Jul 31, 2020

NGŨ UẨN GIAI KHÔNG

Ngũ Uẩn: Năm Nhóm Kết Hợp Lại Tạo Thành Con Người

Có một người em họ, thấy tôi thuộc được Chú Đại Bi, Kinh Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh, tưởng là tôi nghiên cứu kinh sách dữ lắm, nên đề nghị tôi giải thích cho nghe một cách dễ hiểu về ngũ uẩn. Anh ta nói cũng có tìm hiểu, biết được ít nhiều. Hiểu về sắc và thọ thì tạm “O.K”, nhưng qua đến tưởng, hành, thức thì… lùng bùng!

Tôi trả lời với anh ta rằng: “ Tha cho tui đi cha nội!”. 

Đụng đến ngũ uẩn là đụng đến Duy Thức Học, Vi Diệu Pháp, những phần thâm sâu, trừu tượng vào bâc nhất của Phật Giáo. Hai truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy cũng giải thích không hoàn toàn giống nhau về ngũ uẩn. Nó phức tạp giống như thế giới phân tâm học của Freud trong khoa học Tây Phương.  Với kiến thức sơ cơ của một Phật tử tại gia, tôi cũng “lùng bùng” không kém anh ta. Nhìn những chuỗi dài định nghĩa về các loại tâm hành, thức, những sơ đồ chi chít nhiều mũi tên về ngũ uẩn hiểu theo Vi Diệu Pháp, những người “yếu bóng vía” chỉ muốn… bỏ chạy!  Nhưng mà với tinh thần “thằng chột thấy khá hơn thằng mù”, tôi cũng chia sẻ với người em họ đôi điều suy nghĩ về ngũ uẩn của một người có ít nhiều thiền tập, từ đó đủ để áp dụng vào việc thực hành Phật Pháp.
Tôi nhớ hồi xưa còn đi học dưới mái trường đại học xã hội chủ nghĩa, tôi được học môn Triết Học Mác Lê Nin. Ông thầy tôi dạy về hai phạm trù Vật Chất & Ý Thức. Ông ta nói như đinh đóng cột: vật chất quyết định ý thức. Khi con người chết đi, là tất cả thế giới ý thức trong con người đó cũng chấm dứt, không có cái gọi là linh hồn. Mọi tôn giáo- trong đó có Phật Giáo- với chủ trương “duy tâm” chỉ là thuốc phiện của nhân loại.

Không cần tranh luận nhiều, cái chủ nghĩa duy vật đó đã không thể giải thích được rất nhiều hiện tượng tâm linh của con người. Bởi thế cho nên, sau mấy chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, đất nước Việt Nam ngày nay xây nhiều chùa chiền to lớn hơn cả trước 1975, chủ yếu là giải tỏa nhu cầu tín ngưỡng và du lịch của người dân và của cả quan lớn. Ông thầy triết học của tôi và nhiều người cộng sản khác bây giờ có lẽ còn “duy tâm” hơn cả tôi nữa. Chắc họ cũng bắt đầu tin rằng con người có hai phần: linh hồn và thể xác. Cho nên họ tin vào cõi âm, họ cúng vong, tin dị đoan còn hơn ai hết.

Trở lại với Phật Giáo và ngũ uẩn. Cũng là một tôn giáo “duy tâm”, nhưng Phật Giáo có lẽ là đạo giáo duy nhất chia các yếu tố cấu thành con người ra làm năm nhóm, trong đó chỉ có một nhóm thuộc về vật chất (sắc), còn lại bốn phần thuộc về tâm (thọ, tưởng, hành, thức). Điều này càng minh chứng cho thấy Phật Giáo đặt nền tảng trên cái Tâm. Vạn pháp duy tâm tạo – một pháp đều do tâm mà ra- là vậy.
Tôi nhớ khi giải thích về ngũ uẩn, có lần Thầy Nhất Hạnh cũng giảng ngũ uẩn như một quá trình tạo ra những chủng tử trong nghiệp thức của một con người. Con người có năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da (sắc). Nhờ những giác quan này, ta có thể cảm nhận được một đối tượng nào đó (cảm thọ), thí dụ nhìn thấy một cô gái, nghe cô ta nói, ngửi thấy mùi hương tóc của cô ta. Sau đó, tâm ta bắt đầu nhận biết đối tượng, chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm của mình (tưởng): đây là gương mặt đẹp, dáng hình dịu dàng, giọng nói êm tai, mùi hương quyến rũ… Từ sự nhận biết này, tâm ta bắt đầu nảy sinh những ý chí, ý muốn có liên quan đến đối tượng (hành): ta đem lòng yêu mến, muốn là người tình của cô gái, muốn được vuốt tóc cô ta… Nếu đối tượng nhận biết đem đến những cảm giác tiêu cực, thí dụ như nhìn một người mà ta không ưa thích, hay cho là kẻ thù… ta có thể khởi lên ý nghĩ “mình sẽ chửi cho nó một trận” hay “giá mà mình đấm cho nó được một cái”…Sau đó, những ý nghĩ này không mất đi, mà sẽ được chứa đựng trong tiềm thức của ta (thức), và sẽ lại khởi lên trong tương lai nếu có điều kiện thuận tiện. Cách giải thích đơn giản, dễ hiểu này đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian bắt đầu tìm hiểu về những khái niệm phức tạp về ngũ uẩn.

Như đã nói, hiểu tường tận về ngũ uẩn, về Duy Thức Học có khi mất cả đời chưa đủ. Nói một cách vắn tắt đủ để thực hành ứng dụng, sắc là phần vật lý của thân. Thọ là phần cảm giác và cảm xúc. Cảm giác có thể chia làm ba loại: cảm giác khổ (khổ thọ), cảm giác vui sướng (lạc thọ), và cảm giác không vui không khổ (xả thọ). Tưởng là tri giác, khả năng nhận biết phân biệt đối tượng. Tri giác có được là nhờ sự có mặt của kinh nghiệm. Thí dụ khi ta nhìn một người, ta biết ngay tên, tính tình của người này vì trước đây ta đã từng gặp. Hành là ý chí, ý muốn hành động, có thể có khuynh hướng thiện hay bất thiện. Hành đóng vai trò quan trọng vì dẫn dắt đến việc tạo nghiệp, tạo quả báo, luân hồi. Sau cùng, thức là khả năng rõ biết về các đối tượng. Trong thức có một yếu tố rất quan trọng đó là A Lại Gia Thức, giống như khái niệm “tiềm thức”, “tàng thức” trong tâm lý học. Đó là nơi chứa đựng những chủng tử, những kinh nghiệm đã từng diễn ra trong tâm. Nhờ A Lại Da Thức mà các hoạt động tâm lý có điều kiện trở lại  khi hội đủ các yếu tố.

Nghiên cứu, tìm hiểu ngũ uẩn để làm gì? Có nên sử dụng nó để “lòe” bạn bè về một khái niệm siêu hình của Phật Giáo, giống như dùng chữ nghĩa trong phân tâm học của Freud để “hù” thiên hạ? Chắc là không rồi! Hiểu biết căn bản về ngũ uẩn giúp cho người Phật tử tại gia vững tin hơn trong khi thực hành Phật Pháp. Thứ nhất, khi hiểu về ngũ uẩn, người Phật tử hiểu được những hoạt động của tâm ý mang tính chất tạo nghiệp, đưa đến quả báo của nghiệp, tạo động lực cho quá trình tái sinh, một lý thuyết quan trọng của Phật Giáo. Thầy Phước Tịnh có lần giảng rằng Sự Nhận Biết đơn thuần không tạo nghiệp. Trong cái tích tắc đầu tiên khi ta nhìn một con người, nghe người đó nói…  khái niệm thiện, ác chưa xuất hiện. Chỉ khi những tiếng nói thầm thì, những dòng suy nghĩ liên miên trong đầu bắt đầu hoạt động, mọi chuyện mới bắt đầu. Ta bắt đầu lục lọi trong ký ức ra đủ thứ mọi chi tiết về con người này để phán xét. Người này trong quá khứ đã từng cãi nhau với ta, đã từng làm cho ta bực bội, nay chỉ cần “nhìn cái mặt là thấy ghét rồi!”.  Những kinh nghiệm trong quá khứ có thể không còn đúng trong hiện tại; nhưng những định kiến có thể che mờ thực tại. Càng nhìn người này càng ghét, càng nghe càng bực. Nỗi bực dọc về người đó cứ tiếp tục chất chứa trong lòng, đến một lúc bùng nổ lên thành một câu nói xúc phạm, hoặc nặng hơn là một hành động tấn công. Từ ý nghĩ chuyển thành lời nói hay hành động có khi chỉ trong một tích tắc. Có khi đó là giây phút làm hối hận cả một đời người, vì đã có những hành vi làm hại chính mình, làm tổn thương người khác một cách không cần thiết. Nghiệp được tạo ra khi chúng ta bắt đầu có ý muốn hành động. Ngay cả khi ý nghĩ chưa dẫn đến hành động thực sự, nó vẫn nằm tiềm ẩn trong tiềm thức. Chất chứa trong đầu ý định hành động với một đối tượng nào đó càng nhiều, cơ hội hành động này diễn ra trong tương lai càng nhiều nếu hội đủ điều kiện thuận lợi.

Như vậy làm cách nào để tạo nghiệp lành? Câu trả lời hết sức đơn giản: hãy thường xuyên gieo những hạt mầm lành thiện trong tâm trí của mình. Câu “ở hiền gặp lành” không phải là lời khuyên chỉ dành cho những người tu hành đơn giản, mà nó xuất phát từ Duy Thức Học. Khi ngày nào ta cũng tập suy nghĩ lành thiện, nói lời lành thiện, có hành động lành thiện, thì trong tàng thức của ta chỉ chứa những chủng tử lành thiện. Làm được như vậy, khi ta chết đi, thần thức rời bỏ hình hài này với nghiệp thức chỉ toàn là ý nghiệp lành, việc tái sinh vào cảnh giới an lạc là điều hợp lý. Những ý nghiệp ác trong quá khứ vẫn nằm trong tiềm thức, nhưng chúng dần dần trở thành thiểu số. Và vì không được nuôi dưỡng, chúng ít có khả năng để trỗi dậy trong hoạt động của tâm ý hơn.

Ý dẫn đầu các Pháp, ý lành thì dễ dẫn đến lời nói và hành động lành thiện. Ta tạo ra nghiệp lành bằng cách thay đổi dần những tâm hành theo chiều hướng thiện. Lấy một thí dụ đơn giản: hồi nhỏ tôi bị tiêm nhiễm trong đầu là các loại côn trùng đều có hại, nên gặp chúng là giết một cách vô ý thức. Sau khi hiểu đạo Phật, tôi thấy chúng cũng là chúng sanh, cũng tham sống sợ chết như mình. Từ đó, tôi giới hạn việc giết nhện, kiến, ruồi… nếu không thật sự cần thiết. Làm như vậy cũng phần nào gieo thêm nghiệp lành, tránh bớt nghiệp ác.

Một điều nữa liên quan đến việc tu tập, đó là khi hiểu được năm yếu tố cấu thành con người là vô thường, sinh diệt liên tục, không có cái bản ngã riêng, ta không còn bám víu vào nó để chuốc lấy khổ đau trong cuộc sống thường nhật nữa. Con người thường dễ luyến ái với cái hình hài (sắc) của mình. Nên tìm đọc cuốn sách “Nghĩ Từ Trái Tim” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, để thấy cái thân này theo cái nhìn từ y khoa vô thường, vô ngã đến mức độ nào. Rồi đến những cảm thọ vui buồn, những dòng suy nghĩ liên tục, những ý tưởng xuất hiện trong tâm ý của ta cũng thế. Chúng tồn tại nương nhờ vào những điều kiện, đến và đi, sinh và diệt liên tục, không có gì là thường hằng, không có cái gì là “cái tôi” trong đó. Hiểu như vậy thì càng sáng tỏ Tam Pháp Ấn: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã của Phật Pháp. Hiểu như vậy thì sẽ biết buông xả. Và trong cuộc sống, có được sự an lạc không còn gì là khó khăn đối với người có tu học.

Để thay lời kết, tôi nói với người em họ rằng, kể từ khi hiểu ít nhiều về ngũ uẩn như thế, mỗi khi đọc Bát Nhã Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách…” (Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn), tôi thấy đó không chỉ là một câu kinh, mà là một lời nhắc nhở thực tập mỗi ngày. Chỉ có qua thực hành, ta mới có thể dần dần hiểu rõ những khái niệm căn bản nhưng trừu tượng, khó hiểu như “ngũ uẩn”. Và khi hiểu rõ hơn về “ngũ uẩn”, ta lại càng vững chãi hơn trên con đường thực hành Phật Pháp của mình. Con đường tu học sẽ ngày càng rộng mở.

Tâm Nhuận Phúc





 

TÔI TU PHÁP MÔN NÀO ?

Tôi Tu Pháp Môn Nào?

Tôi sinh ra trong một gia đình Phật Giáo. Bà tôi, mẹ tôi hay đi chùa lễ Phật. Bố tôi là một giáo sư dạy ở Đại Học Vạn Hạnh, có viết một số sách về Thiền nổi tiếng. Khi còn trẻ ông  thiền tập đều đặn, hầu như mỗi tối, ngay cả khoảng thời gian ông đi tù cộng sản. Anh chị em trong nhà tôi đa số đều qui y Tam Bảo. Có lẽ vì ảnh hưởng bố nhiều hơn mẹ, nên bọn tôi có khuynh hướng học, nghiên cứu về thiền nhiều hơn, chứ không hay đi chùa niệm Phật. Bản thân tôi cũng có thực hành thiền từ tuổi mới lớn. Như vậy coi như là tôi đã “tu thiền”? 

Tuy nhiên, cũng chính ông bố làm cho tôi suy nghĩ lại về chuyện “tu pháp môn nào?”. Cả đời nghiên cứu về thiền, bỗng dưng vào giai đoạn cuối đời ở độ tuổi 90, bố tôi có vẻ như chuyển pháp môn thực hành. Ông nói nay không còn ngồi thiền, mà chỉ “sống thiền” trong cả một ngày. Ông giải thích thêm “sống thiền” là giữ cho tâm bình lặng, tránh bị bất an, xao động. Còn buổi tối thì ông niệm chú trước khi đi ngủ. Ông niệm một số câu chú của Mật Tông, thí dụ như “Om Mani Padme Hum”. Tại sao bố tôi lại chuyển qua Mật Tông? Bố nghiên cứu Phật Pháp hơn tôi nhiều; vậy nếu ổng “chuyển”, thì tại sao tôi không chuyển từ bây giờ “cho chắc ăn”?

Một người khác cũng làm tôi suy nghĩ về chuyện pháp môn Phật Giáo là ông chú bên vợ. Ông là một giáo sư Việt Văn ở trường Chu Văn An Sài Gòn trước 1975. Sau 1975 chú là một nhà nghiên cứu Phật học sâu sắc, khi sang Mỹ có viết và xuất bản một số sách về đề tài Phật Giáo có giá trị. Tôi phục chú lắm. Chú dạy cho tôi rất nhiều điều trong kinh sách, Thiền học. Vậy mà vào giai đoạn cuối đời, vài năm trước khi mất, chú nói với tôi rằng: “Càng về già, chú càng thấy tu Tịnh Độ thật là siêu việt…”. Tại sao chú tôi lại chuyển qua Tịnh Độ? Mình có nên theo chú chăng?

Tôi bắt đầu tự đặt câu hỏi: sự khác nhau giữa Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông là gì? Sự giống nhau của các pháp môn này là gì, mà tại sao bố tôi, chú tôi lúc cuối đời “chuyển pháp môn” mà không gặp trở ngại? Tôi đặt câu hỏi như vậy với mục đích là để tìm cho mình một phương pháp thực hành thích hợp cho bản thân, chứ không hề có ý muốn nghiên cứu sâu vào lịch sử các tông phái Phật Giáo. Nghiên cứu chuyện này nhức đầu lắm! Tôi thấy nhiều bạn bè Phật tử vì nghe bàn cãi về sự khác nhau về tông phái Phật Giáo mà hoang mang, bị chia trí: không biết mình tu Tịnh Độ có đúng, bạn mình tu Thiền có sai, tu Tịnh và tu Thiền thì cái nào “cao” hơn???...Không phải lời giải thích của tất cả các tăng ni đều đúng và đầy đủ. Không phải tất cả các tài liệu trên internet đều đáng tin cậy. Tìm hiểu không đúng người, đúng chỗ thì hại nhiều hơn lợi. 

Xin được lướt qua thật nhanh về những tông phái mà Phật tử hay nghe và nhắc đến, chỉ đủ để bài viết này có đầu, có đuôi. Việc tìm hiểu sâu về tông phái là chuyện của những nhà nghiên cứu, chứ Phật tử tại gia sơ cơ như tôi không đủ trình độ. Nhóm bạn Phật tử trẻ của tôi hay bàn về Nam Tông, Bắc Tông. Nghe nói Phật Giáo truyền bá từ Ấn Độ sang Việt Nam qua hai hướng: một đi theo hướng Bắc, qua Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản… rồi vào miền Bắc Việt. Hai là đi về Nam, đi qua Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt rồi vào miền Nam Việt. Hồi còn trẻ hay đi du lịch ở Việt Nam, tôi phân biệt giữa chùa Bắc Tông và Nam Tông qua kiến trúc, đặc biệt là mái chùa. Chùa Nam Tông màu sắc rực rỡ hơn. Tượng Phật bên trong cũng khác. Các tượng Phật như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ có ở các chùa Bắc Tông.

Rồi tụi tôi cũng nghe nói về Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa. Nhưng chúng tôi đã được nhắc nhở không nên gọi là “Tiểu” hay “Đại”, mà là Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Phát Triển. Phật Giáo Nguyên Thủy dựa trên những kinh điển có từ thời Phật còn tại thế, dạy tu tập để  thoát khổ, thoát luân hồi. Còn Phật Giáo Phát Triển ngoài mục tiêu giải thoát bản thân còn đặt nặng đến việc cứu độ cho người khác. Tu Bồ Tát Đạo là để giúp người khác cũng thoát khổ, cũng thấy được Đạo Pháp như mình. Tụi tôi biết rằng Nam Tông là Phật Giáo Nguyên Thủy, còn Bắc Tông là Phật Giáo Phát Triển.
Rồi lại còn phân biệt giữa Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông nữa! Tụi tôi hiểu đây là các phương pháp tu hành khác nhau, nhưng đều có cùng mục đích là làm cho thân tâm an lạc, thấy được Phật Tánh. Thiền chú trọng đến các pháp hành như ngồi thiền, đi thiền hành, quán niệm mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày để Kiến Tánh (nhận ra Thực Tánh trong chính mình). Ăn cơm cũng có thể thực hành thiền. Lái xe cũng có thể thực hành thiền. Còn Tịnh Độ chủ yếu tu bằng cách tụng kinh, niệm Phật A Di Đà, lễ bái danh hiệu Phật…Tịnh Độ thuộc truyền thống Bắc Tông. Thiền là pháp tu căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy, nhưng cũng phát triển suốt chiều dài lịch sử của mọi truyền thống Phật Giáo, cả Bắc Tông và Nam Tông đều có những trường phái Thiền khác nhau. Còn Mật Tông là một tông phái ra đời ở Ấn Độ sau khi Đức Phật nhập diệt vài thế kỷ, nhưng phát triển mạnh ở Tây Tạng, cho nên nhiều người nghĩ Mật Tông có nguồn gốc từ Tây Tạng. Nói một cách vắn tắt, Mật Tông là phép tu kết hợp giữa các động tác của thân (như tay bắt ấn), với việc trì tụng những chân ngôn (như Om Mani Padme Hum) và tâm quán tưởng về Chư Phật. Mật Tông không phổ biến lắm đối với Phật tử Việt Nam ngày nay, nhưng chắc chắn đã len lỏi vào đời sống dân gian của dân tộc Việt từ lâu đời. Hồi bé tôi đã được đọc nhiều chuyện cổ tích có liên quan đến câu thần chú Án Ma Ni Bát Ni Hồng (Om Mani Padme Hum) để trừ ma quỷ. Có cả chuyện ông thầy cúng chuyên nghề tay bắt ấn, miệng đọc thần chú để trừ ma, lại bị bà vợ giả ma nhát chạy có cờ, cũng vui lắm!

Còn trong lối nói bình dân của người dân Nam Kỳ, còn có một cách tu nữa: tu phước. Có nghĩa là người tu hành chỉ là việc ăn chay, nói năng, làm việc lành thiện để tích lũy phước đức, để có một đời sống an lành, chết thì được tái sanh về cõi an tịnh.

Giải thích, phân loại pháp môn đến đây là tạm đủ. Nay đi vào phần chính: Phật tử chọn các pháp môn này ra sao? Nhóm Phật tử của tôi có vài chục mạng. Đại đa số đều “tu phước”, tức là lo làm việc phước thiện. Thầy tôi khuyên nên kết hợp cả hai phương pháp Thiền và Tịnh. Nhưng trong nhóm có người thích ngồi thiền, đi thiền hành; có người thích đọc kinh, lạy Hồng Danh Phật. Có người làm cả hai. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh hoạt chung, tôi nhận thấy rõ ràng rằng đa số thích hợp với tụng kinh niệm Phật hơn là thiền. Nhìn rộng ra hơn trong cộng đồng Phật Giáo ở Mỹ và cả ở Việt Nam, khuynh hướng này càng được củng cố. Tại sao? Có lẽ tại ngồi thiền khó. Ngồi yên một chỗ, giữ cho tâm tĩnh lặng, không suy nghĩ miên man trong mươi mười lăm phút quả là không dễ. Tu thiền còn có người đồn rằng tu không đúng coi chừng bị “tẩu hỏa nhập ma”. Tụng kinh niệm Phật có vẻ dễ hơn. Đặt niềm tin khi niệm A Di Đà Phật vì Ngài sẽ cứu độ người hiền đức vừa qua đời lên cõi Tịnh Độ an lành; hay niệm Quan Thế Âm Bồ Tát vì tin vào năng lực cứu khổ, cứu nạn dành cho chúng sanh là không khó lắm. Vấn đề chính là làm sao cho niềm tin được vững chắc. Lời xác nhận của một vị tu hành có uy tín, hay một số câu chuyện kể lại sự linh ứng của Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Âm có khi đã đủ cho niềm tin. Chứ việc tin vào năng lực của chính mình nhờ thiền định mà cũng có thể thấy được Phật Tánh thì… quả là khó thiệt! Bởi vậy nên trong kinh Phật mới nói rằng con người ngồi trên cả một kho báu mà cứ nói là mình nghèo lắm, xin sự trợ giúp từ chư Phật có ý nghĩa là vậy.

Việc tôi tự chọn cho mình một pháp tu thích hợp cũng có khó khăn. Tôi thử suy nghĩ theo kiểu logic thông thường: trước tiên hãy xác định mục đích mình tu học theo Đạo Phật là gì, rồi sau đó chọn cách tu để dễ đạt được mục đích này. Nghĩ tới, nghĩ lui, tôi thấy mục đích của tôi cũng không khác mấy với đại đa số bạn bè đồng tu học: sống sao cho bớt khổ, có được sự bình an, còn chết thì ra đi thanh thản, được tái sinh trong cõi an lành. Mà những thứ này cũng chính là điều mà Đức Phật muốn giáo huấn cho thế gian. Ngay trong lần thuyết pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế, Ngài dạy rằng sinh ra đời đã là khổ, bởi vì sinh-lão bệnh-tử, vô thường là điều không thể tránh. Cũng trong Tứ Diệu Đế, Ngài chỉ dẫn con đường để giảm khổ đau trong đời sống, và thoát khổ theo ý nghĩa tuyệt đối, cao cả nhất là thoát sinh tử luân hồi. Con đường giải thoát khổ đau đó là Bát Chánh Đạo, có thể xem là tám phương pháp thực hành trong đời sống của mọi Phật tử, cho dù theo bất cứ tông phái nào, cho dù là giới tu sĩ hay cư sĩ tại gia. Tám phương pháp đó, suy gẫm kỹ thì thấy đều chỉ dẫn người Phật tử sống một cuộc đời lành thiện, tạo nghiệp lành thiện trên cả ba phương diện thân, khẩu, ý. Thuộc về thân nghiệp bao gồm chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn; thuộc về khẩu nghiệp là chánh ngữ; thuộc về ý nghiệp là chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định.

Ngẫm nghĩ đến đây, tôi bắt đầu nhận ra được điểm giống nhau của các pháp môn Phật Giáo. Phật Pháp bao la nhưng cũng chỉ quy về cốt lõi: muốn thoát khổ thì phải giữ cho thân, khẩu, ý được lành thiện. Đơn giản nhất là “tu phước” cũng khuyên người suy nghĩ thánh thiện để có thể làm việc tốt, nói năng lành thiện để tránh gây nghiệp ác. Người tu Tịnh Độ thường xuyên tụng kinh niệm Phật là để nhớ lời chư Phật, Bồ Tát dạy toàn là điều lành thiện, từ đó nuôi dưỡng tâm lành, hành động lành. Chứ nếu tụng kinh niệm Phật mà vẫn suy nghĩ độc địa, nói lời cay độc, làm việc ác thì chẳng có Phật A Di Đà nào cứu độ được. Và khi thân, khẩu, ý đều an tịnh, thì tâm người lúc đó đã là Niết Bàn rồi, đâu cần đợi chết mới về nơi đó. Với người tu Thiền, khi ngồi xếp bằng giữ cho tâm thanh tịnh, thấy rõ tính vô thường, vô ngã của cái thân này, thì mọi lời nói, hành động trong đời sống cũng dần dần được thanh lọc để trở nên lành thiện. Làm được như vậy, Phật ở ngay tại tâm, đâu cần tìm kiếm đâu xa. Ngay cả Mật Tông có vẻ như huyền bí, nhưng rốt cuộc cũng không ngoài việc thanh lọc thân, khẩu, ý. Tay bắt ấn, miệng đọc chân ngôn, tâm hướng về Chư Phật để cả thân- khẩu- ý của mình được đồng nhất với sự thanh tịnh như của Chư Phật. Ở tuổi 97, bố tôi giảng về câu thần chú “Om Mani Padme Hum” như sau: trong hoa sen có chứa viên ngọc của trí tuệ. Hoa sen phải vươn lên khỏi vũng bùn vô minh thì viên ngọc trí tuệ mới có dịp tỏa sáng. Với ý nghĩa như vậy, thì Mật Tông đâu có khác gì Tịnh Độ hay Thiền Tông? Khi nghe tụng niệm Om Mani Padme Hum trên Youtube:   https://www.youtube.com/watch?v=iG_lNuNUVd4

Tôi cảm nhận sự an lạc cũng không khác gì niệm Bồ Tát Quan Thế Âm: https://www.youtube.com/watch?v=yntSpZs76Jk

Như vậy, việc bố tôi vào cuối đời chuyển sang Mật Tông, hay chú tôi trước khi mất cảm thấy hợp với Tịnh Độ hơn không có gì là quá khó hiểu.

Đến đây thì câu hỏi “tôi tu pháp môn nào?”, hay “bạn tu pháp môn nào?” đã dần dần sáng tỏ. Đạo Phật phát triển qua từng thời kỳ, truyền bá đến từng quốc gia, dân tộc khác nhau cũng có sự thay đổi nhất định để phù hợp với thời gian, nơi chốn. Nhưng chân lý và con đường thoát khổ thì không thay đổi. Tùy theo mức độ học Phật, hoàn cảnh cá nhân, điều kiện gia đình, xã hội, ta cứ chọn cho mình một cách thực hành phù hợp nhất. Tuy nhiên cho dù đó là pháp môn nào, việc sống sao cho ý nghĩ điều lành, miệng nói lời tốt, thân làm việc thiện là những điều không thể thiếu.

Riêng tôi, tôi sẽ tiếp tục ngồi thiền, vẫn tụng kinh lạy Phật, vẫn làm lành tránh dữ. Như Thầy tôi hay nói: “…tu chỉ có ngần ấy việc thôi…” 

Tôi chợt nhớ đến bài hát mà nhóm Phật tử của tôi hay hát: “Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ”,  để nhắc nhở về sự tương đồng giữa Thiền và Tịnh Độ: 

Khi niệm A Di Đà
Là gọi Phật trong ta
Phật tánh là Cái Biết
Chẳng tìm ở đâu xa
Khi nghĩ về Niết Bàn
Là Tịnh Độ trong tâm
An trú trong chánh niệm
Cõi Phật sao thật gần
Tìm Phật ở bên ngoài
Sẽ chẳng tìm thấy ai
Tìm Niết Bàn cõi khác
Tìm hạnh phúc tương lai
Tìm Niết Bàn nơi đây
Là Duy Tâm Tịnh Độ
Tìm Phật trong tâm này
Là Tự Tánh Di Đà

Tâm Nhuận Phúc



Thư út gửi Bố và Cô 31.07.2020

Bố và Cô yêu quý,

Hôm qua Bố và Cô nghe út hát. 
Hôm nay hai cụ hôm nay nghe chắt Chub hát nhé. 
Nhưng trước khi nghe Chub hát, Bố và Cô làm hai việc dùm út: 

Thứ nhất là xem hình út chụp Alouis làm vườn: 

Xuất hành 



Được nửa đường  



Sắp xong


Đến đích! 



Thứ hai là chép lời bài hát "You'll Be Back"  xuống một tờ giấy:

"You'll Be Back" - King George

You say
The price of my love's not a price that you're willing to pay
You cry
In your tea which you hurl in the sea when you see me go by
Why so sad?
Remember we made an arrangement when you went away
Now you're making me mad
Remember, despite our estrangement, I'm your man
You'll be back, soon you'll see
You'll remember you belong to me
You'll be back, time will tell
You'll remember that I served you well
Oceans rise, empires fall
We have seen each other through it all
And when push comes to shove
I will send a fully armed battalion to remind you of my love!

Da da da dat da dat da da da da ya da
Da da dat dat da ya da!
Da da da dat da dat da da da da ya da
Da da dat dat da…

You say our love is draining and you can't go on
You'll be the one complaining when I am gone...
And no, don't change the subject
'Cause you're my favorite subject
My sweet, submissive subject
My loyal, royal subject
Forever and ever and ever and ever and ever…

You'll be back like before
I will fight the fight and win the war
For your love, for your praise
And I'll love you till my dying days
When you're gone, I'll go mad
So don't throw away this thing we had
'Cause when push comes to shove
I will kill your friends and family to remind you of my love

Da da da dat da dat da da da da ya da
Da da dat dat da ya da!
Da da da dat da dat da da da da ya da
Da da dat—
Everybody!

Da da da dat da dat da da da da ya da
Da da dat dat da ya da!
Da da da dat da dat da da da da ya da da da da
Dat dat da ya da!

Và bây giờ Bố và Cô nghe chắt Chub hát.
Chub hát bài mà hai cụ vừa chép xuống giấy đó.

uttt 






Jul 30, 2020

Thư út gửi Bố và Cô 30.07.2020

Bố và Cô yêu quý, 

Hôm nay út gửi Bố và Cô xem hình ảnh nhà hóa học Zayn - con của Na - cháu ngoại Hiếu Liên - chắt của các cụ - làm thí nghiệm tại nhà với sự chứng giám hào hứng của chị Maya.

Sau khi làm việc nghiên cứu quá mệt nhọc, nhà hóa học Zayn nằm vật ra ngủ với mấy bạn xe.
Út nghĩ là Zayn đang dệt giấc mộng "dìu các em ... xe  đi trên hè phố" - giống như lời của bài "Chiều Mùa Đông", anh Thắng sáng tác và út hát.

Bây giờ Bố và Cô xem phim, ngắm hình, nghe út hát nhé.

uttt (nhớ Bố và Cô lắm lắm)



https://youtu.be/mT24267Wc7g




https://youtu.be/oR1o0sjCcCM

Jul 29, 2020

Thư út gửi Bố và Cô 29.07.2020

Bố và Cô yêu quý,

Hôm nay út mời Bố và Cô xem bốn đoạn phim nhé.
Diễn viên toàn là chắt nhà mình cả 😉

utttt



https://youtu.be/OwlbPYb46UA



https://youtu.be/MrjeHgezm7g



https://youtu.be/JIBlnOMjO0M



https://youtu.be/kuUKpOgCtWs

Jul 28, 2020

SLEEPING BEAUTY


Long ago there lived a King and Queen who said every day, "If only we had a child!"  But for a long time they had none.

One day, as the Queen was bathing in a spring and dreaming of a child, a frog crept out of the water and said to her, "Your wish shall be fulfilled.  Before a year has passed you shall bring a daughter into the world."

And since frogs are such magical creatures, it was no surprise that before a year had passed the Queen had a baby girl.  The child was so beautiful and sweet that the King could not contain himself for joy.  He prepared a great feast and invited all his friends, family and neighbours.  He invited the fairies, too, in order that they might be kind and good to the child.  There were thirteen of them in his kingdom, but as the King only had twelve golden plates for them to eat from, one of the fairies had to be left out.  None of the guests was saddened by this as the thirteenth fairy was known to be cruel and spiteful.

An amazing feast was held and when it came to an end, each of the fairies presented the child with a magic gift.  One fairy gave her virtue, another beauty, a third riches and so on -- with everything in the world that anyone could wish for.

After eleven of the fairies had presented their gifts, the thirteenth suddenly appeared. She was angry and wanted to show her spite for not having been invited to the feast. Without hesitation she called out in a loud voice,

"When she is one hundred years old, the Princess shall prick herself with a spindle and shall fall down dead!"

And that was true: the princess died at the age of 100. She was not sad because then she could reunite with her husband who also passed away at the age of 100.







In heaven, they lived together happily ever after.


THE END!


Ps:
Once upon a time, her husband wore a long hair and had two girlfriends during his high school time 😍😉



CHẮT NOEMIE ĐI CHƠI BIỂN










Enjoying the tasted of mummy's salty face 😋




Chơi mệt rồi,
đi ngủ thôi!




Jul 27, 2020

VINH ĐI BỘ VỚI BỐ


Hôm qua đến Lampson ăn phở đuôi bò của bà 4 Liên. 2 bố con đi loanh quanh một chút và khác với mọi hôm, câu chuyện buổi chiều nay của ông Sỹ chỉ cương quyết  xoay quanh đám con cháu trong nhà mà thôi:

- "Bố mẹ có bao nhiêu đứa cháu hả con ?" 6 Vinh trả lời: "16 cháu nội ngoại và 6 chắt bố à. 2 bác Thanh Giao vừa có thêm một đứa cháu ngoại nữa ở bên Pháp đó". Ông già nói: " Thế à, tốt quá!"
- Con Thanh tuổi Nhâm Thìn, năm nay nó đã 68 tuồi rồi.
- Con Khánh là đứa nối nghiệp cầm phấn của bố. 6 Vinh khoe là: "Thêm cả nghiệp cầm bút nữa đó bố à . Tụi con đang chuẩn bị in Tập Truyện Ngắn (khoảng 20 tác phẩm) của tác giả DKKhánh". Ông già thích thú nói rằng"" Ừ, phải nhanh lên để bố còn xem cho sướng"
- Liên Hiếu thế mà đã có 4 đứa cháu rồi đó. Hơn cả chị Thanh của nó.
- Thằng Thái ở bên Houston với Hằng. Nó hơn thằng Hưng 4 tuổi...
- Vinh bao nhiêu tuồi rồi? Năm nay đúng 60 bố ơi... À, thế là con đáo tuế rồi đấy.
- Thằng Hưng làm nghề báo với Nhã Từ à ?
- Thằng Hiển ở bên Úc. Vợ con nó là Ngọc Huy Đăng. Út trai nó tếu lắm !
- Út Hương ở bên Hòa Lan với Alouis. Bên đó là Bắc Âu chắc phải lạnh lắm. Nó nên thu xếp để về thăm bố một chuyến chứ.

Sau đó thì ông già kết thúc câu chuyện: " Ba năm nữa thôi thì bố Bách Tuế. Chuyện xưa nay thế là hiếm. Nghiệp đời nặng nhẹ đã trả xong hết rồi, bố bây giờ chỉ có việc sống nhàn nhã, thong dong với các con cháu thôi!

6 Vinh



Thư út gửi Bố và Cô 27.07.2020

Bố và Cô yêu quý,

Na nhà mình (cháu ngoại của Bố Mẹ - con gái của Hiếu Liên) dạo này làm nhiều món ăn sáng ngon, bổ, và rất đẹp. 

Bố và Cô xem hình bên dưới, rồi Cô nói cho Bố nghe trong hình có những trái gì nhé.

Nhưng trước khi xem hình những món Na làm, út xin mời Bố và Cô xem phim chắt Chub (con của Anh - Nhí, cháu nội của Thanh-Giao) làm bánh - dễ thương lắm lắm luôn.

úttt
(nhớ Bố và Cô) 




https://youtu.be/hZ__dNuucIE

***










Jul 26, 2020

Thư út viết gửi Bố và Cô 26.07.2020




Bố và Cô yêu quý,

Cách đây vài ngày, chắt Sóc quay lại trường học hè thì được thông báo là có Principal’s Award in recognition of outstanding achievement. Bố mẹ Sóc quá bất ngờ. Hỏi Sóc có bất ngờ không thì Sóc trả lời ... "bình thường".

Sóc là thế đó hai cụ, sống tàn tàn, bình lặng và thành thật, luôn "có sao nói vậy người ơi".
Hai cụ hãy xem thư Sóc viết cho bà ngoại Liên sau khi nhận được quà thì biết:



Rồi Sóc vẫn vẽ tặng bà Ngoại loại máy bay mà Sóc thích - "Air Force" !



Út đố Bố và Cô hai câu này nha:

-  "Air Force" là máy bay quân sự hay dân sự?
-  Năm 1954, BốMẹ và Cô di cư vào Nam bằng máy bay quân sự hay dân sự?

Ái yà ya ... câu hỏi của út hôm nay hóc búa lắm đây! 😊

uttt




Jul 24, 2020

Thư út gửi Bố và Cô 25.07.2020

Bố và Cô yêu quý,

Út mới nhận được loạt hình mới toanh của chắt trùm bét Noemie.
Út nhờ Bố và Cô đặt tựa cho từng hình nhé.
uttt









CON MÈO NHẬP NIẾT BÀN - THE CAT WHO WENT TO HEAVEN





CON MÈO NHẬP NIẾT BÀN
Tác giả: Elizabeth Coatsworth
Dịch giả: Doãn Quốc Sỹ

CON TÀI LỘC

Xa … xa lắm, mãi tận bên xứ Nhật Bản, xưa có một chàng họa sĩ nghèo. Hôm đó họa sĩ đương ngồi buồn thiu trong căn nhà nhỏ của chàng, chờ bữa ăn trưa.  Người vú già đi chợ chưa về, chàng lim dim ngồi đó, thở dài nghĩ đến những thức ăn mà người vú có thể mua về.  Chàng ngóng đợi từng phút từng giây bước chân hấp tấp của vú, tưởng tượng vẻ khúm núm khi vú kính cẩn trình lên chủ những thứ mua về đựng trong chiếc lẳng nhỏ, phải đảm đang lắm mới có thể với mấy xu tiền chợ mà mua về ngần bao nhiêu thứ. Họa sĩ quả đã nghe thấy tiếng chân trở về. Chàng nhỏm vội dậy. Chàng đói lắm rồi.

Nhưng sao vú lại e dè dừng bước trước cửa thế kia? Lẵng thức ăn đậy kín.
“Vào đi chứ, vú,” chàng nói lớn, “xem vú mua được những gì nào”.
Người vú run run, hai tay ôm chặt lấy chiếc lẵng tre. “Bẩm cậu,” người vú nói, “cháu nghĩ rằng nhà mình quạnh quẽ quá.” Những nét nhăn trên khuôn mặt già nua của vú vừa phiền muộn, vừa thoáng vẻ cương quyết.

“Quạnh quẽ!” họa sĩ nói, “thì tất nhiên là quạnh quẽ rồi! Vú bảo làm sao mà khách khứa tấp nập vào ra nhà này được, chúng ta có gì đãi họ đâu? Ngay như ta đây, đã từ lâu chẳng được nếm miếng bánh trôi bánh chay nào, hương vị những thứ đó cơ hồ ta cũng quên phứt đi rồi!” Và họa sĩ lại thở dài, bởi quả tình chàng thích những loại bánh chưng, bánh trôi, bánh chay vô cùng.  Ôi bánh chưng nhân đậu có mỡ ngậy, bánh trôi bánh chay nhân đậu đường nhuyễn thả ngập trong màu chè đường đặc sánh và tinh khiết. Chàng còn thích uống trà với vài người bạn thân, trà pha và rót vào chén men sứ trắng phau, vừa thưởng thức trà vừa cùng bạn đàm đạo về một cành đào hoa nở chẳng hạn, cành đào đẹp như một nàng công chúa khép nép trong khuê phòng.

Nhưng đã từ lâu rồi, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác chẳng có ma nào tới mua cho một bức tranh nhỏ. Đã từ lâu rồi chàng họa sĩ nghèo nàn cam phận với bát cơm hẩm ăn với chút tép kho, nhưng nếu cái điệu chẳng ai tới ngó ngàng mua tranh này, còn kéo dài thì đến cơm hẩm tép kho cũng chẳng có được nữa. Đôi mắt chàng trở về với chiếc lẵng xinh còn đậy kín. Có thể là vú đã khéo thu xếp mua được một hay hai củ xu hào cũng nên, biết đâu lại chẳng thêm cả một quả đào chín mọng.

“Bẩm cậu,” người vú vừa nương theo hướng nhìn của chủ vừa nói, “cháu lại còn nhớ hình như đêm đêm cứ bị thức giấc vì chuột.”
Nghe tới đó chàng họa sĩ bật tiếng cười lớn.
“Chuột?” chàng nhắc lại khôi hài. “Chuột? Vú ơi, chuột nào mà đậu được ở cái nhà quanh năm không có lấy một hạt cơm vãi trên chiếu?”
Và chàng chăm chú nhìn người vú, trí thoáng gợn nghi ngờ:
“Vú không mua gì ăn về thì phải!”. Chàng nói.
“Dạ!” người vú ngượng ngùng đáp.
“Và vú mua về con mèo thì phải.”

Người vú vội cúi thấp đầu hơn nữa khúm núm: “Bẩm cậu thực sáng suốt, cái gì cậu cũng biết!”
Tới đó thì chàng họa sĩ dậm chân đánh rầm một cái. Rồi vừa vò đầu bứt tai vừa đi đi lại lại trong phòng, chàng tưởng như mình chết đến nơi rồi, vừa chết đói vừa chết tức.

“Mèo! Trời ơi, mèo!” – chàng nói như hét – “vú mua mèo làm gì cơ chứ, vú điên sao? Mình chết đói đến nơi rồi, vú biết đấy, vú lại đi rước con quỷ này về, rồi phải nuôi nó chứ, biết đâu nó chẳng còn hút máu mình nữa. Phải rồi, đêm đến khi tôi sực dậy, khi vú sực dậy đã thấy răng nó cắn ngập cuống họng mình, chỉ còn biết nhìn vào đôi con mắt to bằng hai cái đèn lồng của nó, thật tuyệt! Ờ mà có lẽ vú có lý! Nghèo khốn đến thế này thì thà chết quách cho xong, thây cho con quỷ quặp lấy xác mình ta đi trên nóc nhà”.

“Bẩm cậu” vú ngước đầu kêu lớn, “nhưng cũng có nhiều con mèo thật tốt. Bẩm cậu, cậu quên rồi sao chuyện thằng nhỏ vẽ toàn mèo trên tấm bình phong tại ngôi đền bỏ hoang nọ, rồi nó vào ngủ vùi trong căn phòng nhỏ, nửa đêm phấp phỏng nghe như có tiếng mèo gào? Rồi sớm hôm sau tỉnh dậy nó thấy xác một con chuột khổng lồ ở ngay trước bực cửa. Tất nhiên là con chuột định đến ăn thịt nó. Bẩm cậu, ai đã giết con chuột khổng lồ đó? Chính là những con mèo của chú bé, những con mà chú đã vẽ trên bình phong chúng vẫn ngồi nguyên trên bình phong kia, nhưng móng vuốt đầy máu me. Bẩm cậu, có nhiều mèo tốt lắm chứ!”

Nói tới đấy vú khóc nức nở, chàng họa sĩ dừng lại, nhìn những giọt nước mắt chảy liên tiếp trên khuôn mặt nhăn nheo của vú già. Sao chàng nỡ nổi đóa lên như vậy? Đâu phải là lần đầu chàng bị đói!

“Thôi được rồi, vú,” chàng nói, “đôi khi có một con quỷ trong nhà cũng là điều hay, nó sẽ đuổi hết những con quỷ khác ra khỏi nhà. Rồi con mèo của vú tất nhiên cũng muốn có cái ăn chứ, biết đâu nó lại chẳng run rủi cho ta gặp vận kiếm được chút tiền. Phải, biết đâu! Mình đã khổ cực đến như thế này, thì cũng chẳng thể khổ cực hơn được nữa.”

Người vú khúm núm cúi đầu cảm tạ.
“Thực cả vùng này hiếm có người nhân đức như chủ ta,” vú nói đoạn toan cắp chiếc lẵng còn đậy kín nắp xuống bếp.

Nhưng chàng họa sĩ làm hiệu cho vú dừng lại. Như mọi nghệ sĩ khác, chàng tò mò.
“Nào để ta xem con mèo ra sao nào”, chàng nói như thể rửng rưng xem hay không cũng được.
Người vú vội đặt rổ xuống, khẽ nâng chiếc nắp lên. Thoạt không một chút động tĩnh. Rồi một chiếc đầu … một chiếc đầu tròn, xinh lông trắng muốt từ từ nhô khỏi miệng rổ tre, rồi hai con mắt ánh vàng mở lớn e dè nhình quanh phòng, rồi một chiếc chân trắng muốt từ từ đặt lên miệng rổ. Rồi bỗng nhiên cả con mèo xinh trắng muốt thoắt dời khỏi đáy lẵng nhảy lẹ lên chiếu, cái lẵng không hề động đậy. Nó đứng đấy y hệt một người vẫn chưa hề được biết là mình có được đón tiếp nồng hậu hay không. Bây giờ thì mèo đã nhảy hẳn ra ngoài rồi, họa sĩ thấy hai bên sườn nó có những đốm màu vàng, đuôi nó xinh như đuôi thỏ mà dáng dấp thì rất mực tao nhã.

“Trời ơi, một con mèo tam thể”, chàng reo vui “sao vú không ngay với tôi từ đầu? Nhà có được con mè tam thể như thế này là hên lắm đó”.

Họa sĩ vừa dứt lời, con mèo như hiểu ý, nó tiến lên, tới trước chàng, hơi cúi chiếc đầu xinh xuống như để cảm ơn chàng, trong khi người vú già vỗ tay vì vui mừng. Chàng họa sĩ quên khuấy rằng mình đói, đã lâu lắm chàng có gặp được cảnh nào đáng yêu vừa ý như vậy đâu.

“Hààà.. phải đặt cho nó một cái tên chứ”, chàng vừa nói vừa ngồi xuống manh chiếu cũ trong khi con mèo đứng nghiêm trang trước chàng. “Xem nào, nó trắng như tuyết mới rơi, lại lốm đốm điểm vàng, điểm nâu cánh gián; nó như bông hoa trắng tinh hàm tiếu lại có hai loại bướm vừa đậu xuống; nó như …”

Tới đây chàng họa sĩ ngừng lại, vì tiếng gù gù của con mèo ấm cúng như tiếng nước sôi trên bếp lửa chuẩn bị pha trà.

“Thật tuyệt!” Họa sĩ thốt khẽ. “Thế này còn hơn cơm hơn gạo nhiều”. Rồi chàng nói với người vú già, “Nhà ta trước đây quả là quạnh quẽ thật, vú nói đúng”.

“Bẩm cậu thứ lỗi cho”, người vú nói, “cậu nghĩ sao cháu xin đề nghị đặt tên nó là con Tài Lộc?”. Tài Lộc, dù sao thì cái tên đó cũng nhắc nhở dùm họa sĩ bao nỗi đắng cay hiện tại của chàng.
“Thôi cũng được”, chàng nói, rồi đứng dậy thắt lại dải lưng cho chặt hơn quanh chiếc bụng lép kẹp, “nhưng bây giờ vú hãy mang nó xuống bếp ngay đi”. Chàng vừa dứt lời, con mèo đã đứng dậy theo vú ra khỏi phòng, bước nó đi vừa nhẹ nhàng vừa nhẫn nhục khiêm tốn làm sao!

BÀI HÁT CỦA NGƯỜI VÚ GIÀ

Xá chi nghèo túng già nua,
Xá chi mái tóc bạc phơ trên đầu.
Xá chi áo vải rách nhàu,
Xá chi giải lụa phai màu xác xơ.

Thần Tài Lộc vẫn chưa gõ cửa,
Khách khứa con vắng vẻ nơi xa.
Không tiệc sớm, không trà trưa,
Nhện buồn mặc nhện giăng tơ giăng mành. 

Riêng ta vẫn vui cùng chủ cũ,
Đầu ngẩng cao, lòng nhủ lòng hay:
Tài danh lồng lộng xưa nay,
Thân hèn rồi cũng thơm lây ngại gì. 

BỨC HỌA

Sáng hôm sau họa sĩ thấy con mèo nằm cuộn tròn như trái banh trên chiếc đệm nhỏ của chàng.
“À, ta biết, chỗ nằm êm nhất đó!” chàng nói. Con mèo – con Tài Lộc – lập tức đứng dậy, đi ra nơi khác tự lau chùi mặt mũi cẩn thận và khéo léo vô cùng. Khi người vú già đi chợ về, bắt đầu nhóm lửa nấu bữa ăn còm, Tài Lộc cũng không hề tiến tới gần, mặc dầu tia nhìn nó đôi lần có lãng đãng hướng về đấy, và hai hàng ria mép mướt như tơ của nó run rẩy vì đói. Cũng là vô tình nó có mặt đúng lúc người vú già bưng chiếc bàn gỗ vuông có chân thấp lên nhà đặt trước chủ. Rồi vú bưng lên bát cháo cá – có trời biết vú đã khéo ăn khéo nói thế nào để có thể xoay xở mua được cá nấu cháo như vậy – nhưng kìa con Tài Lộc lại biết hướng tia nhìn sang phía khác.

Họa sĩ rất hài lòng, chàng nói với vú: “Hình như con mèo cũng hiểu rằng nhìn người khác ăn là một thái độ vô lễ nên tránh. Nó được dạy dỗ đúng cách lắm. Vú mua của ai vậy?”

“Bẩm cậu cháu mua của một người đánh cá ở chợ,” người vú đáp. “Nó là con đầu lứa. Bẩm cậu cũng biết đấy, không một ngư nhân nào rong buồm ra khơi đánh cá mà không mang theo một con mèo trên thuyền để nó xua đi những tà ma hải quái.”

“Chà, tà ma hải quái với mèo là bà con thân thuộc với nhau, vú biết không,” họa sĩ nói, “tà ma hải quái không lập úp thuyền là vì thương con mèo chứ không phải vì sợ nó.”

Vú không cãi lại, vú biết phận lắm. Tài Lộc thì vẫn ngồi ngay gần đấy quay mặt vào tường.
Húp thêm một, hai ngụm cháo nữa, họa sĩ nói với người vú già:
“Lát nữa khi vú mang cơm lên cho tôi, vú làm ơn mang cho Tài Lộc một bát, tội nghiệp chắc nó đói lắm rồi đấy vú ạ.”

Khi vú đã mang bát cơm lên cho mèo, khi đã được chủ chính thức gọi, Tài Lộc mới thôi quay mặt về phía bên tường mà thủng thỉnh tới ngồi bên chủ. Nó không hối hả vục miệng xuống ăn. Trái lại nó ăn nhỏ nhẻ, giữ cho cằm không bị dính cơm. Và mặc dầu nó đói lắm, nó vẫn chỉ ăn có nửa phần, nửa phần còn lại để dành cho ngày hôm sau, tựa hồ nó cũng biết hết sức tránh để khỏi là một gánh nặng cho người chủ nghèo.

Cứ như vậy ngày lại ngày trôi qua. Một buổi sáng họa sĩ quỳ trầm tĩnh trên chiếc nệm nhỏ và vẽ những bức họa xinh thiệt là đẹp: khi thì là những chàng dũng sĩ đeo hai gươm; khi là những kiều nữ đương quấn mớ tóc mây; khi là mấy ông thần gió đương phùng mang trợn mép thổi; khi lại là mấy chú thỏ xinh chạy dưới ánh trăng hoặc mấy chú chồn mập thù lù tự vỗ lên bụng như vỗ lên trống. Vẫn chẳng có ai tới mua tranh cho chàng.

Trong khi chàng làm việc như vậy thì vú già đi chợ, tiêu pha hết sức tần tiện với số tiền nhỏ nhoi còn lại, rồi làm cơm, giặt gịa, lau chùi, và khâu mạng để áo quần họ mặc, nhà cửa họ ở bớt vẻ tả tơi chừng nào hay chừng nấy. Con Tài Lộc tự biết chẳng thể giúp chủ được gì về những việc ấy nên ngồi lặng thinh sưởi nắng, cố ăn ít chừng nào hay chừng nấy, và rất nhiều khi nó ngồi hằng giờ trước tượng Phật đặt trên một cái kệ thấp gần đấy.

“Bẩm cậu, con miu đang niệm Phật,” vú nói bằng một giọng cảm mến.

“Nó đương rình bắt ruồi đấy,” họa sĩ nói. “Vú có vẻ đặt quá nhiều tin tưởng vào con mèo tam thể của vú.” Ý chừng chàng họa sĩ trong thâm tâm cảm thấy hơi ngượng vì dạo này quả tình chàng rất ít niệm Phật. Đời sống có thư thái gì đâu.

Nhưng tới một ngày kia chàng phải buộc lòng công nhận con Tài Lộc quả không giống những con mèo khác. Hôm đó chàng đương ngồi trong căn phòng riêng của chàng, ngắm lũ chim sẻ bay ra bay vô từ một bụi hoa gần đấy. Bỗng chàng thấy con Tài Lộc tự một khoảng tối vụt nhảy tới, chụp được một con chim. Trong một giây đồng hồ đôi cánh nâu, chiếc đầu có chấm đen, đôi chân mảnh mai, đôi mắt ráo rác bị chụp gọn giữa hai chân mèo. Họa sĩ có thể vỗ tay ra hiệu bắt con mèo tha con chim nhưng chàng chưa kịp làm một cử động nhỏ nào, chàng đã thấy vẻ lưỡng lự của con mèo. Rồi từ từ, rất từ từ, nó nhấc một chân lên, rồi nhấc nốt chân kia nữa. Thoát nạn, con chim không hề bị thương vỗ cánh, thoạt lao đao một chút, rồi vút lên cao.

“Thật là nhân đức!”. Họa sĩ thốt lên như vậy và cảm thấy lệ rưng rưng lên mắt. Chàng hiểu là con miu đói lắm, chàng còn lạ gì cảnh đói nữa. “Ta thật tự lấy làm xấu hổ trước đây đã gọi nó là con quỷ”, chàng nghĩ vậy. “Nó thật còn nhân đức hơn một vị hòa thượng nữa.”

Chính ngay vào lúc đó vú già rón rén vào, khuôn mặt cố kìm giữ một niềm vui kích thích.
“Bẩm cậu!” vú lắp bắp nói. “Bẩm cậu vị hòa thượng chủ trì ở chùa lớn đợi cậu tại phòng bên. Người nói người muốn gặp cậu ngay. Trời ơi, cậu có thể đoán được người đến đây tìm gặp để làm gì không?"

"Vị hòa thượng tự chùa tới đây tìm tôi?” họa sĩ nhắc vậy còn không tin là mình đã nghe đúng, bởi hòa thượng là một nhân vật vô cùng quan trọng, người làm gì có thì giờ đi thăm những loại nghệ sĩ nghèo chẳng ai buồn để ý tới như chàng. Khi thấy vú gật đầu lia lịa tới đó chàng cũng cảm thấy bị kích thích như vú vậy. Chàng phải cố giữ cho bình tĩnh.

“Phải đi mau, vú!” chàng thốt lên. “Phải đi mau, mua trà và bánh ngọt,” và chàng trao cho vú vật có giá cuối cùng mà chàng còn giữ được, đó là chiếc bình cổ chàng vẫn dùng để cắm một cành hoa trang điểm cho căn phòng. Dù sau đây căn phòng riêng của chàng có bị trần trụi cũng không sao; quý khách giáng lâm tất phải được tiếp đón nồng hậu. Chàng tự trách đã để hòa thượng phải ngồi chờ chàng, dù chỉ một phút. Chàng tự trách đã không biết trước để ra đón người tự ngoài cổng vào. Khi chàng vội vã bước ra, chàng cũng không chú ý đến con Tài Lộc có giụi đầu vào gót chân chàng tỏ vẻ sung sướng.

Tại phòng bên vị hòa thượng đã ngồi đợi kia, vẻ lim dim như đang tham thiền. Họa sĩ cúi đầu kính cẩn chào và đợi người chú ý tới. Thực là cả một thế kỷ chờ đợi với chàng lúc đó cho tới khi vị hòa thượng từ từ ngẩng đầu lên, nhìn chàng với đôi mắt xa xôi của người. Họa sĩ cúi chào một lần nữa và kính cẩn thưa đây là một điều vô cùng vinh hạnh cho chàng được hòa thượng chiếu cố tới nhà.

Vị hòa thượng vào đề tức khắc:

“Chúng tôi cần một bức họa cho ngôi chùa của chúng tôi,” người nói, “một bức họa vẽ đức Phật lúc Người tịch diệt. Chúng tôi đã bàn về cách lựa chọn họa sĩ và đã đồng ý viết tên từng họa sĩ trên từng mảnh giấy nhỏ rồi bầy hết trên bàn thờ chính điện. Sớm hôm sau gió đã lùa quét hết những mảnh giấy khác trừ mảnh giấy có ghi tên họa sĩ. Như vậy tôn ý đức Như Lai đã rõ. Chúng tôi lại cũng được biết đôi chút về hoàn cảnh hiện thời của họa sĩ nên có mang theo đây ít tiền đặt trước để họa sĩ khỏi phải lo lắng về vấn đề sinh kế trong khi vào việc. Mặt hồ có trong hình ảnh phản chiếu mới diễm lệ. Nếu họa sĩ thành công trong việc này, đó là điều chúng tôi kỳ vọng, họa sĩ sẽ giầu sang mấy hồi, bởi khi đã được chùa ta thẩm định giá trị, thì cả tỉnh sẽ nô nức thẩm định theo.” Nói đoạn vị hòa thượng rút bên mình ra một bọc tiền.

Họa sĩ cũng không nhớ là sau đó chàng đã cám ơn vị hòa thượng thế nào, đã mời vị hòa thượng dùng trà, dùng bánh ra sao, đã cúi chào tiễn biệt vị hòa thượng khả kính bên khung cửa hẹp của nhà mình ra sao. Dầu sao thì đây cũng là dịp giàu sang, danh vọng đến gõ cửa nhà chàng. Đẹp như một giấc mộng đẹp! Nhưng vì sao đức Như Lai lại chọn chàng kia chứ? Dạo này trái tim nặng u sầu lo lắng, chàng có mấy khi chú ý tới việc cầu nguyện, vú già cũng vậy, vú bận tối tăm mặt mũi suốt ngày mà. Không lẽ chính con Tài Lộc đã nguyện Phật cho chàng? Chàng e ngại đây chỉ là giấc Nam Kha bất bình, và khi bừng con mắt dậy lại thấy mình tay không thôi. Có lẽ chàng sẽ còn chìm trong giấc mơ suy tư lo lắng đó mãi nếu không có thứ tiếng chi là lạ nổi lên thức tỉnh chàng.

Không phải chỉ có một mà là hai thứ tiếng lạ, thiệt lạ, họa sĩ chưa hề bao giờ nghe thấy. Rất đỗi ngạc nhiên, họa sĩ lần mò xuống bếp xem đó là hai thứ tiếng gì. Tới nơi thì Trời Phật ơi, đó là vú già và con Tài Lộc, một thì đương khóc vì sung sướng, một thì kêu gù gù vì sung sướng, và thực khó mà biết rằng giữa hai kẻ đó, kẻ nào làm rộn lớn hơn kẻ nào.

Họa sĩ bỗng cất tiếng cười lớn, không phải tiếng cười tủi thân giận đời thường có trước đây, mà là tiếng cười giống như tiếng cười của một chàng trai mới lớn, yêu đời, tin đời. Rồi họa sĩ ôm cả hai lên tay. Thế là trong gian bếp nghèo của chàng lúc đó có ba loại tiếng động hòa hợp với nhau để bày tỏ niềm vui.

THAM THIỀN

Sớm hôm sau, trước khi vừng đông ló rạng, vú già đã trở dậy quét dọn cửa nhà. Vú giặt giũ lau chùi cẩn thận đến nỗi những chiếc chiếu trông láng tựa đồ cũ bằng bạc và các đồ gỗ thì bóng như được mạ lướt bằng vàng. Trong khi đó chàng họa sĩ cũng đã y phục chỉnh tề, tóc chải mượt để tới quỳ niệm trước tượng Phật. Tới nơi chàng thấy con Tài Lộc đã ở đó rồi, vẻ rất sùng kính, thấy chủ tới nó vội né sang một bên. Thế là cả hai thày trò cùng ngồi niệm Phật. Họa sĩ giơ cao hai cánh tay, đôi khi hai bàn tay vỗ khẽ vào nhau như để xá tạ một lần cuối rồi sang phòng bên ngồi xếp bằng tròn trên chiếc nệm nhỏ. Chưa bao giờ chàng cảm thấy mình sung sướng như vậy.

Ngày hôm nay chàng sửa soạn vẽ đức Thế Tôn lúc Ngài nhập diệt. Bức họa sẽ được treo tại chùa làng để đời con, đời cháu, đời chắt, đời chút chàng được ngắm. Vinh hạnh biết bao! Tuy nhiên trước mặt chàng vẫn chưa hề có một cuộn lụa, một thỏi sơn, một chiếc bút lông, một bình nước suối trong mát. Chưa, chưa cần những thứ đó vội, chàng cần phải tìm hiểu cuộc đời thâm diệu của đức Như Lai đã nhiên hậu mới có thể ca ngợi Người trên lụa.

Thoạt tiên họa sĩ tưởng nhới tới Người khi còn là thái tử Tất đạt đa sống trên nhung dưới lụa trong cung, kẻ hầu người hạ tấp nập tưng bừng. Chàng nhớ lại Người đã thắng oanh liệt các tình địch ra sao trong cuộc thi tài cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm để chiếm trái tim công chúa Da du đà la, trang tuyệt thế giai nhân con gái tiểu vương Thiện giác. Và ngay trong phút chiến thắng đó, họa sĩ hiểu lắm, thái tử cũng không hề để lòng gợn một chút tự kiêu, khinh khi các tình địch chiến bại của mình. Thái tử quả là hiện thân của ý chí dũng mãnh, của Trí-huệ sáng suốt, của Từ-bi rộng lớn. Đó, tất cả những điều trên họa sĩ suy ngẫm ngày đầu.

Sang ngày thứ hai họa sĩ tưởng nhớ lại thái tử đã cảm thương cho chúng sinh bị khu bách trong sinh, lão, bệnh, tử ra sao, người đã giã biệt vợ con, từ bỏ cuộc đời vương giả phù du, một mình lên đường đi tìm tình yêu trường cửu cho cả nhân loại như thế nào.
Sang ngày thứ ba họa sĩ ngồi tham thiền tưởng nhớ lại tất cả những nỗi gian lao thái tử đã trải trong những ngày khất thực tìm đạo giải thoát cho nhân loại khổ đau. Sau cùng nguồn trí huệ sáng láng đã tới với Người, giúp Người đạt được niềm yên bình vĩnh cửu. Người trở thành Phật, đấng Sáng Suốt, đấng Toàn Tri Toàn Năng.

Chàng họa sĩ mệt lắm rồi. Chàng đã cố gắng sống lại cả một cuộc đời kỳ diệu trong ba ngày. Nhưng cũng vì vậy mà chàng thâm cảm được lúc sắp nhập diệt khuôn mặt đấng Từ Bi ra sao. Khuôn mặt Người hẳn là cao quý và cương nghị như khuôn mặt của một ông hoàng. Khuôn mặt Người hẳn cũng đượm niềm xót thương lũ chúng sinh còn trong bể khổ. Và đồng thời gương mặt người hẳn cũng tỏa ra một niềm thanh tịnh an lành.

Tìm hiểu tới đấy chàng hoàn toàn kiệt lực. Mắt nhắm nghiền, chàng ngủ liền hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Thức giấc, chàng kêu mang lại nào bút lông, nào mực, nào nước suối và một cuộn lụa. Ngay đầu cuộn lụa chàng vẽ hình đức Phật nằm nghiêng trên giường, nét vẽ sắc lẹ và vững chắc.

Mấy ngày kế tiếp chàng vẽ các thiên thần, sơn thần, thủy thần, thổ thần cùng các đệ tử của đức Phật đến kính viếng trước khi Người nhập Niết bàn. Hết thần và người, chàng họa sĩ bắt đầu vẽ tới các loài cầm thú. Chúng cũng trên đường tới chào vĩnh biệt đức Phật tổ.

Chàng nhớ thuở sinh thời đức Phật, Người thương mến những vật hèn mọn biết là chừng nào. Nghĩ đến những con ốc sên mà chàng đã có dịp ngắm chúng đi, chiếc sừng xinh, chiếc vỏ ốc tròn, thân hình như chiếc lá lợt ướt, chúng sống thẹn thùng e lệ nhưng đầy thiện chí, chàng bèn nhúng bút vào bình nước suối, quệt mực, và vẽ một con ốc sên. Kế đến chàng nghĩ về con voi thân hình to lớn, dũng mãnh và khôn ngoan. Chàng nhớ voi rất được tôn trọng và là biểu tượng cho vương quyền tại Ấn Độ, quê hương đức Như Lai. Thế là chàng lại cầm bút tẩm mực vẽ hình con bạch tượng rất là uy nghi, đôi mắt nhỏ và hiền, đôi tai lớn với những đường gân hồng.

Những ngày kế tiếp chàng vẽ rất nhiều các giống vật khác. Chàng vẽ con ngựa cao quý và can trường với con bạch nga đẹp như mộng, con trâu trung hậu và tự trọng với con chó trung thành; cứ như vậy tới khắp các giống vật trên trần gian. Mỗi lần họa sĩ vẽ xong một con vật nào, con Tài Lộc, luôn luôn ngồi yên lặng sát đấy, lại ren rén bước lên chăm chú ngắm nghía rồi kính cẩn quay nhìn chàng như muốn nói, “Chao ôi, chủ nhân ngài thực là một đại nghệ sĩ.” Nó như lại thở dài với niềm lo âu biết rằng chủ nhân rồi có vẽ mèo giữa các giống vật khác?

TÁC PHẨM CỦA TÌNH THƯƠNG

Tới ngày kia họa sĩ ngồi trên nệm, tri lự bị giằng co bởi một vấn đề nan giải nhất tự trước đến nay. Vẻ nhũn nhặn của con ốc sên, sức lực và trí khôn cao quý của con voi, đức can trường của con ngựa, vẻ đẹp của con bạch nga, sức dẻo dai của con trâu, sự trung thành của con chó, và đức rộng lượng của con nai, tất cả đều dễ dàng giải thích trước đây chúng có thể đã phục vụ đức Phật tổ ra sao, hoặc ngay cả ở một tiền kiếp nào, Ngài đã từng sống dưới những hình thức đó. Với chim gõ kiến, thỏ rừng, ngỗng, dê, đười ươi cũng vậy chúng đều là những con vật vô hại; ngay cả sư tử cũng chỉ bắt con giống khi đói lòng thôi, có bao giờ sư tử lấy giết tróc làm thú tiêu khiển đâu.

Nhưng họa sĩ lại biết rằng cả con hổ cũng đến chào vĩnh biệt đức Phật và cũng được Phật độ. Sao có thể thế được nhỉ? Chàng nghĩ đến thái độ hung dữ bạo tàn của loài hổ, chàng tưởng tượng chúng đương nằm dài dưới bóng rừng loang lổ mắt rực tia lửa. Chúng là mối nguy cơ khoảng gần vùng nước, chúng là quân sát nhân giữa vùng lau sậy. Đôi khi một con lần mò về làng cõng đi một người đàn bà đương trên đường tới giếng kín nước. Hoặc một con khác tới vồ người đàn ông đương làm đồng, tha đi đứa trẻ nhỏ đương chơi đất trước cửa nhà mình.

Còn gì ở một con vật như vậy mà Phật độ?

Lâu, lâu lắm họa sĩ ngồi trầm tư, và sau cùng chàng nhớ ra rằng con hổ vốn vô cùng tận tụy với “bạn đường”, với con thỏ; nó dám đương đầu với bất cứ điều dị thường nào, trong trường hợp những thân tình đó gặp cơn nguy biến. Chàng nghĩ: “Đó chính là con đường hẹp đưa hổ tới đức Phật. Có thể có hung hãn trong thương yêu, và thương yêu trong hung hãn”.

Chính vì chàng đã mở rộng ý nghĩ để đi sâu vào thế giới Yêu Thương (và ngay loài hổ cũng có yêu thương) mà chàng bỗng sực nhớ ra một điều từ trước tới nay vẫn quên. Trong trí chàng lúc đó hiển hiện cảnh thái tử Tất đạt đa lúc thí võ để đoạt nàng Da du đà la. Trong cuộc thi tài với các hoàng tử tình địch khác thái tử đã trương cánh cung bằng đồng đen nặng lắm ở đền Simbahanou mà không ai trương nổi; thái tử đã cưỡi được con ngựa ô long hung hãn mà không ai trị nổi; thái tử đã lẹ đưa một đường kiếm tiện phẳng cả hai thân cây cổ thụ mọc song đôi. Nàng Da du đà la lúc đó vẫn ngồi nơi kiệu vàng để theo dõi thái tử, mặt nàng che một làn voan mỏng có những vằn vàng vằn đen.
Sau cùng đến lúc trao giải cho kẻ chiến thắng, Tiểu vương Thiện giác dẫn thái tử Tất đạt đa tới bên con gái mình. Chính vào lúc đó thái tử ghé bên tai nàng Da du đà la thì thầm: “Làn voan mỏng có vằn vàng vằn đen của nàng đã giúp ta nhớ lại một thuở tiền kiếp xa xưa nàng là hổ cái, và ta là hổ đực, ta cũng phải chiến thắng hết các tình địch như ngày hôm nay mới chiếm đoạt được nàng.”
Thế là trong muôn vàn kiếp tái sinh đức Phật đã hân hoan có lần được tái sinh làm kiếp hổ, chứng tỏ rằng ngay trong kiếp sống man rợ đó vẫn có một cái gì cao cả. Sau cuộc suy tư dài, họa sĩ bừng khám phá thấy vẻ đẹp riêng tư của kiếp hổ, hung hãn đấy nhưng cũng đầy tận tụy hy sinh. Chàng hoan hỉ chấm bút vào bình nước suối quệt mực và vẽ một con hổ trên mặt lụa.

Như thường lệ con Tài Lộc lại ren rén tới. Khi nhận ra hình con hổ, toàn thân nó run lên bần bật, và nó nhìn họa sĩ.

“Bẩm chủ nhân,” nó nhường như muốn nói với họa sĩ, “nếu đến như con hổ cũng được lên đường tới chào vĩnh biệt đức Phật khi Ngài sắp nhập diệt thì một con mèo nhỏ nhoi vô hại hẳn cũng sẽ được tới. Bẩm chủ nhân, con chắc chắn là nó cũng được Phật độ mà nhập Niết bàn.”

Họa sĩ lộ vẻ buồn rầu vô cùng.

“Tài Lộc, con” chàng vừa dịu dàng nói vừa ôm nó lên tay, “ta cũng muốn vẽ một con mèo trong đám này lắm. Khổ thay tất cả mọi người đều biết là mặc dầu mèo đáng yêu thật, nhưng nhiều khi mèo lại kiêu căng, tự mãn. Cả muôn loài, riêng có mèo là không được Phật độ. Có lẽ điều đáng trách là mèo hay làm bạn đồng hội đồng thuyền với những loại tinh ma quỷ quái.”

Tới đó con Tài Lộc cứ giụi giụi chiếc đầu xinh của nó vào ngực họa sĩ, và ai oán cất tiếng kêu meo meo y như đứa trẻ khóc. Họa sĩ cố dỗ dành nó, rồi chàng gọi vú già lên.

“Vú hãy mua riêng cho Tài Lộc một con cá thật ngon,” chàng nói với vú già. “Và cho đến ngày bức họa được mang đi, vú đừng để nó lên đây nữa. Nó có thể làm chúng ta tan nát cõi lòng.”
“A, bẩm cậu cháu cũng sợ nó làm hư bức họa,” giọng vú đượm vẻ lo lắng. Vú luôn luôn cảm thấy mình có trách nhiệm với con mèo đã mang về ngoài ý muốn của chủ, huống chi tài lộc của chủ từ nay về sau đặt cả vào bức tranh sẽ được ở chùa làng kia.

“Không phải thế đâu vú ạ,” họa sĩ nói vậy rồi quay trở lại trầm tư. Trông chàng mệt mỏi, kiệt sức nhưng cũng thật đẹp. Bức họa của chàng gần hoàn tất rồi. Kia là hình đức Phật nằm dài lúc Người sắp nhập diệt, khuôn mặt vương giả, mệt mỏi, xót thương. Kia là hình chư thần cùng những đệ tử quây quần bên Phật; và kia là các giống vật. Cuộn lụa tưởng khó mà chứa đủ ngần nhiêu cuộc đời khác nhau; tất cả sùng kính ngưỡng vọng hướng về đấng Đại Từ Đại Bi.

Nhưng vẫn còn một vật bị khai trừ. Họa sĩ nghe tiếng “miu miu” yếu ớt từ bếp vọng lên, và tiếng vú già đương cố dỗ dành con Tài Lộc ăn, nhưng vô hiệu. Chàng hiểu tâm trạng con mèo lắm, nó thật dễ yêu, thật hiền dịu nhưng vẫn mãi mãi bị thất sủng. Tất cả giống vật khác đều được Phật độ, và nhập Niết bàn, trừ có mèo. Chàng cảm thấy nước mắt rưng rưng lên mi.

“Ta không thể nhẫn tâm như vậy được,” chàng tự nhủ. “Nếu chư vị đại đức khước từ bức tranh, ta chịu chết đói cũng chẳng sao.”

Chàng chọn chiếc bút lông tốt nhất, nhúng vào nước, lấy mực, và con mèo được vẽ sau hết các loài vật.

Chàng gọi vú già.

“Vú hãy cho con Tài Lộc lên đây”, chàng nói. “Có thể chúng ta cam nhận thất bại, nhưng ít nhất ta cũng làm cho con Tài Lộc được hài lòng.”

Cánh cửa vừa được kéo mở, con Tài Lộc bước vào, nó chạy tới trước bức họa, và nó nhìn, và nó ngắm tưởng như suốt đời chẳng bao giờ nó được nhìn ngắm cho đã mắt như vậy. Rồi nó quay nhìn họa sĩ, ánh mắt biểu lộ niềm tri ân vô bờ. Rồi nó khuỵu xuống chết tức khắc. Nó đã quá mãn nguyện rồi, chẳng còn sống thêm một phút nào nữa.

BÀN TAY PHẬT

Sớm hôm sau khi hay tin bức họa đã hoàn tất, vị trưởng lão hòa thượng tới. Họa sĩ ra tận cửa đón chào rồi dẫn người vào xem bức họa. Hòa thượng ngắm kỹ, lâu.

Khuôn mặt hòa thượng chợt nghiêm lại.

“Nhưng con vật nào họa sĩ vẽ sau rốt đây?” Người hỏi.

“Bạch hòa thượng đấy là con mèo,” họa sĩ đáp và cảm thấy lòng não nề tuyệt vọng.

“Họa sĩ há không hiểu rằng mèo đã chống lại đức Thế Tôn”, giọng vị hòa thượng càng trở nên nghiêm khắc, “không được Người độ và không thể nhập Niết bàn?”

“Dạ, bạch hòa thượng con hiểu”, họa sĩ đáp.

“Ai nấy hái lấy quả mà mình gieo nhận,” hòa thượng nói. “Con mèo phải gánh lấy hậu quả bướng bỉnh của mình, cũng như họa sĩ giờ đây vậy. Bởi chung con người không thể xóa bỏ những gì đã làm, nên ta muốn mang bức họa này về để ngày mai công khai hỏa thiêu. Sẽ có bức họa của một họa sĩ khác được treo trong chùa vậy.”

Cả ngày hôm đó vú già khóc trong bếp, vú cho rằng chính tại mình mang con mèo về mà sự nghiệp chủ sụp đổ như vậy.

Cả ngày hôm đó họa sĩ ngồi trong phòng bên bụi hoa nở hồng và suy tư. Bức họa đã được mang đi, mang theo một phần sự sống của chính chàng đặt vào đó. Mai đây chư vị đại đức sẽ thiêu nó giữa sân chùa. Chắc chắn từ nay sấp đi chẳng còn ai thèm bén mảng đến nhà chàng nữa. Tuy nhiên chàng không hề hối tiếc về điều mình đã làm. Trong bao nhiêu ngày qua chàng đã đắm hồn trong suy tư vẽ tình thương yêu cùng những gương hy sinh cao cả. Hy sinh để con Tài Lộc có những giây phút chói sáng cuối cùng đó, đâu có uổng!

Chàng ngồi suốt đêm đôi mắt thức tỉnh như vậy. Vú già không dám tới ngắt quãng dòng suy tư của chàng. Ánh bình minh lợt lạt đầu tiên đã lọt vào phòng, gió rạng đông khua nhẹ bụi hoa bên cạnh. Một giờ sau chàng nghe có tiếng ồn ào của dân chúng chạy về phía nhà chàng. Chư vị thượng tọa tới vây quanh chàng, vị hòa thượng kéo tay áo chàng.

“Xin họa sĩ hãy tới, hãy tới”, mọi người tiếp tục cùng nói. “Xin họa sĩ hãy tới, thực là nhiệm mầu! Ôi lòng từ bi của đức Thế Tôn!”

Họa sĩ theo họ, tâm hồn choáng váng, không kịp thở nữa, chẳng để ý gì quanh mình trên đường tới chùa. Tiếng reo vui vang ầm bên tai, chàng liếc thấy vú già cũng đã có mặt ở đấy, giây lưng còn sộc sệch, đám đông xung quanh ai nấy há miệng ngạc nhiện. Bức tranh của chàng treo cao ngay chính điện, đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút. Nét vẽ y nguyên như cũ, ồ mà không … kia …

Họa sĩ bỗng quỳ xuống thốt lời kêu:

“Ôi lòng từ bi của đấng Chí tôn!”

Vì chàng vừa nhận ra rằng khoảng lụa chàng vẽ con vật cuối cùng nay đã trở lại nguyên màu lụa bạch cũ tưởng như nét bút lông chưa hề một lần chạm tới. Còn hình đức Phật, hình đức Phật mà trước đây chàng vẽ nằm ngả trên giường, hai tay khoanh lại trước ngực, thì nay một cánh tay Người duỗi ra, và dưới bàn tay tế độ an lành, thanh tịnh của Người, hình con mèo nhỏ khép nép quỳ, chiếc đầu trắng xinh hơi cúi xuống trong một niềm sùng kính hân hoan.

SỨC MẠNH NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DỊCH




Ngọc Tồ nói về sức mạnh ngôn ngữ và văn hóa của người dịch. Tao bèn đi tìm bản gốc của bà Coatsworth - chỉ thấy được có vài trang thôi. Hay nhất là tìm được bài thơ gốc "The first song of the housekeeper", mà Bố dịch là "Bài hát của người vú già".  Tao chép cả hai ra đây để mọi người thấy Bố siêu việt như thế nào.

The first song of the housekeeper                                                                                                          Bài hát của người vú già

I'm poor and I'm old                                                                                                                                 Xá chi nghèo túng già nua
My hair has gone gray,                                                                                                                            Xá chi mái tóc bạc phơ trên đầu
My robe is all patches,                                                                                                                             Xá chi áo vải rách nhàu
My sash is not gay.                                                                                                                                  Xá chi giải lụa phai màu xác xơ.

The fat God of Luck                                                                                                                                 Thần Tài Lộc vẫn chưa gõ cửa
Never enters our door.                                                                                                                             Khách khứa còn vắng vẻ nơi xa
And no visitors come                                                                                                                               Không tiệc sớm không trà trưa
To drink tea anymore.                                                                                                                              Nhện buồn mặc nhện giăng tơ giăng mành.

Yet I hold my head high                                                                                                                           Riêng ta vẫn vui cùng chủ cũ
As I walk through the town                                                                                                                     Đầu ngẩng cao lòng nhủ lòng hay
While I serve such a master                                                                                                                    Tài danh lồng lộng vừa nay      (??!! bản in không rõ)
My heart's not bowed down.                                                                                                                    Thân hèn rồi cũng thơm lây ngại gì.

Trước hết, cái chữ housekeeper - người quản gia, người giúp việc - đưa ta ý niệm 1 công việc có trả lương.  Vậy mà bố dịch "bà vú" là tự nhiên ta thấy đầy tình nghĩa ấm cúng.  Không phải là 1 người làm lạnh lẽo, mà là 1 bà già đã từng tự tay chăm lo bú mớm cho cậu chủ nhỏ, và cho tới nay vẫn tiếp tục săn sóc cho dù nghèo khó.

Từ 1 bài thơ ngũ ngôn không dở, bố đã chuyển nó sang thể lục bát và song thất lục bát của Việt Nam, nghe du dương đầy chất nhạc, mà vẫn không bỏ sót 1 ý nào của tác giả.
Bài thơ gốc ta thấy bà lão an phận và kín đáo hãnh diện về cậu chủ.  Bà vú trong thơ của bố thì phơi phới vui, (xá gì, xá gì mấy cái chiện nhỏ ...,nhện buồn mặc nhện) và đầy lạc quan (tài danh lồng lộng... thân hèn rồi cũng thơm lây ...)

Đúng là tinh thần thiền sáng láng của bố phải không cả nhà ?


Cả Thanh