung. Anh em gán cho anh Côn biệt danh này trúng quá vì anh vốn gầy gò, người nhỏ thó, xương xẩu giống hệt một nhà tu khổ hạnh. Ngồi trần trụi trên cầu tiêu, Khô Vinh đại sư nhìn tôi cười cười, ra dấu chào.

Phòng giam chúng tôi ở, được gọi bằng một tên hoa mỹ là “Tập thể hai.” Tại sở công an, còn có khu A, khu B, tập thể một, phòng giam nữ, và các phòng biệt giam… Thời điểm này, không kể khám Chí Hòa, Đề lao Gia Định, trụ sở các phường quận, nghe nói bin đinh Đại Lợi và nhiều cao ốc, nhà cửa khác trong  thành phố, cũng đều đã biến thành trại giam. Số văn nghệ sĩ bị giam ở nhiều nơi, nhưng đông nhất vẫn là Đề lao Gia Định cũ, (nay được gọi bằng một bí số: T20) và ngay tại Sở công an.



Ký giả Nguyễn Tú (Nhật báo Chính Luận), đã bị bắt cùng với văn nghệ sĩ Miền Nam trong chiến dịch tổng truy lùng của chính quyền Cộng sản ngày 3 tháng 4 năm 1976. Ông gây tiếng vang trong làng báo quốc tế qua những bài báo viết về cuộc rút lui của quân đội Miền Nam từ những vùng Cao Nguyên trong những ngày tháng cuối cùng của mùa Xuân 1975. Nguyễn Tú bị giam ở nhiều trại tù lao động trong 13 năm, ông được thả vào năm 1989 và sau đó vượt biên sang Hồng kông, và được bảo lãnh sang Hoa Kỳ năm 1990

Khi công an Cộng sản bắt văn nghệ sĩ, nghe kể, họ bắt luôn vợ chồng Đằng Giao – Chu Vị Thủy và cháu nhỏ mới sinh bẩy ngày. Chị Thủy là con gái nhà báo Chu Tử. Có anh em nói, danh sách bắt bớ này phần chính do Vũ Hạnh đề nghị. Vũ Hạnh thời trước, viết phê bình văn nghệ cho báo Bách Khoa theo lối hiện thực xã hội kiểu Cộng sản, rồi nằm trong tờ Điện Tín của nhóm Lý Quí Chung, chuyên viết những truyện kháng chiến đường rừng.. Báo Sống của anh Chu Tử có hồi chỉ trích đích danh Vũ Hạnh là Cộng sản nằm vùng.


Chu Vị Thủy và hài nhi trong tù (ký họa Chóe)

Khi tôi bị bắt vô sở công an, chị Chu Vị Thủy đã được cho mang cháu nhỏ về quản thúc tại gia. Trong số văn nghệ sĩ nằm tù Cộng sản, chỉ có chị Nhã Ca là phụ nữ duy nhất. Suốt thời kỳ ở sở công an, chị bị nhốt cát sô. Anh Nguyễn Mạnh Côn cười, bảo tôi: “Con mụ dữ quá.” Tuy cười, anh rất quan tâm việc này.
  


Chân dung Nhã Ca (một tay đeo con thuyền Việt Nam, một tay đeo Chùa Thiên Mụ (ký họa Chóe)

Một bữa, sau buổi “đi làm về”, có nghĩa là bị gọi đi hỏi cung, khi trở về phòng, anh kể với chúng tôi: “Moa bảo họ là bao nhiêu tai to mặt lớn ở miền Nam này, đâu có người nào cách mạng bắt đi tù cả chồng lẫn vợ như trường hợp Trần Dạ Từ và Nhã Ca. Nhốt bà mẹ của 6 đứa con nhỏ, có đứa còn chập chững tập đi, thì vẻ vang gì. Nói thật, bà ta chỉ là một bà viết văn bình thường, chẳng hiểu biết gì về chính trị. Nếu sách bà ta có chống cộng, ấy là do tôi mà có. Thả bà ta về, rồi muốn tôi làm trâu làm chó gì cũng được”.



Tuy Hồ văn Đồng thuật lại rằng “Nhã Ca là phụ nữ duy nhất nằm tù Cộng Sản,” nhà văn Lý Thụy Ý (chủ biên tờ Văn Nghệ Tiền Phong trước 75) cũng bị bắt đi tù lao động ở rừng Bô La 3 năm. Chóe biến bút mực của Lý Thụy Ý thành thập tự trong bức ký họa

Anh Côn hút thuốc phiện lâu năm, đang bị vật lên vật xuống. Nhiều phen phải cấp cứu. Một buổi tối, công an mở cửa kêu anh “đi làm việc.” Vài phút sau đã thấy anh trở vô. Mọi người hỏi sao lẹ vậy, anh đáp: “Tên X. gọi ra. Hắn đưa cho moa một cục, nói là cách mạng chiếu cố. Moa trả lại hắn, bảo tôi không cần nữa. Chỉ có vậy thôi.” Tôi còn nhớ rõ, có người hỏi “cục gì?” Anh Anh Quân, cũng là dân từng nằm bàn đèn thuốc phiện, nháy mắt: “Cái ông này. Cục vàng chớ gì nữa.” Anh Côn bấm vô đầu ngón tay út: “Bằng chừng này này”. Thấy Anh Quân suýt soa tiếc rẻ, tôi nói với anh Côn: “Sao anh không cầm đại vô, rồi cho Anh Quân nó phê cho coi.”


Chân dung Nguyễn Mạnh Côn hút thuốc phiện (ký họa Chóe)

Người tù được cử làm trưởng phòng, anh Hoàng Phú Lâm, gia đình chủ Đệ Nhất Khách Sạn, cũng là một quân nhân trong văn phòng ông Đại tướng Cao Văn Viên ở Tổng tham mưu. Anh Lâm từng chính mắt thấy ông bà Viên kính nể anh Côn như ông thầy, nên rất trọng anh Côn. Cả phòng, đối với mấy anh em nhà văn, đều rất quí mến.

Từ lúc hết bị thuốc phiện hành, anh Côn tươi tỉnh hơn, trò chuyện vui hơn. Các bạn trẻ trong phòng giam thường ngồi quanh anh, để nghe anh kể những truyện khoa học giả tưởng rất hấp dẫn. Trong tù, có gì đâu để ăn, anh cũng nói ăn ngon miệng hơn hồi ở nhà.

Mấy năm trước, Nguyễn Mạnh Côn trở thành nhà thầu khoán có hạng trong quân đội. Anh Trần Dạ Từ đã thu xếp xong từ lâu, việc anh Phạm Duy nhường lại ngôi nhà cũ (một “dinh cơ” đồ sộ trong ngõ Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận) cho gia đình anh Côn. Năm 1975, cùng với Trần Dạ Từ, “nhà thầu” này bao dàn việc ấn loát binh thư cho Tổng cục quân huấn do tướng Nguyễn Bảo Trị làm Tổng cục trưởng. Riêng dịch vụ này đã lên tới cả trăm triệu bạc, lại còn đang khởi công đại tu bổ Nghĩa trang quân đội ở xa lộ. Khi bắt anh Côn và anh Từ, công an cộng sản dùng cả đoàn xe chở đầy nhóc toàn sách binh thư chiến thuật, dạy đủ món, từ thủy lôi tới tổ chức biệt kích. Công an nghe đâu còn thu cả lô quĩ phiếu mấy chục triệu bạc tiền in binh thư chưa kịp lãnh ở nhà anh Trần Dạ Từ, hèn chi họ chả cho là ghê lắm. Các “đồng chí” làm sao tưởng tượng nổi, ở miền Nam, đây chỉ là việc làm ăn bình thường, người thầu khoán vớ vẩn nào cũng có thể như vậy.

Trong tù, nhiều khi vui chuyện có lần anh Nguyễn Mạnh Côn kể: “Một lần hai anh em vô Tổng tham mưu thăm Trung tướng (Nguyễn Bảo) Trị, khi ra tớ bảo Từ hỏng rồi cậu ạ. Một anh thi sĩ, một anh nhà văn, mở miệng ra toàn là thấy tiền với bạc. Xe vô một chỗ thế này thì anh em lính canh phải đứng đón, mở cửa. Vậy thì còn chó gì là thi sĩ với nhà văn nữa. Cứ điệu này, chắc tiêu tùng luôn.”
Anh nói thêm, một cách nghiêm chỉnh:
“Cái vụ anh em mình ai nấy sạch sẽ vô tù, không chừng là vớ bở to đấy các cậu ạ. Tin lời tới đi.. Biết đâu, nhờ đó mà nhà văn nhà thơ tái sinh.”
Anh Doãn Quốc Sỹ kết luận:
“ Mèo lại hoàn mèo.”



Chân dung nhà thơ, nhà giáo dục Nguyễn Sỹ Tế (còn có bút hiệu là “Người Sông Thương”). Ông bị giam tù 12 năm ở trại Gia Trung và Hàm Tân. Họa sĩ Chóe phác họa chân dung ông như một nhà tù “thâm niên” sống trong thời Trung Cổ ở Âu Châu

Chúng tôi đều cười, mừng cho sự tỉnh táo lạc quan của bạn, khi bạn đã chia tay được với nàng tiên nâu.
Nhưng cũng ngay thời gian ở sở công an, anh Côn bắt đầu nói về cái chết. Một bữa, anh bàn với tôi:
“Lần này, sống mà về được, hai anh em mình phải xuống Thủ Đức, tìm một khu đất riêng, làm sẵn một “sanh phần” cho bọn mình, ông ạ.”
Sanh phần là ngôi mộ làm sẵn. Thấy chúng tôi bàn hoài chuyện trồng cây, đào huyệt cho mình, anh Trần Dạ Từ gạt đi, kêu là thời của bọn đỏ mà tính chuyện vớ vẩn.
Anh Côn nói với anh Từ:
“Không vớ vẩn đâu, cậu ạ. Đỏ đen gì cũng chỉ là nhất thời. Thời của họ cũng chẳng lâu lắt gì. Các cậu sẽ được nhìn thấy nó phải sụp đổ như thế nào. Ở tuổi của Từ, điều này chắc như đinh đóng cột. Thế hệ các cậu, chính cậu, sẽ phải góp phần làm cho nó đổ, rồi rán mà gánh vác lấy việc thu dọn sau đó. Còn tớ với ông Đồng đen, bọn tớ già rồi, xong phần mình rồi. Bọn tớ nhất định cứ đi tìm đất làm sanh phần như thường.”

Anh Nguyễn Mạnh Côn là tác giả cuốn “ Chống Mác xít,” nhiều năm phụ trách phần bình luận phát thanh bằng tiếng Pháp của đài Saigon. Anh rất giỏi toán học, khoa học, anh viết văn, viết báo hình như bằng thứ chữ nghĩa chính xác của nhà toán  học nhiều hơn là chữ nghĩa kiểu nghệ sĩ. Sau hiệp định Paris, anh Côn cho phát hành cuôn sách dầy cộm, mang tên “Hòa Bình, nghĩ gì, làm gì?” Những người từng chỉ huy ngành chiến tranh chính trị, cao đẳng quốc phòng, như các tướng Vĩnh Lộc, Trần Văn Trung, Nguyễn Bảo Trị… đều tâm phục anh.
Có ông bạn dược sĩ già, nói là thông gia với gia đình nhà báo Đỗ Quí Toàn, ở tù cùng phòng, không khoái mấy chuyện xây sanh phần, nhưng nghe anh Côn bảo thời của bọn đỏ chẳng lâu lắt gì, thì như người vừa uống xong thuốc bổ, nhất định bắt cả anh Côn lẫn tôi phải xài tiếng Pháp, phân tích thật kỹ cho ông nghe.

Ông bạn dược sĩ già trong buổi truyện trò năm nào hiện đang ở khu Irvine, Nam California. Vợ chồng Trần Dạ Từ ở  Thụy Điển. Tôi vừa vượt biển vô được đất Mỹ. Đằng Giao, Anh Quân còn bên nhà.. Anh Doãn Quốc Sỹ đang tiếp tục nằm trong nhà tù. Riêng anh Nguyễn Mạnh Côn không còn nữa. Lời xưa anh nói, chỉ hơi sai một chút: Chúng tôi không còn dịp cùng nhau xuống Thủ Đức, tự trồng cây, đào huyệt, lo lấy sinh phần cho mình.
Đúng hai năm sau ngày anh Trần Dạ Từ ra khỏi nhà tù Cộng sản, cũng đúng một năm sau ngày Văn Bút và chính phủ Thụy Điển đón tiếp gia đình anh ở Stockholm, ngày 9.9.1989, bạn hữu văn giới ở Hoa Kỳ đã họp mặt mừng anh tại một nhà hàng ở Nam Cali.

Cùng với các anh Nguyên Sa, Phạm Duy, Mai Thảo, Tạ Tỵ, Viên Linh, Lê Đình Điểu và nhiều anh em khác, tôi đã có dịp nói về chuyện ở tù cộng sản với Trần Dạ Từ và bạn hữu. Tiếc thay, khi chỉ vừa nhắc tới trái chuối, củ khoai hai anh em có lần bẻ cho nhau trong tù, là tôi đã òa khóc ngay trên diễn đàn, không sao nói được thành tiếng nữa. Sức lực tuổi già tệ hại quá. Bao nhiêu năm trong ngục tù, anh em nhà văn nhà báo bên nhau đâu có ai nhìn thấy nhau khóc. Tất cả chúng tôi, ngay trong ngục tù, vẫn ráng tươi cười với nhau.

Tôi thú thật không hề biết gì về văn thơ. Về thơ Trần Dạ Từ cũng vậy. Chỉ biết anh trong nghề làm báo. Tờ nhật báo cuối cùng của anh Từ, trước khi đóng cửa vì luật báo chí VNCH đòi chủ báo thế chân 20 triệu, in trong nhà in của tôi ở đường Võ Tánh.Vị trí làng báo Saigon dành cho Trần Dạ Từ làm tôi ngạc nhiên, cứ tưởng anh phải là một người lớn tuổi hơn. Khi gặp, tôi mới biết anh sinh  năm 1940. Thời đệ nhất Cộng Hòa, cả miền Nam chỉ có 9 nhật báo. Năm 1962, anh Trần Dạ Từ đã là Tổng thư ký nhật báo Dân Việt, một tờ báo gốc Thiên Chúa giáo cánh Bắc. Anh Chu Tử viết truyện dài và mục Ao thả Vịt nổi tiếng, là từ báo này. Sau 1964, bộ biên tập bạn hữu của Từ sẽ còn điều khiển các tờ báo có lúc có số bán vượt mức như Sống, Hòa Bình, Độc Lập.


Tú Kếu (tên thật là Trần Đức Uyển), tác giả của 1001 bài thơ trào phúng trước 1975, cũng là chủ biên của tuần báo Sống. Sau 1975 ông bị án tù 18 năm vì tội âm mưu tuyên truyền chống chính quyền, nhưng nhờ tài sửa TV trong tù, ông được thả ra khỏi tù trước khi bản án mãn hạn (ký họa Chóe)

Sau khi bị cầm tù thời Phật giáo tranh đấu năm 1963, ra tù, Trần Dạ Từ vẫn tiếp tục làm tờ Dân Việt, nay đã đổi tên thành Việt Báo, do anh Phương Linh làm chủ nhiệm.Tôi còn nhớ đây là lúc thịnh thời nhất của Phật giáo miền Trung. Tờ “Lập Trường” do nhóm các anh Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần xuất bản ngoài Huế, làm mưa làm gió, tới mức đòi phải thiên đô ra Huế. Bài quan điểm đòi Thủ đô chính trị phải là Huế thì viết rằng gần mực thì đen. Thủ đô chính trị phải là Huế, gần đèn, mới mong rạng được.

Thời ấy, cánh chính khách theo các thầy ngoài Huế  đang lên chân. Chủ báo Lập Trường được mời vô Saigon làm Hội đồng Nhân Sĩ. Chính nghĩa chống độc tài quân phiệt rạng ngời, phần lại lo bị chụp mũ cần lao, chế độ cũ, làng báo Saigon êm re.
Chính lúc đó trên tờ Việt Báo xuất hiện loạt bài ký rõ tên Trần Dạ Từ, minh danh “hỏi thăm” anh em nhóm Lập Trường, từng điểm một rành rọt. Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, phần quan điểm thời cuộc do anh Nguyễn Mạnh Côn, thường viết với  bút hiệu Đằng Vân Hầu, gọi việc anh Từ ký rõ tên cho loạt bài này là sự dại dột đáng kính trọng của người làm báo. Còn nhớ, lãnh tụ sinh viên nổi danh thời 1964 là anh Nguyễn Trọng Nho, tuyên bố tán thành các luận cứ của Trần Dạ Từ.  Làng báo Saigon bắt đầu hưởng ứng. Báo Lập Trường im, một thời sau, tự đóng cửa. Cao Huy Thuần lấy học bổng đi sang Pháp học. Sau 1975, báo Cộng Sản ở Hà Nội nói Cao Huy Thuần là nhà nghiên cứu, chuyên về tiểu sử Hồ Chí Minh.

Sống với nhau trong tù, nhất là qua anh Côn lúc đầu, biết thêm về anh Trần Dạ Từ, tôi càng ngạc nhiên hơn. Hóa ra anh Từ còn lạ hơn tôi tưởng. Thấy anh hồi ngoài hai mươi tuổi đã làm tổng thư ký một tờ nhật báo công giáo, lại là người đưa hồi ký của Linh Mục Cao văn Luận lên báo Độc Lập, tôi đinh ninh anh phải là công giáo thì anh lại là một Phật tử. Trong bộ biên tập anh Từ điều khiển và bạn hữu anh, nhiều người là đại khoa bảng. Tôi đinh ninh anh phải là người học hành ghê lắm, hóa ra anh chưa học xong tiểu học. Tiếng Tây, tiếng Mỹ bập bẹ, cùng lắm chỉ đủ để đoán mò ra nội dung bản tin viễn ký hàng ngày, trước khi trao cho người phiên dịch trong tòa báo. Thì ra, người bạn đồng nghiệp trẻ của chúng tôi, vốn xuất thân chỉ là cậu bé bán báo, mười hai tuổi đã sống ngoài lề đường.

Tết năm 1955, trước khi người Pháp rời hẳn Việt Nam, đài Pháp Á ở Saigon tổ chức giải thơ, phần thưởng lớn gấp ba đài Saigon. Người tới đòi lãnh giải nhất là một cậu bé 15 tuổi mặc quần sọoc. Chủ sự chương trình Pháp Á là anh Hoàng Cao Tăng phải họp hội đồng giám khảo lôi cậu bé ra thử tài đủ kiểu, buộc anh Hồ Đình Phương, thư ký hội đồng, phải lập biên bản, ký bảo lãnh, mới chịu phát cho cậu bé mấy ngàn bạc tiền trúng giải. Năm 1956, vẫn cậu bé, lại đoạt giải nhất giải truyện ngắn của tuần báo Nhân Loại, do anh Tam Ích coi ban giám khảo. (Người đoạt giải nhì là anh Lê Vĩnh Hòa, sau này là nhà văn liệt sĩ của Mặt Trận Giải Phóng). Anh Hồ Đình Phương phụ trách trang “Bình Thơ” trên báo Văn Nghệ Tiền Phong dành cả 4, 5 kỳ báo bình thơ cậu bé khác thường này.

Bước vô làng báo chuyên nghiệp, cậu bé làm thơ văn ấy phải làm từ việc thầy cò, viết lấp chỗ trống đủ các mục, từ tin cán chó, tới bài quan điểm, rồi mới thành Trần Dạ Từ.
Hồi còn tù ở Sở công an, anh Nguyễn Mạnh Côn có lần nói với tôi: “Có dịp, ông nhớ bắt tên Từ học thêm, phải cho nó thật giỏi tiếng Pháp.” Anh Côn kể từ lâu đã bắt anh Từ học thuộc bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản bằng tiếng Tây. Tôi nghe mà phì cười. Học kiểu ấy thì làm sao mà khá cho nổi.
Hồi hai anh em cùng nằm một chiếu ở trại khổ sai Gia Trung, đến phiên tôi dạy anh Từ học thêm tiếng Pháp. Lại có thêm một chuyện buồn cười.. Không khá gì hơn ông thầy Nguyễn Mạnh Côn, anh Từ lại phải tộng cho bằng hết toàn văn Lê Nin bằng tiếng Tây, nhờ hình Lê Nin, mà sách gửi được vô trại tù.
Tụng kỹ Lê Nin quá, có lần anh Từ nói: “Có dịp, anh em mình ph đượcải chú giải lại Lê Nin bằng sự việc ông ạ. Tức cười thật, thì ra trí tuệ phương tây bị chữ nghĩa bắt nạt, chả hiểu gì cả.”
Năm 1977, cũng tại Gia Trung, chị Nhã Ca đi cùng vợ tôi lên thăm, sau đó anh Từ cho tôi biết anh Mai Thảo, sau cả năm bị lùng bắt, đang ở  trong nhà anh trên đường Tự Do. Tôi với anh Doãn Quốc Sỹ nhìn nhau, không biết nói sao.

 

Nhà văn Mai Thảo được Chóe vẽ đang ngồi trên xe xích lô đạp (đây là phương tiện giao thông duy nhất của Mai Thảo ở Sàigòn trước 1975). Sau 2 năm lẩn trốn sự truy nã gắt gao của chính quyền Cộng sản, ông vượt biên thành công và sang Mỹ năm 1978, qua đời ở quận Cam năm 1998

Đầu năm 1978, thân nhân anh Mai Văn Lễ (Khoa trưởng luật khoa Huế, nguyên phó chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc gia, rất thân quí anh Từ) lên thăm cho hay chị Nhã và lũ nhỏ bị đuổi khỏi nhà, trục xuất khỏi thành phố.
Suốt cả năm không có tin nhà, chả biết vợ con sống chết ra sao, anh Từ không hề hé răng nói một câu lo lắng, vẫn bình tĩnh tụng Lê Nin toàn tập.

Anh Doãn Quốc Sỹ sau này, trong tù, sẽ thay tôi đọc cả chục bài thơ của Trần Dạ Từ, bằng tiếng Tây.

Nói rằng trong tù  không hề khóc, với tôi, cũng sai. Tôi đã có hai lần khóc.
Một lần, khi làm việc trực nhật, xuống bếp trại bưng nồi cơm, thấy mấy hạt cơm rơi phía ngoài nồi, trước mặt đông đủ anh em, tiếc của trời, cho là thường, tôi bốc bỏ vô miệng.
Hôm sau, có người báo là bọn cán bộ bảo đội trưởng phải họp đội, mang tôi ra đấu tố vì tội lượm cơm của đội ăn riêng. Anh Từ bảo riêng tôi: “Nó muốn kiếm chuyện, chọc mình cãi lại cho có cớ bêu xấu rồi nhốt. Chuyện không đáng. Đừng dại húc đầu. Anh đừng thèm cãi tiếng nào. Nhận ngay lỗi, tự mình xin chịu biện pháp kỷ luật nặng nhất. Vậy là hết chuyện để nói qua nói lại.”

Phiên họp đội đấu tố được tổ chức. Tôi nói, bao năm rồi tôi vẫn nhớ nguyên từng chữ, như sau: “Tôi xin nhận hết tội lỗi đã bốc cơm của đội và của nhân dân bỏ vô miệng. Năm nay tôi gần 60 tuổi, một người chừng ấy tuổi mà không ra gì, bốc cả đến mấy hạt cơm rơi bỏ vô lỗ miệng, ngay trước mặt bao anh em khác, thật làm tất cả phải xấu hổ. Tôi xin nhận hết tội lỗi to lớn này. Xin các anh em hãy hăng hái phê bình. Xin cán bộ hãy cho tôi hưởng hình phạt nào nặng nhất, như cúp phần ăn hoặc đi kỷ luật, để giúp tôi tự sửa mình. Xin hết.”

Mọi người nhìn nhau, không thấy ai đấu tố. Sau đó cũng không thấy hình phạt. Chúng tôi cũng chỉ lặng lẽ cười với nhau. Ít lâu sau, khi nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn chết, lại nghe kể trước khi chết miệng anh còn kêu cơm cơm. Tự nhiên, tôi bỗng thấy mình khóc.
Tôi còn khóc một lần nữa, khi chuyển trại.

Được rời khỏi đội khổ sai nặng nề nhất trại, bị gọi là đội trừng giới, với nhiều người, là cái may. Với tôi, thì vậy là phải xa anh Từ và bạn hữu.. Trong tù, anh Từ là người lặng lẽ, không bao giờ chịu hái một cây rau cọng cỏ hoặc kiếm thêm củ khoai củ sắn, chính tôi vẫn thường lo cho anh.
Gặp nhau lần cuối bên bờ suối, kiếm được trái chuối củ khoai, tôi dúi vội cho anh.
Khi quay đi, một lần nữa, tôi thấy mình lại khóc.

Xin các bạn họp mặt hôm 9.9.1989 chào mừng Trần Dạ Từ tha lỗi cho tôi, đã vì khóc mà bỏ ngang phần phát biểu.

Hoa Thịnh Đốn, tháng 3.1990
HỒ VĂN ĐỒNG

SINH NHẬT SÓC



Em Sóc turns 7 today (actually tomorrow to be more exact). Mà sao tuổi lên 7 đã ương bướng khó bảo khó chiều drama tâm tính dễ đổi thay như tuổi teen vậy trời?!










Aug 17, 2018

MÙA VU LAN, NHỚ MẸ THẢO




À ơi
Ơi Mẹ
mỏng manh giọt nắng
À ơi
Mẹ thầm lặng giọt sương
Ừ thôi me nhé cuối đường
Xuôi tay vô lượng, vô thường Mẹ đi

À ơi
Ơi Mẹ
Ngọc lan thơm ngát
À ơi Mẹ
nồng nàn quỳnh hương
ừ thôi
Mẹ nhé cuối đường
ơi đoạn trường
ngàn hoa nở ra
Mẹ về cõi xa

À ơi
Nhấp nhánh ơi 
Mẹ nhấp nhánh ơi
Mẹ ta nhấp nhánh
cho trời đầy sao vô ngần nhật nguyệt trên cao

Nhấp nhánh ơi 
Mẹ nhấp nhánh ơi
Mẹ trôi đi nhé
Bồng bềnh hư không

À ơi ....


*** 



Mẹ ...
hương hoa nụ bưởi
trái chín thơm bay
thân vạc cánh gầy
xoay vần khổ đế

Mẹ ...
tuổi xuân dung dị
bếp lửa quê nhà
ngậy bát cháo hoa
thơm mùi gạo mới

Mẹ ...
trang nghiêm cổ thụ
cập bến từ tâm
thơm ngát hương trầm
phong vân nguyệt tĩnh

Mẹ ...
rũ bóng tà huy
cõi trần vô thỉ 
tình trần vô vi 

Mẹ ...
đến để rồi đi

doãn quốc vinh



Aug 15, 2018

BỪNG SÁNG NHƯ TRĂNG


BỪNG SÁNG NHƯ TRĂNG
Nhạc và lời: Doãn Quốc Hưng 

Tâm ta rạng ngời
Ánh sáng tinh khôi
Mà trăng cứ ngỡ
Chỉ là ánh sáng
Của vầng trăng thôi
Vầng trăng trong ta
Vầng trăng bao la

Ai cũng có một
Vầng trăng ấy thôi
Trăng tự sáng soi
Không nhờ mặt trời
Ai cũng có một
Vầng trăng ấy thôi
Tự mình thắp lên
Trăng đẹp đầy vơi

Cái biết tràn đầy
Tâm có ngay đây
Buồn vui biến mất
Giận hờn qua mau
Khi tĩnh lặng rồi
Tâm bừng sáng lóa
Vầng trăng trong ta.


MÀN CỬA



We can deny everything, 
except that we have the possibility of being better.
Dalai Lama 

*** 
Mình có khả năng làm cửa có màn đẹp hơn :) 




Aug 14, 2018

HOÀNG ĐẾ VÀ ĂN MÀY



HOÀNG ĐẾ VÀ ĂN MÀY
Nhạc và lời : Doãn Quốc Hưng

Ta không cho những gì lòng ta mong cầu
Ta không cho những gì lòng còn khát khao

Một người ăn mày ái tình
Đi đến thế nhân cố xin tình thân
Một người ăn mày hạnh phúc
Nơi sang nơi giàu mà chẳng thấy đau

Ta không cho những gì lòng ta mong cầu
Ta không cho những gì lòng còn khát khao

Rồi người không còn si tình
Bố thí nhân gian với tâm từ bi
Rồi người không còn danh tướng
Nhìn ra vô thường người thành đế vương

Hoàng đế cần chế cần chi sang giàu
Hoàng đế nhờ tâm vô cầu

VALSE - NHỊP BA


Thanh Tâm Tuyền và Doãn Quốc Sỹ 
trước Nhà thờ Đức Bà - Sài gòn 


NHỊP BA

Bài này được bác Tâm làm tặng bố trong một thời điểm rất đặc biệt: VN sau bao nhiêu thế hệ chống Pháp, sau cùng đã dành được độc lập vào năm 1954, nhưng đồng thời cũng phải chịu đất nước chia hai ở vĩ tuyến 17, Bắc cộng sản, Nam tự do.

Thanh niên VN thế hệ bố và bác Tâm đã bị một đòn chí tử: tham gia đảng Việt Minh (tiền thân của đảng cộng sản) để chống Pháp, đến khi dành được độc lập thì cũng là lúc cộng sản lộ nguyên hình, dành chính quyền miền Bắc:

Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
Lưỡi lê thấu phổi
tim còn nhảy đập
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi


Nhưng với những người “tim còn nhảy đập Tình Yêu, Tự Do” thì họ chọn “ngã xuống vườn nhà” là nơi biểu tượng cho sự thương yêu, sự êm ấm - chối bỏ lòng thù hận, cuộc đấu tranh giai cấp của cộng sản.

Họ chọn “chạy nhịp hai qua cách trở”, qua vĩ tuyến thứ 17 để vào miền Nam tự do, xây dựng một vận hội mới cho đất nước. Với hơn 1 triệu người Bắc di cư vô tiếp tay, miền Nam thực sự tưng bừng phát triển, từ kỹ nghệ, nông nghiệp cho tới văn nghệ rực rỡ …

ngoài xa thành phố
bánh xe lăn nhịp ba
áo màu xanh hớn hở
nhát búa gõ
lòng máy quay
cửa nhà thi nhau lớn
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
sông bồi phù sa
ruộng lúa trổ hoa
núi cao uốn cây rừng
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
đất nước ào ào vỗ nhịp
triều biển chập chùng

Những người ra đi đó, vẫn ôm một giấc mơ lớn:

mắt bừng
thống nhất tự do

Mơ một ngày ba miền đất nước được trùng phùng:

Hà Nội Huế Sàigòn
ôm nhau nức nở


Để miền Bắc cũng có cơ hội tưng bừng phát triển như miền Nam.

Những người thanh niên Việt thủa đó, như bố, như bác Tâm, họ yêu Tự Do, yêu Tình Yêu, yêu Đất Nước như vậy, ai giết được họ? Họ bất tử!

có người cầm súng bắn vào đầu
đạn nổ nhịp ba
không chết
anh ngồi nhỏm dậy
khỏe mạnh lạ thường
bước ai thánh thót
nhịp ba
tình yêu
tự do
mãi mãi


Và lý tưởng Tình Yêu và Tự Do trong họ cũng bất diệt.

tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do
mãi mãi anh ơi

Nhịp ba là nhịp của luân vũ, nhịp điệu của hội hè và rộn rã vui tươi. Bài thơ tuy có nhiều hình ảnh của cái chết, của đạn và lưỡi lê – âm hưởng của cuộc chiến tàn khốc dành độc lập -  nhưng vẫn là một bài luân vũ cho miền Nam tự do đang đà phát triển, một bài hoan ca cho lý tưởng Tình Yêu và Tự Do.

An Ode to Love and Freedom - nếu mình muốn mượn bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven để so sánh. 

Doãn Ngọc Thanh

***

VALSE

Bullet pierced his chest
Bayonet perforated his lungs
His heart was still beating
One two three, one two three, one two three
Love Freedom forever
He fell dead in his own garden
Trees bore fruit at once
Flowers rained softly to cover his body
He ran one two through secession
Eyes shining with Unity and Freedom
Afar from the city
Wheels were rolling one two three
Blue shirts brightened the streets
Hammers stroke
Engines turned
Houses grew in abundance
One two three, one two three, one two three
Love Freedom forever
Rivers built up rich soil
Paddy fields bloomed
High mountains rolled with forests
One two three, one two three, one two three
Love Freedom forever
The whole nation clapped in harmony  { Earth and Ocean clapped in harmony}
The tides rose immensely
Hanoi Hue Saigon
Embraced each other, sobbing
Someone put a gun to his head
Bullet banged one two three
No death
He sat up
Stronger than ever
Melodious steps
One two three
Love
Freedom
Forever
Love Freedom forever
Forever, my dear

Translated by Doãn Ngọc Thanh


Aug 13, 2018

TỨ ĐẠI




TỨ ĐẠI
Lời việt:  Chơn Nguyên - Doãn quốc Hưng 

Từ xa xưa Đất vẫn là ta
Ta nghe hồn - Đất bao la
Người là Đất - Đất là người

Từ xa xưa Nước vẫn là ta
Ta nghe hồn - Nước bao la
Người là Nước - Nước là người

Từ xa xưa Gió vẫn là ta
Ta nghe hồn - Gió bao la
Người là gió - Gió là người

Từ xa xưa, Ánh Mặt trời soi
Nghe Mặt trời cháy trong ta
Người là nắng ấm Mặt Trời.



***

Lời tiếng Anh: Làng Mai

I AM HOME

Awakened spirit of the Earth, I feel you growing me.
I am home, I am home
Awakened spirit of the Rain, I feel you flowing me.
I am home, I am home
Awakened spirit of the Wind, I feel you blow through me.
I am home, I am home
Awakened spirit of the Sun, I feel you burn in me
I am home, I am home



Aug 10, 2018

GIAI THOẠI THI CA - TRỜI MƯA




TRỜI MƯA 

Trời mưa bong bóng phập phồng,
Con ở bên chồng, một bóng thành hai.
Sao khuya trăng sáng đêm dài,
Cõi lòng êm ấm cuộc đời thêm hoa.
Mỉm cười em cất lời ca,
Mối tình thắm đượm, thiết tha lời vàng.

Bố Sỹ, Cali 10 VIII 2018 






TỰ NGÃ DI ĐÀ – DUY TÂM TỊNH ĐỘ




TỰ NGÃ DI ĐÀ – DUY TÂM TỊNH ĐỘ
Nhạc và lời : Doãn Quốc Hưng

Khi niệm A Di Đà
Là gọi Phật trong ta
Phật tánh là Cái Biết
Chẳng tìm ở đâu xa
Khi nghĩ về Niết Bàn
Là Tịnh Độ trong tâm
An trú trong chánh niệm
Cõi Phật sao thật gần
Tìm Phật ở bên ngoài
Sẽ chẳng tìm thấy ai
Tìm niết bàn cõi khác
Tìm hạnh phúc tương lai
Tìm niết bàn nơi đây
Là duy tâm tịnh độ
Tìm Phật trong tâm này
Là tự ngã Di Đà


Aug 8, 2018

HOW TO TREAT PARTNERS

Keep reminding yourself that your goal is to treat your partner with the same kindness, appreciation, and respect as you would your very best friend in the world.

'Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***

có nghĩa là ...
khi mình uống bia 
không quên mời partner uống x.o. :) 




Khi mình ưu ái làm hoành thánh hình chả giò cho partner
thì nhắc partner nên ưu ái nấu mustard soup và greek salad cho mình :) 










cả hai đều treat partner của mình 
with the same kindness, appreciation, and respect.
cả hai đều vui ! :)