Dec 31, 2010

BỨC TRANH THỨ BA “KIẾN NGƯU” (THẤY TRÂU) - Thích Phước Tịnh

Bài thơ chữ Hán của ngài Thanh Cư:

Hoàng ly chi thượng nhất thinh thinh
Nhật ngọn phong hoà ngạn liễu thanh
Chỉ thử cánh vô hồi thỉ xứ
Xăm xăm đầu giác hoạ nan thành

“Hoàng ly chi thượng nhất thinh thinh” nghĩa là tiếng con chim Hoàng Oanh hót trên đầu cành từng tiếng, từng tiếng một, nghe rất rõ ràng.

“Nhật ngọn phong hoà ngạn liễu thanh” nghĩa là mặt trời ấm, gió phe phẩy mát, và bờ liễu bên kia rất xanh.

“Chỉ thử cánh vô hồi thỉ xứ” nghĩa là chỉ ở nơi đây thôi, trâu không còn đường nào trốn được cả. Nó phải hiện ra trước mặt để ta nắm bắt được nó.

“Xăm xăm đầu giác hoạ nan thành” nghĩa là tuy có thể nhận ra được trâu nhưng nó vẫn chưa hiện rõ ràng nên vẽ hình nó vẫn chưa được.

Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ:
Trên cành chim hót líu lo,
Gió lay, nắng ấm bên bờ liễu xanh.
Chỗ này thôi hết chạy quanh,
Đầu sừng bề bộn, hoạ hình khó thay.

Ở bức tranh thứ ba, đọc bài thơ, rồi chiêm nghiệm, ta đã thấy tâm nhưng chưa thấy rõ, do vậy ta chưa thật tin rằng mình đã có sẵn tâm vô sinh bất diệt. như vị thiền khách trong một câu chuyện. Vị này đến tham vấn một vị thiền sư: “Thế nào là Phật?”. Vị thiền sư hỏi ngược lại: “Ông có tin câu trả lời của ta không?”. Vị thiền khách đáp: “Ngài là bậc cao đức trọng, lời của ngài nặng như núi, làm sao con không tin!”. Thiền sư nói tiếp: “Chính ông là Phật!”. Vị thiền khách lắc đầu: “Con không tin!”. Thiền sư cười xoà: “Thấy chưa! Ta nói ông đâu có tin!”.

Tóm lại, nội dung bức tranh thứ ba là chúng ta đã thấp thoáng nhận ra tâm của chính mình nhưng vì niềm tin chưa vững nên có lúc tâm hiện, có lúc tâm biến, và tâm chỉ thoáng hiện ra phần sau, nhưng chưa hề hiện ra lồ lộ để chúng ta nhận diện.

Trích "Về Nguồn 2" - www.matthuongnhindoi.com

Dec 29, 2010

Hawaii - Thanh Tùng



Sinh nhật Út, anh scan tặng Út tấm hình anh mới vẽ ở Hawaii. Vẽ rất lẹ, trên cuốn sổ vuông, khổ chưa đầy gang tay.

Anh Tùng

Dec 23, 2010

BỨC TRANH THỨ HAI “KIẾN TÍCH” (THẤY DẤU)- Thích Phước Tịnh


Bức tranh thứ hai có tên “Kiến Tích” nghĩa là thấy dấu chân. Bài âm tiếng Hán như sau:

Thủy biên lâm hạ tức thiên đa
Phương thảo ly phi kiến dã ma
Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ
Liêu thiên tỉ khổng chổng tàn tha

“Thấy dấu” – thấy dấu chân của trâu. Bức tranh thứ hai vẽ chú mục đồng đang chạy. Chú cảm thấy đất trời bớt âm u, mịt mù vì chú đã thấy dấu chân của con trâu. Trong lòng chú nao nức, muốn bắt lại trâu bằng mọi cách. Ngôn ngữ nhà quê Việt Nam có câu: “Dấu đâu, trâu đấy”. Hễ thấy dấu chân là xem như có thể nắm được trâu rồi.

“Thủy biên lâm hạ tức thiên đa” nghĩa là bên bờ suối, mé rừng, dấu chân con trâu dậm trải đầy. “Phương thảo ly phi kiến dã ma” nghĩa là cỏ thơm rợp bóng làm chú mục đồng không thấy được trâu. “Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ; Liêu thiên tỉ khổng chổng tàn tha” nghĩa là cho dù núi cao, rừng vắng, lỗ mũi của con trâu to lớn này đụng cả trời xanh, vậy làm sao có vật gì dấu được nó!

Hình hài của chúng ta, nếu không có tâm bên trong, không thể tồn tại trên hành tinh này được. Niềm vui, nỗi buồn, nếu không có tâm, sẽ không có điều kiện để nổi trôi bồng bềnh. Sự suy nghĩ của ta cũng thế, nếu không có tâm bất động làm nền, sự suy nghĩ này không có mặt. Quay lại với bức tranh, bên suối ven rừng, nơi nào cũng có dấu chân trâu. Cũng vậy, ngay nơi hình hài này có tâm, ngay nơi vui buồn này có tâm, ngay nơi sự suy nghĩ cũng có tâm bất động. Ta đưa tay lên, ta kéo tay xuống, ta bước đi từng bước, không lúc nào thiếu vắng tâm cả. Có điều mình chưa thấy được “trâu” vì “cỏ thơm” ngăn lối.

Thế nào là “cỏ thơm ngăn lối”? Bao nhiêu sự mời mọc của nhân gian này rất ngạt ngào. Này sắc, này hương, này mùi vị, này âm thanh. Thế giới hiện tại có nhiều thứ đồ chơi để hút quý vị vào. Đó là những loại cỏ thơm, luôn che chắn mắt ta, bít con đường trở về của ta, khiến ta không thể thăm dò vào chiều sâu của lòng mình được. Này vui buồn, này sầu khổ bất an, này nỗi niềm của hạnh phúc v.v… Mọi thứ đều cuốn hút ta. Vừa mở mắt ra, quý vị dễ dàng bị sắc màu, âm thanh cuốn hút.

Tuy nhiên, dù núi cao, rừng vắng, hang sâu, đường chập chùng xa, hoặc cỏ thơm đan nhau che lối đi, lỗ mũi trâu đủ lớn để đụng trời xanh. Vì vậy, không có gì có thể che giấu con trâu của ta cả. Chúng ta vì vậy sẽ chộp được nó, dắt nó về chốn cũ.

Bản dịch tiếng Việt của thầy Tuệ Sỹ cũng rất hay:

Dấu chân bên suối ven rừng,
Cỏ thơm che lối biết chừng nơi đâu.
Dù cho núi thẳm rừng sâu,
Trời xanh mũi rộng, nơi nao giấu mày.

Từ “liêu thiên tỉ khổng” được dịch là “lỗ mũi đụng tới trời xanh”. Thế nhưng trong thế giới nhà thiền, từ này chỉ cho tâm Phật sáng ngời bất động của các vị. Người triệt ngộ được tâm, an trú được nơi tâm bất động, được gọi là “người sống được với lỗ mũi thẳng lên trời xanh”. Ở mức độ bình thường của đời sống, lỗ mũi rất quan trọng, làm nên đời sống của ta. Các pháp tu truyền thống đều nhờ hơi thở để đi vào. Từ ý nghĩa này, các thiền sư ngày xưa vận dụng từ này để chỉ cho tâm Phật bất động, tự thể Niết Bàn đang có trong các vị, làm nên sự sống cho con người, không vắng mặt một phút giây nào cả. Do vậy, câu này có nghĩa: Tâm Phật bất động đang có trong ta, vì thế không có cách nào che dấu được nó cả. Sẽ có lúc ta tình cờ nhận ra thôi.

Trích "Về Nguồn 2" - www.matthuongnhindoi.com

Dec 18, 2010

BỨC TRANH THỨ NHẤT “TẦM NGƯU” (TÌM TRÂU) - Thích Phước Tịnh


BỨC TRANH THỨ NHẤT
“TẦM NGƯU” (TÌM TRÂU)


Bức tranh đầu tiên có tên gọi là “Tầm Ngưu”, nghĩa là “Tìm Trâu”. Trong bức tranh, chúng ta thấy chú mục đồng đang đi tìm con trâu của mình. Tay cầm dây roi, trời đất mịt mù, không biết tìm trâu ở đâu. Bài kệ đi kèm với bức tranh do ngài Quách Am sáng tác. Ngài Quách Am sinh vào thời nhà Tống. Bài âm tiếng Hán như sau:

Mang mang bát thảo khứ truy tầm
Thuỵ khoác sơn nhiêu lộ cảnh thanh
Lực tận thần bì vô sở bích
Đản văn phong thủ vạn thiền năng

“Mang mang bát thảo khứ truy tầm” nghĩa là trong lòng nao nức, đi đông, đi tây, đi rất nhiều nơi để tìm trâu. “Thuỵ khoác sơn nhiêu lộ cảnh thanh” nghĩa là nước rộng, núi xa, đường mịt mù, không biết trâu ở đâu. “Lực tận thần bì vô sở bích” nghĩa là sức thì mỏi mệt, tinh thần thì suy sụp, mà tìm mãi vẫn không thấy trâu. “Đản văn phong thủ vạn thiền năng” nghĩa là nghe tiếng ve kêu rả rích trên đầu cành, báo cho biết ngày đã hết.

Bản dịch tiếng Việt của thầy Tuệ Sỹ như sau:

Nức lòng vạch cỏ rong tìm,
Non xa, nước rộng, đường chim mịt mù.
Sức cùng rộng mở tìm mô,
Rừng thông vắng vẻ, bên hồ ve ngâm.

Đứng ở lãnh vực thi ca, chúng ta thấy tội nghiệp cho chú mục đồng mất trâu, tìm trâu khi trời đã xế chiều, sức đã mỏi mệt. Chú mục đồng có vẻ không dính gì đến chúng ta. Nhưng thưa Đại Chúng, nếu quay về tự thân, nhìn lại một chút, chúng ta sẽ thấy chú mục đồng có nhiều liên quan đến chúng ta.

Thử hình dung đoạn đường của đời sống mình đã đi ngang qua, chúng ta tìm mọi nẻo về. Nơi nào có thầy, có chùa, có truyền thống tâm linh, mình đến mong được chỉ dạy về “con đường tâm linh”. Tìm hoài thế mà con đường tâm linh ấy vẫn khép kín, chưa mở ra để chúng ta đi vào. Cuộc đời về già của chúng ta nhìn về trước mặt thấy mịt mờ, không biết khi nào rớt vào hố thẳm của cái chết. Ấy vậy mà mình vẫn chưa biết tâm ta là gì, cái gì là cái không sinh-không diệt nơi hình hài năm uẩn này.

Trên con đường tìm về, có khi mùa thu cuộc đời đến với mình, tuổi mình nghiêng bóng. Này giàu sang, này sự nghiệp, này những ân tình không phải là những con đường mang ta đến hạnh phúc. Có khi sự sang giàu ta đã có, của cải cũng đã nhiều, ta đã từng trải trong nhân gian, vậy mà con đường tìm về vẫn mịt mù, mình vẫn chưa nếm được hương vị hạnh phúc thật sự. Trong lòng mình có một khao khát, mơ ước đến một nơi chốn yên bình, không có dấu vết của khổ đau.

Trích "Về Nguồn 1" - www.matthuongnhindoi.com

My dear Asian boy Tam


My dear Asian boy Tam

Holly jolly Christmas to you!

Yes, I guess you’ll be a little bit grown up now, but how jolly good are you?? You ‘ve forgot to tell me what you did since last Christmas – did you help Mum and Dad a lot? Did you get along well with your big brother and cousin?? Were you nice to your Auntie??? She seems to help you a lot there...

You asked for Yu-Gi-Oh cards again hey? Remember, ONLY GOOD BOYS have presents from Santa, and you didn’t tell me how good you are – BUT, I’ll just assume you are well behaved, and thus I give you The Tyrant Neptune and Dark Rainbow Dragon cards.
The rest will be yours next year IF YOU GIVE ME A LIST OF ALL THE GOOD THINGS YOU WOULD DO, all right?

And I need you to do something special for me: I love good stories, so you need to read a few books, then next Christmas, tell me the story you think you like best, ok, and then you can have more presents from Santa!!

Until then, always be a good and jolly boy!

Santa Claus
No1 North Pole.



Dec 13, 2010

This year X'mas =)

Dear Santa,

Last year was a great Christmas and now this year has come.
Christmas is almost here which means I'm writing this letter to you and I think this year is a lot better than last year because I am a little bit grown up and I'm more jolly.
On December 13rd 2010 is the day I'm writing this letter to you.
Aunt Huong is helping me writing this letter and she is the person who is typing the letter in the letter. I am very excited for Christmas this year. I will go to my friend's house and sleep there. My cousin will come and I get to go to my friend's birthday, Christmas will be wonderful this year, ain't I right?

For Christmas this year, I would appreciate, desire some Yu-Gi-Oh cards. The cards I appreciate for Christmas are: The Tyrant Neptune, Dark Rainbow Dragon, Wing Dragon of Ra, Darkness Neosphere , Ally of Justice Catator, Darkness Destroyer, Stygian Street Patrol, 2 Stygian Security, Stygian Sergeants, Wall of Reveling Light. Thank you very much and have a holly jolly Christmas.

Your Asian boy,
Tam

Happy Christmas

Dec 4, 2010

Đồ Chơi Của Quân - ANH QUÂN


Các chiếc xe đưa thư và chuyển hàng
của bưu điện Anh quốc


Các chiếc xe đua Motor –

Toàn bộ sưu tầm trên 100 chiếc nhưng không có tiền

nên chỉ mua được 4 chiếc mà thôi



Hai đầu xe lửa – Toàn bộ sưu tầm cũng trên 100 cái

nhưng chỉ đủ sức mua 2 chiếc mà thôi

Một số xe James Bond 007 – cũng không mua được toàn bộ ,

nhà nghèo không sưu tầm được trọn vẹn tiếc quá.



Chiếc Aston Martin V12 vanquish trong phim Die another day


Chiếc Toyota 2000T trong phim You only live twice


Hình 12 - Chiếc BMW Z8 trong phim The world is not enough


Hình 13 - Chiếc Citroen 2CV trong phim For your eyes only


Chiếc Lotus Esprit trong phim The spy who loved me


Chiếc Jaguar XKR – Die another day


Chiếc Aston Martin DB5 - trong phim Goldfinger.

(chiếc xe thật ngoài đời đã bán đấu giá vào tháng 10 vừa qua,

với giá là 2 triệu 6 đô la.

Số tiền này đã bỏ vào quỹ Jerry Foundation

nhằm giúp đỡ Giáo Dục và chống tội phạm)



Còn nhiều xe trong những phim như Golden eye,

Diamond forever, The man with a golden gun,

Live and let’s die ....

Xe đồ chơi mua không nổi hết thì mua xe thật là giấc mơ xa vời.


Anh Quân


Mobile Studio - ANH QUÂN


Thường nói tới đi chụp hình tại Studio chúng ta sẽ nghĩ những chiếc đèn to lớn, với cái chụp đèn màu trắng, cái dù mở to đèn chiếu vào, một cái phong lớn phía sau, dây điện nối nhau chằng chịt, giờ có thêm màn ảnh to treo trên tường, vừa bấm cái máy ảnh một cái rét là hình người mẫu hiện to lên liền, không phải chờ đợi đi rửa phim như 15 năm về trước ... Đúng là vậy! Có một studio phải nói là số một. Muốn được vậy thì cũng vẫn là câu nói muôn đời “Tiền Đâu? Vì phi kim ngân bất thành đại sự mà?”

Tuy nhiên vẫn có thể làm một cái Studio theo kiểu văn nghệ bỏ túi, làm cho vui mà vẫn ra hình như thường, tất nhiên không thể so sánh theo kiểu “đại gia, công nghiệp nặng” được, nhưng tạo ra một thứ trò chơi theo kiểu vui xuân.

Thường khi sắm một cái máy hình thì mình cũng cố mua thêm cái FLASH chụp hình. Khá tiện lợi khi có cái Flash gắn trên máy ảnh, chụp một nơi thiếu ánh sáng là ra tấm ảnh nhìn được thấy mọi thứ. Nhưng các nhà nhiếp ảnh chê là để cái Flash trên máy ảnh là một vị trí tệ nhất vì khi chụp là sẽ bị hình bong phía sau. Nên họ nghĩ cách chế một cái cần bé nối vào máy ảnh, rồi để Flash bên hông, hay cao hơn một tí để giảm hình bóng. Cách này các thợ ảnh bên Mỹ sử dụng nhiều nhất, họ cũng tạo một số tấm ảnh xem tương đối.

Nhưng cuối cùng thì để đèn theo kiểu Studio là gắn đèn lên một cái cây, rồi có cái chụp và cây dù chụp vẫn là đẹp nhất. Nếu ta không có đèn lớn thì sử dụng cái Flash vẫn được như thường.

Những dụng cụ cần phải mua

Một cái dù giá rẻ nhất từ $30.00
Một cái chụp giá rẻ cũng từ $50.00
Một cái cây để gắn đèn Flash giá rẻ từ $20.00
Một miếng vải to làm phông phía sau, giá cũng từ $50

Có thể tìm những thứ này từ EBAY, tốn khoảng chừng $150 là bắt đầu có một Mobile Studio.

Khi đi Studio thì tối thiểu phải cần 3 cái đèn, đúng là vậy vì như vậy mới ra được hết màu sắc. Không bàn khía cạnh chuyên nghiệp tại đây. Giờ nói theo kiểu con nhà nghèo cho thoải mái hơn.

Cứ nghĩ ra ngoài trời, ánh sang tốt thì ánh sang đó từ đâu mà tới, là từ mặt trời, mà mặt trời là một ngọn đèn duy nhất, chúng ta sử dụng để chụp hình thì như vậy chúng ta có thể sử dụng một FLASH chụp trước khi có thêm FLASHES.

Cái tiện lợi của thế giới Digital là chúng ta có thể làm WIRELESS khi sử dụng FLASH. Quân lỡ xài anh em nhà NIKON, nên không biết nhiều về họ Canon nhưng nghĩ đôi bên có sự tương tự về các kỹ thuật, tất cả là “Đại đồng nhưng tiểu dị” mà thôi.

Lấy cái Flash SB600 hiệu Nikon làm đèn Studio, giá đèn này bây giờ khoảng $300 hoặc đắt hơn một tí. Mở quyển hướng dẫn sử dụng Flash thì trong đó sẽ chỉ nút nào để chuyển đèn qua hệ thống Wireless.

Nếu chúng ta có một trong những cái máy Nikon đời D70, D80, D200... trở lên là có thể sử dụng Wireless. D70 bây giờ không còn tìm được ngoài tiệm vì chẳng ai sản xuất nữa nhưng có thể tìm trên Ebay, không chừng rẻ hơn đèn SB600 nữa. Mở quyển sách hướng dẫn thì trong đó sẽ chỉ chuyển máy qua Wireless. Khi chuyển đúng nút rồi thì cần mở cái POP UP flash trên cái máy ,thì như vậy khi bấm máy chụp cái POP Flash sẽ gởi tín hiệu vào cái đèn SB600 và cái đèn sẽ nháy lên.

Đèn và máy nhận được tín hiệu lẫn nhau thì mình dung được nút TTL (đèn sẽ tự động chọn ánh sang như thế nào thích hợp). Không phải lo đo ánh sang thế nào cho đúng. Còn máy của mình vẫn để nút Program chụp vẫn được.

Việc của mình là chụp cái lồng trắng vào đèn Flash, như vậy ánh sang sẽ dịu đi, mình tự tìm hiểu để đèn vị trí nào cho đúng.

Nếu không dung cái chụp màu trắng thì dung cây dù, để đèn bắn vào dù thì ánh sang sẽ tỏa ra. Mình cũng phải tìm vị trí nào cho đúng.

Trước tiên cứ dung một đèn, khi có tiền mua thêm cái Flash nữa để làm 2 đèn, rồi 3 đèn.

Thật ra mua đèn Flashes , đắt tiền hơn mua đèn chụp trong Studio, vì hai đèn căn bản cho Studio trong vòng $600. Còn mua hai đèn Flashes vẫn đắt hơn đôi chút...

Dùng đèn Flash lợi một cái là di chuyển dễ dàng và có thể xài tự động. Hiện giờ bên tây phương đã nhiều thợ chụp hình đã dung Mobile Studio để đến từng nhà chụp kiếm ăn. Họ tính khoảng $20 cho một tấm ảnh to. Nếu một ngày họ tìm được 5 người khách họ cũng vui rồi.

NOTE : Tấm đầu chụp dung đèn NIKON SB900 để trên máy thì bị bóng rất nhiều, cho dù xoay đèn như thế nào cũng bị bóng....

Còn 3 tấm sau là chụp cho cô Nga, chụp hai đèn, một đèn chụp cái lồng trắng, một đèn chiếu vào cái dù. Hai cái Flashes là Nikon SB800 và SB900. Vị trí để xéo 45 độ chiếu vào cô Nga.



Dec 1, 2010

Nov 22, 2010

Hướng Dẫn Chụp Hình Theo Phương Pháp Mì Ăn Liền 2 - ANH QUÂN

1. Chụp hình cho một nhóm đông thì canh như thế nào?

Có những lúc phải chụp cho một nhóm đông theo cách nghiêm chỉnh là mọi người được xếp ngay hang thẳng lối, thì mình phải kêu mọi người tập trung. Trước hết thì để khổ độ F vào số 11 (f11) như vậy là trước rõ và sau rõ. Sau đó nhắm vào mọi người nhưng nhắm vào đâu? Tìm người chính làm trung tâm điểm và sau đó theo phương pháp mà từ ngày có máy chụp hình là luôn chọn con Mắt để nhắm là như vậy hình sẽ không bị mờ. Vậy là bảo đảm có hình đẹp.

Khi chụp chân dung nhớ lấy đôi mắt làm chuẩn.

2. Chụp hình làm sao cho mọi người mở mắt

Nếu mình chụp trên 5 người trở lên là sẽ có cơ hội một người nhắm mắt. Phương pháp cổ điển là kêu mọi người nhắm mắt, rồi mình bắt đầu đếm ngược là “ 3 , 2, 1 và mở mắt “, sau khi la chữ mở mắt thì trong bụng mình tự đếm thêm một số nữa thì như vậy bảo đảm khó người nhắm mắt.

Anh Quân

Hướng Dẫn Chụp Hình Theo Phương Pháp Mì Ăn Liền 1 - ANH QUÂN

Quân sẽ từ từ đóng góp các bài viết là làm sao để chụp ra một tấm hình đẹp. Quân sẽ bớt nói về các kỹ năng của chiếc máy chụp mà nặng phần tư tưởng nhiểu hơn. Thường thì những người chọn thú giải trí về nhiếp ảnh, nhất là người Châu A luôn nói về máy chụp hình hơn là cách chụp hình. Khác với nhà họa sỹ là họ nói về nghệ thuật tranh ảnh chứ rất ít khi nói về cây cọ, cây bút nào để vẽ ảnh.

Có những lần đi chơi tại Việt Nam, gặp các bạn trẻ thích về chụp hình thì trong lúc truyện trò thì Quân để ý các bạn đó hết 90% bàn về các loại máy ảnh, chức năng, công dụng của nó, sau đó họ vanh vách kể ra các loại ống kính. Vì lịch sự không muốn mích long, Quân rất muốn nói là các bạn đó mà đi bán máy ảnh thì thành công hơn là chụp ảnh. Xin dừng câu chuyện đó tại đây vì nói thêm thành một câu chuyện sẽ đi sai chủ đề của bài viết.

Trong những năm vừa qua, trong nhóm bạn chúng ta là Thái và Trang đi chụp thiên nhiên và song núi nhiều nhất. Nay Quân dựa vào hai đề tài đó để viết với phương pháp chụp theo kiểu mì ăn liền.

1. Chụp hình núi

Nếu chụp ta chụp hình núi , xin nhớ là đừng đứng dưới đường tìm cách chụp hết cái núi. Tại vì đây là một cái cảnh mà ta thường thấy . Nếu ta cố chụp, nghĩ là sẽ là tấm hình đẹp nhưng thật sự là không có một thu hút hút gì cho người xem đâu. Nếu ta muốn có một tấm hình đẹp về cảnh núi non hung vĩ, thì hãy chụp những gì mà người xem ít được thấy. Nếu có đường cho xe lên núi (thường ở bên Bắc Mỹ có các con đường tiện lợi cho xe lên cao). Còn không phải leo núi như trong thời gian vợ chồng Thái Trang hay đi Hiking, rồi từ trên đó chụp xuống hay chụp các dãy núi trùng điệp. Như vậy sẽ có tấm ảnh tuyệt vời chứ còn chụp từ dưới lên thì không ai để ý vì đây là cảnh con người thường hay thấy.

Nguyên tắc con người vẫn thích xem những gì mình không được thấy.

2. Chụp Hoa

Chụp hoa thì ngược với chụp núi là luôn tránh chụp từ trên xuống, vì nếu ta đi dạo trong công viên ta hay thấy những cây hoa dưới tầm mắt ta, mà ta hay nhìn thấy cảnh như vậy, nếu ta cố lấy máy ảnh chụp thì sẽ ra một tấm ảnh rất bình thường. Vậy ta phải tìm cách đứng một góc độ khác biệt mà người xem không nhìn thấy được mỗi ngày.

Đây là cách người chụp hình chuyên nghiệp là luôn tìm góc cạnh khác người để chụp, còn người chụp bình thường là tìm góc cạnh dễ dàng để chụp.

Bởi vậy khi chụp hoa, có những lúc nằm bò ra đất để chụp, nên sẽ bị dơ quần áo và tay chân đầy đất cát.

Nhớ chụp hoa không chụp từ trên cao xuống.

3. Thời gian chụp hoa

a. Ngày nhiều mây, che bớt ánh sang chói chang của mât trời là thời gian chụp hoa đẹp nhất vì ánh mặt trời trở nên dịu khi nằm ẩn trong mây, và sẽ tạo nổi bậc màu sắc của hoa. Còn nhiều ánh sang trời sẽ tạo ra những tia chiếu khó chịu và mất đi màu hoa. Trong nghành nhiếp ảnh đã có câu nói: Ngày nhiều mây che bớt ánh sang mặt trời , đó là ngày đẹp của các thợ chụp hình.
b. Sau khi mưa là thời gian lý tưởng nhất, vì bầu trời vẫn còn bị mây che, các giọt mưa còn nằm trên các đoá hoa, sẽ tạo ra một tấm ảnh tuyệt vời. Nếu ai có ống kính Micro thì sẽ chụp được tia nước đọng trên hoa đi chung với màu sắc của hoa.
c. Nếu ngày có nhiều mặt trời thì chỉ còn cách chụp vào bình minh hay hoàng hôn mà thôi. Thường thì người ta sử dụng ống kính dài trong tình trạng này. Bởi vậy các bạn mà có dịp về Sài Gòn đi ra nhà thờ Đức Bà xem nhiếp ảnh chụp hình cưới, các bạn sẽ thấy các ông nhiếp ảnh dung ống kính dài chụp mà thôi vì Sài Gòn có những nóng chói chang chụp hình rất là khó vào những buổi trưa nóng nực....


Tạm dừng bài hôm nay, nếu các bạn muốn thêm đề tài này nữa , Quân sẽ đóng góp bài lần sau là chụp cho một nhóm bạn và chụp đám đông sao cho mọi người đều mở mắt.

Anh Quân


Nov 19, 2010

ĐIỂM SÁCH: THE HEALING OF AMERICA - T.R.REID - NHỮNG THÔNG TIN CHƯA BIẾT VỀ NỀN Y TẾ HOA KỲ PHẦN 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI DÂN Ở C



Otto Von Bismarck (Đức),
cha đẻ của hệ thống y tế quốc gia đầu tiên trên thế giới
(ảnh: www.commons.wikimedia.org )


Như đã nhắc đến ở phần 1, tác giả T. R. Reid đã đi qua nhiều nước trên thế giới để tìm ra lời giải cho bài toán cải tổ nền y tế Hoa Kỳ. Những quốc gia phát triển khác đã làm như thế nào để có được sự chăm sóc y tế cho người dân tốt hơn ở Mỹ, nhưng lại với một chi phí thấp hơn nhiều? Liệu nước Mỹ có thể áp dụng mô hình của họ cho việc cải tổ y tế của mình không? Nước Mỹ khá bảo thủ trong những thay đổi lớn trên tầm vóc quốc gia. Để chống lại những nỗ lực cải tổ y tế, các luận điệu thường được nhắc tới của các chính khách Mỹ là: “… y tế toàn dân là xã hội chủ nghĩa…”, hoặc “y tế toàn dân sẽ đẻ ra một chính quyền cồng kềnh, tốn kém…”, hoặc “các quốc gia khác không phải là Mỹ, nên mô hình của họ không thể áp dụng cho nước Mỹ…”. Có lẽ nhận ra điều đó, tác giả đã đề tặng cuốn sách cho Dwight D. Eisenhower, Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ. Sau ngày D Day năm 1944, trên đường dẫn quân Đồng Minh tiến từ Normadie vào Berlin để giải phóng nước Đức, ông đã nhận ra sự ưu việt của hệ thống xa lộ Đức: 4 làn xe, có hệ thống cầu vượt và đường dẫn để tránh giao lộ làm gián đoạn luồng giao thông, hệ thống trạm nghỉ dọc đường với trạm xăng… Hệ thống xa lộ tiên tiến này đã giúp cho kế hoạch hành quân của ông nhanh hơn dự kiến nhiều. Khi đã trở thành tổng thống Mỹ, vào năm 1953, Eisenhower đã quyết định cho cải tiến hệ thống xa lộ cũ của Mỹ theo những gì ông đã thấy được ở Đức, vượt qua nhiều sự chống đối của những kẻ bảo thủ đương thời. Và kết quả là, hệ thống xa lộ tiện nghi của Mỹ ngày hôm nay-huyết mạch lưu thông của nước Mỹ- đã đóng góp đáng kể vào sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ, đem lại những tiện ích lớn lao cho người dân Mỹ. Eisenhower, một nhà chỉ huy thực tế, đã dám mạnh dạn mượn những chính sách hay từ nước ngoài để áp dụng cho quốc gia mình, cho dù đó là sản phẩm của cựu thù Quốc Xã. Liệu nước Mỹ có làm như vậy đối với việc cải tổ y tế không?

Ở Nhật, nhiều nhà thương có nguy cơ phá sản
vì viện phí thu từ bệnh nhân quá thấp
(ảnh: www.online.wsj.com )

Mỗi quốc gia theo đuổi một hệ thống y tế khác nhau, phản ảnh điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, giá trị quốc gia của riêng mình. Tuy nhiên, cho dù có khác nhau, những mô hình khác nhau này cũng có những qui luật chung của nó. Ở một số quốc gia, cả người cung cấp dịch vụ y tế (bác sĩ, nhà thương) lẫn người chi trả chi phí y tế đều là nhà nước. Ở một số quốc gia khác, bác sĩ và nhà thương là tư nhân, còn người chi trả là nhà nước. Cũng có trường hợp cả hai đều là tư nhân. Về cơ bản, có bốn hệ thống đang áp dụng cho các nền y tế quốc gia trên thế giới:
1- Mô hình Bismarck: Đang được áp dụng ở Đức, Nhật, Bỉ, Thụy Sĩ… Otto Von Bismarck là Thủ Tướng của Đức vào thế kỷ 19, đã sáng lập và áp dụng hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia đầu tiên thế giới vào quốc gia của ông. Theo mô hình này, cả người cung cấp lẫn chi trả cho dịch vụ y tế đều là tư nhân, có nghĩa là tương tự với hệ thống y tế của Mỹ. Quĩ bảo hiểm y tế cũng được đồng đóng góp bởi chủ doanh nghiệp và nhân viên thông qua việc khấu trừ lương như ở Mỹ. Điểm khác biệt cơ bản nhất: các công ty bảo hiểm y tế của Mỹ là các công ty kinh doanh lợi nhuận, còn các công ty trong hệ thống Bismarck là phi lợi nhuận: họ chữa trị cho mọi người, và họ không kiếm lời. Dù các công ty bảo hiểm là tư nhân (ở Đức có hơn 200 công ty bảo hiểm y tế), họ bị hệ thống ràng buộc bởi những qui định chặt chẽ về dịch vụ được cung cấp và giá cả tính cho bệnh nhân.
2- Mô hình Beveridge: Đang được áp dụng ở Anh, Ý, Tây Ban Nha, các quốc gia Bắc Âu... William Beveridge là nhà cải tổ xã hội người Anh, đã cải tổ hệ thống y tế ở Anh vào thập niên 40. Trong hệ thống này, cả người cung cấp lẫn chi trả cho dịch vụ y tế đều là nhà nước. Không có bill y tế, bởi vì y tế là dịch vụ công cộng giống như cảnh sát, cứu hỏa, thư viện công. Hầu hết nhà thương do nhà nước quản lý, tuy nhiên cũng có một số bác sĩ tư nhưng lãnh tiền từ chính phủ. Nhà nước, người chi trả độc quyền của hệ thống này, sẽ quyết định bác sĩ được làm gì và được chi trả bao nhiêu cho công việc của mình.
3- Mô hình Bảo Hiểm Sức Khỏe Quốc Gia (NHI- National Health Insurance): Đang được áp dụng ở Canada, Nam Hàn và Đài Loan. Trong hệ thống này, người cung cấp dịch vụ y tế là tư nhân, nhưng người chi trả lại là nhà nước. Vì là người độc quyền chi trả chi phí y tế cho toàn dân, hệ thống bảo hiểm quốc gia có “quyền lực thị trường” khi đàm phán để buộc các nhà cung phải giảm giá. Bên cạnh đó, để giảm chi phí, nhà nước cũng quyết định những chăm sóc y tế nào mình sẽ trả cho bệnh nhân, và yêu cầu bệnh nhân phải chờ nếu không phải là trường hợp khẩn cấp.
4- Mô hình Out-Of-Pocket (bịnh nhân tự móc tiền túi ra trả): Đang được áp dụng ở các quốc gia đang phát triển, các quốc gia nghèo của thế giới như Ấn Độ, Tàu Châu Phi, Nam Mỹ… (ba hệ thống y tế kể trên chỉ được áp dụng ở khoảng 40 quốc gia giàu có, đã công nghiệp hóa). Qui luật của hệ thống thứ tư này đơn giản và…tàn nhẫn: người giàu thì được chăm sóc y tế, còn người nghèo có bệnh thì tự chữa hoặc chết, hoặc dựa vào sự giúp đỡ y tế từ các tổ chức từ thiện. Số người dân ở các quốc gia này tự trả tiền túi cho chi phí y tế là rất cao: Cambodia là 91%, Ấn Độ là 85%, Ai Cập là 73%.
Cả 4 hệ thống này không xa lạ lắm với người dân Mỹ, bởi vì ở Mỹ tồn tại cả 4:
- Đối với những người Mỹ dưới 65 tuổi có việc làm và có bảo hiểm y tế, họ giống các quốc gia như Đức, Nhật với mô hình Bismarck: nhân viên và công ty cùng chi trả tiền bảo hiểm y tế.
- Đối với người Da Đỏ, quân đội, cựu chiến binh… người Mỹ giống người Anh, được chăm sóc theo mô hình Beveridge, được điều trị bởi các nhà thương và bác sĩ của chính phủ, và họ cũng không phải trả tiền bill y tế.
- Đối với người dân trên 65 tuổi, người Mỹ giống người Canada với hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia – Medicare
- Còn đối với 45 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế, họ giống với người Cambodia: tự bỏ tiền túi ra để trả chi phí chăm sóc y tế với giá cắt cổ, hoặc đợi đến khi bệnh nguy kịch đủ để có thể vào bệnh viện cấp cứu, hoặc tìm đến những bệnh xá từ thiện
- Tuy nhiên, nước Mỹ lại không giống với bất cứ quốc gia nào khi duy trì một hệ thống bảo hiểm y tế phức tạp dành cho nhiều thành phần dân Mỹ khác nhau. Các quốc gia phát triển khác chỉ duy trì một hệ thống bảo y tế để chăm sóc y tế căn bản cho mọi người dân mình một cách rẻ tiền, công bằng, chất lượng hơn. Và nước Mỹ cũng chẳng giống quốc gia phát triển nào khi dựa vào các công ty kinh doanh lợi nhuận để chi trả tiền bill y tế cho người dân của mình. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nền y tế Mỹ vừa đắt đỏ, vừa có chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân thấp, và không thể chăm sóc cho toàn dân của mình (đã phân tích ở phần 1) .
Tác giả cũng nhận xét rằng cho dù được chăm sóc tốt đến đâu, người dân ở các nước vẫn không thỏa mãn hoàn toàn với nền y tế của mình. Nền y tế của các quốc gia vẫn đang đương đầu với nhiều vấn đề cần được giải quyết. Điểm qua tình hình y tế tại một số quốc gia tiêu biểu:
- Nhật (mô hình Bismarck): Chất lượng chăm sóc y tế được đánh giá là hàng đầu thế giới, người dân rất hài lòng với hệ thống y tế của mình. Gần như không có waiting list trong việc điều trị. Toàn bộ giá cả của công việc chăm sóc y tế được qui định rõ ràng trong một cuốn Fee Schedule, cuốn “Thánh Kinh” của giới y khoa Nhật. Cứ hai năm một lần, nghiệp đoàn y khoa và Bộ Y Tế Nhật ngồi xuống để đàm phán giá tiền thu từ các dịch vụ chăm sóc y tế. Nhà nước luôn tìm cách đàm phán giá rẻ để phục vụ cho bệnh nhân. Hậu quả là ở Nhật, giới bác sĩ chỉ là giới trung lưu chứ không thể giàu có như ở Mỹ (lương một bác sĩ Nhật trung bình vào khoảng $130,000/ năm). Hiện nay nhiều nhà thương Nhật có nguy cơ bị phá sản vì thu không bù nổi chi, khiến chính phủ phải tìm biện pháp giải quyết. Điều này hoàn toàn ngược với ở Mỹ, hàng năm có hàng trăm ngàn người khai phá sản vì bill y tế.

So sánh với láng giềng Canada, y tế Mỹ chi tiêu nhiều hơn
nhưng kết quả kém hơn (ảnh: www.yesmagazine.com )

- Anh (mô hình Beveridge): Hầu hết nhà thương và các bác sĩ chuyên khoa trong nhà thương đều thuộc chính phủ. Bác sĩ nội tổng quát (general practitioner), “người gác cửa” của nhà thương và bác sĩ chuyên khoa, quyết định việc gởi bệnh nhân đến bệnh viện, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí dịch vụ y tế. Bác sĩ tổng quát là tư nhân nhưng nhận phí từ chính phủ. Tỉ lệ người dân hài lòng với việc chăm sóc y tế thuộc hàng đầu thế giới. Vấn đề đáng quan tâm thời gian chờ đợi những dịch vụ y tế cao cấp khá lâu (tuy nhiên, trường hợp khẩn cấp và y tế phòng ngừa thì không phải chờ đợi). Ngoài ra, người dân Anh còn phải trả thuế khá cao để trang trải cho dịch vụ y tế toàn dân (sales tax: 17.5%).
- Canada (mô hình bảo hiểm y tế quốc gia NHI): Medicare là chương trình bảo hiểm chính phủ, trang trải hết mọi chăm sóc y tế cơ bản cho mọi người dân Canada. Cũng có thêm những chương trình bảo hiểm tư nhân phụ trội, cung cấp những dịch vụ y tế xa xỉ không có trong Medicare. Vấn đề lớn nhất của nền y tế Canada là thời gian chờ đợi dài cho các dịch vụ y tế kỹ thuật cao (nhưng không khẩn cấp). “Xin lỗi vì đã phải để cho quí khách chờ đợi quá lâu” đã trở thành câu nói hàng ngày của giới bác sĩ Canada, và chính phủ Canada đang cố gắng tìm cách giải quyết khuyết điểm này. Tuy nhiên, đại đa số người dân Canada chấp nhận việc chờ đợi nếu mọi người đều chờ đợi như nhau và đều được chữa trị như nhau.
Với tất cả những khuyết điểm kể trên, các quốc gia phát triển khác hiện nay đều đang chăm sóc sức khỏe người dân mình tốt hơn ở Mỹ về tính bình đẳng toàn dân, chất lượng y tế, sự lựa chọn và giá cả. Họ đang làm tốt hơn Mỹ trong một giá trị căn bản của con người. Liệu chính phủ Mỹ có muốn thực hiện điều này cho người dân của mình không?

Đoàn Hưng (tổng hợp & lược dịch)
Kỳ III: Tương lai nào cho việc cải tổ nền y tế Hoa Kỳ?

Photography - Unassisted Self Portrait



Nov 14, 2010

ĐIỂM SÁCH: THE HEALING OF AMERICA - T.R.REID - NHỮNG THÔNG TIN CHƯA BIẾT VỀ NỀN Y TẾ HOA KỲ



Những bệnh viện Mỹ hiện đại như thế này
vẫn không thể giúp nền y tế Hoa Kỳ
chăm sóc sức khỏe cho người dân mình tốt hơn

T.R.Reid là một trong những đặc phái viên lâu năm và nổi tiếng nhất của tờ Washington Post cũng như của cả nước Mỹ trong đề tài quốc tế. Đã từng làm việc ở trên 30 quốc gia thuộc đủ 05 châu lục.

Cuốn sách mới nhất của ông: The Healing Of America (tạm dịch: Chữa Lành Vết Thương Cho Nước Mỹ) xuất bản vào năm 2009, đã trở thành national best-seller của năm. Để thực hiện cuốn sách này, ông đã đi tìm hiểu tại nhiều quốc gia để mong kiếm ra lời giải cho một vấn đề lớn của nước Mỹ hiện nay: làm sao để cải tổ nền y tế của cường quốc kinh tế số một thế giới, hiện đang tụt hậu ở thứ 37 trong bảng sắp hạng của WHO về chất lượng và sự bình đẳng trong vấn đề chăm sóc y tế?

Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất của cộng đồng Người Việt ở Quận Cam. Có một nhận xét khá xác đáng rằng, rất nhiều người trong chúng ta, đang chống đối hay ủng hộ việc cải tổ nền y tế Hoa Kỳ của chính phủ Obama, hiện không biết rõ lắm về công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân Mỹ đang đứng ở vị trí nào.
Việc điểm qua cuốn sách giá trị này của cây bút đáng tin cậy T.R.Reid hy vọng sẽ đem lại cho quí độc giả một cái nhìn rõ nét hơn về những vấn đề hiện tại của nền y tế của Hoa Kỳ.


Kỳ II: Một Số Mô Hình Y Tế Tiêu Biểu Của Các Quốc Gia Phát Triển Trên Thế Giới



Nikki White, cô gái Mỹ chết ở tuổi 32
vì một căn bệnh có thể điều trị được,
nhưng cô không có bảo hiểm y tế
để chi trả (ảnh: www.popmatters.com )


PHẦN 1: HIỆN TRẠNG ĐÁNG BUỒN CỦA NỀN Y TẾ HOA KỲ KHI SO SÁNH VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện đáng thương của một thiếu nữ Mỹ thông minh, xinh đẹp có tên là Nikki White ở Bang Tennessee. Ở độ tuổi tốt nghiệp đại học, cô mắc chứng lupus ban đỏ, một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể điều trị được. Nhưng vấn đề của Nikki là, cũng như khoảng vài chục triệu người Mỹ khác, cô không đủ nghèo để có thể được hưởng chế độ chăm sóc y tế cho người nghèo, nhưng lại không đủ giàu để trả tiền bác sĩ và thuốc men để điều trị căn bệnh của mình. Căn bệnh lupus cũng không được xếp vào loại “emergency” để cô được điều trị khẩn cấp tại phòng cấp cứu. Cô đã chết ở tuổi 32, sau những ngày cuối đời điền rất nhiều đơn từ để xin được chữa trị! Bác sĩ gia đình của cô đã khóc khi nhắc lại câu chuyện về Nikki White. Bà ta nói rằng không phải căn bệnh lupus đã giết chết Nikki, mà chính là vì cô không có quyền được chăm sóc y tế. Nếu cô không bị mất bảo hiểm y tế, cô vẫn còn sống đến ngày hôm nay. Hoặc giả như cô sống ở một quốc gia nào khác, thí dụ như Đức, Pháp, Nhật, Canada… cô đã không phải chết trẻ như thế. Vấn đề của Nikki là cô đang sống ở Hoa Kỳ, quốc gia giàu có nhất thế giới!

Bi kịch cuả Nikki không phải là một trường hợp ngoại lệ ở Mỹ. Các nghiên cứu của chính phủ Mỹ thống kê rằng hằng năm có khoảng 20,000 người Mỹ chết trẻ bởi những căn bệnh có thể điều trị được, nhưng bệnh nhân không đủ tiền để đi bác sĩ. Ngày 20/11/2001, bọn khủng bố đã cướp đi sinh mạng của 3,000 người Mỹ. Nước Mỹ sau đó đã bỏ ra hàng trăm tỷ Đô La để ngăn chặn việc này không bao giờ xảy ra một lần nữa. Vậy mà hằng năm, 20,000 người Mỹ tiếp tục chết vì không được chăm sóc y tế. Điều này không hề xảy ra ở các quốc gia phát triển khác. Hằng năm, hàng trăm ngàn người Mỹ khai phá sản vì bill cho việc chăm sóc y tế. Điều này cũng không hề xảy ra ở các quốc gia phát triển khác.

Có những nghịch lý mà không phải người Mỹ nào cũng biết. Vào đầu thế kỷ 21, Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một của thế giới. Mỹ vẫn là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Trong lĩnh vực y tế, Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong việc trang bị cho ngành y tế. Các bệnh viện ở Mỹ được trang bị hiện đại nhất thế giới. Hệ thống đại học đào tạo bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên y tế ở Mỹ cũng không quốc gia nào sánh kịp. Thế nhưng, khi xét đến các tiêu chuẩn về việc chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ y tế cho người dân của mình, nước Mỹ tụt hậu xa so với các quốc gia nghèo hơn mình một cách khó hiểu! Hãy điểm qua một vài tiêu chuẩn xếp hạng do Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công bố khi so sánh các quốc gia trên thế giới về vấn đề chăm sóc y tế:
- Về tỉ lệ số người dân được chăm sóc y tế (coverage): Nikki White là trường hợp tiêu biểu cho sụ thiếu sót lớn của nền y tế Hoa Kỳ: sự chăm sóc y tế không dành cho toàn dân.Ở tất cả những quốc gia phát triển khác, mọi người dân của họ đều có quyền được chăm sóc y tế khi cần thiết. Chỉ có nước Mỹ là không! Ở Mỹ, vài chục triệu người không thể đi gặp bác sĩ, hoặc không thể mua thuốc uống khi bệnh bởi vì họ không đủ tiền để trả. Trong tiêu chuẩn về “bình đẳng” trong việc chăm sóc y tế của WHO, Mỹ đứng hàng 54, sau cả Bangladesh và Maldives!
- Về chất lượng chăm sóc y tế: Nếu chỉ xét ở bình diện cá nhân, một số người Mỹ được hưởng chất lượng chăm sóc y tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xét trên bình diện quốc gia, thì nền y tế Hoa Kỳ chỉ thuộc hạng xoàng. Có rất nhiều tiêu chí so sánh. Ở tiêu chuẩn “avoidable mortality” -điều trị những căn bệnh có thể chữa trị được- Mỹ đứng hạng 15 trong 19 quốc gia phát triển trong bảng báo cáo năm 2008 của Commonwealth Fund (một tổ chức tư nhân của Mỹ). Trong tiêu chuẩn “life expectancy” – tuổi thọ trung bình của một trẻ em mới chào đời, Mỹ đứng hàng thứ 24, sau tất cả các quốc gia phát triển ở Châu Âu và Đông Á. Trong tiêu chuẩn “infant mortality” – tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh- Thống kê của CIA World Factbook 2009 cho thấy tỉ lệ này ở Mỹ là 6.37 phần ngàn, đứng hạng 10, thua các nước Thụy Điển, Nhật, Đức, Pháp… và thua cả… Cuba (xếp hạng 9)!!!
- Về chi phí y tế: đây có lẽ là nghịch lý đáng nói nhất. Nhiều người Mỹ cho rằng ở các quốc gia phát triển khác, người dân phải đóng thuế nhiều, chi tiền nhiều để có được những tiêu chuẩn y tế cao hơn người Mỹ. Thực tế không phải vậy. Nghiên cứu năm 2005 của chính phủ Đài Loan chỉ ra rằng Hoa Kỳ là nước chi tiêu nhiều nhất cho vấn đề chăm sóc y tế, với tỉ lệ 16.5% GDP. Con số này gấp đôi của nước Nhật (8.1%) là nước có tỉ lệ người dân già nhất và đi gặp bác sĩ nhiều nhất; nhiều hơn của các nước Châu Âu như Pháp (11%), Thụy Sĩ (10.8%), Đức (10.4%)… Nếu tính trên đầu người, một người dân Nhật trung bình chi tiêu $3,400/ người hằng năm cho việc chăm sóc sức khỏe, còn người Mỹ “đốt” $7,400/ người! Cũng cần phải nhắc lại là ở Nhật cũng như hầu hết các quốc gia phát triển khác, mọi người dân đều được bình đẳng trong vấn đề chăm sóc y tế, trong khi ở Mỹ hàng chục triệu người không có bảo hiểm y tế. Như vậy tại sao chúng ta phải chi nhiều hơn các quốc gia khác? Tại sao chi phí cho y tế của Mỹ lại cao đến như vậy và chất lượng thấp đến như vậy?

Đi tìm nguyên nhân cho tính hiệu quả thấp của nền y tế Mỹ, nhiều người nghĩ ngay đến lương của bác sĩ Mỹ cao hơn đồng nghiệp của mình ở các nước khác. Điều này đúng. Lương bác sĩ Mỹ gấp đôi hay gấp ba lương của bác sĩ Đức. Một số người cho rằng chi phí cho bảo hiểm sơ suất trong y tế (malpractice insurance) ở Mỹ cao hơn ở các quốc gia khác. Điều này cũng đúng. Một bác sĩ ở Đức đóng bảo hiểm cho mình khoảng $1,400/năm, trong khi con số này ở Mỹ cao hơn cả trăm lần. Nhưng hai yếu tố này chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc đội giá chi phí y tế ở Mỹ. Hai nguyên nhân chính được chỉ ra là cách thức chúng ta quản lý bảo hiểm y tế và sự phức tạp trong hệ thống chăm sóc y tế dành cho người dân Mỹ.

Nguyên nhân chính thứ nhất, nước Mỹ là nước duy nhất trong các quốc gia phát triển sử dụng các công ty lợi nhuận để quản lý nguồn bảo hiểm y tế. Các kinh tế gia đồng ý với nhau rằng đây là hình thức đắt tiền nhất để điều hành việc chăm sóc y tế quốc gia. Đó cũng là vì lý do tại sao, tất cả các quốc gia phát triển khác đều quyết định rằng bảo hiểm y tế căn bản cho người dân phải được vận hành bằng những tổ chức phi lợi nhuận. Những công ty bán bảo hiểm y tế ở Mỹ sử dụng một phần đáng kể phí bảo hiểm thu được để chi cho chi phí hành chánh, chi phí marketing và cho cả lợi nhuận của mình. Tỉ lệ này trung bình là vào khoảng 20%, tỉ lệ cao nhất so với các công ty chi trả bảo hiểm y tế trên thế giới. Người Mỹ hay tin rằng tư nhân điều hành mọi loại dịch vụ đều hiệu quả hơn nhà nước. Điều này không đúng trong dịch vụ y tế. Medicare-tổ chức y tế của chính phủ Mỹ- có chi phí hành chánh vào khoảng 3%. Hệ thống chính phủ của Canada lo chi trả cho bảo hiểm y tế cũng có mức chi phí hành chánh tương tự. Ở Anh, nơi mà cả tổ chức cung cấp dịch vụ y tế (nhà thương) lẫn chi trả cho y tế đều thuộc nhà nước, chi phí này chỉ là 5%. Chưa hết, cũng vì lý do lợi nhuận, các công ty bảo hiểm Mỹ thường tìm cách kéo dài, hay từ chối chi trả cho một số chi phí y tế của thân chủ mình. Trung bình các công ty bảo hiểm y tế của Mỹ từ chối khoảng 30% các claim, trong khi ở các quốc gia khác công ty bảo hiểm phải thanh toán tất cả các claim.
Nguyên nhân chính thứ hai khiến nền y tế của Mỹ trở nên đắt đỏ là vì bảo hiểm y tế Hoa Kỳ là một hệ thống quá rắc rối, phức tạp. Ở Mỹ tồn tại một hệ thống y tế nhiều thành phần nhất, khi mà người cung cấp dịch vụ y tế phải gởi bill đến cho rất nhiều tổ chức chi trả khác nhau. Tất cả các quốc gia phát triển khác chỉ duy trì một hệ thống bảo hiểm cho toàn dân, có nghĩa là mọi người được đối xử bình đẳng và chỉ có một hệ thống quản lý cho việc chi trả y tế. Ở Mỹ có 65 hình thức bảo hiểm y tế dành cho người dân: bảo hiểm cho quân đội khác với cho cựu quân nhân; bảo hiểm cho người nghèo dưới 65 tuổi khác với người trên 65 tuổi; bảo hiểm dành cho đại biểu quốc hội cũng khác; còn phải kể tới hàng trăm chương trình bảo hiểm y tế tư nhân khác nhau… Một bác sĩ Mỹ không thể nói được ca phẫu thuật mà mình thực hiện sẽ có giá là bao nhiêu, vì nó được xác định bởi các công ty bảo hiểm. Kết quả là những người cung cấp dịch vụ y tế ở Mỹ (bác sĩ, nhà thương…) phải duy trì một hệ thống hành chánh cồng kềnh, đắt đỏ để thực hiện công việc chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân.


T.R.Reid, tác giả cuốn sách The Healing Of America
( ảnh: www.yale.edu )

Hậu quả của toàn bộ sự bất cập này lên nền kinh tế, người dân của Mỹ ra sao? Hậu quả đầu tiên là khoảng 45 triệu người Mỹ (tương đương 15% tổng dân số) không có bảo hiểm, chưa kể hàng chục triệu người chỉ có bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Bên cạnh đó, nghiên cứu của đại học Havard cho thấy hàng năm có khoảng 700,000 người Mỹ khai phá sản vì tiền bill y tế. Ở Anh, ở Pháp, ở Canada, Thụy Sĩ, Nhật… con số này là zero. Thậm chí, khi hỏi quan chức Bộ Y Tế ở các quốc gia này về con số công dân nước họ phá sản vì bảo hiểm y tế, họ thấy quái lạ giống như hỏi có bao nhiêu đĩa bay từ Hỏa Tinh đáp xuống bãi đậu xe của họ hằng năm vậy! Hậu quả thứ nhì: bảo hiểm y tế thực sự là một gánh nặng cho nền kinh tế thị trường của Mỹ. Chi phí cho bảo hiểm y tế hiện nay là một trong những nguyên nhân chính làm mất đi tính cạnh tranh của các công ty Mỹ trên thị trường quốc tế. Thí dụ, một chiếc xe Cadillac chế tạo ở Mỹ sẽ phải cộng thêm trung bình $2,500 chi phí để chi trả bảo hiểm y tế cho nhân viên, cao hơn nhiều lần cho các chiếc xe sản xuất ở Nhật, Đức, Anh… Nhận ra điều này, rất nhiều công ty Mỹ, trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, quyết định không mua bảo hiểm y tế cho nhân viên của mình, đẩy thêm hàng triệu người ở Mỹ vào hoàn cảnh tương tự như của cô Niki White đáng thương, cho dù họ vẫn có việc làm! Nhưng hậu quả quan trọng hơn hết, đó là vấn đề về căn bản đạo lý của xã hội, của con người. Mỗi quốc gia có một tiêu chuẩn khác nhau về đạo đức. Tất cả những quốc gia phát triển khác giống như Hòa Kỳ- giàu có, kỹ thuật tiên tiến, dân chủ, công nghiệp hóa…- đều bảo đảm người dân của mình có quyền được chăm sóc y tế khi họ bệnh hoạn, ốm đau. Chỉ riêng có Mỹ- quốc gia giàu có nhất thế giới, luôn luôn đi rao giảng các quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng về cơ hội, tự do ngôn luận, tự do thị trường, dân chủ…- đang từ chối cung cấp quyền bình đẳng được sống khỏe mạnh cho người dân mình. Chỉ riêng ở Mỹ, tất cả các tiêu chuẩn để đánh giá việc chăm sóc y tế cho người dân đều kém xa các quốc gia phát triển khác, dù có tỉ lệ chi phí dành cho y tế cao nhất thế giới…

Đoàn Hưng (tổng hợp & lược dịch)

Nov 13, 2010

THƯƠNG QUÁ MIỀN TRUNG! - Sen Trắng


THƯƠNG QUÁ MIN TRUNG!

Sen Trắng

10/20/2010


dantri.com

Vn biết đó cuc đời đầy kh ly

Nhưng min Trung sao quá đổi truân chuyên

Đất và người c mãi chng được yên

Nhiu thiên tai đổ dn vào đơn chí

Mi mùa lũ tràn qua bao mng thí

Cùng cun theo nhng mái lá gia tài

Phn kém may như s mnh đã bài

Còn kéo trôi c vòm tri mơ ước

Cám cnh bun thương cho Người bc phước

Min Trung ơi! Thương Người quá đi thôi

Dù tôi Người hai vĩ tuyến xa xôi

Nhưng tôi vn nh mình cùng mt M.

Sen Trắng

10/20/2010

Nov 8, 2010

Multi Exposure - ANH QUÂN

Thời kỳ còn chụp máy phim nhựa 135mm, lâu lâu có những tai nạn là chụp xong, xoay lại cuộn phim không hết , vẫn để phim trong máy ảnh, rồi sau đó quên mất lại đem máy ra chụp thì như vậy sẽ bị hình mới đè lên hình cũ và đem đi rửa thì sẽ thấy hai hình .

Cũng nhờ tai nạn đó mà nhiều năm trước các nhiếp ảnh gia đã tạo ra nghệ thuật chụp nhiều hình vào một tấm ảnh, nói nôm na là Overlap , còn nói theo nghệ thuật là Multi Exposure (không biết nói tiếng Việt là gì?) .

1. Thời xa xưa

Các máy ảnh phim nhựa như Canon AE1 , A1 hay Nikon F3, có một cái nút bé dưới thân máy, dung để giữ phim khỏi chạy khi lên phim. Có nghĩa là sau ấn máy chụp cái rét, phải lên phim để chụp Pose kế tiếp. Nếu ta ấn vào cái nút giữ phim, lúc lên phim thì phim sẽ không chạy , rồi bấm máy chụp thì ta sẽ có một tấm hình bị Overlap.

Vào thời đó chưa có Photoshop để ghép hình, thì người ta chỉ có hai phương pháp là chụp theo kiểu Multi Exposure hoặc ghép hình trong lúc rửa hình ở phòng tối.
Người ta chế ra một miếng nhựa hình bán kính màu đen, đem miếng nhựa che lên ống kính máy hình, lúc chụp họ chỉ chụp một bên (trái hay phải tự họ chọn), tiếp theo họ ấn nút giữ phim , rồi lên phim (tất nhiên phim không chạy) sau đó họ che ngược lại thì như vậy họ chụp một người thành hai người.
Vào đầu thập niên 70, ngoài các bờ biển Việt Nam như Vũng Tàu, Nha Trang... các phó nhòm đi chụp dạo hay dùng phương pháp này để kiếm ăn từ các du khách.

2. Thời bây giờ

Máy chụp Digital có sẳn phần gọi Multi Exposure, chỉ cần chuyển vào đó là chụp thôi. Các máy tốt có thể chụp đè lên nhau trên cả 10 lần. Ngay cả máy con dế (loại compact) như Sony, Samsung, Panasonic... họ cũng chế ra phần đó. Có một lần Quân đi quay phim đám cưới, có một đám bạn trẻ của chú rể và cô dâu, có một thằng cứ đu như một con khỉ, tụi bạn nó chụp một cái. Sau đó thằng đó đi xuống thân cây như đang bò lên , tụi nó ở ngoài chụp một cái. Như vậy trong một tấm hình in ra sẽ thấy cùng một thằng đang leo cây rồi đu cây.

3. Nghệ Thuật Multi Exposure

Tạo hình như những bóng ma , cứ nghĩ ngoài khu Shopping, người ta đi qua đi lại, nếu ta chụp thì sẽ thấy nhiều bóng di chuyển qua lại.

Nếu bầu trời có mây, ta chụp nhiều hình trên một tấm thì sẽ mây loang ra , trông rất nghệ thuật.

Các giòng suối đang chảy, hay thác nước nếu ta cũng chụp nhiều hình thì sẽ thấy giong nước chảy mờ ảo.

Lúc chụp ta có thể tăng ánh sang tùy ý , có nghĩa là tấm đầu mhiều ánh sang, tấm thứ hai giảm đi một tí, tấm thứ ba giảm đi... như vậy chúng ta sẽ có ánh sang thú vị trong một tấm ảnh.

Vài thập niên trước, các phim trường làm phim của Hollywood, chưa có kỹ thuật computer graphic, họ đã sử dụng nghệ thuật Multi Exposure rất là nhiều.

Trước hết ta nhìn 4 tấm ảnh trắng đen do Thanh Hương chụp là các vật trong tấm hiện ẩn hiện lên nhau. Phương pháp này nhà làm phim đã ghép hình nữ diễn viên Julie Andrews ẩn hiện trong nhà thờ St Paul’s (tại London) trong phim Mary Popins khi cô đang hát bài “Feed the birds”

Bộ phim tập của Mỹ là Wonder Woman vào thập niên 70 đã sử dụng kỷ thuật Multi Exposure là một cô gái bình thường xoay một cái biến thành Wonder Women . Vai này do cô diễn viên sexy, ngực bự là Lynda Carter đóng vai chính. Các phái nam xem phim này thường không nghĩ tới kỹ thuật điện ảnh nhưng nhớ cô đào Lynda nhiều hơn.

Nhà họa sỹ trứ danh thế giới là Ian Hornak từ năm 1970 cho đến 1985 sử dụng tư tưởng Multi Exposure để sang tác. Rất tiếc ông đã mất vào năm 2002 lúc đó ông được 58 tuổi.


Hình 1 và Hình 2


Hai hình đè lên nhau, nhìn hai cậu bé thấy mờ ảo, nếu chụp di chuyển thì như bóng ma

Hinh 3
Chụp bình thường


Hình 4
Chụp multi exposure, bấm 10 lần lien tục trên 1 tấm ảnh. So sánh tấm thứ 3 thì bầu trời khác biệt , mây như đang bay .



Hình 5 chụp bình thường và hình 6 là Multi exposure chú ý bầu trời



Hinh 7 chụp bình thường tòa nhà O2 , nơi đã dung quay phim 007 – The World is not enough, khi mới vào phim cảnh ca nô rượt trên sóng và James đã leo lên nóc của tòa nhà.


Hình 8 - chụp Multi Exposure , chú ý bầu trời và nuớc song. Nếu nước chảy như suối nước thì sẽ mờ ảo hơn.





Hinh của Hoa Sỹ Ian Hornak .