Sep 25, 2017

KASTEEL EIJSDEN




Dear Huong,
Here the photos of the walk today. The castle near to the ferry across the river The Meuse. Furthermore the colours of autumn, leaves colouring, fields full of yellow rapa. Views over the field and a view over Maastricht.
AS










Eijsden Castle is a moated manor house with several farm buildings, a gatehouse and castle park, in Eijsden-Margraten, Limburg, Netherlands. The current castle was built in 1637 and is located next to the river Maas. The castle is a rijksmonument.

Source: https://www.google.com/search?q=kasteel+eijsden+openingstijden&rlz=1C5CHFA_enUS696US696&oq=KASTEEL+EIJ&aqs=chrome.2.0j69i57j0l4.8226j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8

KINH ĐÔ ÁNH SÁNG





Paris 2017

Cả 6 năm rồi tôi mới quay lại thành phố Paris , lần trước tôi đi là đi dự tang lễ người cha của thằng bạn thân- Phong Thái. Lần đó tôi chỉ ở Paris vài tiếng rồi đi thẳng xuống thành phố Strasbourg, rồi vài tiếng có mặt tại nghĩa trang và chùa Việt Nam là tôi về lại London . Chưa bao giờ tôi ở Paris quá ngắn ngủi như vậy.

Lần này trở lại Paris tính ra cũng trên 60 lần tôi đến kinh đô ánh sáng này, tuy nhiên tôi vẫn thấy là chưa hiểu biết hoàn toàn về Paris vì có những nơi tôi vẫn chưa tới được, chẳng hạn nghĩa trang Père-Lachaise nơi chôn cất nhiều người nổi tiếng như thi sĩ Fontaine, nhà toán học Fourier , nhạc sĩ vĩ đại người Ba Lan là Chopin , còn cận đại là nhà văn Oscar Wilde , tôi vẫn thích câu nói của ông khi đi qua hải quan của Hoa Kỳ trong chuyến đi thăm New York là người nhân viên hỏi ông có gì khai báo không thì ông trả lời là “ I have nothing to declare except my genius, tạm dịch Tôi không có gì khai báo ngoại trừ sự thông thái của tôi”. Thêm nữa tôi muốn xem ngôi mộ của ca sĩ nhạc Rock Jim Morrison của ban nhạc The Doors , ông mất vào năm 1971 tại Paris, cho đến nay cái chết và an táng ông vẫn bị thắc mắc là quá bí mật.

Chuyến này đi Paris làm hướng dẫn viên cho nhóm bạn từ Việt Nam , trong đó có bạn Chính và Thu học chung với tôi từ thưở bé. Còn hai bạn Phương và Thanh là bạn học của Chính và Thu ở cấp 3. Tất cả các bạn chưa bao giờ đến Paris nên việc dắt đoàn rất dễ dàng vì đi tới bất cứ thắng cảnh nào cũng là mới đối với các bạn.

Xem hành trình của Chính đưa là 5 giờ chiều chuyến Vietnam Airline sẽ đáp xuống phi trường Charles de gaulle và tôi sẽ đi đón các bạn. Vậy hay nhất tôi qua Paris sớm , nhận chìa khoá chỗ ở , để hành lý tại đó là tà tà đi xe điện ra đón các bạn.

Phải nói bây giờ xe lửa London – Paris quá tiện lợi , chỉ mất khoảng 2 tiếng 30 phút cho tuyến đường 344 km. Nhờ đường hầm xuyên biển nên mới giảm thời gian nhiều như vậy, chứ 30 năm trước , xe lửa tốc độ chạy chậm hơn chỉ hơn 50 km một giờ , rồi 2 tiếng ngồi phà, mỗi lần đi Paris là mất hết 8 tiếng. Khi nhìn kỳ công xây cất của người Anh và người Pháp hoàn tất công trình xuyên biển , tôi không hiểu nổi sao họ hay đến mức độ mỗi người đào hầm một đầu , khi gặp mặt nhau mà xê xích không đáng kể. Chỉ có đều kinh tế nước Anh vẫn trong tình trạng bết bát nhất là từ năm ngoái sau cuộc trưng cầu dân ý ra khỏi liên hiệp Châu âu , trong những năm sắp tới thì tình hình thấy càng không sáng sủa. Trước kia đi Pháp, mỗi lần đổi tiền qua đồng Euro , tôi nhận £1 = 1.50 Euro , giờ may mắn lắm là được 1.13 Euro , còn gặp nơi cắt cổ là £1 được 90 cent. Tuy nhiên 4 bạn tại Việt Nam họ rất dễ thương họ nhất định không cho tôi chia phần vé xe, tiền thuê chỗ ở, tiền ăn và tiền mua vé vào thăm một số thắng cảnh. Tôi phải nói các bạn quá tốt và lo lắng cho tôi.

Ở Pháp tôi cũng biết một vài bạn học ngày xưa học tại trường Sư Phạm Thực Hành nhưng giờ hai bạn thân đã rời Paris qua Bắc Mỹ định cư. Còn lại bạn Trí, tôi có báo cho Trí là tôi đến Paris, ngoài ra có một bất ngờ là bạn Thu trước kia cũng ở Paris, nhưng lên xe bông về nhà chồng bên Mỹ thì có về thăm gia đình tại Pháp, rất tiếc thời gian quá gấp nên không thể hẹn Thu một buổi ăn tối hoặc cà phê tại Paris.

Xe đến Paris khoảng 1 giờ trưa , đến 3 giờ tôi mới nhận được chìa khoá vào nhà. Tôi loay hoay ngoài nhà ga tìm cách mua vé xe đi lại trong vòng 4 ngày cho tôi và các bạn. May là bây giờ dân Pháp chịu nói tiếng Anh với khách du lịch , chứ trước kia biết mà chỉ nhất định nói tiếng Pháp, họ chỉ nói tiếng Anh khi mình chịu chào bằng một câu tiếng Pháp là Bonjour vì cho là tại sao vào xứ họ mà không cố học một chữ Pháp. Kể ra giờ dân Pháp chịu nói tiếng Anh vì dân du lịch tới quá đông, nhất là dân Trung quốc, đi trong Garge de Nord còn thấy một vài tấm bảng viết chữ Hoa như chỉ đi Toilet. Ngoài ga có tiếng loa hướng dẫn là Anh và Pháp. Tôi xuống quày mua vé , tính chào Bonjour , vừa phát chữ Bon xong là con bé bán vé nói một tràng tiếng Anh liền, thế là tôi được tường tận giải thích cách mua vé xe metro và RER di chuyển tại Paris. Sau đó tôi phải đi tìm một cái gì ăn , nếu xuống quận 13 ăn tô phở thì cảm thấy làm biếng quá, thôi đi vòng vòng xem có gì ăn được thì thấy một quán ăn cơm Tàu bán theo kiểu thức ăn bày trong hộp, muốn ăn gì cứ chỉ là họ lấy thức ăn nhưng cách bán y như là cân ký, chẳng hạn muốn ăn cơm chiên , mình nói cho hộp trung bình , họ bỏ vào hộp , rồi cân ra bao nhiêu gram thì hiện ra luôn số tiền, rồi chỉ thịt bò chiên họ cũng làm vậy, hộp rau họ cũng làm vậy… Xem ra họ tính tiền luôn từng hạt cơm , chạy không thoát, mà làm kiểu này thì biết giá cả thế nào rồi. Tôi gọi một hộp cơm chiên, một hộp thịt bò chiên và rau , thêm lon coca. Sau khi cân thức ăn giá là 16 euro, tôi cũng chóng mặt với cái giá trên trời nhưng thôi hàng ăn ngoài nhà ga hay phi trường thì chẳng có gì hợp lý cả. Có đều thịt bò chiên dở thiệt ăn được nửa hộp phải bỏ. Một điều mới học hỏi là thức ăn bán cân kí , kể ra người tàu hay thật.

Khi nhận chỗ ở thì bạn Trí tới thăm tôi, Trí nhiệt tình muốn đi đón các bạn Việt Nam tại phi trường , tôi cũng hơi ngại vì Trí chỉ biết thầy Chính, thêm nữa chiếc BMW của Trí chỉ chở được 4 bạn , tôi mới có ý kiến với Trí là ra ngoài đó Trí chở hết hành lý cho các bạn, thầy Chính ngồi về cùng với Trí , còn tôi cùng ba bạn nữ đi về bằng xe RER và xe Metro.

27 năm về trước cũng vào tháng 9 , tôi đã ra phi trường Charles de gaulle để ra đón bạn Minh Duy ( cũng là dân SPTH) từ bên Hoa Kỳ qua Paris chơi. Một trùng hợp nữa là tôi theo Duy đi về nhà một người quen ăn cơm Tàu gần quận 18 (nơi tôi tá túc cùng với các bạn VN). Bây giờ phi trường De Gaulle quá đẹp mà phải nói kiến trúc hơn phi trường Heathrow bên Anh và một số phi trường tại Châu âu. Vì chỗ lấy hành lý họ xây các cánh cửa kính , người đi đón nhìn được thân nhân hay bạn bè đang đợi lấy hành lý, hai bên nhìn thấy nhau, người đến có thể tới sát cửa kính nhìn mặt người đón, hai bên cùng cười nhưng không thể nói chuyện qua cánh cửa kính cách ly. Sau đó người đón có thể đi song song ra cửa bên ngoài.

Đêm đầu tiên của các bạn tại Paris , mưa tầm tả nên tôi không thể đưa Thầy Chính đến khung cảnh đèn màu của Paris được, tới xem Moulin Rouge là (trong tiếng Pháp có nghĩa là "cối xay gió đỏ") là một tiệm hát (cabaret) nổi tiếng của Paris, được xây dựng năm 1889 bởi Joseph Oller. Nó nằm trong khu phố Pigalle, một "khu đèn đỏ" của Paris, trên Đại lộ Clichy, gần với đồi Montmartre.
Từ một trăm năm nay Moulin rouge được cả thế giới biết đến qua hình ảnh chiếc cối xay gió đỏ với các vũ nữ chân dài quyến rũ trong điệu nhảy Cancan nổi tiếng.
Tôi cũng rất muốn tới chụp tấm hình Moulin Rouge về đêm mà vẫn chưa làm được. Còn Pigalle tôi có nhiều kỷ niệm với Thái và Trí.

Nên thế tất cả đi ngủ sớm, riêng tôi thì quá sớm phải lên giường 11 giờ. Còn 4 bạn thì quá muộn vì quen giờ Việt Nam. Tôi tỉnh giấc vào lúc 4 giờ sáng thì các bạn đều thức cả rồi, đối với các bạn thì quá trể còn tôi thì quá sớm. Ở cái xứ tây mọi sinh hoạt cũng phải sau 8 giờ , hàng quán mới hoạt động. Tôi đưa ý kiến là sáng mua bánh mì về ăn sáng, rồi mua thêm jambon bỏ vào bánh mì ổ , trưa ăn , để thời gian đi chơi , tối hãy đi ăn tiệm. Ý kiến này được mọi người đồng ý. Tôi và thầy Chính đi mua bánh mì , kể ra cũng hơi kẹt về ngôn ngữ vì những chỗ mình thuê tá túc thì sinh hoạt theo tính cách địa phương rồi, đừng nghĩ mọi người phải biết tiếng Anh. Đi ra mua bánh mì, muốn mua muốn 5 cái croissant mà khả năng đếm tiếng tây của tôi là Un, Deux, Trois và Quatre còn số 5 thì chịu thua , tôi đếm đến 4 , muốn cái thứ 5 mà thằng bán hàng cứ đợi tôi nói , tôi bí quá muốn nói luôn tiếng Việt là cái thứ năm nhưng rồi tôi dơ 5 ngón tay , thằng bán hàng nói oh vậy là Cinq , thế là tôi hoc được số 5.

Thường dắt đoàn đi chơi tại Paris thì mình luôn đưa tới những chỗ quen thuộc, nhưng phải nói 4 bạn từ Việt Nam đi bộ rất là chì , phải nói một số người Việt tại Châu âu và bên khu California, Hoa kỳ sẽ không đi lại 4 bạn này. Các bạn đi được 20 km ( khoảng 15 miles) là điều đáng khen, nhất là các bạn không quen đi bộ. Tất nhiên sẽ đuối sức nhưng vậy là hay lắm.

Trước khi thầy Chính qua đây , tôi dặn thầy đem những thứ lặt vặt như ổ cắm điện nhiều chấu , áo khoác … nhưng lại quên nói chuyện tiền bạc mà chính tôi cũng không nhớ giá trị tờ Euro là lên tới 500 Euro. Thầy Chính được vợ đổi cho 4 tờ 500 Euro. Lúc sang đây đi ăn phở quận 13 , trả tờ 500 thì nhà hàng không nhận vì cho trị giá quá cao. Kể ra 500 Euro cũng lên tới $600 nếu là tiền giả thì sao? Buổi ăn không đến 100 Euro thì quả thật rắc rối. Nên vậy Thầy Chính gặp khó khăn trong việc tiêu thụ tờ 500 Euro , kể ra 4 tờ cũng khó. Tôi mới nói với Thầy là tới những chỗ mua vé vào thăm thắng cảnh thì hy vọng đổi được hoặc phải đi ngân hàng chính. Khi tới điện Versailles tiêu thụ được tờ 500 euro. Đến buổi chiều đi ăn nhà hàng Tây , thầy mới nghĩ ra kế là để trong bóp duy nhất tờ 500 Euro, đến lúc trả tiền sẽ cho tụi nhà hàng coi là chỉ có 500 euro thôi. Sau bữa ăn ngoài nhà thờ Đức Bà – Paris , thầy Chính để tờ 500 Euro , thằng bồi trả lại ngay nói tiền lớn quá , không có tiền thối. Hỏi có tiền khác không ? thầy Chính giả vờ ngơ ngác đưa bóp ra không còn gì hết. Thằng bồi cũng nói lại liền là đi ra các tiệm gần đây đổi tiền đi . Hai tên chơi tâm lý với nhau , một tên hết tiền, một tên kêu đi đổi tiền.

Tôi mới nói với Thầy Chính xem ra mình không thắng tụi nó vì tụi nó không đuổi mình đi, cứ để mình ngồi lì. Kêu cảnh sát tới thì chẳng thằng nào sai cả. Mình nói hết tiền, nó sẽ nói không đủ tiền thối. Mình nói nhà hàng to như vậy không tiền thối sao? Nó cũng nói 5 người đi chơi cầm toàn tờ 500 euro sao? Ngoài ra sao không trả bằng thẻ tín dụng. Giờ xem ra tụi nhà hàng cho mình ngồi lì, vậy ai thắng ai? Chỉ còn cách tui mình giả vờ gộp tiền lại , trả đúng giá tiền không cho tiền Bo , nếu nó hỏi tiền Bo thì mình kêu nhận tờ 500 euro đi là có Bo, thôi cách đó mình có lời tiền Bo.
Đi ra ngoài thầy Chính cứ lên án xứ Pháp tại sao không xài tờ 500 euro, thật mà nói Thầy than phiền vậy là đúng, nhưng có những cái luật dở hơi của dân chúng đưa ra. Thấy Thầy không vui, tôi đành trêu Thầy là tại Việt Nam khi đổi đô la tờ $100 khác giá khi đưa 5 tờ $20. Rồi viết chữ lên tiền là bị giảm giá đổi. Tiền cũ và tiền rách không nhận. Vậy mỗi nước có luật chơi theo kiểu Luật bất thành Văn. Có điều Thầy Chính giải quyết thêm tờ 500 Euro nữa là trả tiền thuê cái chung cư 3 đêm cho tôi, vì tôi ứng tiền trước. Giờ Thầy nói hết tiền thật, giá thuê là 420 Euro , tôi thối lại 80 Euro , cầm tờ 500 Euro . Tôi sẽ giữ tại đây , khi nào tôi về Việt Nam sẽ đi đổi, không đổi được là Thầy phải đi đổi cho tôi.

Trước khi tới Paris, Thầy Chính hỏi tôi đi 3 ngày có đủ không? Câu trả lời này tuỳ theo mỗi cá nhân. Một người thích Shopping thôi thì 3 ngày quá nhiều. Một người chỉ xem cảnh theo kiểu lướt qua thì 3 ngày vừa đủ. Còn muốn biết Paris tương đối thì 7 ngày , nhưng còn hiểu Paris thì cả một đời sống vì Paris quá nhiều lịch sử , quá nhiều dấu ấn và nhất là những nước thuộc địa có quá nhiều liên can đến Paris. Thành phố Paris cũng nhiều thay đổi về du khách là quá nhiều du khách Trung quốc . Người Việt mình có câu là không nhìn người qua bề ngoài nhưng khi nhìn những nhóm người Trung quốc đi du lịch , tôi cũng rán nhìn qua lịch sự văn minh của họ , rất tiếc tôi chỉ tìm thấy sự học làm sang và học trưởng giả của họ. Ngoài ra một vài hành động thiếu văn minh, nhưng họ đem lợi nhuận đáng kể vậy có nên từ chối chăng ??

Chuyến họp mặt đi chơi chung đã chấm dứt. Giờ 4 bạn bạn đang trên chuyến bay quay về Sài Gòn. Trong tâm tư của các bạn đều có một kỷ niệm. Tôi đoán với các bạn là kỷ niệm khó quên. Riêng tôi là thêm một kỷ niệm đẹp vì trong đời sống của tôi thì thành phố Paris cho tôi quá nhiều kỷ niệm của bạn bè trong trường Sư Phạm Thực Hành và trong đó có 4 bạn. Khi đi qua bến tàu điện Sully Monland, tôi có nói với bạn Chính cái trạm tàu điện này tôi không bao giờ quên được vì bạn Thái đã sống tại đây, không biết bao nhiêu lần tôi đã ghé đây ( ngoài ra Thanh Hương và Minh Trang đã tới đây) . Nên tôi rất khó quên thành phố nay và luôn muốn quay trở lại khi có cơ hội.

Quân





Sep 20, 2017

HAI TRÙM BÉT

Hai trùm bét chắt cụ Sỹ Thảo (Cỏ và Hugo) nay đã hiểu biết thêm nhiều chút.



BỐ MÊ ĐẠP XE






Buổi sáng mùa thu năm ấy, trời Houston có gió hiu hiu và đã mát lạnh. Cây lá xung quanh đã ngả sang màu vàng cam và đất trời đang chuyển cảnh.  Hôm ấy lại đúng ngày thứ bảy không phải đi làm, tôi bèn rủ ông bố đã ngoài 80:
“Mình đạp xe một vòng quanh khu nhà mình đi bố!”
‘Hay lắm!”  Ông liền trả lời.
Đạp xe là niềm đam mê của bố từ ngày rời Việt Nam qua ở với vợ chồng tôi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tình nguyện đồng hành với ông bằng xe đạp.
Bố vội vàng vào thay quần áo.  Tôi còn đang loay hoay kiểm soát xem bánh xe mình có bị mềm không thì đã thấy bố hăng hái dắt ra chiếc xe đạp của ông.  Chiếc xe này của một người học trò cũ tặng ngày ông mới định cư sang Mỹ và cũng là phương tiện di chuyển của riêng ông từ đấy.
Từ phiá sau, tôi bàng hoàng khi thấy ông già mình đẩy nhanh chiếc xe lấy trớn rồi nhảy phóc lên yên ( kiểu dân Hà nội  ngày trước 54) ... Chà, trông ông cứ như một hiệp sĩ vừa phóc lên lưng ngựa! Tôi bắt đầu đạp đủng đỉnh  theo sau bố già và càng lúc càng hết sức ngạc nhiên vì ông cụ đạp một mạch tới một ngã tư rồi quẹo phải tới một nơi có hồ bơi. Bố nói: “Hồ này vào mùa hè đông lắm.” Tôi ngạc nhiên:  “Vậy mà con không biết.” Tới một góc khác, bố len lỏi vào một con đường ngoằn ngoèo đến một bãi cỏ hoang dại và một khoảnh hoa dại vàng rực rỡ. Bố ngả xe tỉnh bơ trên cỏ, rồi bảo tôi:
“Con cứ thả xe xuống cỏ, mình đi bộ tiếp. Không sao đâu!”
Tôi ngơ ngác:
“Tại sao bố quăng xe ở đây, lỡ mất làm sao?”
“Mất thế nào được! Đi bộ một chút phía này có cái ao đẹp lắm.”
Quả vậy, khuất sau một bụi lau cao và rậm là một cái ao xinh xắn, làm khu vui chơi cho vài đàn le le và ngỗng.
Ngắm ao một chốc, bố nói:
“Thôi mình quay lại lấy xe đạp!”
Leo lên xe đạp, bố nói:
“Cứ đi thẳng đường này, có con đường tắt đi đến trường của bé Vịt nhà mình đấy.”
Vịt là con gái út sáu tuổi của tôi. Ngày ngày tôi chở nó đi học bằng xe hơi, nào có biết đến con đường tắt bố vừa nhắc tới.
Tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thì ra bố biết cặn kẽ tất cả các ngóc ngách của khu vực quanh nhà. (Chỉ có thể vì đã bao lần lén mẹ và chúng tôi đạp xe khá xa.)
Tiếp tục cuộc đạp xe của hai bố con, bố già tôi chạy càng lúc càng nhanh hơn , quẹo trái , quẹo phải, rồi chạy  tọt ... thẳng cả  ra đường cái và băng  nhanh qua trạm đèn xanh vừa chớm chuyển vàng!
Tôi  hoảng cả hồn vía, cố gắng đạp vượt xe bố, vừa bở hơi tai vừa la lớn:
“ Thôi bố, đủ rồi! Về nhà thôi!”
Ông ậm à ậm ừ như vẫn còn tiếc nuối. Rõ ràng là ông đạp chưa “đã” !!!. Tôi khẩn khoản dục về luôn miệng mà đến cả 45 phút sau, bố con mới đạp trở về nhà !
Bố“mê” đạp xe như vậy đó, dù có biết bao “kỳ đà” cản mũi! Mỗi lần thấy bố dắt xe đạp ra, tôi đều dặn “Bố đừng đi xa!” và bao giờ cũng được bố trấn an:
 “Bố đi gần thôi mà.”
Mẹ cũng thường gằn giọng khi thấy bố hăm hở dắt xe ra: “Ông không được ra đường xe hơi chạy đâu nhé!” Bố cười xòa: “Ừ, ra đường xe hơi nguy hiểm lắm!”
Vậy mà bạn bè đã từng “méc” với tôi là trông thấy ông ngoài đường cái!
Mới hồi tuần trước, tôi đi làm về thì bé Vịt  ra mở cửa và mách ngay:
“Bố ơi ! Ông vừa té xe hôm nay!”
“Sao con biết? Bà có biết không?”
“Con thấy đầu gối ông bị trầy! Ông khôn lắm, ông dặn nhỏ con ‘Cháu đừng mách bà nhé!’ rồi ông dúi cho con cái kẹo.”
“Thế con không mách bà à?”
“ Dạ có chứ! Sau khi ăn kẹo xong, con đã vào mách bà! Bà la ông rồi!”
Tôi  chỉ biết lắc đầu:
“Hừ ! Mày đúng là đệ tử ruột của bà! “

Bố ơi ! Bố đã chịu 13 năm dài “học tập cải tạo” vì bị chính quyền cộng sản gán cho tội gián điệp và biệt kích văn nghệ! Lúc nào các con cũng hiểu và yêu thương bố đã hy sinh và vượt qua quá nhiều gian khổ vì lý tưởng của mình.
Thời gian di qua thật nhanh quá ! Con và dâu của bố là Hằng lúc nào cũng hãnh diện và rất vui đã được cái quyền chăm sóc cơm nước  cho bố mẹ hơn 16 năm ở mái nhà Houston. Bây giờ thì bố đã sang California để hưởng khí hậu tuyệt vời ở đó và để các chị em đông đủ được thay phiên chăm sóc bố ! Tụi con rất yên tâm và lúc nào cũng nghĩ đến đức tính chẳng bao giờ biết than phiền của bố. Con cũng học được tinh thần lạc quan của bố nữa.
Các con cháu của ông ở xứ cao bồi Texas cầu mong cho bố thật nhiều sức khỏe để tiếp tục sống vui  khoẻ bên chúng con bố mãi  mãi bố nhé!

Viết và chỉnh sửa xong ngày 20 tháng 9 năm 2017

Thái Doãn


Sep 18, 2017

NGHỆ SĨ CÒM VÀ H.C.M



Miên vặn radio nhà vì vẳng từ phòng anh em sinh viên lân cận có tiếng vang giới thiệu Sân Khấu Lớn.

Miên vẫn thích theo dõi Sân Khấu Lớn của Lãng. Trong một buổi họp ăn uống của gia đình văn hóa, Khiết nói đùa với Lãng.
- Tiếng nói của cậu ở mục Sân Khấu Lớn hằng ngày được phát thanh đúng là tiếng nói... nhân dân đấy (giọng  Khiết đứng đắn). Anh em nhà có người khoáy sâu vào đời sống siêu hình, cậu sống đời sống đó, có thể sự thống khổ của dân tộc mình mới không trừu tượng (giọng Khiết hơi lơ đãng). Vả lại sự thống khổ của dân tộc mình có trừu tượng anh!

Lãng chỉ vào Miên nói:
- Ấy tôi viết xong mẩu Sân Khấu Lớn nào đều phải đọc cho cô Miên nghe trước đã, hễ cô Miên ưng là được.
Và Miên đã cười nói với Lãng:
- Vặy anh phải chia tiền nhuận bút cho em một nửa, anh Nghệ Sĩ Còm to lớn hơn Tây ạ.
 oạt lời giới thiệu Sân Khấu Lớn vang lên như thường lệ:

Màn kéo lên từ ngày thứ bảy của  ượng Đế. Và ta bị ném lên sân khấu khi cất tiếng khóc chào đời.
Vở kịch dài đã khởi đầu và chưa biết bao giờ chấm dứt. Bi ư?

- Không hẳn! Lạc ư? Cũng không hẳn! Chỉ biết rằng có tiếng khóc rũ rượi, lại có tiếng cười nức nở.
Ta xem người và người xem ta trên cái sân khấu lớn này để trau chuốt vai trò của nhau há chẳng là một điều ích lợi ru?
Những mẩu kịch thẳng thắn đơn sơ nhưng chứa đủ tính chất của sân khấu lớn: cười, khóc, giận hờn, yêu thương, tủi hổ....
Lần này vở kịch kéo dài bốn mươi lăm phút.

MỘT CUỘC GẶP GỠ

Lời Nghệ sĩ Còm tự giới thiệu: Trước đây để tỏ lòng ngưỡng mộ của mình với Chư Công, Đức Khổng Tử có nói với học trò: “Đã lâu lắm ta không mộng thấy Chu Công.” Từ ngày Nghệ Sĩ Còm xách va-li “dô” Nam rất nhiều khi mộng thấy ra thăm miền Bắc yêu dấu nhưng chưa hề lần nào mộng thấy... “Bác”. Cả ngày hôm qua Nghệ Sĩ Còm tôi đạp xe máy đi khắp Sài Gòn-Chợ Lớn thăm khắp các ngoại ô Cây Mai, Phú  ọ, Hòa Hưng, lại qua cầu sang cả Bình Đông nữa mà chẳng lượm được điều gì hay ho cho Sân Khấu Lớn. Tối đến về nhà mệt quá Nghệ Sĩ Còm tôi nằm lăn quay ra ngủ thiếp trên ghế bố và đã mơ thấy trở về miền Bắc gặp cả Bác cùng bạn cố tri của Bác là đức ông Sanh-Ny người Pháp, tác giả cuốn “Hòa bình hụt” và nhà thơ phục vụ nhân... “rân” của Bác là thi sĩ Tô Hẫu. Nghệ Sĩ Còm nghĩ rằng ngày xưa Trang Tử mơ thấy mình hóa thành bươm bướm, đến khi tỉnh dậy bỡ ngỡ không biết rằng mình giờ đây là thật hay mình khi hóa thành bươm bướm là thật. Mộng và đời hầu như không còn ranh giới nữa. Vì vậy mà Nghệ Sĩ Còm xin phép độc giả chép nguyên văn cuộc đấu khẩu trong mộng kia để chư quý vị nhàn lãm cho vui.

Mở màn lên. Nghệ sĩ Còm đang thơ thẩn trên đường quê hương.
NGHỆ SĨ CÒM - Đúng là đường quê hương của ta đây, vẫn hàng cây cao vút, con đường thẳng tắp ngày xưa (nhìn đồng hồ tay). Mới có chín giờ tối mà sao đường xá vắng tanh thế này (tiến về phía một chiếc nhà có ánh đèn). À, họ đang học tập chính trị thì phải.
Tiếng một cán bộ lãnh đạo học tập tự trong nhà đó thoát ra. “Nhờ ơn Đảng, Chính Phủ và Bác đã đem lại hòa bình cho nhân dân. Bác đã dạy Bác là con của nhân dân, Đảng là Đảng của nhân dân, chính phủ là chính phủ của nhân dân. Chúng ta ai nấy đều phải phục vụ nhân dân. Nhớ ơn Đảng, Chính phủ và Bác chúng ta đã...”
NGHỆ SĨ CÒM(quay ngoắt đi lẩm bẩm) - Tám năm trời chinh chiến, bao xương máu đã đổ ra nhân dân đã được hưởng gì. Ta muốn hỏi mi: có thật Đảng kháng chiến hay chính kháng chiến đã cứu Đảng?
Có tiếng hỏi- Chú vừa nói gì?
NGHỆ SĨ CÒM(ngẩng lên nhìn) - A, nếu tôi không nhầm ông là ông Hồ Chí Minh.
H.C.M - Phải, phải. Còn chú, chú ở đâu đến đây?
NGHỆ SĨ CÒM -  ưa ông tôi là người quốc gia ở miền tự do về thăm quê nhà.
H.C.M - Vậy ra chú...
NGHỆ SĨ CÒM - Ông gọi tôi là anh, bác hay là gì cũng được xin miễn gọi tôi là chú.
H.C.M - Lý do?
NGHỆ SĨ CÒM - Danh từ “chú” ông thường dùng cho ba hạng người.  ứ nhất cho những người cùng trong gia dình “cách mạng vô sản” của ông; thứ hai cho những tên hoạt động chính trị như một tên đê mạt nào lúc toàn dân còn kháng chiến thì bỏ vào Hà Nội, khi Hiệp định Genève vừa ký xong thì vội bỏ Hà Nội ra tìm tới suýt soa liếm gót ông mà rằng: “Bây giờ Bác cho chúng con sống thì chúng con sống, Bác bắt chúng con chết thì chúng con chết”; thứ ba cho những người tuy trong lòng thì bất bình khinh Đảng của ông nhưng ngoài mặt vẫn phải làm vẻ phục tùng bởi họ hoặc không thể ra khỏi đất nộ lệ này, hoặc vì lẽ này lẽ khác họ buộc lòng phải ở lại.  ưa ông, tôi là người quốc gia di cư đến vùng tự do này về thăm quê hương yêu dấu, tôi không hề thuộc một trong ba hạng người kể trên.
H.C.M -  ế chú... à thế bác... thế bác...
NGHỆ SĨ CÒM - Vâng tôi còn ít tuổi xin ông cứ gọi như thế, thật là hợp với cách xưng hô của người nhiều tuổi ở miền quê hương ta.
H.C.M -  ế ra bác thuộc loạt những... những người vào Nam?
NGHỆ SĨ CÒM - Đài phát thanh của ông hằng ngày tuôn ra thao thao bất tuyệt những danh từ “phản động”, “Việt gian” để chỉ những người đó, tiện đây tôi muốn cùng ông thảo luận chút ít.  eo ý ông thế nào là “phản động Việt gian?”
H.C.M - Là những kẻ lìa xa dân, không phục vụ nhân dân, phản bội nhân dân.
NGHỆ SĨ CÒM - Kẻ lìa xa nhân dân tội nặng một phần, kẻ khiến cho nhân dân kinh tởm phải lìa xa mình tội còn gấp trăm. Ngót một triệu người không chịu nổi uế khí chủ nghĩa Cộng sản đã tự ý lìa xa ông, họ không phải là nhân dân chăng? Đảng của ông đã phục vụ gì cho nhân dân trong khi họ nhịn ăn nhịn mặc để đóng thuế nông nghiệp, thương nghiệp? Ông hãy tự hỏi ai là kẻ phản bội nhân dân? Ngày mùng 6 tháng 3 năm nào ai đã ký cho quân Pháp vào? Đó là nước cờ cao của ông đấy giúp ông rảnh tay tàn sát những đảng phái quốc gia đối lập. Rồi những người Pháp mà ông kêu là dân chủ ấy, chúng lật mặt khiêu khích.  ế là rước Tây đến, ông đã đồng thời đưa dân tộc vào cảnh máu chảy xương rơi trong tám năm trời để rồi kết thúc bằng Hiệp định cắt đôi giang sơn tiên tổ do các lãnh tụ Nga, Tàu khởi xướng, chứng kiến và... bảo đảm. Ngót một triệu người đành tạm rời bỏ quê hương, vào Nam vừa kịp an cư chưa kịp lạc nghiệp thì ông đã liên minh với thực dân thọc gậy bánh xe. Chao ôi, ông liên minh với thực dân, kẻ thù số một của dân tộc trong tám mươi năm trường, kẻ thù mà trong tám năm kháng chiến qua toàn dân đã một lòng đem xương máu dựng thành chống trả. Tôi hỏi ông ai là kẻ phản bội nhân dân?
H.C.M - Chú... à quên bác nên nhớ đường lối chính trị thường khi ngoắt ngoéo khó nói ra lắm, bác làm gì mà nóng nảy giận dữ quá thế, mất bình tĩnh rồi.
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi đại diện cho mối căm hờn của ngót một triệu người ly hương về đây làm gì mà chẳng giận dữ!
H.C.M - Bác quên rằng chúng tôi đã đại thắng giặc Pháp ở Điện Biên Phủ?
NGHỆ SĨ CÒM - Toàn dân Việt Nam đã trực tiếp hoặc gián tiếp đánh bại giặc Pháp trước và sau Điện Biên Phủ. Ông đã từng nghe giọng ru buồn buồn của các bà mẹ Việt Nam. Mẹ nghèo nuôi con khôn lớn, tiễn con lên đường chiến chinh. Tất cả những hy sinh âm thầm và chói lọi đó hầu hết vì quốc gia dân tộc đâu có vì thuyết giai cấp đấu tranh của Đảng ông. Sau Hiệp định Genève ông có thấy bao nhiêu cán bộ lìa bỏ ông vào Nam để tiếp tục sự nghiệp cứu nước? Hàng chục vạn người dân hiền đã đua nhau đi dân công trong những chiến dịch kháng Pháp, và bây giờ khi ông đã rơi mặt nạ tay sai cho Nga Tàu thì ngót một triệu dân đã trốn thoát vào Nam tiếp tục sự nghiệp cứu nước, ông thấy rõ chứ?
H.C.M - Bác không nên hiểu lầm thiện chí của nước bạn vĩ đại Trung Hoa!
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi hiểu lầm sao được. Mấy ngàn năm trước đây khi tổ tiên mình vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến lưu vực sông Hồng thì nước bạn vĩ đại của ông đã nhảy xổ đến đặt nền thống trị. Nhưng ngọn lửa Việt vẫn luôn luôn được truyền nối tự tay các bà Trưng, bà Triệu, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền. Rồi qua những triều đại tự chủ Đinh, Lê, Lý, Trần... đã bao nhiêu dân nước bạn vĩ đại của ông sang đây hòng đặt lại ách thống trị hồi thái thú, thứ sử cũ. Ngày nay kết quả xương máu tám năm trời chiến đấu mà ông đem lại là chém nước tổ ra làm hai khúc, khúc trên ông đã rước những thái thú Tàu tân thời cùng quan thầy Nga đến ngự, khúc dưới ông ngầm liên minh với thực dân nhờ chúng giữ hộ. Tôi có nghi lầm về ông không? Hay vẫn là “đường lối chính trị thường khi ngoắt ngoéo khó nói ra lắm?
H.C.M - Nước Trung Hoa ngày nay khác nước Trung Hoa ngày xưa. Mao chủ tịch đã tuyên bố: “Cách mạng Trung Hoa thành công cũng là nhờ ở cách mạng Việt Nam thành công.”
NGHỆ SĨ CÒM - Chính vì thế nên Mao chủ tịch của ông đã dùng ông như dùng con tốt thí; chính Chu Ân Lai đã giao thiệp với Tây phương để chia chia lãnh thổ nước nhà ra làm hai, ông chỉ việc tuân theo mà ký vào đấy có phải không?
H.C.M - Tưởng tôi khỏi phải nhắc bác, là chủ nghĩa Cộng sản không phân biệt ranh giới quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác...
NGHỆ SĨ CÒM -  ật ư? Ai đề xướng ra thuyết đó thế hở ông? Phải, các quốc gia không còn biên giới nữa mà gồm lại thành một quốc gia duy nhất là Nga Xô vĩ đại. Các quốc gia khác cứ việc làm bia đỡ đạn cho Nga Xô vĩ đại.  ưa ông việc chủ trương xóa bỏ các biên giới chỉ có lợi cho kẻ thủ xướng là Nga Xô. Ông tin Nga Xô vĩ đại, ông quý Nga Xô vĩ đại đó là quyền của ông, nhưng ông không có thể cưỡng ép cả dân tộc cũng tin theo ông như vậy. Mặc dầu gặp bao trở ngại bao khủng bố mà đã có ngót một triệu người ra đi, điều đó không đủ nói nhiều với ông sao?
H.C.M - Vậy theo ý bác thế nào là phản động, Việt gian?
NGHỆ SĨ CÒM - Chỉ đơn giản là những kẻ mất gốc, mất lập trường dân tộc. Vâng, thưa ông dân tộc là một sự thực chói lọi như ánh mặt trời, người Cộng sản có thể viết cả mấy nhà lý thuyết để phủ nhận sự thực đó cũng là công toi. Người ta không thể đốt nến, dù cả ngàn vạn cây, để xóa nhòa ánh sáng mặt trời.
H.C.M - Tình yêu nhân loại rộng rãi của người Cộng sản mà là phản động sao?
NGHỆ SĨ CÒM - Ông không nên mang những chữ kêu nhưng rỗng ấy để lòe tôi. Tôi kính nhi viễn chi niềm tin đó của ông. Ông quên mất luật động trong biện chứng pháp rồi! Năm 1945 ông nói Đảng Cộng sản phục vụ nhân loại thì người ta tin, nhưng nay đã trải qua tám năm chinh chiến, người ta đã hiểu “tình yêu rộng rãi” của ông qua những phương pháp bóc lột đến xương tủy nhân dân bằng thuế thương nghiệp, nông nghiệp, đi dân công... Người ta đã hiểu “tình yêu nhân loại rộng rãi” của
ông qua những vụ tổ chức đấu tố tối ư tàn nhẫn, vô nhân đạo. Ngày xưa tôi còn nhớ có một lần ông tuyên bố: “Đảng tôi là đảng quốc gia Việt Nam, tất cả những người Việt Nam yêu nước đều là đảng viên,” và thời đó người ta hô “Hồ Chí Minh muôn năm!”  ời đó xa rồi, xa lắm rồi ông ạ. Ông ngẫm xem, ngày giải thích Hiệp định mùng 6 tháng 3 ông khóc, sau đó bao lần ông khóc nữa, nhưng chúng tôi đã quá hiểu những giọt nước mắt cá sấu đó. Những ngày cách mạng 1945 ông ôm nhi đồng bác bác cháu cháu, mọi người đều trầm trồ khen ông là yêu trẻ; ngày về tiếp thu Hà Nội ông cũng ôm nhi đồng nhưng đâu ông có gây lại niềm hân hoan cũ? Tội nghiệp cho lòng chí thành của ông khư khư mình buộc lấy mình vào trong cái vỏ giáo điều duy vật óng chuốt lý trí, nhưng thô lậu biết bao với nhịp sống rộng lớn, tinh tế, uyển chuyển của con người của dân tộc, của nhân loại. Lừa một người thì có thể lừa được năm lần, lừa một nhóm người có thể lừa được hai ba lần, nhưng lừa cả một dân tộc ông chỉ có thể lừa trọn vẹn được một lần mà thôi.
Nghệ Sĩ Còm nói xong quay ngoắt người đi thẳng. Qua một gốc cây thấy bóng một người mặc áo trắng.  oạt tiên Nghệ Sĩ Còm tưởng đó là một vệ sĩ của Bác, song đến khi nhìn kỹ thì thấy người đó khá cao lớn mũi lõ và mắt xanh. Nghệ Sĩ Còm nhìn ngay ra đức ông Sanh-Ny, người bạn Pháp dân chủ của Bác.

Trích "Tình Yêu Thánh Hoá" - Doãn Quốc Sỹ

NGHỆ SĨ CÒM VÀ SANH-NY




SANH-NY - Gớm ông thảo luận gì với Hồ Chủ tịch mà lâu
thế? Tôi đợi mãi.
N.S CÒM -  ế ra ông đi cùng với ông Hồ trong cuộc vi hành này?
SANH-NY - Cố nhiên! Cố nhiên! Chúng tôi là bạn cũ với nhau mà.
N.S CÒM (cười khẩy) - Nhiệm vụ của ông ở đây đã đến đâu rồi?
SANH-NY - Nhiệm vụ của tôi thì vô cùng vì có từng mức, đặt được mức này lại nhằm tiến lên mức khác.
(Ông Hồ Chí Minh thấy Nghệ sĩ Còm đứng nói chuyện với Sanh-Ny như vậy bèn không tiến lại nữa và đi thẳng vào căn nhà có đèn sáng, ý hẳn để xem các cán bộ sinh hoạt chính trị ra sao? Trong khi đó cuộc thảo luận giữa Sanh-Ny và nghệ sĩ Còm tiếp diễn.)
NGHỆ SĨ CÒM - Nước Pháp đã ký Minh Ước Đại Tây Dương lại đi bắt tay với một chú chư hầu Nga Xô, cung cấp cho hắn nào là cán bộ nhân công cùng các nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ chiến tranh. Như thế có phải là một nước biết trọng tín nghĩa không nhỉ?
SANH-NY (nói lảng) - Tôi chỉ là một cán bộ thi hành đúng chỉ thị của chính phủ nước tôi.  ế thôi, điều ông hỏi ngoài thẩm quyền hiểu biết của tôi.
NGHỆ SĨ CÒM - Ngày triệt thối Hải Phòng, quân đội nước ông có bồng súng, có thổi kèn, có đọc điếu văn và đặt vòng hoa trên mộ các tử sĩ ?
SANH-NY - Vâng có thế.
NGHỆ SĨ CÒM - Cảm tưởng của ông thế nào?
SANH-NY - Tôi thấy chua xót lắm. Biết bao xương máu của chúng tôi đã đổ ra trên đất nây mà bây giò phải rút lui hết cả.
NGHỆ SĨ CÒM - Ông cũng như các đồng bào thực dân khác của ông có chi là đáng chua xót. Chính những người chết nằm ở nghĩa địa mênh mông và hiu quạnh kia mới thấy chua xót, chua xót vì họ bị các ông lừa đưa đến một cõi chết ô nhục. Chua xót vì đã chết xa quê hương, xa gia đình, xa cha mẹ, vợ con, họ hàng thân thích mà nấm mồ của họ trên mảnh đất lạ đó còn là một di tích muôn đời về sau cho người dân xứ này vừa nguyền rủa, vừa kiêu hãnh. Ông nghĩ kỹ xem những nghĩa địa đó cũng chỉ là những Đống Đa dưới hình thức khác chứ gì.
SANH-NY - Để cho người chết an nghỉ, chúng ta nên nói chuyện khác thì hơn.
NGHỆ SĨ CÒM - Ông tưởng tôi nhắc đến những người
chết của ông mà sung sướng sao? Tôi chua xót vì nghĩ đến biết bao làng mạc của chúng tôi đã bị thiêu trụi. Nước ông hồi bị Đức chiếm đóng có một làng Oradour bị tàn sát mà cả nước Pháp ứa lệ xót xa nhắc nhở mãi đến ngày nay, chứ nước Việt của tôi ròng rã tám mươi năm qua từ phong trào Cần Vương qua các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Yên Bái, Yên  ế, Nghệ An, Đô Lương đã có biết bao nhiêu làng Oradour? Tôi chua xót lắm chứ, chua xót vì biết bao các anh hùng liệt sĩ cùng các chiến sĩ anh dũng nhưng vô danh của chúng tôi đã phơi thây nơi chiến trường hoặc chết hao mòn trong các chốn tù đày trong khi làm nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc ngăn bước xâm lăng của các ông.  ưa ông, chua xót như vậy người sống như chúng tôi có quyền được chua xót lắm, vì những người chết của chúng tôi là những chiến sĩ chứ không phải là những kẻ xâm lăng.
SANH-NY -  ôi chúng ta nên nói sang chuyện khác có lẽ lợi hơn.
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi tưởng không thể có chuyện nào lợi cho các ông hơn chuyện ấy. Ta phải “ôn cố” để mà “tri tân”. Ông hãy can đảm mà nhìn thẳng vào sự thật và can đảm tự thú rằng sự thật chua xót là vậy mà các ông có rút được bài học nào đâu. Cái điều thất bại ở Việt Nam các ông lại tiếp tục thi hành ở Phi Châu. Cũng lại đốt phá, cũng lại khủng bố, cũng lại tuyên truyền xảo trá gọi những nhà ái quốc Phi là những quân phiến loạn. Các ông vẫn tiếp tục xô đẩy đồng bào binh lính của các ông vào cái chết ô nhục của quân xâm lăng. Hội nghị Á Phi họp ở Băng- Đung vừa rồi không làm cho các ông mở mắt ra sao. Rồi đây ở Châu Phi, thưa ông, chắc chắn cũng có ngày các ông lại bồng súng, lại thổi kèn, lại đọc điếu văn và lại đặt vòng hoa trên mồ tử sĩ trước khi ra đi, nhưng cái nhục, chua xót, căm hờn lại chính là về phần người dưới đất.
SANH-NY - Giọng ông cũng đầy vẻ hằn học như hầu hết các đồng bào ông.
N. S. CÒM -  ưa ông không phải là “hầu hết” mà là “toàn thể”, vì một số nhỏ chịu làm “chó săn chim mồi” cho chủ nghĩa thực dân của các ông thì ít ỏi đến có thể đếm trên đầu ngón tay cũng thừa đủ. Hơn nữa họ đều vào quốc tịch Pháp rồi. Họ đã tự đào thải trên phương diện tinh thần cũng như trên phương diện pháp lý ra khỏi tập đoàn bất khuất của dân Việt chúng tôi.
SANH-NY - Chúng tôi đã làm gì cho các ông phải hằn học thế? Các ông có thấy chúng tôi thật chẳng khác những giáo sĩ đến truyền bá nền văn minh Tây phương cho các ông. Đến khi hấp thụ được cái văn minh của chúng tôi thì các ông dè bỉu chúng tôi hờn oán chúng tôi.
NGHỆ SĨ CÒM - Các ông tự nhận là những giáo sĩ truyền bá văn minh vậy tôi xin kể hầu ông một câu chuyện.
SANH-NY - Tôi rất hân hạnh được nghe câu chuyện của ông sắp kể. (Đến đây đức ông rút thuốc lá ra mời Nghệ sĩ Còm, nhưng Nghệ sĩ Còm từ chối không hút. Trong khi đức ông đánh diêm châm điếu thuốc của mình thì Nghệ sĩ Còm bắt đầu kể câu chuyện.)
NGHỆ SĨ CÒM - Xưa đức Phật  ích Ca Mâu Ni muốn đem đạo từ bi bác ái của mình truyền bá sang một bộ tộc bên cạnh để cứu vớt chúng sanh nhưng các giáo sĩ của đức Phật cử sang đều bị thất bại.
SANH-NY - Bị thất bại ra làm sao kia ông?
NGHỆ SĨ CÒM - Kẻ thì bị chửi rủa, kẻ thì bị đánh dập mày dập mặt, kẻ thì bị đâm chém đến què lê ốm liệt hoặc đến tử thương.
SANH-NY - Trời ơi, đạo Phật từ bi bác ái cao quí đến vậy mà sao các giáo sĩ của đức Phật lại gặp toàn những chuyện không may đến thế?
NGHỆ SĨ CÒM - Nguyên vì các giáo sĩ đã đến gần dân chúng bộ lạc đó với vẻ kiêu hãnh của kẻ bề trên hiểu đạo đến giảng dạy cho kẻ bề dưới còn u u minh minh.
SANH-NY - Kiêu hãnh như vậy thì có làm sao?
NGHỆ SĨ CÒM (lắc đầu) -  ưa ông điều đó rất quan hệ, vì người Đông phương chúng tôi theo về đạo học cốt đi đến chỗ mình làm chủ được lòng mình, nghĩa là có được cái đức của thánh nhân trước đã rồi hãy có cái tài của thánh nhân sau đó.
SANH-NY - Dân chúng bộ lạc kia đã bạc đãi các giáo sĩ của đức Phật chính vì lẽ đó?
NGHỆ SĨ CÒM - Chính vì lẽ đó! Bởi các ông giáo sĩ đến truyền đạo từ bi bác ái của đức Phật mà kiêu sắc còn lồ lộ trên nét mặt nhường kia thì ai mà tin được! Đạo từ bi bác ái của đức Phật đâu có thể nảy nở và có thực ở những kẻ lòng đầy kiêu dục như vậy.
SANH-NY - Vậy có lẽ đức Phật phải đích thân đến truyền đạo?
NGHỆ SĨ CÒM - Không. Ngài cho gọi một cao đệ của Ngài đến và xin ông hãy nghe cuộc đàm thoại của đức Phật với vị cao đệ của Ngài như sau:
ĐỨC PHẬT - Con có thể thay ta đến bộ lạc kia truyền bá đạo từ bi hỉ xả?
VỊ CAO ĐỆ -  ưa thầy con cam đoan thực hiện được việc đó.
ĐỨC PHẬT - Nếu dân bộ lạc nguyền rủa con thì sao?
VỊ CAO ĐỆ -  ưa thầy bao giờ con cũng tâm niệm rằng người với người là những nhân với nhân. Người ta nguyền rủa con, con vui lòng chịu đựng vì con nghĩ rằng cái nhân của con đối với người ta hẳn là không ra gì nên con mới hái được cái quả ấy.
ĐỨC PHẬT - Nếu dân bộ lạc lại đánh đập con thì sao?
VỊ CAO ĐỆ - Nếu người ta đánh đập con, con sẽ sung sướng mà nghĩ rằng thân nào mà không mang nặng nghiệp, người ta hành hạ thân mình, mình vui mà nhận lấy ấy là một phương pháp thần diệu khiến cho mình nhẹ nghiệp.
ĐỨC PHẬT - Nếu dân bộ lạc giết con thì sao?
VỊ CAO ĐỆ - Nếu người ta giết con, con sẽ sung sướng mà nghĩ rằng: Còn thân thì còn nghiệp, nay theo đạo hỷ xả của thầy người ta diệt thân con đi cũng là giải thoát giúp con khỏi nghiệp.
SANH-NY (hút hơi thuốc lá cuối cùng rồi quẳng mẫu thuốc ra xa, đầu hơi gật gù) -  eo ý tôi tư tưởng như vậy tiêu cực quá.
NGHỆ SĨ CÒM - Phải có một tinh thần tích cực hàm súc vượt bực mới đạt tới hình thái tiêu cực hỷ xả như vậy ông ạ. Chính người ta ném thân mình lại sau mà lại hóa ra thân mình ở trước. Chính người ta hủy bỏ thân mình đi mà lại hóa ra thân mình còn. Người cao đệ của đức Phật đã đạt được kết quả. Người đi đến đâu được dân bộ lạc niềm nở tiếp đón đến đấy, khi người cất lời giảng đạo ai nấy im phăng phắc nghe! Quý ông hãy tự vấn xem quý ông đến đất nước này có thực với tinh thần của giáo sĩ truyền đạo?
SANH-NY - Các ông há không thấy vì có chúng tôi đến xứ này mới có nhà cao cửa rộng đường xá cầu cống thông thương suốt từ Bắc chí Nam?
NGHỆ SĨ CÒM -  ưa ông văn minh nhân loại có những vi ti huyết quản mà thời gian và không gian không thể cắt được. Nước Nhật Bản kia đâu có các ông tới mà cũng theo kịp được văn minh thế giới. Còn ở nước tôi, các ông đến mở mang đường xá cũng là để chuyên chở vơ vét tài nguyên của nước tôi về nước ông nữa chứ và cũng đồng thời còn để chuyển vận binh lính đàn áp các cuộc khởi nghĩa cứu nước của các vị Tán  uật, Hoàng Hoa  ám, Nguyễn  ái Học v.v... Nhà cửa, lâu đài, dinh thự các ông xây thì nhân công có chúng tôi, thuế má có chúng tôi và ngự ở đã có các ông. Mới đây các ông lại có nhã ý mở mang quân sự huấn luyện sĩ quan đủ để chúng tôi xông pha chết thay cho các ông.  ưa ông đó là công thực của các vị giáo sĩ truyền bá văn minh theo chủ nghĩa thực dân của các ông.
SANH-NY - Kiểu của ông nói với chúng tôi cũng như hầu hết các nhà ngôn luận đồng bào ông xét ra không được lễ độ cho lắm.
NGHỆ SĨ CÒM -  ưa ông điều đó quả có vậy nhưng nếu ông hiểu theo kinh nhà Phật: “Gieo nhân nào hái quả ấy”, hay theo lời Đức Khổng Tử: “Trước trách mình sau trách người” thì ông có thể thể tất cho chúng tôi được lắm.
SANH-NY - Nước nào không có kẻ hay người dở, đã đành chủ nghĩa thực dân có làm lắm điều càn rỡ, song cũng có những đồng bào của tôi sang đây giúp các ông với tinh thần vị tha đáng quý. Bởi cái lỗi để lấp cái công rồi vơ đũa cả nắm, tinh thần đại trượng phu Đông phương có thế chăng?
NGHỆ SĨ CÒM -  ưa ông chúng tôi không hề vơ đũa cả nắm và bới lỗi để lấp công. Có điều nắm đũa của chúng tôi khác nắm đũa của các ông. Ông nói làm tôi nhớ mấy hôm trước đây đi chơi phố Sài Gòn tôi có qua đường Yersin - tên một bác sĩ Pháp mà dân Việt chúng tôi rất quý mến và đã từng gọi một cách thân mật là “người hiền như bụt và tai to như tai voi”. Tôi có đi dọc một đường phố thật lớn và thật dài mang tên một nhà bác học Pháp khác, Pasteur. Tôi lại có đi vào một con đường chéo cũng lớn cũng dài thời thực dân mang một tên thực dân Armand Rousseau, nay chúng tôi đổi ra là đường J.J. Rousseau, người Pháp đã đặt nền móng đầu tiên cho thuyết bình đẳng xã hội. Hình như đó là những chiếc đũa mà chúng tôi ưng giữ lại. Còn những tên De Lattre de Tassigny, De Gaulle thì thưa ông, họ có thể là anh hùng, là danh nhân với các ông, riêng với các ông thôi.
SANH-NY- Đó là những vị anh hùng kháng Đức của chúng tôi!
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi biết! Tình cảm con người có khuynh hướng yêu cái gì cũ kỹ nhưng đầy kỷ niệm trong đời. Còn cái gì cũ kỹ và đầy kỷ niệm hơn giang sơn tổ quốc của tiền nhân để lại? Xưa có người đàn bà đi cắt cỏ thì mất cái trâm bằng cỏ thí mà còn khóc nỉ non huống chi những người mất nước. Sao các ông biết cương quyết đánh đuổi quân Đức để chiếm lại giang sơn tổ quốc của các ông mà các ông lại không muốn chúng tôi cương quyết đánh đuổi các ông để chiếm lại giang sơn tổ quốc của chúng tôi?
SANH-NY - Bởi vậy chúng tôi mới trao trả các ông quyền độc lập.
NGHỆ SĨ CÒM - Vâng! Đã biết nguyện vọng chúng tôi là chính đáng, sức quật khởi tranh đấu của chúng tôi dẻo dai nhưng khi trao trả quyền độc lập cho chúng tôi rồi, sao các ông còn giữ thái độ kiêu căng khinh bạc? Sao các ông còn có những hành động ném đá dấu tay! Chính sách tàn bạo của những tên thái thú, thứ sử Tàu: Tô Định, Lục Dận, Tiêu Tư từ thời xưa sử sách của chúng tôi còn ghi rõ đến ngày nay, các ông đã hiểu người ta không thể chặn được dòng lịch sử, người ta không thể xuyên tạc được lịch sử thì người ta há không thấy rằng ăn ở với nhau trong tình hữu nghị lưu danh thơm chẳng hơn ăn ở phản trắc để lưu danh không thơm sao?
SANH-NY - Ai chẳng muốn lưu danh thơm, ai chẳng muốn sống với nhau trong tình hữu nghị, nhưng tình hữu nghị chỉ có thể thực hiện được do thiện chí cùng đem lại của cả hai bên. Các ông có thái độ bài Pháp sôi nổi mà các ông lại trách chúng tôi có thái độ nghi ngại chẳng hóa ra các ông phê phán một chiều lắm sao?
NGHỆ SĨ CÒM - Chúng tôi hà tất phải nhắc lại những điều đã nói để chứng tỏ rằng chúng tôi chỉ bài Pháp thực dân. Chúng tôi chỉ muốn nêu lên một câu hỏi: giữa chúng tôi và các ông ai cần tỏ một chút thiện chí trước? Những lỗi lầm của các ông trong tám mươi năm trước, những lỗi lầm của các ông trong tám năm gần đây và cho đến ngày nay nữa có đáng để cho chúng tôi tin cậy không? Một ký giả ngoại quốc đã viết: “bất cứ một người Việt Nam biết tự trọng nào cũng phải có thái độ bài Pháp, Pháp thực dân Cố nhiên!  eo ý kiến tôi đức tính tự trọng mới chỉ là một trong rất nhiều đức tính khác của người ái quốc. Mà như kinh nghiệm bản thân trong tám mươi năm qua, các ông hẳn thấy ngọn lửa ái quốc của người Việt chúng tôi có đức tính là càng rập lại càng nồng?
SANH-NY (vẻ suy nghĩ rồi gật đầu) - Vâng, có thế!
NGHỆ SĨ CÒM - Mới gần đây lại có một ông toàn quyền bên Châu Phi của các ông ngỏ ý muốn mời người Việt chúng tôi sang lập nghiệp tại xứ Congo bên đó.
SANH-NY - Đó là do lòng tốt thành thực của chúng tôi.
NGHỆ SĨ CÒM - Cám ơn lòng tốt thành thực của các ông, nhưng điều đó chứng tỏ sau tám mươi năm trời miễn cưỡng sống bên nhau chúng tôi thì hiểu rõ các ông lắm, mà các ông thì không hiểu chúng tôi chút nào. Người Việt chúng tôi quý người hơn của, và quý nước hơn người.
Chúng tôi có thể đi khắp thế giới, nhưng đi để rồi về. Không một người Việt nào trong một phút nào đó lại có ý tưởng đi lập nghiệp ở một nơi không phải là đất Việt.
SANH-NY - Vậy thì đó là quyền của các ông.
NGHỆ SĨ CÒM - Bây giờ xin phép ông cho tôi được nhắc lại câu hỏi ban đầu: Là một nước ký Minh Ước Đại Tây Dương như nước ông sao còn cử cán bộ liên lạc mật thiết với một chú chư hầu của Nga Xô?
SANH-NY - Chúng tôi đứng ra ký hiệp đinh Genève, chúng tôi có trách nhiệm giao thiệp với cả hai bên quốc cộng ở Việt Nam.
NGHỆ SĨ CÒM -  Thái độ của các ông làm tôi lại nhớ đến một câu chuyện cổ tích Việt Nam, chuyện bắt vịt vàng.
SANH-NY - Chuyện bắt vịt vàng?
NGHỆ SĨ CÒM - Vâng! Xưa có một ông trọc phú quí vàng hơn cha mẹ, vợ con, anh em. Một đêm trăng kia ông ra vườn thấy có hai con vịt vàng đi quẩn chân ông, một con bị buộc chân nên cứ lạch bạch được vài bước lại ngã chúi xuống. Phú ông rắp tâm đuổi vồ kỳ được con không bị buộc chân đã rồi sẽ quay lại bắt nốt con bị buộc chân sau. Nhưng đuổi đến góc vườn, con vịt đó lại biến mất, khi quay lại thì con vịt buộc chân cũng vừa dứt bỏ được các dây nhợ và bay vút lên đậu một cành cây cao. Con vịt đó khác nào người quốc gia thoát ách thực dân. Dưới ánh trăng, nhìn con vịt vàng vỗ cánh, phú ông thấy nó đẹp như thiên thần. Mà với thiên thần người ta chỉ có thể tiến tới gần bằng lòng thành khẩn chứ không bằng dục vọng đục ngầu.

Trích "Tình Yêu Thánh Hoá" - Doãn Quốc Sỹ

NGHỆ SỸ CÒM VÀ TỐ HẪU



Thấy ông Sanh-Ny có vẻ suy nghĩ, Nghệ Sĩ Còm giơ tay chào cáo biệt ông. Đi được một quãng, Nghệ Sĩ Còm quay lại thấy ông vào thẳng chiếc nhà có ánh sáng gần đấy. Ý hẳn vào để gặp ông Hồ. Đi gần đến một ngã tư, Nghệ Sĩ Còm quay lại thấy có đám đông chừng mươi người đương cười cười nói nói ồn ào. Liền lúc đó có tiếng một người nói lớn: “ ôi bây giờ xin các anh em giải tán. Tuần lễ sau cũng ngày này, giờ này chúng ta lại họp để kiểm thảo. Các anh nhớ cho rằng văn nghệ phải phục vụ Đảng và nhân dân.” Mọi người ồn ào chào nhau rồi tản về các ngả. Người vừa nói đi về phía Nghệ Sĩ Còm vừa đi vừa cất giọng:
“Vui biết mấy nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.”
Trong khi hắn tiến gần về phía Nghệ Sĩ Còm hắn lại cao giọng ngâm tiếp:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười.
Rồi như cao hứng hắn vung tay lên hô:
Sít-ta-lin muôn năm! Mao chủ tịch muôn năm! Hồ chủ tịch muôn năm!
Tới đây hắn qua mặt Nghệ Sĩ Còm. Hắn ngoái cổ lại nhìn và gặp cái nhìn lạnh lùng của Nghệ Sĩ Còm. Hắn bỗng đứng dừng lại.
HẮN - Đồng chí vừa đi họp về?
NGHỆ SĨ CÒM - Anh vừa hát hai câu thơ nào đó? Có phải là những câu thơ dịch ở tiếng Nga?
Vui biết mấy nghe con tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
HẮN - Trời! Đồng chí không hiểu gì cả. Đó là hai câu của chính tôi: Tô Hẫu.
NGHỆ SĨ CÒM - À ra anh là thi sĩ phục vụ nhân dân Tô Hẫu của Bác.
TÔ-HẪU (gật đầu) - Chính thị!
NGHỆ SĨ CÒM - Tiếng đầu lòng của con anh khi tập nói có gọi “Sít-ta-lin?”
TÔ HẪU - Anh không phải là người văn nghệ có khác, anh chẳng hiểu gì về hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ.
NGHỆ SĨ CÒM - Hiện thực xã hội là nêu lên những cái thực của xã hội?
TÔ HẪU - Nêu lên những cái thực của “chủ nghĩa xã hội”. Có khi nó không có thực hoặc chưa có thực nhưng mình phải gợi lên nói hộ lên theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội.
NGHỆ SĨ CÒM - Yêu biết mấy nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
Tức là anh gợi, anh nói hộ những trẻ nhỏ Việt Nam theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội?
TÔ HẪU (trố mắt nhìn Nghệ Sĩ Còm) - Đồng chí vừa đi họp về?
NGHỆ SĨ CÒM - Còn câu:
 ương cha thương mẹ thương chồng
 ương mình thương một thương ông thương mười.
cũng là gợi theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội. Và ông đây là ông Sít-ta-lin?
TÔ HẪU.- Đồng chí vừa đi sinh hoạt chính trị ở đâu về?
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi đã di cư vào miền Nam, nay về thăm quê hương một lát rồi lại ra đi ngay để sửa soạn cho một ngày về vinh quang và vĩnh viễn gần dây.
TÔ HẪU - A, đồng chí đã di cư vào Nam!
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi đã di cư vào Nam thì đồng chí với anh thế quái nào được. Hay là đó cũng là cách xưng hô “gợi lên hộ” “nói lên hộ” theo hướng lên của chủ nghĩa xã hội?
TÔ HẪU - A, có thật đồng chí, à quên anh, anh định giễu tôi phỏng ? Anh đã di cư vào Nam?  ảo nào giọng anh sặc mùi phản động!
NGHỆ SĨ CÒM - Giọng tôi không phải là giọng phản động mà là giọng nói của dân tộc. Giọng nói của dân tộc tuy thật dồi dào, tuy phát hiện theo muôn hình thể nhưng không bao giờ lại cất tiếng ca lạc loài và vong bản như anh:
Vui biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
Thương cha, thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin.  than ôi!
TÔ HẪU - Nga Xô thành trì của vô sản thế giới! Đồng chí Sít-ta-lin lãnh đạo cuộc tranh đấu của vô sản thế giới chống tư bản phản động quốc tế bóc lột, đem lại bình đẳng cho nhân loại. Anh cấm những người giác ngộ giai cấp chúng tôi thương xót ông à?
NGHỆ SĨ CÒM - Anh hãy so sánh đời sống các cán bộ đặc táo từ Mao Trạch Đông cho đến Lê Quý Ba với đời sống anh em chiến sĩ và nhân dân ta. Anh hãy so sánh đời sống của những trùm đỏ từ Boulganine, Molotov cho đến những Malik, Lavrichev với đời sống các anh em chiến sĩ và nhân dân ta. Anh có thấy sự khác biệt sâu xa đến nỗi không có thể tìm đâu ở trên thế giới này một sự khác biệt khác khả dĩ có thể so sánh nổi. Anh là người giác ngộ giai cấp ca ngợi Nga Xô và đồng chí Sít-ta-lin anh hãy trả lời câu đó.
TÔ HẪU - Chúng tôi là những phần tử giác ngộ quyền lợi nhân dân, chúng tôi mỗi người có một bổn phận riêng do nhân dân giao phó cho, chúng tôi chỉ biết hoạt động phục vụ nhân dân. Chúng tôi không hề để ý đến vấn đề đó.
NGHỆ SĨ CÒM - Tôi hỏi anh câu ấy để muốn anh nhìn lại thực trạng của dân tộc. Từ khi cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc chuyển sang cuộc chiến đấu giai cấp, Đảng Cộng sản của anh đã lượm được cái gì? Các nhà văn nghệ phục vụ giai cấp đã nói lên được những gì là sâu sắc? Anh nói:
Vui biết mấy nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin
Anh ơi, trẻ Việt nào, dù là con anh, do anh giáo dục đi nữa, mà lại có thể quái thai đến nỗi tiếng đầu lòng không gọi cha, gọi mẹ, gọi ông, gọi bà mà lại gọi Sit-ta-lin.
TÔ HẪU - Chúng tôi ca ngợi tinh thần quốc tế xã hội, chúng tôi muốn giáo dục con người có được một tình yêu nhân loại rộng rãi.
NGHỆ SĨ CÒM - Anh ạ, nếu vợ con ta ta còn chưa biết yêu thì ta yêu làm sao được nhân loại. Cái tình yêu mà các anh tự hào là rộng rãi bao trùm cả nhân loại chỉ là một tình yêu mất rễ, giả tạo, máy móc. Những tên trùm đó thường đem cái tinh thần quốc tế xã hội ra để che lấp cái vị kỷ tư đục bên trong của chúng.
Tinh thần quốc tế xã hội đâu, tình thân ái đồng chí đâu, ở những hành động tàn bạo của Staline khi hắn ra lệnh hạ sát các đồng chí khác của hắn như Trotsky, Boukhanine cùng các thống chế khác trong hồng quân? Tinh thần quốc tế xã hội đâu, tình thân ái đồng chí đâu ở hành động thâm độc của Malenkov khi hạ sát Béria?
TÔ HẪU - Béria là một tên phản động!
NGHỆ SĨ CÒM - Phản động mà sống qua được biết bao lần thanh Đảng để được luôn luôn ở sát Staline, điều khiển bộ nội vụ? Kỳ lạ cho cái chính thể Cộng Sản của anh là những tên phản động thường thường toàn ở hàng chóp bu.  ời kháng Đức các anh ca ngợi Tito hết lời, sau thời kháng Đức các anh mạt sát Tito cạn lời. Bây giờ những trùm đỏ Nga Xô lại đích thân sang Nam Tư nối lại tình giao hảo cũ.
Tất cả chân giá trị lời nói cùng việc làm của người Cộng sản là thế đó và đó cũng là chân giả trị của kẻ mà các anh tôn làm thánh sống. Anh lại mớm lời cho con anh, cho vợ anh mà anh cũng muốn vong bản như anh:
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười.
“Ông” Sít-ta-lin,  than ôi!
TÔ HẪU - Anh không thể hiểu chúng tôi, những chiến sĩ vị giai cấp, qua tinh thần dân tộc hẹp hòi của những người quốc gia!
NGHỆ SĨ CÒM - Dân tộc đâu hẹp hòi, dân tộc bao trùm lên giai cấp. Với một truyền thống văn hóa, với một quá khứ thăm thẳm súc tích, dân tộc đã trau chuốt cho tâm hồn anh tế nhị, cho tình cảm anh sâu sắc. Năm nay tôi cho là anh 40 tuổi. Anh ra đời vào lúc bên kia trời Âu ông Sít-ta-lin của anh đương hoạt động ráo riết bên cạnh Lê Nin để chuẩn bị cuộc cách mạng tháng mười lật đổ Nga Hoàng! Trong khi người mẹ Việt nâng niu bú mớm anh, và cất tiếng hát ru:
Ru ơi, ru hỡi, ru hời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
thì có lẽ là thời ông Sít-ta-lin của anh đương bị đầy ở Tây Bá Lợi Á. Hắn có công gì trong việc dưỡng dục anh?
TÔ HẪU - Người Cộng sản đâu có quên cha mẹ, người Cộng sản chỉ mở rộng tình yêu của mình.
NGHỆ SĨ CÒM - Anh không quên ơn cha mẹ? Để đền đáp công ơn cha mẹ, anh đã gián tiếp dạy vợ, dạy con anh theo “hướng lên” của chủ nghĩa hiện thực xã hội:
Vui biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin
 ương cha, thương mẹ, thương chồng,
 ương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin.  an ôi!!!
TÔ HẪU (cù nhầy) - Ông Sít-ta-lin đã sao?
NGHỆ SĨ CÒM - Rồi trong khi anh khôn lớn lên giữa vùng thiên nhiên cỏ cây phồn thịnh của nước Việt thì ông Sít-ta-lin
có lẽ đã dời khỏi Tây Bá Lợi Á, đang âm thầm mưu sát các đồng chí để củng cố chính quyền độc tài của mình. Ông Sít-ta-lin của anh có công gì với anh nói riêng và với nước Việt nói chung để đến nỗi người đàn bà Việt phải cất giọng hát:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin.  Than ôi!!!
TÔ HẪU - Anh không thể hiểu chúng tôi qua...
NGHỆ SĨ CÒM - Có lẽ làng anh, cũng như phần nhiều các làng Việt khác, ở ven sông, có cỏ cây xanh tốt, có dòng nước quanh co:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Anh đã từng sống những đêm trăng thơ mộng của dân tộc:
Sáng trăng vằng vặc đêm rằm,
Nửa đêm về sáng trăng nằm đọt tre.
TÔ HẪU - Anh không thể hiểu tinh thần phục vụ giai cấp của...
NGHỆ SĨ CÒM - Anh đã khôn lớn lên bồi hồi trước tiếng hát phiêu phiêu trong gió chiều:
Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Anh đã khôn lớn lên trong những lời ca hào hứng đầy tinh
thần tự lập:
Nên ra tay kiếm tay cờ
Chẳng nên thi chớ chẳng nhờ tay ai.
Anh đã khôn lớn lên như vậy trong lòng nhân ái mênh mông của tâm hồn dân tộc phong phú. Dời bỏ lòng dân tộc các anh còn gì? Trí thông minh của anh trở nên nông cạn dẫm vào không ngập hết gót giầy:
Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin!!!
TÔ HẪU - Các anh chưa được Đảng huấn luyện, các anh chưa nhuần thấm tinh thần phục vụ của Đảng thì các anh không thể hiểu chúng tôi được.
NGHỆ SĨ CÒM - Người con gái Việt dịu dàng thắm thiết:
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.
Đây là hình ảnh người con gái Việt trước khi dời gia đình xuất giá:
Ra đi ngó trước ngó sau
Ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng.
Đây, hình ảnh người con gái Việt hiếu hạnh khi đã về nhà chồng:
Chiều chiều ra đứng cửa sau.
Ngó về quê mẹ ruột đau chiều chiều.
Và anh hãy tưởng tượng những trưa hè có tiếng võng kẽo kẹt với tiếng hát ru. Giữa những màu sắc dân tộc làm tê dại cõi lòng ấy, có thể nào người đàn bà Việt cất tiếng hát ru:
Thương cha thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lin!!!
TÔ HẪU - Các anh chưa được tẩy não, hoán não nên tư tưởng còn lạc hậu. Chính nhờ ơn Đảng, chính phủ và Bác mà nhân dân ta ngày nay vinh quang biết bao.
NGHỆ SĨ CÒM - Và thực là Độc lập, Tự do, Hạnh phúc phải không anh? Cho nên nhân dân đã ca ngợi thuế của Bác.
Thuế đâu có thuế lạ lùng
Thuế cao hơn cả non Nùng thuế ơi.
và :
Thuế nông nghiệp đóng đã xong
Ô hô rỗng tuếch bồ trong bịch ngoài
Vợ chồng ăn độn ngô khoai
Nhà nông nước mắt chảy dài như mưa.
TÔ HẪU - Đấy là tiếng nói của kẻ phản động mất lập trường nhân dân.
NGHỆ SĨ CÒM - Không, đấy là tiếng nói của nhân dân nguyền rủa kẻ phản động mất lập trường dân tộc. Anh hãy nghe tiếp lời nói thốt tự lòng dân Việt “ca ngợi” hạnh phúc của Bác đem lại:
Tiếng loa réo rắt đêm ngày
Dân gian điêu đứng vì mày loa ơi 
Bao giờ loa mới im hơi
Cho làng yên ổn cho tôi thanh nhàn.
Anh hãy nghe tiếp lời dân Việt ca ngợi tự do của Bác đem lại:
Đi đâu, đứng đâu, ngồi đâu
Người ta như cũng gờm nhau rình hoài 
Vì đâu cơ cực hỡi trời
Bao giờ tôi đứng tôi ngồi tự do?
Và đây là cảnh dân Việt tưng bừng tiếp đón cái tự do, hạnh phúc của Đảng. Chính phủ và Bác của anh em lại:
Nhìn nhau thuận vợ thuận chồng,
Bỏ làng, bỏ hiệu xuống Phòng, vô Nam.
TÔ HẪU - Còn đứng ở lập trường quốc gia dân tộc nhỏ hẹp và phản động các anh không thể hiểu lập trường quốc tế của những người Cộng Sản được.
NGHỆ SĨ CÒM - Anh hãy đợi đến đêm khuya là lúc vạn vật hòa vào nhau thắm thiết, trong không trung hương và âm thanh lẫn lộn quay cuồng, rồi anh hãy lắng lòng lại để cho ý thức con người của anh đi sâu vào vạn vật. Anh sẽ cảm thấy trong vũ trụ mênh mông, trong cái đại thiên địa vô cùng này, vạn vật đều khăng khít dính líu với nhau...
TÔ HẪU - Đó là luật vạn vật tương quan đã có trong học thuyết Mác-Lê!
NGHỆ SĨ CÒM - Anh sẽ cảm thấy ý thức như tỏa ra một khả năng kỳ diệu ôm ấp lấy vạn vật, anh sẽ nghe thấy những tiếng nứt rạn, tiếng bước nhẹ, tiếng cười lén. Đó là tiếng của cây cỏ trổ búp đâm bông, mầm non chớm nở. Trong lúc đất trời tràn đầy ý niệm nhiệm mầu của đức sinh thành tái tạo ấy, anh sẽ thấy con người ly khai làm sao được với gia đình, tổ quốc!
Tinh yêu nhân loại ươm mầu ở tình yêu tổ quốc và tình yêu tổ quốc bắt nguồn ở tình yêu gia đình. Cả một hệ thống yêu thương đó kết hợp lại là một, như cây kia, rễ bắt sâu vào lòng đất, hút nhựa mang qua thân, chuyển lên cành cho lá xanh, hoa nở, quả lớn.
TÔ HẪU - Đó có lẽ là luật “lượng đổi thành chất” của Mác- Lê.
NGHỆ SĨ CÒM - Vắt tay lên trán anh thử nghĩ lại xem ngày mới kháng chiến các anh bước theo triều sóng lớn của dân tộc, các anh đã là những người giữ nhịp cho bản ca lịch sử oai hùng và lời các anh chỉ đậm đà thắm thiết, đi sâu vào lòng mọi người khi chính các anh được đắm trong hơi ấm của hồn dân tộc. Chúng ta trang điểm tự trong lòng dân tộc để dắt tay nhau bước vào hội loài người luyến ái. Từ ngày các anh dời bỏ lòng dân tộc mênh mông thắm thiết để bước vào miếng đất khô cằn của giai cấp đấu tranh, tiếng các anh nhọn hoắt căm hờn, tiếng các anh trở nên kệch cỡm, bỉ ổi đê tiện, hèn hạ. Một người Việt tự trọng có bao giờ lại nói:
Vui biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin.
Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
Thương mình. thương một thương ông thương mười.
Ông Sít-ta-lia.  Than ôi!!!
TÔ HẪU - Tiếng nói của anh thuộc loài bất trị, không thể giác ngộ được!
NGHỆ SĨ CÒM - Còn tiếng nói của các anh chỉ bảo hiệu kinh hoàng chết chóc!
Các anh gieo căm hờn, thứ căm hờn vay mượn của thuyết giai cấp đấu tranh ngoại lai, để gây chia rẽ trong một dân tộc có truyền thống thương yêu nhau như anh em một nhà:
Khôn ngoan đã đáp người ngoài, 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Ông cha ta với đoàn quân phụ tử đã từng phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, bại  anh gìn giữ giang sơn gấm vóc đến ngày nay. Các anh đã làm gì để đền đáp công ơn các người?
Nếp sống của dân tộc có biến đổi với thời gian nhưng nói đến thời gian là nói đến dòng lịch sử. Trên dòng lịch sử bao giờ dân tộc cũng là một thực thể để sống, nhân loại là một thực thể để hòa đồng. Phủ nhận sắc thái dân tộc anh côn gì để hòa đồng?  ực thể dân tộc là hình, sự hòa đồng với nhân loại là bóng, anh vượt khỏi thực thể dân tộc bảo là để vươn tới nhân loại rộng lớn hơn, có khác chi anh phủ nhận hình để đạt tới bóng, nhưng khi hình không có thì bóng cũng chẳng côn!
Anh hãy nhìn lại cái phương pháp ngu dân mà Đảng, Chính phủ và Bác của anh đang áp dụng. Anh lại nhìn đến mức sống của những người dân cần cù nhẫn nại đáng quý kia. Họ đã không từ một hy sinh nào và độc lập, tự do, hạnh phúc mà Đảng, Chính phủ và Bác anh mang lại là thế đó. Phương pháp thu thuế, phương pháp tịch thu ruộng đất, phương pháp đấu tố của Đảng, Chính phủ và Bác anh chứng tỏ đảng Cộng sản chỉ là một đảng cướp, và tên trùm khát máu của đảng cướp quốc tế đó là kẻ mà anh uốn lưỡi cất lời ca:
Vui biết mấy nghe con tập nói, 
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin (!)
Quê hương Việt Nam là quê hương của những kẻ bất khuất. Trẻ Việt trong trắng hồn nhiên, anh làm nhục trẻ Việt sao nổi?
Thương cha, thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười (!!)
Quê hương Việt Nam là quê hương của những mẹ hiền dâu thảo, anh làm nhục người đàn bà Việt Nam sao nổi. Anh về đi và đợi khi đêm thật khuya, anh lắng hồn lại để cho những câu thơ đó vang lên trong trí anh. Khi đó nếu anh còn thấy xấu hổ ấy là một điều đáng mừng vì con người cấu tạo bằng tình cảm của anh chưa mất hẳn. Nếu trái lại anh thấy lòng trơ trơ không mảy may cảm động thì quả anh đã lùi được một bước lùi “vĩ đại vượt bực”. Không phải anh lùi trên một bình diện mà lùi trên một hình cầu nghĩa là anh vừa lùi vừa xuống thấp. Anh đã xuống thấp ngang hàng sắt đá. Sắt đá làm nên con đường Hà Nội-Mục Nam Quang. Sắt đá đè nát được thịt người. Nhưng sắt đá không có tình cảm!
(Nói đến đây Nghệ sĩ Còm nghẹn ngào. Đầu óc bâng khuâng và chợt thấy mình như bị bao bọc bởi một làn sương mờ dầy đặc. Hình ảnh rừng xanh miền Bắc, núi và đất nghèo miền Trung, đồng bằng phì nhiêu miền Nam cứ lẫn lộn quay cuồng trong trí. Nghệ sĩ Còm nghe như có tiếng rên la uất ức, tiếng nguyền rủa căm hờn của các đồng bào đương bị sống dưới gót sắt của một đảng sắt sau bức màn sắt. Rồi Nghệ sĩ Còm rơi vào một trạng thái không mộng. Khi tỉnh dậy, Nghệ sĩ Còm vội thắp nến lên ghi vội những dòng mà các bạn vừa nghe trên đây.)

Trích "Tình Yêu Thánh Hoá" - Doãn Quốc Sỹ

Sep 17, 2017

KHU RỪNG LAU




Kha trên Hà Nội vẫn viết thư đều xuống cho nàng. Mặc dầu trong thư Kha vẫn gọi nàng bằng “cô” và xưng “tôi,” mặc dầu lời lẽ trong thư tuyệt nhiên không hề đả động đến tình yêu, nhưng vẫn có cái gì bàng bạc mách cho nàng hay Kha đã là của nàng.

Cô Miên,

Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đến lượt Hà Nội bị tiếp thu. Chuyến này tôi về thăm làng lần cuối rồi xuống Hải Phòng đợi cô cùng vào Nam. Nhìn cảnh Hà Nội hoang vắng tôi lại nghĩ đến cô từng ao ước được thăm khu rừng lau trên núi sáng, Bỉnh Di. Cô còn nhớ chứ, màu xanh cẩm thạch dạt dào hay màu tím phớt vào mùa hoa, cả hai màu đều làm cho khu rừng xa đẹp một vẻ đẹp hoang đường.
Tôi vẫn nghĩ rằng mọi người chúng ta ai cũng mang trong lòng một khu rừng lau. Có kẻ chẳng bao giờ đạt tới, có kẻ đạt tới rồi hủy hoại chính khu rừng đó như chuyện con chó ngu xuẩn thả mồi bắt bóng. Tin tức và hình ảnh đồng bào khắp nơi vượt mọi gian lao để tới Hải Phòng đã được phổ biến khá sâu rộng tại bất cứ nơi đâu còn là đất quốc gia, đặc biệt những hình ảnh sỉ nhục cho ông Hồ đã đăng tải trên các tạp chí lớn bên Âu châu và Mỹ Châu; đó là những hình ảnh hàng ngàn người xuất hiện trên bãi bể Bùi Chu, hình ảnh họ kéo lê chiếc bè lao vào lớp sóng bạc đầu, hình ảnh họ chen chúc trên chiếc bè mong manh, đàn bà phải đứng bế con, ống chân ngâm dưới nước quên mỏi, nhưng phần người bên trên thì rét run, đàn ông khom lưng cố chèo ra khơi cho kịp ngưỡng chuyến tầu đương thân ái há mồm đợi đớp lấy họ rồi xả hết tốc lực ra khơi xa nữa để chuyển họ sang những vận tải lớn hơn...

Ông Hồ ngày nào quy tụ nơi mình tất cả nguyện vọng nồng nhiệt quốc gia để đốt cháy thực dân trong lò lửa kháng chiến, hình ảnh buồn thảm đến kinh hoàng của cuộc di cư ngày nay cho chúng ta thấy họ Hồ đã tự đốt khu rừng lau mà y có diễm phúc đạt tới.
 ôi chúc cô mạnh, tôi sẽ xuống Hải Phòng một ngày gần đây.

Kha

Trích "Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến" - Doãn Quốc Sỹ


NHIỆT THÀNH



[...]

Tân cười:
- Hình như anh giải quyết mọi công việc đều bằng linh tính, lời anh đề nghị đúng hệt như ý tôi định nói.
- Nếu đấy là một lời khen thì công đó là công của mẹ tôi, tôi luôn luôn suy tưởng và hành động theo ảnh hưởng của người. Ngày nay ôn lại thái độ khi tôi còn là cậu trò nhỏ ở Lào, khi là người công chức ở Văn Lý, khi là người dân tản cư ngoài hậu phương, tôi tự khám phá thấy rằng nhất nhất mọi hành động đều do tình mẹ chỉ huy, dù mẹ tôi khi đó còn ở Nam Kinh. Tôi đi đến kết luận: phải sống nhiệt thành! Có  ành mà không Nhiệt, không có sức gì đun đẩy; có Nhiệt mà không  ành, chỉ là một sự phung phí không đưa đến kết quả nào. Vì hoàn cảnh bắt xa quê hương đất nước mà mẹ tôi càng nhiệt thành với quê hương đất nước, vì hoàn cảnh bắt mẹ con xa cách, tôi càng xa nhiệt thành hướng về tình từ mẫu. Tôi nghĩ con người ta ai cũng lầm lẫn, nhưng nếu nuôi được một điều nhiệt thành hướng thiện trong ta, lương tri sẽ luôn luôn thức tỉnh mà giúp ta có nhiều công hơn tội với tất cả mọi người. Cũng tỉ như trong năm điều nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của đạo Khổng kẻ nào nhiệt thành với một trong năm điều, vô hình chung thực hiện được cả năm điều.
Tân gật đầu:
- Anh nói đúng!
Khóa tiếp:
- Không xa đâu, mới năm ngoái trong một chuyến xe hàng từ Hải Dương về Hà Nội, tôi ngồi hàng ghế trên. Xe đi được nửa đường, đã mấy lần có kẻ lên người xuống, tôi chợt thấy một quả ổi lớn lăn từ phía sau lên đụng phải chân tôi. “Quả ổi lớn của kẻ nào đánh rơi, mình có quyền nhặt chứ, được không một quả ổi cũng là một điều hay chứ sao!” – Tôi nghĩ thế rồi cúi xuống nhặt, cho lẹ vào túi giấy đựng những hoa quả khác mà tôi mua ở bến xe Hải dương về làm quà cho mẹ và vợ con. Nhưng tôi chỉ vừa kịp ngồi thẳng thì có tiếng nói đằng sau, tiếng của một đàn bà ôm con: “Ông cho xin quả ổi đó của cháu.” Tôi vội gật đầu đáp “Vâng ạ,” rồi cúi xuống lấy quả ổi trao liền lại phía sau, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt bất cứ ai lúc đó. Cũng may xe tới Gia Lâm thì người đàn bà ôm con xuống. Tôi cứ ngồi yên lặng như vậy cho đến khi xe lên cầu, gặp chuyến tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng rầm rộ qua cầu, rồi xe tới bến Bờ Sông, tôi xuống. Anh xem tôi luôn luôn nghĩ thẳng thắn, làm thẳng thắn mà rồi tự nhiên nảy lòng tham quả ổi rơi như vậy. Tôi tự hỏi vì sao, tôi tự phân tích ý nghĩ của mình khi quyết định cúi xuống nhặt quả ổi, tôi thấy rằng dù mình rộng lượng đến đâu, có đủ những duyên cớ để tự bào chữa đến đâu thì thái độ kia vẫn hai năm rõ mười do lòng tham mà ra. Và việc kiến tạo một xã hội có giáo dục để hướng dẫn cá nhân cần thiết biết chừng nào. Tôi thấy con người chúng ta bao giờ và mãi mãi chỉ là con vật dễ sa ngã, đừng ai nói thánh nói tướng, bịp hết! Điều quan trọng: hãy nuôi lấy lòng nhiệt thành về một ý hướng thiện làm ngọn đuốc luôn luôn soi sáng cho lương tri. Con người với mấy ngàn năm văn hóa tích lũy, nhưng nếu buông tuồng một thời gian nhỏ là trở về với thú tính ngay. Leo lên thì lâu rớt xuống thì chóng, vo tròn thì khó, bóp bẹp thì dễ quá đi!

[...]

Trích "Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến" - Doãn Quốc Sỹ 

Sep 16, 2017

CÁN MAI GỐC MÍT CHO CAM






[...]

Từ ngày bước đi bước nữa, bà đặt tên cho cái Bé là Cam.  Nhũ danh của bà là Mai, có nghĩa là cây mai.  Tên Cam bà đặt cho cô gái út cũng là cây cam, cùng bộ mộc, nhưng thực ra hai tên Mai và Cam đó trong cõi tiềm thức mung mung mạc mạc lại dính líu đến bài thơ "Cán mai gốc mít cho cam" mà bà dùng làm lời thơ mở đầu bức thư trần tình của bà gửi riêng cho Khoá.  Đọc bức thư trần tình của mẹ, Khoá đã gục mặt lên gối khóc nức nở.  Bài thơ mở đầu này Khoá thuộc lòng, vẫn hằng ôn tới như ôn một nhận định chân lý để liệu mà điều chỉnh cho đúng hướng tiến trên đường đời đầy chông gai:

Cán mai gốc mít cho cam,
Ở đời luống những miên man nợ nần,
Có người nở cả bản bản thân,
Nợ xa vũ trụ nợ gần thê noa.
Có người nở cả hàng hoa,
Miếng giầu chén nước đương xa chơi bời. 

[...]

Trích "Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến"
Doãn Quốc Sỹ

Sep 11, 2017

AI MANG TÔI ĐẾN CHỐN NÀY





[...]

Sao đã mọc nhiều trên vòm trời.  Bãi Kiều Mộc ngăn đôi dòng sông Hồng và dòng sông Đà hiện lên lờ đờ đằng xa như một bãi tha ma trôi trên một con sông lạnh dưới âm phủ.  Tiếng Kha ngâm cố làm vẻ đùa cợt nhưng nghe thật buồn, cũng chẳng khác gì tiếng than thầm tự âm phủ vẳng lên:

Ai mang tôi đến chốn này,
Bên kia không óc, bên này không tim.

[...]

Trích "Khu Rừng Lau" - Doãn Quốc Sỹ

TINH CẦU ... MỘT MÀU HOA LAU




Tác giả "Khu Rừng Lau" 
[...]

Tình ta thức trắng tinh cầu,
Hồn ta tím ngát một màu hoa lau.

Giọng ngâm đắm đuối của Kha toả ra man mác cùng nắng và gió trên đỉnh núi đầu làng Thạch Trục đã biến thành mũi tên êm ái mà Miên là ... con chim bị thương.


Trích "Khu Rừng Lau" - Doãn Quốc Sỹ

BA THUỘC


Tác giả "Ba Sinh ..." 

[...]

- Ba sinh hương lửa, ha! Chúng mình thật là ba sinh hương lửa!
Hiển và Miên ngơ ngác, Kha giải thích thêm:
- Này nhé! Hết Pháp thuộc đến Nhật thuộc rồi Việt minh thuộc; thế chẳng là ba sinh hương lửa sao?
- Ồ nhỉ đúng! - Hiển vừa đáp dứt lời thì Kha đã vì một liên tưởng nào đó cất tiếng ngâm:

Ba sinh đã phỉ mười nguyền,
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn-bầy.

Trích "Ba Sinh Hương Lửa" - Doãn Quốc Sỹ


PHONG TRẦN - THANH CAO


Bố Sỹ phong trần - thanh cao
[...]

Ba người theo đường mòn men xuống vệ đê.  Khai lại cất tiếng ngâm:

Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Giọng ngâm của Kha tuyệt hay, Miên thấy rùng mình với gió chiều.  Miên nhận thấy khi ngâm thơ Kha coi như không có ai quanh chàng cả.  "Con người này phải nhiều đam mê lắm!" Miên nghĩ thầm thế.

Trích "Ba Sinh Hương Lửa" - Doãn Quốc Sỹ