Sep 29, 2019

ĐÃ GÌ ĐÂU !

Khi cháu nội Ti Nô  hào hứng hát ... 



và chắt ngoại Sóc hăng say giải mã Rubic




Ông nội/ Cụ Sỹ bình thản thưởng lãm giây phút với con gái, con dâu :) 
Sống thanh thản như cụ
... đã gì đâu ! 😋







Sep 26, 2019

GHI CHÉP VÀ CẢM NHẬN TỪ KHÁNH LY - BIỂN NHỚ



Buổi tối Thứ Sáu 20/09, hội trường Việt Báo dựng sân khấu là một bục gỗ tròn. Trong hội trường có rất nhiều bụi tre. Bên cạnh sân khấu là hình tượng cánh cổng bước vào Quán Văn. khán giả ngồi quây quần lại, để cùng ca sĩ Khánh Ly trở lại Sài Gòn hơn 50 trước, tại sân khấu Quán Văn bên cạnh khuôn viên đại học Văn Khoa. Tại đây, vào khoảng năm 1967, những buổi trình diễn đầu tiên trên một sân khấu mộc mạc ngoài trời đã biến cái tên kép Khánh Ly – Trịnh Công Sơn thành một huyền thoại trong âm nhạc Việt Nam.

Đêm nhạc Biển Nhớ cũng là dịp ca sĩ Khánh Ly tâm sự, kể chuyện nhiều với khán giả. Chị cho biết những buổi được hát lại tuyển tập Ca Khúc Da Vàng như tối nay là rất hiếm hoi, cả trong nước lẫn ở hải ngoại. Đây cũng là một bi kịch của cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi ông mất vào Tháng 4 2001, trong nước đã làm đám tang ông thật lớn, thật linh đình, theo một nghi thức của một nhạc sĩ được trọng vọng. Thế nhưng, cho đến tận  bây giờ, hầu hết tác phẩm trong Ca Khúc Da Vàng- được xem là những tác phẩm quan trọng nhất, mang dấu ấn mạnh mẽ nhất của Trịnh Công Sơn- vẫn không được cho phép phổ biến chính thức tại Việt Nam. Ngay ở hải ngoại, Ca Khúc Da Vàng cũng rất ít khi được hát lại, so với những tình khúc Trịnh Công Sơn. Lý do chính, có lẽ là vì Ca Khúc Da Vàng gắn liền với 2 từ “phản chiến”.

Chiến tranh Việt Nam là điều có thật. Những đau thương, mất mát mà cuộc chiến này để lại cho dân tộc Việt Nam cũng là điều rất thật, và vẫn chưa thể được quên đi sau gần nửa thế kỷ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ghi lại trung thực nhất những mất mát đau thương trong chiến tranh Việt Nam qua những Ca Khúc Da Vàng. Chị Khánh Ly kể lại một vài câu chuyện có thật sau một vài ca khúc. Có một người con gái hóa điên, chồng chết trận trong chiến tranh, cho nên gặp ai cũng nhận là chồng mình. Tình Ca Người Mất Trí ghi lại hình ảnh đau thương đó:

…Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam

Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn

Thừa đôi tay, dư làn môi
T
ừ nay tôi quên hết tiếng người…

Hay trong Cúi Xuống Thật Gần, hình ảnh một người phụ nữ cúi gục xuống xác của người chồng tử trận, với những đam mê xác thịt của đời sống lứa đôi như vẫn còn cháy bỏng:

…Cúi xuống

Cúi xuống thật gần

Cho chiếc hôn ngọt nồng

Cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không

Cúi xuống
Cho tình dấy lên

Cho da thịt mềm
Cho cơn mặn nồng ngất lịm…

Chứng kiến những kinh nghiệm đầy cảm xúc như vậy, ghi lại thành những nốt nhạc và lời, tâm hồn  người nghệ sĩ đã mong đến ngày cuộc chiến tranh kết thúc. Và giấc mơ hòa bình đó không riêng của Trịnh Công Sơn, mà của hàng triệu người Việt Nam bất hạnh trong chiến tranh.  Dù có thích hay không, việc dòng nhạc Trịnh Công Sơn đã chiếm trọn vẹn cảm tình của giới sinh viên học sinh Miền Nam trước 1975 vẫn là một sự thật, mà lý do một phần là vì họ cũng mong mỏi hòa bình. Giấc mơ hòa bình đó vẫn còn thấy rõ trong đêm nhạc, khi nhiều khán giả cũng say sưa hát theo Khánh Ly trong ca khúc Huế-Sài Gòn- Hà Nội.

“Phản chiến” hay “yêu hòa bình” chỉ là những tên gọi, tùy theo chính kiến. Có lẽ đến một lúc nào đó, khi người Việt Nam đã nguôi ngoai hơn với những đau thương mất mát từ cuộc chiến, Ca Khúc Da Vàng sẽ xứng đáng được công nhận nhiều hơn, rộng rãi hơn trong  vai trò chứng nhân lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khán giả thích thú được nghe nhiều giai thoại chung quanh những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chị Khánh Ly nói Rơi Lệ Ru Người là một trong những ca khúc hiếm hoi mà chị biết chắc rằng anh Sơn viết cho chị. Khi chị cùng hàng trăm ngàn người di tản khỏi Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4/1975, anh Sơn nhận được tin là chị đã chết trên biển, nên đã viết ca khúc này. Hình như lúc đó chỉ có những hàng cây trên phố xá Sài Gòn truyền đi những tin này. Người nhạc sĩ nhớ lại những ngày cùng cô ca sĩ trẻ lang thang trên những vỉa hè của đường phố Sài Gòn:

…Nếu thật hôm nào em bỏ đi

Em bỏ đi, sau lưng em còn con phố dài

Những hàng cây loan tin nhau, rồi im tiếng nói

Quanh đây hoang vu tiếng cười

Có ngày xưa em theo tôi, cùng ra quán ngồi
Bên đời xe ngựa ngược xuôi…

Những ai đã từng ngồi ở những quán cóc trên vỉa hè Sài Gòn sẽ cảm nhận được những hình ảnh này. Trong đêm nhạc, chị Khánh Ly hát ca khúc này vào gần cuối chương trình, hát như một lời kể chuyện, tâm tình. Khán giả im lặng ngồi nghe, và thả hồn nhớ đến những con phố Sài Gòn xưa, với hàng quán, với xe ngựa ngược xuôi trong những ngày tháng đầy kỷ niệm cũ. Nhiều người đã từng nghe ca khúc này, nhưng chưa bao giờ thấy thấm thía như tối hôm đó.

Đêm nhạc Biển Nhớ đem lại những cảm giác cả cũ lẫn mới về nhạc Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Khánh Ly mở màn bằng những Ca Khúc Da Vàng, chỉ hát với một cây guitar thùng, giống như phong cách đã từng diễn ở Quán Văn nửa thế kỷ trước. Sau đó, người nghe như bị thôi miên với những giai điệu Trịnh Công Sơn được phụ họa bởi tiếng kèn saxo phone và tiếng flute của một nhạc sĩ Mỹ. Có một sự phù hợp lạ lùng giữa nhạc Trịnh và tiếng kèn saxo, mà trước đây ít khi được phối khí. Nhạc Trịnh Công Sơn thường giống như lời tâm tình. Mà tiếng kèn saxo cũng là một thứ âm thanh đầy ngẫu hứng, khi thì thầm, khi khắc khoải, khi nỉ non, cũng giống như một người kể chuyện. Khi Khánh Ly hát như kể chuyện, thì tiếng kèn như đưa sâu thêm những cảm xúc vào trong tim  của khán giả. Đúng như chị Khánh Ly nói, hãy cảm nhận những ca khúc theo cách riêng của mình, thì những ca khúc xưa vẫn còn nhiều điều mới lạ.

Chị Khánh Ly nói rằng, khi thế hệ của chị đã qua đi, chị mong mỏi thế hệ trẻ hơn hãy tiếp tục hát nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Đình Chương… Những di sản văn hóa quí báu đó cần được thế hệ trẻ kế thừa. Và niềm mơ ước của chị đã có câu trả lời ngay trong đêm nhạc. Góp mặt trong chương trình là giọng hát tuổi 19 Mê Linh, và anh chàng MC ở tuổi đôi mươi Jimmy Thái Nhựt. Jimmy ra đời gần hai thập kỷ sau Quán Văn. Nhưng trong vai trò người dẫn chương trình, Jimmy đã chứng tỏ được khả năng tìm tòi, học hỏi của mình, và đặc biệt là lòng quí trọng, ngưỡng mộ đối với những thế hệ nghệ sĩ đi trước. Jimmy tìm được một bài phỏng vấn ca sĩ Khánh Ly trên báo chí Sài Gòn từ nửa thế kỷ trước. Trong đó, ở đoạn kết, ca sĩ Khánh Ly đã trả lời rằng cô sẽ không bao giờ phản bội nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và sẽ hát nhạc của anh cho đến cuối đời. Có lẽ đó là lời giải thích tại sao khán giả lại được nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn trong đêm nhạc Biển Nhớ…

Chị Khánh Ly tâm sự rằng thời gian không còn nhiều ở tuổi của chị. Chị sẽ cố gắng làm gì cần phải làm và còn làm được. Chị mong là sẽ kịp thực hiện được chương trình kỷ niệm 60 năm ca hát của mình tại sân khấu Việt Báo trong năm tới. Đối với chị, mỗi ngày còn được hát cho những khán giả yêu mến nghe đã là một niềm hạnh phúc. Hát cũng là để hỗ trợ những công việc từ thiện chị đang làm tại Việt Nam. Ca sĩ Quang Thành là người đang cùng chị đi rong ruổi trên những nẻo đường Việt Nam để vừa hát, vừa làm việc từ thiện. Anh cho biết 2 người đã hứa với các sơ trên vùng cao nguyên Trung Phần là sẽ giúp dựng lại các mái nhà sàn để làm nơi ăn học cho các em học sinh người Thượng. Toàn bộ số tiền thu được trong đêm nhạc Khánh Ly- Biển Nhớ sẽ được gởi về cho dự án từ thiện này.

Chị Khánh Ly mời khán giả hát chung bài Ở  Trọ- Ngẫu Nhiên trong cuối chương trình. Lời bài hát có lẽ cũng giống như tâm tình của chị, và nhiều khán giả yêu mến Khánh Ly- Trịnh Công Sơn:
Không có đâu em này
không có cái chết đầu tiên
và có đâu bao giờ ?
đâu có cái chết sau cùng ?...
…Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rớt xuống cành mai
rụng cánh hoa mai vàng
chim chóc hót tiếng qua đời
Người ôm lấy muôn loài
nằm trong tiếng bi ai…

Khi đã ở cuối cuộc đời, trải qua mọi thăng trầm, được mất, vinh nhục của cuộc sống, cảm nhận được sự phù du của kiếp người, mỗi người trong chúng ta sẽ thấy bớt đi lòng oán hận. Chỉ có sự thông cảm, thương yêu dành cho đồng loại mới là điều đáng quí nhất…

Đoàn Hưng


Sep 23, 2019

QUÊN


Cụ Sỹ giờ chín sáu - đã quên nhiều.
Chắt Sóc giờ đã hơn tám - cũng bắt đầu quên liu riu 😓



Sóc quên mặc áo màu xanh hôm nay 😋


Sep 22, 2019

NGHỆ THUẬT



Nghệ thuật, 
... chẳng ở đâu xa,
Nghệ thuật,
... nằm ở trong nhà Doãn gia
Nghệ thuật,
... cành nhỏ toả ra,
Từ khoai lang của vợ ta mang về.

😊😋😉



DOÃN LIÊN PHIÊN TẢ BÀI BÌNH KIỀU CỦA SƯ CÔ ĐẲNG NGHIÊM






Sư cô Đẳng Nghiêm bình Thơ Kiều
Kính thưa sư Ông, kính thưa quí thầy quí sư cô, kính thưa đại chúng,
Bấy lâu mới được một ngày,
Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?
Đúng thật là vậy phải không? Lâu lắm rồi đại chúng người Việt chúng ta mới tụ họp đông đủ và vui như thế này. Trong ba ngày qua các cô bác chú và các em đã tập họp cùng tu học, cùng ôn lại những ân tình, sự tình với sư Ông, với Pháp môn, và với tăng thân. Đại chúng cũng đã cùng nhau ngồi thiền và tụng kinh gửi năng lượng thương yêu và sự biết ơn đến sư Ông. Đặc biệt nữa là chúng ta được Bói Kiều, có đến bảy người được bói. Đó là kỷ lục!
Trong tinh thần đó, con xin được nói thêm về Kiều. Cho dù con là sư “tây”, mà sư tây bình kiều thì cũng là khó khăn, nhưng sẽ rất vui vì trong đời tu có lẽ đây là lần thứ ba con nói pháp bằng tiếng Việt trước đại chúng. Vậy xin đại chúng thông cảm cho tiếng Việt của con, nhất là về đề tài Truyện Kiều thật là khó. Cũng do nhờ sư em Trăng Thanh Trí, một sư em người Mỹ mới xuất gia được 6 tháng đã giúp cho con dịch những câu Kiều được sư Ông chọn lọc sang tiếng Anh để làm thành một văn bản Bói Kiều - The art of Oracle reading. Chị em chúng con đã phải đọc nhiều để hiểu ý của cụ Nguyễn Du và dịch ra Anh ngữ. Hôm nay là cơ hội để cho con chia sẻ thành quả trước khi quên.
The Tale of Kieu - Truyện Kiều được nhà thơ Nguyễn Du viết khoảng giữa 1810 – 1820, đầu thế kỷ 19. Là một thể thơ rất dài còn gọi là Epic poem, khoảng 3252 câu thơ, theo thể lục bát, một hàng sáu chữ, một hàng tám chữ. Ngôn ngữ cụ Nguyễn Du viết rất đẹp, vừa có chữ Hán Việt, vừa có chữ rất là Việt. Những chữ “bây giờ” “khi nào” được cụ dùng rất bình dân nhưng rất hay.
Truyện Kiều là một bài thơ xuất sắc và nổi tiếng của Việt Nam đã được nhiều người nước ngoài ưa thích và được dịch ra nhiều thứ tiếng như Đức, Anh, Pháp. Quyển sách viết về Truyện Kiều bằng Anh ngữ sắp sửa được xuất bản tới đây. Câu chuyện về một cô gái sinh ra trong một gia đình Nho giáo, rất thông minh, nhiều tài năng và rất là đẹp. Kiều có một người em gái cũng thông minh, tài năng và đẹp nhưng mọi thứ hơi ít hơn chị một chút xíu. Chắc có lẽ vì vậy mà người em ít khổ hơn một chút. Kiều có một cuộc tình rất đẹp với Kim Trọng nhưng vì người cha bị vu oan nên bị tù. Kiều đã bán thân mình chịu làm vợ cho một người, và dùng số tiền này để chuộc cha. Cô không ngờ sự hiếu thảo này bị gặp nạn bởi người kia mua Kiều để bán vào lầu xanh. Trong suốt mười lăm năm, Kiều rất nhiều đau khổ vì bị bán từ lầu xanh này đến lầu xanh khác. Có nhiều người hại Kiều, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều người giúp Kiều. Sau mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã đoàn tụ lại với gia đình. Và cũng trong mười lăm năm đó nàng đã phát hiện ra con đường tâm linh.
Truyện Kiều không những là một tuyệt tác thơ mà còn là văn học, xã hội học, tâm lý học (psychology), và thiền học (meditation). Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một phần nhỏ cuộc đời của Kiều. Truyện Kiều là nỗi thổn thức của nhà thơ Nguyễn Du vì sao mà con người lại làm khổ nhau, vì sao các quốc gia luôn muốn đánh nhau, tranh giành đất đai của nhau. Và ngay cả người trong một nước mà cũng ức hiếp, tranh giành và làm khổ nhau vậy. Đó là điều muốn biết của nhà thơ.
Từ đầu cho đến cuối bài thơ cụ Nguyễn Du nói đến người có tài thì thường có khổ đau đi chung “chữ tài đi với chữ tai một vần”. Cụ còn nói về thiên mệnh, Trời bắt mình khổ “Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra. Có trời mà cũng tại ta”. Cụ Nguyễn Du là một nhà triết lý, không biết cụ học Phật nhiều hay không nhưng cụ đã nói lên như thế (the root of everything is the mind, is the heaven but also our own  doing).
Kiều được sinh ra trong một gia đình êm ấm, bình an, được che chở và được học hành đàng hoàng. Nàng viết văn rất hay, đàn rất giỏi, nhưng bản tính (nature) của nàng là lãng mạn, thu hút khổ đau. Câu chuyện bắt đầu khi đi tảo mộ tổ tiên, nàng Kiều chợt thấy nấm mồ của Đạm Tiên, một nhi ca đã từng nổi tiếng. Nấm mồ bị bỏ hoang. Nàng hỏi và được trả lời là người đã từng nổi tiếng nhưng sau khi chết thì chẳng còn được ai nhớ đến nên nấm mồ bị hoang sơ là thế. Nghe vậy nàng đã khóc đầm đìa nước mắt:
Thoắt nghe Kiều đã dầm dầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà.
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Khi nghe câu chuyện đau thương của Đạm Tiên, Kiều khóc. Có thể Thúy Vân đứng kế bên không khóc. Kiều còn thấy (how pitiful it is to be a woman)
Khổ thay cái phận đàn bà,
và thấy:
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Nàng cũng thấy đó là mệnh bạc chung (shared unfortunate) của chúng ta. Kiều đã thấy mình ở trong Đạm Tiên. Tuy xuất thân là con nhà gia giáo, nhưng Kiều lại thấy mình giống Đạm Tiên và lo sợ cho cuộc đời của chính mình (destiny).
Ngược dòng thời gian, bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ 19 ở Việt Nam, lúc đó nước ta còn phong kiến, còn tục buôn bán người nên mới có cảnh con gái bán mình chuộc cha để phải chịu cảnh từ lầu xanh này đến lầu xanh khác. Đây là chuyện kể ở một đất nước nghèo xa xôi, nhưng tại nước Mỹ văn minh hơn cùng khoảng thời gian 1870 – 1880 người ta còn buôn bán nô lệ. Họ qua Phi châu kết nạp hoặc bắt cóc người mang về Mỹ bán ngoài chợ như một món hàng. Người Mỹ trắng mua có thể rờ nắn tay chân xem xương thịt người này có đủ mạnh mẽ để làm việc hay không. Người bị bán có đàn ông, đàn bà, và con nít ở mọi lứa tuổi.
Xin kể chuyện vui của hai chị em con về hai chữ “nô lệ” như thế này. Em con có đứa con đầu tiên vào tuổi rất trễ, khoảng 40 tuổi, nên cưng con lắm. Khi đứa con 3 tuổi đòi hỏi một chuyện gì với hai tay giơ lên, nước mắt vòng quanh xin bố. Thế là bố mềm lòng, mắt long lanh chảy theo mà quy hàng. Con kết luận với em: Vậy em làm nô lệ của con rồi! Em hỏi: Nô lệ là gì vậy chị? Trả lời: Là “slave” đó. Con nó muốn gì mà mình cũng chìu theo là nô lệ. Em: Thế thì em thích chữ “nô lệ” đó (I like the word “nô lệ”).
Trở lại lịch sử chữ nô lệ, ngài Frederick Douglass, người nô lệ Mỹ da đen nổi tiếng, ông đã làm nô lệ ít nhất 22 năm rồi trốn chạy. Sau đó ông đã lên tiếng đòi giải phóng, tranh đấu nhân quyền cho người Mỹ đen. Ông định nghĩa chữ “nô lệ” là khi mình không có chủ quyền về thân, về tâm của mình. Người ta xem mình như một đồ vật mà người ta có thể buôn bán, lấy đi vợ con của mình mà không thể nói lên được gì hết.
Chúng ta người có tu học trong thời đại này thấy không còn tình trạng buôn bán nô lệ, nhưng nếu nhìn kỹ khi ta không biết chăm sóc tâm, thân của mình, để hoàn cảnh kéo mình đi, đó chính là mình là nô lệ. Người mua bán nô lệ (the slave holder) không phải ở bên ngoài ta nữa mà chính mình mua mình bán mình. Vì mình không hoàn toàn tự chủ với thân và tâm.
Trở lại Truyện Kiều, tâm lý học (nature) của người Tây phương người Mỹ, trong con người có cả 2 tâm lý nature và nurture như bẩm tính trời cho cụ Nguyễn Du nói. Bẩm tính là được trời sinh. Nhưng môi trường (nurture) còn có nghĩa là nuôi dưỡng, đút mớm để trở thành. Cây được nuôi nấng cho phân để lớn lên. Kiều là một người có tính bẩm sinh (nature) nhạy cảm, có sự thu hút khổ đau khi thấy Đạm Tiên bèn mủi lòng khóc vì nghĩ lại thân phận của mình. Cùng một lúc, không phải chỉ (nature) không mà còn yếu tố nurture. Đứa bé do cha mẹ sinh ra với bản tính dễ chịu, không cần ẵm bồng nằm chơi mà vẫn cười. Nhưng cũng có đứa bé mới sinh đã khó chịu hay khóc, không chịu ai khác ôm, ăn không dễ…đó là tính sẵn có. Vậy chúng ta phải làm gì cho cái phần nurture đó?
Nurture của Kiều đã một cách vô ý thức tưới tẩm không khéo léo cái nature của mình. Nàng viết thơ rất hay cho Đạm Tiên. Tối về nhà nàng bèn mơ thấy người xưa và hai người nhận ra nhau. Đạm Tiên nói với Kiều rằng hai chúng ta cùng nằm trong Sổ Đoạn Trường (The book of unfortunate destiny). Người xưa hỏi có 10 bài thơ, 10 tựa đề cô có thể viết ra hay không. Kiều bèn viết liền lập tức. Nàng viết hay đến nỗi Đạm Tiên khen nức nở:
Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường,
Ví đem vào tập Đoạn Trường,
thì treo giải nhất chi nhường cho ai!
Nàng Kiều viết thơ hay đến nỗi, đứt ruột đến nỗi (intestinal twisting) mang vào tập Đoạn Trường thì không ai bằng. Khi có nỗi buồn khiến ta viết thơ rất hay. Cũng vậy, có cơn giận cho ta rất nhiều năng lượng. Mình bào chữa (justify), tưới tẩm (nurture) cơn giận. Nhớ lúc học ở trường Y, con có giọng hát rất buồn. Đến khi đi tu con cũng được khen là hô canh hay lắm, nhưng nghe sao mà đứt ruột, chưa quán chiếu đã muốn khóc rồi!
Năm 2004, hơn 200 sư thầy và sư cô theo sư Ông về Lộc Uyển tu học, con được lên thỉnh đại hồng chung, nhưng bị phê bình là “Giọng sư em buồn quá. Khi mình thỉnh chuông đại hồng, tâm tư người thỉnh phải nhẹ nhàng thanh thoát để gửi tiếng chuông và lời kệ đi về mười phương cho những người, những loài còn trong địa ngục, đang khổ đau được giải thoát khi nghe nó. Nhưng giọng của sư em buồn quá sợ họ không giải thoát được!” Sư cô đã khuyên con không thỉnh chuông và hô kệ trong 3 tháng. Con đã hiểu và không thỉnh chuông một thời gian dài. Đến một ngày, trong chuyến hoằng pháp cùng với sư Ông và quí thầy cô trên một chiếc xe bus di chuyển trên đường dài xuyên bang, con cầm micro hát cho bác tài và mọi người trên xe tỉnh ngủ. Lần này con được sư Ông ngoắc lại và khen “Giọng con hết buồn rồi!” Đây là lời khen tuyệt vời nhất trong cuộc đời của con. Có nghĩa là sự tu học có thể chuyển đổi được cuộc đời của mình, chuyển đổi lời văn, lời hát của mình.
Cũng như vậy, Kiều đàn rất hay. Khi Kiều được Kim Trọng năn nỉ đánh đàn cho nghe và được tán thán như vầy:
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
Ý nói: Anh là Chung Kỳ đang lắng tai nghe tiếng đàn của Bá Nha. Bá Nha chơi đàn rất hay nhưng chẳng mấy ai hiểu được tiếng đàn của chàng chỉ riêng Chung Kỳ nghe được thôi. Đến khi Chung Kỳ qua đời, Bá Nha đập vỡ cây đàn vì không còn ai hiểu được mình.
Kim Trọng nói vậy khi Kiều đàn. Tiếng đàn được cụ Nguyễn Du tả:
Nghe ra như oán như sầu phải chăng, (for sadness, for  injustice)
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào, (So bitter, so burning)
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Kiều rằng:
Rằng quen mất nết đi rồi, (I’am used to it)
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao.
Kiều là một người lãng mạn và rất yếu đuối. Chẳng khác gì người thời đại bây giờ, ngồi xem phim khi cười ha hả, khi khóc hu hu, nước mắt chảy ròng. Có phải chăng chính chúng ta, không riêng gì nàng Kiều, tưới tẩm cho mình những hạt giống lãng mạn. Khi buồn ta nghe nhạc buồn, khi giận ta nghe nhạc rock với suy nghĩ là thỏa đáng với cuộc đời. Nhưng thực ra đó chỉ là mình đang lừa chính mình và đang tưới tẩm những hạt giống địa ngục trong mình. Ta nhìn ra ngoài đời để thấy những cảnh thật, người thật để tự đánh thức mình. Trong Alcoholic Anonymous có nói “Đừng uống ly thứ nhất thì không có ly thứ hai”. Do vậy, chúng ta ý thức được là không coi một bộ phim nào thì sẽ không coi bộ thứ hai hoặc trăm bộ phim nữa.
Xin mời đại chúng thở với tiếng chuông.
Nguyên nhân của khổ đau có yếu tố bẩm sinh, tính trời, có yếu tố tưới tẩm và sự thu hút về nẻo đường đó. Cụ Nguyễn Du nói:
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
In places of freedom and leisure, 
She can not settle, she can not sit stably.
Ma đưa lối quỷ đem đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
The ghost leads the way, the devil shows the path.
Searching for and going toward unfortunate destination.
Đây là một tập khí có từ sự trống vắng, cô đơn, chán nản (boredom) đã được tưới tẩm. Khi ta tu học để có được tỉnh thức (mindful) trong sự tiêu thụ (consumption) có chánh niệm với chính mình. Tôi đang tiêu thụ gì vậy? Nó đang nuôi dưỡng gì ở trong tôi? Người trẻ cũng như người lớn tuổi nói là bận, nhưng có được một chút thời gian liền lấy iphone, ipad ra bấm liên tục. Đứa bé 7 tuổi đã dùng computer thuần thục cũng do vì xã hội dạy cho ta đánh mất mình để đi vào chốn đoạn trường. Vậy nên chúng ta phải ý thức về tập khí của mình (habit). Thấy cái tay mình lấy lên, cháu của con nó lấy, con nói, “Đừng để nó trở thành một habit, don’t let it be a habit, con! Đứa cháu hỏi: Habit là gì? “Habit, what is it, Jojo?” Trả lời: Là cái gì mà con không điều khiển được, con làm như một cái máy. “Habit is something you can not control, do it automatically.” Nó mới 6 tuổi thôi, năm ngoái nó đã biết nói: Con bị nghiện máy móc rồi! “Jojo, I am addicted to technology!”
Đứa bé 6 tuổi và chúng ta cũng đã bị nghiện ngập máy móc. Lúc đó chúng ta là nô lệ (a slave) cho máy, không còn chủ quyền thân và tâm của mình. Không biết mình đang tưới tẩm mình những gì. Trong khoa học não bộ, có nói về những đường thần kinh (neural pathway), cái gì ta sử dụng thường xuyên (what fires, wires), những sợi dây thần kinh được liên kết tạo thành đường thần kinh, nếu dùng nhiều lần thì từ một con đường nhỏ nó sẽ trở thành một xa lộ. Ta chỉ cần chợt nghĩ đến là lập tức nó đi lên. Thí dụ ta đang giận một người, chỉ cần một ý nghĩ về, nghe tiếng, hoặc bóng của người đó người, ta liền căng thẳng. Và muốn bảo vệ chính mình, ta nói một lời cay độc hay làm điều gì cho người ấy đau. Đó là đường đi thần kinh (neuron pathway) đã được tập luyện (rehearse) quá nhiều lần trong nhiều năm và bây giờ nó trở thành tự động (automatic). Những người uống rượu, hút thuốc, coi phim ảnh, quen tư duy sầu khổ…do vì hằng ngày đã tưới tẩm thói quen xấu.
Một người thường ngày hay bị cha gọi là ngu ngốc “you are stupid”, làm cái gì hay làm rớt một đồ vật cũng bị gọi là ngu ngốc. Về sau khi học đại học, người này cũng hay tự xưng mình là ngu ngốc “I am stupid” vì quen rồi! Con ngẫm lại mình thật may mắn, từ khi được tu học không bao giờ con nói những lời không dễ thương với chính mình nữa. Có những lúc buộc miệng ra những lời không dễ thương, con đã tự ôm mình và xin lỗi chính mình “I am sorry, I didn’t mean that.” Trong cuộc sống người tu đôi khi ta cũng có thể vụng về. Hãy học không nói những lời không dễ thương với chính mình. Hãy học nói lời tử tế, nâng đỡ cho chính mình và từ đó có những lời nâng đỡ bảo bọc cho người khác thay vì chà đạp họ.
Ta sử dụng con đường mòn (rehearsing) trong não bộ để tạo thành những xa lộ, những tập khí và thành bản tánh (personality) tốt một cách mạnh mẽ cho về sau về già. Những điểm hằn sâu đời sống như cách tư duy về mình, cách đối xử với con cháu, cách nhìn về cuộc đời, ta nhận diện một cách đơn thuần. Nhận ra liền những điểm tiêu cực, lời nói hành động tiêu cực là ta mỉm cười và thay chốt. Thay vì nói lời không dễ thương thì nói lời xin lỗi (I am sorry), cảm ơn (thank you) bạn, cảm ơn với chính tôi.
Nói về tiêu thụ không chánh niệm (unmindful consumption) bằng mắt những hình ảnh; bằng tai những âm thanh, những mẩu chuyện không nuôi dưỡng bằng loại nhạc đứt ruột; mùi hương cũng ảnh hưởng vào ta rất nhiều như mùi dầu thơm khiến ta bỏ rất nhiều tiền để mua; xúc chạm (touch) đối xử với chính mình, hoặc tham đắm thèm khát, hoặc sự bạo động hận thù. Chính những sự tiêu thụ này quyết định cái khổ đau. Nó tiếp tục đời này qua đời khác hay sẽ được chuyển hóa.
Đến với tu viện, các cha mẹ đem con đến tu học, nói “Con tôi hư và bịnh hoạn xin nhờ quý thầy quý sư cô chăm sóc và sửa (fix them for us) dùm.” Đến khi làm việc với các cháu, thầy cô mới thấy người cần chỉnh sửa lại là cha mẹ. Họ bệnh hoạn vì có những tư duy tiêu cực, con ngu quá (you are stupid), con chưa ngoan (you are not good enough), đòi hỏi quá nhiều nơi con. Hoặc là cha mẹ có nhiều khổ đau và bị cuốn vào nó nên không để ý được con. Trường hợp người mẹ không mong muốn sinh con ra vì bị lạm dụng tình dục, cho đến khi đứa con cũng bị lạm dụng như mình thì họ vẫn không thấy, không biết và không tin để mà bảo vệ con. Có khi khổ đau tiếp nối đời mình truyền đến đời con, rồi đời cháu mà không thoát ra được vì do mình bị cuốn vào nó.
Xin mời đại chúng cùng thở với tiếng chuông.
Trở lại Kiều, một điều khiến nàng Kiều khổ đau suốt 15 năm tất nhiên là do nàng dễ yêu người khác. Kiều yêu Kim Trọng người yêu đầu tiên và trung thành với chàng. Nhưng đến khi gặp Mã Giám Sinh thì:
Nghìn tằm nhờ bóng tùng quân.
Nghĩa là nhờ xin người này cứu mình.
Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.
Xem người ta là cây cao cổ thụ, còn mình chỉ là dây leo hoặc là hạt cát.
Đến khi gặp Sở Khanh thì:
Nhờ tay tế độ cho người trầm luân.
Save me, deliver me to the other shore of the friction.
Đến Thúc Sinh, một người đã có vợ, nàng nói rằng:
Thương sao cho vẹn thì thương,
Tính sao cho vẹn mọi đường xin vâng.
Chăm sóc cho em, chăm sóc cho vợ anh sao cho hai bên được hòa hợp.
Có nghĩa là nàng gửi thân mình cho những người này. Nhưng họ có xứng đáng không? Tất nhiên là không vì họ chẳng bảo bọc che chở gì cho nàng. Nàng là người ở thế kỷ 19, bị ở trong lầu xanh. Nhưng nhìn sâu và nhìn lại mình ở thế kỷ này thì thấy có lúc mình cũng từng là Kiều. Hỏi rằng trong thính chúng có bao nhiêu người đã từng bị bể tim vì người khác, hở các em trai đẹp trai và các em gái đẹp gái?
Có một em hỏi “Sư cô, có phải mình phải bị bể tim chừng hai, ba lần thì mới kiếm ra đúng một người?” Trả lời: “Có thể chỉ một lần bể tim là mình không đứng lên được. Nói chi đến ba bốn lần thì sao chịu nổi?” Nhưng thế hệ ngày nay các bạn có thể có 10 bạn trai bạn gái một cách dễ dàng. 20 bạn trai bạn gái cũng được. Thế thì đến 70 tuổi, tính sổ có khi có cả trăm người yêu vì có khi yêu một người vài năm, có khi yêu vài tháng hay vài ngày. Do vậy, nhìn lại mình phải xót xa cho chính mình (What you put yourself through. What you put your body through? What you put your mind through? One relationship after another!)
Có một em gái 16 tuổi rất đẹp người Mỹ tâm sự là bạn trai khi đi với em mà vẫn nhìn người con gái khác. Hỏi em là tại sao phải chịu đựng như vậy? Em trả lời “Because it could be disrupted to me. So then, I could not find another one.” Rủi nó bỏ con, rồi con không kiếm được người khác thì sao? Một em gái chỉ mới 16 tuổi nói vậy! Mà cũng có nhiều phụ nữ ở nhiều lứa tuổi 20, 30, 40, 50, 60 cũng đã từng hỏi như vậy. Nếu ta học làm tri kỷ của chính mình từ khi còn trẻ thì sẽ ổn thôi.
Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có nhắc đến chữ “tri kỷ” một số lần, nhất là lúc Kiều gặp Từ Hải. Nàng khen Từ Hải như thế nào khiến chàng thốt lên:
Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người.
He laughs hardly. How many soul mate can one have?
Chữ “tri kỷ” thường có nghĩa là người bên ngoài mình, thương yêu và chấp nhận mình hoàn toàn. Nhưng trong Hán – Việt chữ “tri” là biết, nhớ, làm chủ chính mình - kỷ. Vậy tri kỷ là người nhớ và biết làm chủ chính mình. Đó là một pháp môn mới mở ra (darma door, enlightenment) mình học làm tri kỷ của chính mình. Đó là pháp môn cho cả những người trẻ lẫn người già thực tập không để cho thân tâm mình bị đi qua quá nhiều người, không phải gởi gắm, tùy thuộc vào người khác như Sở Khanh, Mã Giám Sinh…Ngay cả là Từ Hải, một anh hùng đã giúp Kiều trả ân oán, nhưng rồi cũng phải chết. Từ Hải đã nghe lời Kiều ra đầu hàng để được sự công nhận của triều đình, từ đó Kiều mới được công nhận và về với cha mẹ. Từ Hải ra đầu hàng và bị lừa mà chết. Vậy, dù đã tìm được một anh hùng, nhưng ta không làm tri kỷ của chính mình, không biết thương chính mình thì không thể biết thương người kia và có thể hại người.
Áo xanh đổi lấy cà sa,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Wordly garment is exchanged for the saffron robe
The heart is three times value then talent.
….
Tu học không cần phải xuất gia nhưng làm sao để người người đều thấy những thổn thức, những ước mơ tiềm ẩn trong mình. Thay vì đầu tư hết vào công danh, sự nghiệp, những quần áo bề ngoài, cái đến cái đi thì nên cho là thứ yếu. Ta chăm sóc thân mình nhiều hơn, ăn uống, ngủ nghỉ cho đúng giờ giấc chừng mực. Đừng buông thả tâm thức cho buồn khóc, vui cười, lo lắng căng thẳng, làm nô lệ cho chúng.
Ở Kiều ta còn thấy một cách thực tập rất hay:
Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.
I am both the maid flower and I also the nun.
Đây là lúc Trạc Tuyền (Cleansing Stream) báo ân báo oán thì có vị sư trưởng đến, không nhận ra Kiều là người đã từng được mình giúp.
Tôi cũng là hoa nô mà cũng là Trạc Tuyền, đây là giáo lý tương tức, bất nhị trong đạo Bụt. Sư Ông còn gọi là giáo lý “bùn có trong sen”. Người con gái đã từng phải bán mình làm con ở, người hầu cho chủ Hoạn Thư, một người vợ ghen tuông. Bà đã biến nàng Kiều thành nữ tì khiến người yêu nàng, Tôn Hiến, không thể nhìn nàng được. Vì một người là chủ, một người là tớ. Nô tì và Trạc Tuyền cũng là nàng Kiều.
Những khổ đau mà ta đi ngang qua, nó chỉ là bùn ta không phải vùi sâu vào đó. Ta tu học để chuyển hóa, để thấy hoa sen nở ra từ bùn, không phải từ cát, ngọc, vàng…Do vậy, những khổ đau, khó khăn cuộc đời, của cha mẹ, của tổ tiên, của xã hội…ta phải tin rằng chính mình có thể chuyển hóa được khi tu học. Một người tu học, sẽ giúp được một, hai, nhiều người để từ đó thay đổi được xã hội.
Trong buổi bói Kiều, có một em trai hỏi: “Hiện giờ đang có nhiều người Nam Mỹ muốn đến Mỹ định cư vì đói khổ, chiến tranh, áp bức trong nước họ. Nhưng Mỹ không chấp nhận, mà con chỉ là một người Việt Nam dù có thương họ nhưng không thể làm được gì. Với tình trạng như thế ở khắp thế giới làm sao giúp được họ? Câu trả lời:
Lòng từ gởi án mây vàng
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì.
I send my heart on the golden cloud,
The path is wide open why is it too narrow for the floating blue cloud.
Đường cái thênh thênh, đất nước mình thênh thênh, tài nguyên thênh thang, tại sao lại hẹp hòi đến nỗi đám mây không đủ đường để đi qua? Một nhóm người mình cũng không ôm ấp được. Cái gì? Nó là lòng người quá hẹp!
Trong Kiều có một câu:
Có dung kẻ dưới mới là lượng trên.
Only one who embrasses and protects those below deserves to be above.
Người trên không phải là vị trí ngồi trên, có quyền hạn, học thức mà làm thành người trên, mà chính cái nhân cách, hành xử, nói năng làm cho mình ngồi trên hay làm mình thành người dưới. Mà cái đó mình có thể chọn lựa được, mình có thể tu tập được. Trong tiếng Anh có một từ gọi là  “demagogue” là một người lãnh đạo, một người lấy được quyền, vì người đó appeals, kích động cái emotion, cảm xúc và sự kỳ thị trong người khác.  Đó là demagogue, one who obtains power by appealing to the emotions and prejudice of the populace. That’s a demagogue. Hiện giờ chúng ta đang có nhiều loại người lãnh đạo này, họ đã kích thích hạt giống ích kỷ, sự kỳ thị giống dân này cao hơn giống dân kia. Nếu để nhóm người kia vào đất nước mình họ sẽ làm người ăn cắp lấy đi công ăn việc làm, họ là những người xấu…Vậy thì đừng cho họ vào (keep them out).
Nhìn lại xem, tất cả chúng ta đều là người di dân (refugees). Da trắng, da đen hay da vàng tất cả chúng ta đều đến từ những nước khác đến đây đất nước của người da đỏ. Miền tây của nước Mỹ đã từng thuộc về nước Mễ. Người Mỹ đã đánh thẳng vào thành phố Mexico City 1846 khiến người Mễ phải nhượng một số tiểu bang (Texas, California, Arizona,…) Vậy thì “thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì”, khi ta thực tập trái tim mở rộng là ta có thể dung chứa rất nhiều, nó làm ta là người ở trên, cao cả. Khi để chính mình bị kẹt vào khổ đau, ích kỷ nhỏ nhen, tập khí cay đắng thì ta sẽ không nhận được hoặc cho ra cho dù chỉ là 1 hột muối. Có dung kẻ dưới mới là lượng trên, đây là nhân cách của con người.
Học làm tri kỷ của chính mình là thực tập không tưới tẩm những hạt giống khổ đau và giữ tình bạn của mình được tốt đẹp. Có một người phụ nữ khoảng chừng năm mươi mấy tuổi, vừa mới ly dị chồng xong. Người chồng đã có bạn gái và cô ta cũng có bạn trai quen biết từ lâu. Cô tâm sự: Ba mươi mấy năm có chồng cũng như không. Có những lúc tôi ngủ với cái giường chứ không phải với chồng, vì “khi tôi đi ngủ thì ông ta còn thức và khi tôi thức dậy ông ta còn ngủ!”. Câu nói đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều cô đơn. Vừa mới ly dị xong cô lại có bạn và đang sợ sự việc như thế có thể bị lập lại.
Học làm tri kỷ của chính mình là thương chính mình. Kiều khi đoàn tụ với gia đình cha mẹ và Kim Trọng. Cha khuyên cô nên trở lại với Kim Trọng. Kiều nói: “Con đã quen tu học rồi nên không muốn trở lại cuộc tình xưa.”
Nâu sòng từ trở màu thiền.
Kiều đã bị gia đình thuyết phục trở về nhà sống, nhưng nàng cũng có lời với Kim Trọng:
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại dầy cho tan.
Kiều bị ở lầu xanh 15 năm, nhưng vẫn dùng chữ “trinh”. Chữ trinh được dùng 2 lần, nó là virginity nhưng cũng có nghĩa purity. Nàng nói với Kim Trọng là nàng không còn xứng đáng với chàng vì qua quá nhiều người rồi. Kim Trọng trả lời “Nàng lấy chữ hiếu làm chữ trinh”, Kiều đã xả thân mình cho cha và gia đình. Đó là chữ trinh, nàng đừng nghĩ vậy. Đây là một tư tưởng rất cách mạng thời phong kiến.
Và lần cuối cùng Kiều trả lời “chữ trinh còn một chút này” thôi thì giữ tình bạn cho đẹp, nếu trở về tình yêu có sự tham đắm, nắm bắt thì chúng mình sẽ hại nhau.
Khéo là nhở nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi.
Người yêu ta, ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
Do vậy, những người trẻ phải rất cẩn thận đừng dùng sex trong sự cô đơn, dùng sex mà lấy đi tình bạn, để rồi sau đó mất luôn người bạn.
Đã có một lần con được sư Ông gọi vào cốc dạy: “Con, purity không phải là không biết gì, không biết khổ đau đâu nhé.” (Purity is a process of purification) Thanh tịnh là một quá trình thanh tịnh hóa, là sự tu học của chúng ta. Người bao nhiêu tuổi đi nữa cũng vẫn có thể thanh tịnh hóa, thanh lọc hóa chính mình.
Con xin cám ơn quý cô bác, đại chúng đã đến và tu học trong 3 tuần lễ vừa qua. Mong đại chúng thường xuyên về tu học với các sư thầy và sư cô hơn.

Sep 17, 2019

KHI BẦU Ở XỨ NGƯỜI

Người sẽ phi hành tỏi, xào bầu, nấu bầu, ninh bầu, xay bầu thành ... soup bầu như thế này đây 😋










Người nấu với cả tâm tình nên người ăn cũng với cả tâm tình luôn 😁

KHẢO LUẬN VỀ NGỮ PHÁP VIỆT NAM















Sep 16, 2019

CẢM ƠN CUỘC ĐỜI




CẢM ƠN CUỘC ĐỜI 

Có những mùa đi qua
Gói hạ vàng trong nắng
Có nụ cười trong trắng
Hồn nhiên tựa trẻ con
Cảm ơn đời vẫn còn
Những ngọt ngào êm ấm
Tay cùng tay ta nắm
Dây thân ái một nhà
Mai này có đi xa
Tim vẫn còn ở lại
Nắng hạ vàng còn mãi
Trong lòng người xinh tươi
Còn mãi những nụ cười
Như suối nguồn thấu hiểu
Trái yêu thương nặng trĩu
Hái đem cho mọi người
Xin cám ơn cuộc đời
Mùa qua, tình còn mãi.
Mùa qua, tình còn mãi.
Xin cám ơn cuộc đời

Thơ : Chơn Nguyên
Nhạc: Doãn Quốc Hưng 



Sep 15, 2019

HAPPY CHEF APPRECIATION WEEK!





Not your ordinary pizza! watermelon pizza I made this morning: watermelon crust, strawberry yogurt sauce, fresh fruit toppings with a sprinkle of almond. Looks great and also tastes great! 🥰



When life gives you tomatoes, you make tomato galette 🍅🍅🍅🍅🍅🍅🍅🍅🍅🍅🍅🍅



Feeling kinda nostalgic today. I remember growing up, my family often made egg drop soup with corn, crab, and canned asparagus at family gatherings. A very different combination but it was oh so good. I made this egg drop soup today but with chicken instead, and some childhood memories were definitely on my mind.

Tina


***


HAPPY CHEF APPRECIATION WEEK TO CHÁU NGOẠI ÔNG BÀ SỸ THẢO !







RỬA CHÉN CHỈ ĐỂ MÀ RỬA CHÉN





Buổi sáng một ngày cuối tuần nắng đẹp, hai cô cháu rủ nhau ra sau nhà, ngồi bên bụi hồng vàng đang nở rộ. Cô đọc cho cháu nghe những trích đoạn trong cuốn sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Hai cô cháu chuyện trò thật nhiều chung quanh đoạn “rửa chén chỉ để mà rửa chén”.

Cô: điều này hay, nhưng mà khó thực hiện quá!

Cháu: Có gì khó đâu cô? Chỉ cần bây giờ, mỗi khi sau khi ăn cơm xong, rửa chén, cô chỉ việc để hết tâm vào việc rửa chén, đừng lo nghĩ về quá khứ, và cũng đừng toan tính chuyện tương lai. Cô hãy nhận ra sự thật là có nhiều người muốn được đứng rửa chén như cô mà không được.

Cô (ngẫm nghĩ một lát rồi mới nói): Mày nói đúng. Không ai cũng có được một đôi tay lành lặn để mà rửa chén. Không phải ai cũng có một mái nhà yên ấm để đứng rửa chén. Không phải ai cũng được sống bên cạnh những người thân, để cùng nhau ăn cơm, và sau đó rửa chén với một niềm hạnh phúc gia đình. Đúng là cô mày đã hạnh phúc hơn nhiều người nhưng không chịu nhận ra… Nhưng cô mày cũng khá lắm nghe. Cô ít bao giờ muốn rửa chén cho xong, mà cũng có khi thỉnh thoảng thấy thú vị, khi những chiếc chén đĩa của mình được rửa sạch sẽ, và được xếp vào trong chạn để chén bằng chính tay của mình. Cô sẽ để ý thức hơn vào niềm vui này.

Cháu: Khi cô làm được như vậy, thì mỗi giây phút đi qua trong tuổi già của cô sẽ là những giây phút tận hưởng cuộc sống thực thụ. 80 tuổi như cô, hay 60 tuổi như cháu thì cũng thế. Nếu mình thực sự hưởng thụ niềm vui trong hiện tại, thì mình sẽ không uổng phí cuộc đời này. Đã có nhiều người, dù sống đến 70, 80 tuổi, nhưng có mấy khi họ thực sự đang sống trong niềm vui thực tại, phải không cô?

Cô: Đúng vậy! Và ngoài rửa chén, mình cò có thể thực tập sống trong giây phút hiện tại bằng cách gì nữa hả cháu?

Cháu: Cô hãy nhìn cây hoa hồng vàng bên cạnh…

Cô (quan sát bụi hồng một lúc rồi nói): Mỗi khi ra vườn, cô sẽ tận hưởng việc ngắm những đóa hồng vàng tuyệt đẹp mới nở này. Mỗi đóa hồng khi quan sát kỹ, chúng đẹp làm sao! Hoa hồng nở ngay vườn nhà, phải tốn biết bao công chăm bón mới ra hoa như thế này. Ngày nào mình cũng đi qua, vậy mà có khi cô chẳng để ý để ngắm nhìn chúng. Thật là phí phạm!

Cháu: Cô thấy chưa. Có nhiều thứ để tận hưởng trong giây phút hiện tại lắm. Chỉ cần cô bắt đầu thực tập ngay bây giờ thôi. Và khi cô đã làm được, tuổi già của cô mỗi ngày sẽ tràn ngập niềm vui, hạnh phúc.

Đã có bao nhiêu buổi sáng cuối tuần nắng đẹp như hôm nay trôi qua. Nhưng không phải lúc nào cũng có một buổi tràn đầy niềm vui giữa cô và cháu như thế này…

Hưng gàn

DEFINITION OF A HERO




An Doan - TINO
Professor Zia
ENG99
4/4/2012

Definition of a hero

Elizabeth Berg tells the audience that her hero is someone who can reach into her inner thoughts and change the way she thinks. Throughout my life, I have also found my own definition of a hero. To me, a hero has to complete great deeds that inspire people around him to keep on moving, no matter how hard the road ahead can be. Different heroes can possess different strengths which will guide the heroes’ actions along his or her journey. After witnessing or reading about their deeds, I find a group of people that fit my definition of hero. The group consists of a fictitious character, Captain John H. Miller, a historic character, General George Smith Patton, and a close relative that I personally knew, my grandfather. These individuals went above the call of duty to fulfill their roles in life.

In the movie “Saving Private Ryan”, a squad of soldiers went on a rescue mission and gave their lives for the sake of duty; they were led by a man named John H. Miller. The movie took its stage in the bloody timeline of World War II, where brave men were not difficult to find. Captain John Miller and his squad just recently showed their courage during the ordeals on Omaha Beach, where thousands of Americans were brutally mowed down by German’s gun positions. After taking some rest, Miller was summoned by his superiors with a virtually suicide mission. Miller was informed that he was going to look for a soldier named Private James Ryan and bring him back so that Ryan could be sent home. Miller learned that out of a family of four brothers, James Ryan was the only one left. According to the Sole Survivor Policy at the time, the last sibling of a family must be brought back. Miller knew that this is a near impossible mission since James Ryan was an airborne trooper and his location was virtually unknown. Nevertheless, Miller, being an honorable soldier, accepted the task and immediately took his squad out. Along the journey, Miller and his squad braved all of the dangers and lost two of their best members due to enemies’ fires. Captain Miller had to keep his group from falling apart since the rest of the members wanted to quit this mission. Miller had to appeal to each member’s sense of honor to convince him to keep on moving with the mission. When they finally found James Ryan in a small town, they learned that a German mechanized unit was coming their way. Although heavily outgunned and outnumbered, Miller and his men decided to make a stand in order to fulfill their mission to protect Ryan. They fought bravely until every member of the group was killed. Miller was heavily wounded and was about to be executed by the German force when American reinforcement finally arrived and routed the Germans. After the mission had been accomplished, Ryan decided to have a chat with Miller. Miller pulled Ryan’s near him and, with his last breath, told Ryan that he had to earn the right to have an entire group of men sacrificed just to save him. Ryan from that point understood that he had to live an honorable and truthful life in order to pay back the deeds of his saviors. Miller and his squad laid down their lives in order to save one person, and they gave it all with pride and honor. To me, Captain John Miller is a hero because he represents the ideal soldier, going beyond the call of duty to fulfill one’s duty even though it means death. I also came to understand that Miller and his squad’s story reflected the pictures of all the heroes in World War II who had given their lives to protect the freedom that we all have today. We all must live our lives truthfully and faithfully in order to honor the men and women that gave it all in the name of freedom.

When it comes to being a hero by inspiring and leading huge armies on the battlefield, none can surpass General George Smith Patton. General Patton is today considered to be a legend whenever people speak of him. He was the type of heroic leader that leads from the front and always preferred the phrase “follow me” rather than “charge”. During World War II, he went face to face with the most efficient fighting force the world had to offer, the Wehrmacht, and beat back hard enough that the Nazis dubbed him the most dangerous man in the Allies army. During the start of his career, the American forces stationed in Africa were woefully unprepared for battle. Their performances were poor and they lacked every bit of experience needed to be soldiers. To make matters worse, they were up against German forces commanded by The Desert Fox, Erwin Rommel, one of the best generals in the German army and the leader of the dreaded Afrika Corp. Rommel beat the Americans back from Kasserine pass and threatened the entire American forces coming behind. General Patton was furious when he heard this news. He immediately stepped up to whip the Americans back to shape. He created discipline and order that today drill sergeants are still trying to learn. He boosted the Americans morale through his rough personality and his confidence. The Americans were so proud to have him on their side that they returned and beat the Afrika Corp back and trapped them in the middle of British advancing form the east and the Americans advancing from the west. Dwight Eisenhower, the commander of the American armies at the time, was so impressed that he incorporated Patton in his plan of Operation Husky, the invasion of Sicily. Now Patton had his next chance to demonstrate his skill. He moved his men, the Seventh Army, so fast that the German did not even have time to prepare their defense. The only thing they could do was put their hands up high and surrender. Patton’s attitudes of constant moving and never backing down eventually caused him trouble when he slapped a soldier who was suffering from shellshock. He ordered that soldiers should be out there doing their duties, not “chickening out” under enemies’ fires. Because of this incident, he was removed from command and was sent back to Britain. Though very angry and shocked by his superiors’ decisions, Patton reluctantly obeyed and stepped down. On every single day he was in Britain, he tried to speak to his superiors into getting him on the battlefield again. But what Patton did not know was that his reputation was feared deeply by every German. The Allies used him as a decoy to make the Germans believe that the Allies were going to attack Pais de Calais, instead of Normandy. The German, fearful of Patton’s aggressive tactics and movements, immediately put most of their forces in Pais De Calais instead of Normandy, giving ways to D-Day. Without Patton’s reputation, it would be much harder for the Allies to lure Germans into their own demise. Soon, the Allies were bogged down in Normandy and the Allies desperately needed a general who could help with the break out. They immediately put Patton back in command of an army and gave him the mission. As soon as Patton set his foot on France, he began to push his men forward with great force. Patton and his Third army beat the Germans times and times again and trapped the Germans in a town called Falaise. But to Patton’s dismay, the British force was slow to exploit the advantage and allowed half of the Germans to escape. Patton jokingly said to Bradley, his superior commander, that if he was commanding the Germans in Falaise, he would have driven the British back for another Dunkirk. After the Normandy campaign, Patton and the Third Army blitzed through the French northern country side, defeating the Germans with every turn he got. The only thing that stopped him was that he had outrun his supply line and his men were short of gasoline. During the battle of the Bulge, Patton’s speed of advancement was crucial to the Allies success. The 101st airborne was trapped in Bastogne and the German forces surrounded them from all side. Outnumbered and outgunned, the 101st needed reinforcement as soon as possible. Patton was the only general with the aggressiveness to reach his fellow soldiers in time. After the winter of 1944, Patton and his men were on the move again, outmaneuvered and outperformed the Germans in every chance they got. Broken bridges did not even slow Patton down a bit, he ordered his engineers to build another bridge so that they could continue advancing. If his superiors had not held him back, Patton could have reached Berlin months before the Russian could. Patton is considered a hero to me because he has inspired me to never give up, to rise up every time I get knocked down. I am also inspired by his courage, his confidence, and his hard military discipline. I also admired him by the fact that that he is a brave leader who leads from the front, enduring the same hardship that his men were experiencing. Without his confidence and skills, the Americans would never have trusted their leader so well and made those daring advances that they did in Africa and France. I greatly admired him, a man who gave all he had to serve the army of the United States of America.

There is also a hero in my own family; one with a kind and loving personality within the family but with remarkable bravery   when speaking up against oppression at his nation’s service. That hero is none other than  my grandfather. My grandfather was born into the dark days of colonialism, when Vietnam was under the control of a much more powerful nation, France. My grandfather, seeing the suffering of our people, joined a group of freedom fighters called Vietminh, the future Communist party. He worked with the group for a while, but he soon found out that there was a darker side in the Viet Minh. The deeper he went in, the more he found out about their lies and deceptions. My grandfather wasted no more time with the Viet Minh and went home to continue his education. After the victory of Dien Bien Phu, the Communist party took over Vietnam and began to exert their control all over the North of the country. My family was forced to flee down south, where there was still no communist influence. There were huge problems in the South, however. First of all, there was nearly no cultures in the South since a lot of the southern folks were mostly farmers. My grandfather took it upon himself to contribute to solving this problem. He created a group of writers called the “The Enlightening Thinkers” to shed cultural light into the Southern minds. As a teacher, my grandfather helped contributing in educating the South Vietnamese people and creating a new generation of teachers and thinkers for the people. The second problem was even bigger and it involved the Communist party. Since actual situations of the North were all blocked by the Communist party, only propagandas about their regime came down South, some people believed that the Communist party was the right answer. My grandfather, using all of his writing skills, wrote many books about the truth in the North and exposed of the Communist evil ways. Countless people the South was woken up thanks to my grandfather, and they found a new reason to defend their land. Unfortunately, the Vietnam War was lost and the South was taken over by the North. When this happened, my grandfather was sent to concentration camps to be “reeducated”. But he refused to listen to all the lies and stayed on his path. Because of his firm attitude, he served four years in prison before the International Amnesty Group heard of him and intervened for his freedom. However, as soon as he was released, he soon got himself in trouble again. Intolerant of the way the Communist government persisted in barricading the media, preventing the news about their persecution of thinkers within the nation to reach the outer world, my grandfather began to write about the truth and secretly send his works to the Vietnamese communities abroad. The communist imprisoned him again, sentenced him to 13 years in prison and he was not released until 1991. By that year, Vietnam had started its open policy and some other dissidents had followed his example to start speaking up their true opinions. Only then did my grandfather consider his mission to be accomplished and quietly put down his pen. Sponsored by my uncle, he settled down in America and returned to his loving and kind personality of a family man. Throughout his life, my grandfather’s moral has guided his footsteps. He never drinks, never smokes, and always serves as a model of the right way of thinking and living.  He teaches with his acts, not with words. He has inspired many people to continue their struggle for freedom and now he is loved by his family, friends and readers. He is truly one of the Vietnamese national heroes and my personal hero, as well.

Everyone has their own heroes, each with different aspects and personalities. They all possess great attributions that guide them through their tasks. I have my own heroes; Captain John H. Miller, General George Smith Patton Jr. and my grandfather are the few people I always look up to. Now, the definitions of heroes may be changing, but in the end, we all come back to a common point: heroes are those who help us through our daily lives and set a fine example for the future generations.

KỶ VẬT

Sách bố Sỹ được giữ  tại thư viện Úc 
tạm được gọi là vật kỷ niệm. 







Nhưng khăn tay, điện thoại v.vv của bà xui Schrauwen
được gọi là KỶ VẬT.

HAPPY BIRTHDAY BÀ XUI! 















Sep 14, 2019

BIẾT ƠN CHA MẸ

Gửi Ti, Na.

Ngày mai Bố bắt đầu đi dạy trở lại ở Trường Việt Ngữ của  Viện Việt Học niên khóa 2019-2020... Bố bèn soạn video clip mới để dạy cho con nít bên này (thay cho clip cũ).

Bố gửi cho Ti và Na (để cho mấy đứa nhỏ Sóc, Cỏ, Maya, Zayn, xem hình và nghe nhạc) và bà Út (để cám ơn giọng hát không tuổi!).

Bố Hiếu




Sep 13, 2019

GẶP LẠI ANH DOÃN



Hôm nay cả Thái đi viếng bác Dương Đức Nhự và thấy bài thơ của bác tặng bố mình .



TÁI KIẾN DOÃN HUYNH

Nhị thập niên trường võ hội ngộ
Kim thiên khách địa hựu tương phùng
Lao dư thập tuế kiên thiền tọa
Hỷ kiến hiền huynh thậm kiện khang. 

GẶP LẠI ANH DOÃN 

Hai chục năm dài không thấy mặt
Hôm nay đất khách gặp nhau rồi
Hơn mười năm ngục tinh thần vững
Mừng gặp bạn hiền rất mạnh vui.

Dương Đức Nhự
thân tặng nhà văn họ Doãn
Houston, 3-3-1995



COMING HOME - VỀ BÊN NHAU




Nhạc và lời Anh: Làng Mai
Lời Việt : Hưng gàn


Male:
See my eyes, please be welcome
See my heart, please be my guest
See my hands, I fold them towards you, a lotus to be.

Female:       
See my eyes, please be welcome
See my heart, please be my guest
See my hands, I fold them towards you, a lotus to be.

Group:         
Following the rising and falling
of the great breathing deep inside of us
So that together we can come home, in the heart beat of our embrace.

Nam:
Nhìn vào anh, trao lời ánh mắt
Đến bên anh, tim anh sáng ngời
Nhìn tay anh, anh dâng em một đóa hoa sen hương nồng thơm

Nữ:
Nhìn vào em, trao lời ánh mắt
Đến bên em, tim em sáng ngời
Nhìn tay em, em dâng anh một đóa hoa sen hương nồng thơm

Chung:
Mình cùng nghe con tim nghe hơi thở như thao thức muốn nói biết bao lời yêu thiết tha
Mình cùng về bên nhau  xây chung mái nhà hòa nhịp tim ân tình nở hoa
Mình cùng nghe con tim nghe hơi thở như thao thức muốn nói biết bao lời yêu thiết tha
Mình cùng về bên nhau  xây chung mái nhà hòa nhịp tim ân tình nở hoa

Kết: Hát chậm lại
See my eyes, please be welcome
See my heart, please be my guest
See my hands, I fold them towards you, a lotus to be.

Sep 11, 2019

CHÚ CUỘI NGỒI GỐC ... KHOAI LANG



Vinh: Cái dáng cành là của củ khoai lang rất đẹp nè Út...
Út: ummm... rủ chú cuội đến ngồi gốc khoai lang này đi Vinh, vừa đẹp là vừa ... no :)