May 24, 2023

NGƯỜI MẸ HIỀN - Doãn Cẩm Liên


Mãi cho đến ngày hôm qua, ngày 21 tháng 5 – 2023 ngày Quán Niệm tại Mile Square park, tôi vẫn chưa có ba chữ “Người Mẹ Hiền” trong đầu! Nó chỉ lóe sáng lên trong tôi khi mình đứng trước mặt và đảnh lễ sư cô Chân Không. Phải rồi, đây chính là Người Mẹ Hiền. 

Người Mẹ Hiền – sư cô Chân Không” hiền từ khuôn mặt, nụ cười, giọng nói, dáng vóc và để rồi thể hiện ra ngoài bằng những việc làm cho đại chúng. Suốt cuộc đời của sư cô Chân Không – Người Mẹ Hiền luôn đem về cho quê hương “muối trắng, tôm to cá lớn tươi ngon… thêm thơm mâm cơm mặn nồng” tôi so sánh những sự mặn nồng đó với chương trình Hiểu và Thương. Sư cô Chân Không khởi phát nó cách đây vài chục năm với hạnh nguyện giúp đỡ các vùng quê xa thiếu trường học. Nơi đó có các trẻ dưới 6 tuổi, chưa được vào học trường tiểu học chính qui. Các em phải ở nhà đỡ đần cha mẹ đôi chút. Em có thể trông em nhỏ hơn hoặc trông ông bà khi cha mẹ ra đồng làm việc. 

Chương trình Hiểu và Thương giúp các thầy cô giáo có lương, giúp các trẻ có bữa cơm trưa ăn tại trường, trong khi cha mẹ còn đang làm việc ngoài đồng hay ở công sở. Dần cho đến nay, chương trình Hiểu và Thương đã chuyển sang việc trao học bổng cho học sinh nghèo. Học bổng giúp được phần nào tiền mua sắm sách vở cho các em đầu niên học và các chi phí khác trong khi đi học. Chương trình vẫn còn tiếp tục tại tám điểm trường xa thành phố lớn khu vực miền Trung.

Thích-Nhất-Hạnh Foundation và tăng thân Xóm Dừa tiếp nhận chương trình Hiểu và Thương từ Sư Cô Chân Không. Thế hệ sau tiếp nối công việc của người đi trước như những giọt nước liền lạc với nhau trong một dòng sông chảy miên man ra biển mẹ về đến quê nhà. 

Tôi nhớ lại, sau biến cố 30 tháng 4 – 1975, đất nước và con người Việt Nam bước vào thời kỳ đen tối nhất. Quân nhân, cán chính, văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam bị lùa vào trại cải tạo. Tất cả những điều căn bản của một con người hoàn toàn bị tước sạch. “Dân chủ, tự do, ấm no, nhân bản…” cho con người chỉ còn trong mơ, là loại xa xí phẩm bậc nhất trong chế độ cộng sản. Thế nhưng, Mẹ Hiền – sư cô Chân Không dưới tên gọi “Cô Chín” và “Dì Năm – Sư Ông Nhất Hạnh” đã xuất hiện như giọt nước cam lồ trong bể khổ. Chương trình Hiểu và Thương có lẽ khởi sự từ lúc ấy. Các con trẻ của văn nghệ sĩ miền Nam còn mắc kẹt trong gông cùm, nhận đều đặn một số tiền để có thể tiếp tục đi học. Gia đình chúng tôi là một trong những gia đình được hưởng chương trình này.

Lần ngược thêm về những năm trước nữa, qua những sách do sư cô Chân Không viết, chúng tôi là những thế hệ rất xa mới biết thêm được rằng: Lúc ấy sư cô Chân Không có tên gọi là Cao Ngọc Phượng, vẫn còn khoác áo người đời, lòng từ bi thương người lầm than khổ sở tràn trề, đã có chương trình “Nắm gạo cho người nghèo”. Đến năm 1952 được làm học trò sư Ông Thích Nhất Hạnh trong một khóa học Văn Chương và là một sinh viên trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Đến năm 1968 “cô Phượng” du học tại Pháp cho bằng tiến sĩ Sinh Hóa đã hợp cùng với Sư Ông trong chuyến Vận Động Hòa Bình cho Việt Nam. Từ đó Sư Cô đã phụ giúp Sư Ông điều hành quỹ Phục Vụ Xã Hội của nhóm Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Đây là một quãng đời đầy kịch tính mà sư cô Chân Không đã trải qua. Chúng ta thế hệ sinh sau đẻ muộn có thể biết rất ít thời gian này.

Đến ngày nay, ngót năm mươi năm trôi qua, lại được ngồi dưới chân Mẹ Hiền – sư cô Chân Không là một điều kỳ diệu. Lại còn thêm phần kỳ diệu hơn khi được nghe Sư Cô hát, tiếng hát êm và nhẹ. Lời hát được phổ từ Kinh Kim Cương:

“Châu báu chất đầy thế giới, tôi đem tặng bạn sáng nay, một vốc kim cương sáng chói, long lanh suốt cả đêm ngày…”

Sư cô Chân Không nay đã chín mươi, tuổi đời tuy có lớn đó nhưng “người” nào muốn nghỉ ngơi! Tiền tài không có, nhưng ta còn có giọng hát thì ta hát tặng cho mọi người! Đó, sư cô Chân Không là vậy đó. 

Sau giờ ngoài “park”, chúng tôi - tăng thân Xóm Dừa được đón Sư Cô cùng với các ni sư khác về Mindfulness Practice Center (MPC) để có một buổi thiền trà thật êm ả và vui. Đây cũng là lúc tăng thân Xóm Dừa có chút thời gian thân mật nhất để chia xẻ và tâm tình với các ni sư. Anh Tommy chủ nhân cơ sở MPC đã cúng dường tịnh tài cho chương trình Hiểu và Thương. Đến phần Xóm Dừa chúng tôi, cũng có màn chia xẻ tâm tình, những chuyện cũ, những kỉ niệm xa xưa với sư cô Chân Không. Chúng tôi không quên cúng dường một ít tịnh tài nuôi dưỡng chương trình Hiểu và Thương mà sư cô Chân Không đã gầy dựng. 

Thời gian ngắn nhưng tình cảm thì dài. Những người con của Phật đều nhận thấy vậy. Chúng tôi trân quý lắm lắm giây phút đang có này. Khi được ngồi với nhau trong không gian đầm ấm, trải đầy tình thương, không bỏ sót một phút giây nào chúng tôi tận hưởng tất cả. Hưởng cả năng lượng lành mà Mẹ Hiền – sư cô Chân Không đang truyền trao cho.

Chúng tôi hiểu rằng được làm một con người là điều may mắn, được là một Phật tử là niềm hạnh phúc, hạnh phúc lớn hơn nữa khi được học đạo qua pháp môn Làng Mai của sư Ông Thích Nhất Hạnh. Và hạnh phúc ngày hôm nay, ngay giờ phút này là được ngồi nghe Mẹ Hiền – sư cô Chân Không nói và hát những lời kinh Yêu – Thương.

Hạnh phúc biết là bao!

California, ngày 24 tháng 5 – 2023

Chân Nhã Uyển

Doãn Cẩm Liên





May 14, 2023

HAPPY MOTHER'S DAY TO ALL THE MOMS - Nguyễn Đình Thảo Chi


Happy Mother’s Day to all the moms!!! 

Mamas, we often talk about the privileges and how life changing and lucky we are to be our kids moms. Though those things are 100% true, I hope you don’t lose your sense of self in the process of being the best mom. Motherhood can also be challenging, heartbreaking, lonely, flat out hard at times, and we often don’t allow ourselves to talk about that. Mother’s Day is only once a year, but truly, every day is your Mother’s Day. I hope you all find time to nourish the person inside you on a daily basis: do the things that make you happy, take care of your mental health, give yourself alone time, build your village, protect your support system… Whatever it may be, don’t forget to take care of the “YOU”. Because without that, the “MOM” can never be 100%. 🥰🥰🥰




by Zayn


by Maya 




May 13, 2023

"ENTERING ZEN" / LỜI ĐẦU SÁCH “VÀO THIỀN” - author: Doan Quoc Sy - Translated by Nguyen Giac



PREFACE TO THE BOOK

"ENTERING ZEN" /

LỜI ĐẦU SÁCH “VÀO THIỀN”

Author: Doãn Quốc Sỹ

Translated by Nguyên Giác

(The book "Entering the Zen"  by Doãn Quốc Sỹ had its first printing in Vietnam in 1970,

and a second printing in the U.S. in 2017.)


vao-thien-doan-quoc-syI cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.


I've heard of Tuệ Trung in the Trần dynasty, who practiced Zen but still ate meat and fish at parties. Surprisingly, his sister Queen Khâm Từ asked, "You are a Zen practitioner, yet you still eat meat. How can you become a Buddha?”


He smiled and replied, "The Buddha was the Buddha. And I am who I am. I don't need to be a Buddha. Just like the Buddha doesn't have to become me."


His innocent words refuted the grasping view. Another time I heard Zen master Huệ Năng (i.e. Hui Neng) saying that carrying water and chopping wood is also Zen. I recently read Thầy Nhất Hạnh's "The Way Back of Thoughts," in which he writes that sweeping the house and cleaning the toilet with a relaxed and happy heart is also Zen. I recall that Master Nhất Hạnh began a section by describing a young boy eating rice and an egg while watching the rain. The passage said that the child's carefree and poetic mindset was a Zen state of mind. I've read so many articles about Zen in books and newspapers and afterward recalled things reasonable to me (at times I just vaguely recollect) and what dropped out of my memory should be things futile to my guts. I've thought very subjectively that this attitude of reading Zen is really… Zen.


In the summer of 1967 in Tallahassee, the capital of Florida, an American friend who loved Buddhism gave me a beautiful book about Zen Buddhism that was published by The Peter Pauper Press. The book was printed in 1959 in Mount Vernon, New York. Thus, I was able to read amusing stories about Zen amidst the vibrant hues of Southern chrysanthemums, begonias, and azaleas, in the delicate aromas of magnolia flowers, and occasionally in the shade of moss-covered woodlands with branches that hung down like willow silk. Most of the Zen parables and anecdotes you read in this book are recounted according to that edition. These are the stories that exercise knowledge and help us discover the tragic impotence of mere reason.


What an absurdly immature mentality it is when we try to define Zen. But for those who suddenly ask me, “What is Zen?” I will even innocently answer, “In my experience, Zen is a worldly state of Nirvana."


In fact, the essence of Zen is a superior principle, a superior path, a breakthrough that is pushed to the absolute so that the truth of reality unfolds itself in our spiritual experience.


When we absorb the scent of Zen, the easiest attitude to understand is the hot awakening attitude that automatically unclasps the prejudice, like a spring tends to stretch when you press on it... That is the time when you absolutely refuse to let reason lock you up for life in a conceptual prison!


Like a river, life never stops flowing, not even for a moment. You will only see death or something that is motionless when you are enslaved to a mind that only wants to mutilate. The concepts born from narrow and rigid reason cannot capture the constant stream of interdependent and interactional reality.


The perspective and understanding of a fish that suddenly throws itself above the water to get a glimpse of the ocean, even if it's just an overview, will be very different from those of a fish that swims endlessly in the middle of the ocean.


The truth wrapped in each Zen story is like a match that only lights up once. When the same question is asked twice, don't expect two responses that are identical.


No one lives for us: each of us, just like a living match, lives by ourselves, and alone reflects on Zen. When a match goes out, only a little blue smoke remains. Then that little bit of blue smoke also fades and disappears like a footprint erased by the wind on the sand. Though conceptions cannot carry reality, people can still understand reality by depending on concepts; Thus we should capture some little blue smoke at that poetic moment. And thus, I am writing this book "Entering the Zen."


Now let's actually enter Zen, get acquainted with breaking attachments, and learn to break attachments. While you read the headlines such as Entering Zen, Word of Zen, the Way of Zen, etc., please don't be surprised when they suddenly become illusory and overhang their boundaries.


Who can hold water in a fist?


  


---- o ----


 


 


Lời đầu sách “Vào Thiền”


 Doãn Quốc Sỹ


(Lời đầu sách của tác phẩm "Vào Thiền" --

in lần đầu tại Việt Nam năm 1970, in lần thứ nhì tại Hoa Kỳ năm 2017.)


 


Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền  tự  bao  giờ,  chỉ  biết  rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá.


Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ Trung đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm Từ hoàng hậu ngạc nhiên hỏi: “Anh đã tu Thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phật được?” Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, cũng như Phật chẳng cần làm anh!”… Lời nói thật hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể thầy Đạt Ma Huệ Năng nói gánh nước bổ củi cũng là Thiền (Vận thủy, ban sài, công phu đệ nhất). Gần đây tôi đọc cuốn Nẻo Về Của Ý của Thầy Nhất Hạnh cũng có đoạn tác giả nói quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ thới, mà hồn phơi phơi tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này – tôi còn nhớ – Thầy Nhất Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư thơ thới – trạng thái Thiền – của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậy mới thật là… Thiền.


Mùa hạ năm 1967 tại Tallahassee, thủ phủ tiểu bang Florida, tôi được một người bạn Mỹ yêu đạo Phật tặng cho cuốn sách Thiền xinh xinh mang nhan đề Zen Bud- dhism của nhà xuất bản The Peter Pauper Press, Mount Vernon, New York, 1959. Lần đó tôi được đọc những giai thoại dí dỏm về Thiền giữa màu sắc bừng sáng của những loại hoa cúc, hải đường, azalea của miền Nam, phảng phất mùi hương thanh thanh của hoa magnolia, đôi khi dưới bóng rừng ngợp màu rêu, loại rêu ngan ngát tím bao phủ xuống các cành cây và rủ xuống như tơ liễu. Phần lớn những dụ ngôn, giai thoại về Thiền các bạn đọc sau đây đều kể lại theo bản in này. Đó là những chuyện có tác dụng “tập thể dục” cho tri thức, giúp ta tự khám phá thấy cái bất lực thê thảm của lý trí đơn thuần.


Thực là một thái độ ấu trĩ đến khôi hài khi chúng ta hăm hở muốn định nghĩa Thiền, nhưng với những ai chợt hồn nhiên hỏi tôi “Thiền là gì?” thì tôi cũng hồn nhiên trả lời: “Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, Thiền là một trạng thái Niết Bàn tại thế.”


Thực ra yếu tính của Thiền là một siêu lý, một siêu lộ, một sự phá chấp được đẩy đến tuyệt đối để chân tướng thực tại tự bừng nở trong thực nghiệm tâm linh của ta.


Khi ta thấm nhập hương Thiền, thái độ dễ hiểu nhất là thái độ thức tỉnh nóng bỏng tự động phá chấp y như chiếc lò xo có khuynh hướng duỗi ra khi bị ép… Nhất định không chịu để lý trí nhốt mình chung thân trong nhà tù khái niệm!


Dòng đời như dòng sông, không một sát na nào ngưng trôi chảy; nô lệ cho lý trí đơn thuần ham cắt xén, thì chỉ thấy được cái ngưng đọng, cái chết. Những khái niệm con đẻ của lý trí chật hẹp và khô cứng kia làm sao chụp được dòng thực tại không ngừng triền miên trong thế tương sinh tương lập.


Con cá thảnh thơi bơi lội giữa dòng trùng dương khác xa với cái nhìn, với kiến thức của con cá trong một giây phút nào đó vùng quay được lên cao khỏi mặt nước và tìm hiểu đại dương bằng cái nhìn – dù là cái nhìn bao quát – của nó lúc đó.


Chân lý gói ghém trong mỗi truyện Thiền đúng như que diêm chỉ xòe lên soi sáng một lần. Cùng một câu hỏi đừng hy vọng có hai câu trả lời lần lượt y như nhau.


Mỗi chúng ta là một que diêm sống, không ai sống hộ ta, ta phải tự sống lấy, tự chiêm nghiệm lấy Thiền. Que diêm khi tắt đi, chút khói xanh để lại. Rồi chính chút khói xanh đó cũng tan loãng nốt và biến hẳn như vết chân gió xóa trên bãi cát. Tuy nhiên cũng nên chụp lấy chút ít khói xanh còn trong giây phút phiêu lãng đó, bởi dù cho khái niệm không chuyên chở được thực tại nhưng người ta vẫn có thể nương vào khái niệm mà tìm hiểu thực tại! Vì vậy tôi viết tập Vào Thiền này.


Nào chúng ta hãy thực tế vào Thiền, làm quen với phá chấp, học hỏi phá chấp. Với những tiêu đề Vào Thiền, Lời Thiền, Đạo Thiền v.v… Xin ai chớ ngạc nhiên khi thấy chúng chợt hư ảo đi và lẫn lộn ranh giới.


Có ai túm giữ được nước trong vốc tay đâu?!


.


Nguồn:


https://thuvienhoasen.org/images/file/2LEsqOsH1QgQAOEC/vao-thien.pdf

May 7, 2023

MẸ - Doãn Cẩm Liên


Nội tướng Mẹ

Hôm nay ngày 6 tháng 5, một ngày sau ngày sinh nhật Mẹ. Có một ý nhen nhóm trong tâm muốn nói thêm về Mẹ.

Mẹ Thảo là một trong tám người con của Ông Bà Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu. 

Năm trai ba gái tám tên,

Trung Hiền Thảo Dũng Hùng Chuyên Vỹ Cường!

Đó là câu thơ của nhạc phụ Tú Mỡ, được ông con rể Doãn Quốc Sỹ thường ngân nga đọc với các con cháu và các khách đến chơi nhà. Mẹ Thảo con gái thứ hai trong ba nàng con gái của ông bà Tú Mỡ. Mẹ hiền lành nhu mì nhất trong ba người. Chắc do vì thể chất từ thuở bé bà ốm yếu hay bị bệnh tật nên kéo theo tính im lặng và nhẹ nhàng. Bác và Dì của tôi thì ngược lại hai vị hoạt bát, nhanh nhẹn gấp đôi Mẹ. Chắc do vì lối sống của những người miền Bắc trong môi trường đấu tranh xã hội và trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa nên mới nhào nặn thành Bác và Dì như thế. Tôi nhớ Bác khi được gặp sau năm 1975, người nói chuyện rất sôi nổi về đường lối chính trị của Bác và Đảng. Mẹ tôi thì hoàn toàn không.

Sự im lặng và mềm mỏng của Mẹ chắc cũng do vì Mẹ lấy Bố tôi. Vì Bố đã gánh vác hết những thứ cần thiết ở ngoài xã hội. Bố chăm chút cho cả nhà từ tinh thần đến vật chất. Kiếm tiền được mang về nộp hết cho Mẹ. Bên cạnh đó, Bố mang về cho vợ con bao nhiêu là sự quý mến từ sinh viên và độc giả. Là thành quả gặt hái từ nghề GIÁO và nghiệp VĂN, Bố hiến tặng hết cho Mẹ. Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà có nhiều điều đáng tuyên dương. Dương đông kích tây ở ngoài đường thế nhưng về đến nhà Bố nhường ngai vàng cho Mẹ. Mẹ nhận chức Nội Tướng, Bố cùng tám con nhận vai quân lính và nhận lệnh từ Mẹ. Mấy ai biết chuyện này của Mẹ?

Mẹ vào vai tướng rất đạt. Bà tung hoành từ sáng cho đến tối, từ nhà trên xuống nhà dưới, từ trong bếp ra đến ngoài sân. Bà quyết định nhanh và cương quyết đối với tám con. Hình như việc sử phạt phải quấy của tám đứa tụi tôi phần lớn là từ Mẹ. Bố chỉ ra tay ở những trường hợp quá đáng, cần phải có “tối cao pháp viện” mà thôi. Mẹ cũng biết khi mình giữ vai “ông ác” thì đỡ cho chồng chuyện con cái mà có nhiều thì giờ cho việc viết lách. Và còn thêm nữa, quan tòa cấp thấp thường thấu hiểu câu chuyện con cái nhiều hơn và giải quyết chí tình chí lý hơn. Mẹ là mẹ hiền thật đúng!

Mẹ tôi tuy không ra ngoài đời làm việc, chưa bao giờ làm nhân viên kế toán thế nhưng tiền lương của Bố đưa về được Mẹ quản lý thật tài tình. Tôi không thấy Mẹ có sổ sách chi tiêu gì cả, nhưng chỉ nhớ là đầu tháng khi lương về là kho lương thực của nhà nhập vào nào là sữa đặc ông Thọ, đường cát bịch to, gạo mắm muối, xà bông giặt, xà bông tắm. Sau đó phần tiền còn lại Mẹ chia cho tiền điện, nước, tiền dầu hôi. Sau này đổi thành tiền gaz. Gia đình đông con nên sản xuất quần áo dơ hằng ngày là một vấn đề lớn. Mẹ tôi được Bố mua tặng máy giặt cối to. Hình như nhà ông bà Giáo là nhà đầu tiên trong xóm có máy giặt thì phải. Cả đến việc đổi bếp dầu hôi thành bếp gaz đầu tiên cũng là gia đình ông bà Giáo. Quỹ lương có hạn, nhưng sự phân bổ chi tiêu của Mẹ luôn có ưu tiên cho món nào, món nào phải xuống hàng thứ yếu. Mẹ đâu cần đi học trường kinh tế đâu?

Lương nhà giáo hằng tháng của Bố chỉ có ngần ấy đưa về, thì Mẹ làm gì khi có những món bất chợt ngoài dự đoán? Tiền học của hai bà chị của tôi học trường Tây – Marie Curie, hằng ba tháng là phải đóng. Một món bộn, không thể kham trong mức lương dạy học của Bố. Đây là một sự thông minh và khéo léo mà Mẹ có: Mẹ đi một vòng các nhà sách như Khai Trí, Việt Bằng, những Kios sách đường Nguyễn Huệ hỏi có ai lấy thêm sách không. Thế là sau vòng lấy “order” Mẹ tôi về nhà tưng bừng đóng gói sách, chuẩn bị cho chuyến giao hàng sắp tới. Đến đây phải tả thêm cách đóng gói sách của Mẹ thật là tuyệt vời. Bà dùng cuộn dây gai sợi nhỏ quấn quanh cây sách. Mẹ không dùng sức nhưng dùng sự khéo léo, sợi dây đi một mạch từ đầu mối dây và cuối cùng thắt chặt kết thúc ở mối gút đầu tiên. Cây sách thẳng tắp, chặt chịa, được dán nhãn có tên số lượng các đầu sách, giao cho nhà sách nào. Một vòng đi lấy order nay đến một vòng đi giao. Giao nặng vì nhiều cây sách. Phần này Mẹ luôn được Bố giúp chở đi bằng xe Datsu, xe bán vận tải. Đường về xe nhẹ tênh mà trong tay Mẹ lại có một đống tiền cho những chi tiêu bất chợt này.

“Nội tướng” là biệt danh Bố tặng Mẹ vì mẹ có tài nấu ăn. Mẹ nổi tiếng trong nhóm bạn nhà văn của Bố món phá-xi cua, món bò xào dứa, món phở bò… Bạn Mai Thảo của Bố thường hay kêu to lên xin “Cuối tuần này Bà Thảo làm món gì cho chúng tôi đến nhậu đi nhé!” Thế là có nhóm bạn, có cụng ly, và có rôm rả chuyện trò. Bố tôi hài lòng về danh tướng của ông là vậy.

Nếu Bố tôi nổi tiếng trong văn đàn tiểu thuyết và truyện ngắn thì trong “văn chương viết thư” lũ tám đứa chúng tôi đều phong Mẹ là “hoa hậu”. Bà viết thư với văn phong nhẹ nhàng, giọng văn chân, tình cảm thật, viết đơn giản mà lại đi vào lòng người đọc. Mục này Bố thua xa Mẹ. Mà hình như có mấy ai biết Mẹ có biệt tài này đâu nhỉ? Trừ chúng tôi. 

Dẫu biết rằng Mẹ đã và đang có trong dòng máu lũ tám đứa tụi con, mười sáu (16) lũ cháu nội ngoại, nay đến sáu (6) chắt ở khắp ba đại lục Việt Nam, Úc và Mỹ, thế nhưng những dòng này viết ra như là một sự nhắc nhớ Mẹ, bà Nội Ngoại, bà Cụ cho toàn thể chúng ta. Kẻo mà… vì sự bôn ba sinh kế, vì thế sự chung quanh, vì người người vì trời vì đất mà quên Mẹ.

Không tôi vẫn nhớ và luôn nhớ Mẹ luôn có trong tôi!

California, ngày 6 tháng 5 – 2023

Doãn Tư Liên

Ngoại tướng Bố 

May 1, 2023

CHIẾC GIƯỜNG CỦA SHAKESPEAR - Anh Quân

Dear Bà Hương , 

Hôm nay tui đưa vợ tui đi chơi tỉnh Stratford uppon Avon, cũng là nơi sanh ra ông Shakespear. Cả cuộc đời ông sống ở đó và ông cũng thuộc loại đai gia thời đó, vì ngoài tài năng văn chương của ông, mà ông còn là chủ hơn 100 mẫu đất Anh vào thế kỷ 16, mà ông mua là trị giá 120 bảng Anh, lúc đó ông hiệu trưởng trường trung học Anh có mức lương 20 bảng Anh một năm. Ông có tiền có lẽ không nhờ văn chương vì gia đình ông buôn bán hàng da , chuyên về găng tay da. 

Khi vào thăm ngôi nhà sanh ra ông vào tháng 4 năm 1564, lên phòng ngủ của ông, nhìn vào chiếc giường của ông thì được giải thích vào thời đó dát giường không đóng bằng gỗ, hay kim loại để đỡ miếng niệm mà họ dùng dây thừng làm dát, bởi vậy cứ ngủ vài ngày là giây thừng giường sẽ bị trùng xuống, người nặng như tui là còn trùng nhanh hơn. 

Bởi vậy họ phải chế ra một dụng cụ bằng gỗ để căng dây thừng của dát giường ra. Từ đó có hai chữ “Sleep Tight” của tiếng Anh là nhờ cái việc căng dây thừng mà ra, có nghĩa phải “Tight” cái “Rope” thì ngủ mới sướng và ngon giấc. 

Khi ông Shakespear sanh ra , y như các em bé khác là sẽ ngủ trên cái nôi. Nhưng từ 3 tuổi trở lên là cái giường có thể kéo ra thì ông Shakespear sẽ ngủ ở cái phần kéo ra phía dưới.

Khi ông trên 5 tuổi thì cha mẹ ông bắt ông làm một bài kiểm tra là cầm cây nến đi bộ qua phòng kế bên dưới 10 bước với điều kiện sáp nến không chảy rớt xuống dưới tay hoặc dưới đất, như vậy biếc chắc đứa bé không gây ra hoả hoạn. Vậy sẽ được ngủ một mình ở một phòng riêng. 

Câu chuyện cái giường chỉ có vậy, nhưng khi ra ngoài vợ tui hỏi tui cái giường đó chỉ đủ cho một người ngủ thì làm sao hai người ngủ cùng một giường. 

Tui thì nói hồi đó làm gì có lò sưởi thì nhờ giường nhỏ thì hai ông bà phải ôm nhau ngủ, sẽ ấm hơn và sinh nhiều con hơn. 

Tất nhiên vợ tui không chấp nhận lý luận này của tui…

Anh Quân