Nov 30, 2018

COLOR OF WINTER @ CHICAGO


Hi all,

Kỳ này đi Chicago mới được thưởng thức mùa đông đầu mùa của nước Mỹ. Tuyết rơi khoảng 2" cho nên đi chơi được. Chứ sang tháng 12, tuyết rơi đến 1 ft thì khổ lắm.

Phải chứng kiến tận mắt mới thấy thế nào là "thiên nhiên thay áo". Và lớp áo mùa động cũng đẹp không thua gì lớp áo mùa xuân, mùa thu.Ai cũng nên một lần tự chứng kiến, chứ xem phim ảnh cũng ko bằng.

Có điều bất ngờ là khả năng thích ứng của con người. Tưởng cỡ như Hưng gàn qua xứ lạnh dưới 0oC là sẽ cảm lạnh, hắt xì, sổ mũi... Nhưng hai tuần qua không hề bị. Thậm chí là còn đỡ hơn ở Cali nữa.

Cheers,
Hung Doan








BỐ VÀ TÊN NHỮNG TÁC PHẨM







Nov 26, 2018

EVERYTHING WILL BE FINE

The way to be happy is to let go and reach out. Let other people be right.  This doesn't mean  that you're wrong.  Everything will be fine.

'Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson



Chub! Don't be sad! 
Let người lớn be right when asking you to eat those stuff.
Everything will be fine.

Nov 25, 2018

MƯỜI BÀI THIỀN CA CHĂN TRÂU


GRAPHIC DESIGNER - Nguyễn Đình Hiếu 













Nov 22, 2018

HÌNH XƯA



Thím Kiệm, út Phương, út Hương, mẹ Thảo, bố Sỹ, bố  Kiệm 

Hai ba (1  ba chụp hình này nên không có mặt trong hình)
Hai me
Hai út
3 mất
3 còn
Nhưng 3 mất đang có hình hài trẻ khoẻ hơn ba còn rất nhiều :)

Nov 21, 2018

BEATLES



Ban nhạc tứ quái Beatles đã đánh xập chế độ Sô Viết và huỷ diệt chế độ Cộng sản như thế nào ?

"Còn hơn một tư tưởng, còn hơn bất cứ tôn giáo nào, còn hơn cả chiến tranh Việt nam hoặc bom hạt nhân , chỉ cần một điều truyền bá duy nhất trong cuộc chiến tranh lạnh... là ban nhạc Beatles". Mikhail Gorbachev

Vào 9 tháng 2 năm 1964, Chương trình truyền hình "The Ed Sullivan Show", ban nhạc Beatles biểu diễn cuộc thâu hình trực tiếp lần đầu tiên tại Mỹ , ước chừng 73 triệu người Mỹ theo dõi trên màn hình nhỏ. Tạo ra một kỷ lục khán giả theo dõi trực tiếp chưa từng có trong lúc đó ; 3/4 tổng số khán giả người lớn ở Mỹ xem ban nhạc Beatles trình diễn trực tiếp của chương trình "The Ed Sullivan Show". Kể từ đó, nhạc rock n 'roll được thay đổi và cách biểu diễn không còn giống nhau.
Ban nhạc Beatles ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của xã hội phương Tây, bao gồm cuộc cách mạng về giới tính, thời trang, toàn cầu hóa, tôn giáo, tự do chính trị, nghệ thuật, điện ảnh, địa lý và thậm chí sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Trong khi đó Hoa kỳ và phương Tây tiêu dùng hàng tỷ đô la để đánh xập chủ nghĩa cộng sản, vậy mà ban nhạc Beatles đã góp phần đánh đổ cộng sản bằng âm nhạc của họ. Đạo diễn Milos Forman, của cuốn phim “One Flew Over The Cuckoo’s Nest” đã nói: "Nghe có vẻ lố bịch và nhảm nhí vậy mà không phải vậy. Tôi tin rằng Beatles là một phần chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.".

Chính phủ Liên Xô đã cố gắng rất nhiều tìm mọi cách kiểm soát văn hoá và xã hội của Liên xô và các nước cộng sản để tránh ảnh hưởng loại nhạc Beatles, và tuyền truyền các bài hát của Beatles đưa con người đến phạm tội , con người rơi vào ma men, đi phá hoại xã hội, và hãm hiếp. Beatles là một ban nhạc nổi tiếng nhất hành tinh, nhưng họ bị cấm hát ở Liên Xô.

Ở Liên Xô lúc đó , Hoa kỳ và phương Tây được coi là xấu xa, và người dân Xô Viết chỉ được phép biết rằng phương Tây là kẻ thù của họ. Guitar điện cũng được tuyên bố là "một kẻ thù của người Xô viết" của Bí thư thứ nhất Nikita Khrushchev, nên nhiều thanh niên tự lén lút sáng chế cây đàn guitar điện, họ kể sau khi làm xong đờn thì phải cần loa. Thời đó các làng xã , huyện quận và thành phố các nước cộng sản đều có những cái loa công cộng và họ đã leo lên ăn cắp loa . Tổng bí thư Leonid Brezhnev cũng ghét nhạc rock và khá nhiều sáng tạo khác, và nghệ thuật ở phương tây nên ra lệnh chính phủ Liên Xô điều chỉnh kiểm tra chặt chẽ. Nhưng âm nhạc không thể dừng lại. Có một thế hệ công dân Liên Xô, nhất là thế hệ trẻ bắt đầu nhận ra rằng "kẻ thù" của họ xưa nay được tuyên truyền , họ không cho đó là một mối đe dọa cho Liên Xô, mà tạo ra âm nhạc tuyệt vời; họ nhận ra rằng Phương Tây không tồi tệ như các quan chức của họ đã trình bày.

Nhập khẩu âm nhạc Tây phương vào Liên bang Xô viết là bất hợp pháp, do đó nhiều thanh thiếu niên đã nghe Radio Luxemburg và thu âm các bài hát của Beatles vào trong băng. Chất lượng của âm thanh là tồi tệ, nhưng đủ tốt để họ đánh giá cao sự kỳ diệu của ban nhạc Beatles. Tư tưởng của ông Lenin đã được trao đổi với thành viên ban nhạc Beatles là Lennon, và thanh thiếu niên học tiếng Anh chỉ bằng cách ghi lại lời bài hát Beatles trong sổ tay của họ.

Các quan chức Liên Xô đã nhận thức được ảnh hưởng các bài hát của Beatles có đối với dân số của đất nước họ và họ ngay lập tức bắt đầu một chiến dịch chống Beatles băng cách tuyên truyền nhạo báng các thành viên ban nhạc là "con bọ". Những người hâm mộ nhạc rock and roll đã buộc phải cạo mái tóc dài, và bất cứ ai lắng nghe The Beatles đều bị buộc tội truyền bá tuyên truyền ở phương Tây.

Khi một cái gì đó bị xem là bất hợp pháp mà lại có xu hướng thu hút sự quan tâm, và Beatles là một điển hình tại Liên Xô. Người ta nhận ra rằng chính phủ Liên Xô đã nói dối về ban nhạc Beatles, một nhóm gây ra ác mộng và vô đạo đức, và bắt đầu nghĩ rằng nếu chính phủ đang nói dối về âm nhạc của ban nhạc Beatles, thì họ cũng có thể nói dối về những thứ khác.
Và sau đó, sau khi một thành viên chính của ban nhạc là John Lennon qua đời vào năm 1980, chính quyền Xô viết bắt đầu không thể giải thích được di sản của Lennon để lại cho thế giới âm nhạc . Mọi người cuối cùng đã được tự do nghe âm nhạc Beatles, và cho thấy thanh thiếu niên Liên Xô những gì họ đã bỏ lỡ cả một thời gian dài.

Cuối cùng, Ông Gorbachev đã có những thay đổi đáng kể đối với nền kinh tế và hệ thống chính trị và giải phóng công chúng sau nhiều thập kỷ kiểm duyệt của chính phủ.

Hoa Kỳ Phương Tây chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh không phải vì hàng tỷ đô la đầu tư vào "trận chiến", mà là vì ban nhạc Beatles và ảnh hưởng văn hoá tuyệt vời của họ vào chế độ của Liên Xô

Sau khi viết bài này , tôi nhớ năm 1983 , lần đầu được vào nước Bungari , tôi gặp một anh chàng của xứ Bun hơn tôi một tuổi , anh ta đưa tôi vào thế giới sưu tầm âm nhạc riêng tư của anh ta là một tủ nhạc đầy đủ các loại nhạc Beatles. Anh ta nói tôi không những say mê ban nhạc Beatles mà tôi còn thích cả ban nhạc Rolling Stone... Anh ta cũng xác nhận là học tiếng Anh từ nhạc Beatles.
Thêm một điều nhắc đến là 4 thành viên ban nhạc Beatles đều là con nhà lao động nghèo ở thành phố Liverpool ....

Anh Quân 


HAPPY BIRTHDAY CHẮT CỎ CỦA 2 CỤ SỸ THẢO






*** 

Hai Mẹ Con
Ti (28 Nov)  & Cỏ (21 Nov) 










CHẮT CỤ MÊ ĐỌC








Nov 19, 2018

ĐĨA NHẠC NHỰA XƯƠNG NGƯỜI - BONE MUSIC





Đĩa nhạc nhựa xương người – Bone Music

Sự xập đổ của chế độ cộng sản tại Liên xô không phải hoàn toàn là tại Mikhail Gorbachev, như một số bình luận gia tại Việt Nam đã chứng minh , mà một phần lớn có sự đóng góp của ban nhạc tứ quái Beatles từ Anh quốc. Ngoài ra cũng chính luồng nhạc tây phương mặc dù không khủng khiếp như Beatles, cũng đã đóng phần gián tiếp làm tan đi chế độ cộng sản và câu chuyện âm nhạc ngày xưa được xảy ra như sau:

Trước khi máy thu băng cassette được khai sanh , vào đầu thập niên 40 có một thanh niên 19 tuổi tên là Ruslan Bogoslowski tại Leningrad đã chế ra một máy thu âm thanh cho đĩa nhựa nhưng lúc ban đầu anh ta không thể tìm ra vật liệu để làm ra đĩa nhựa vì đây là mặt hàng cấm và cho đến một hôm anh ta tìm thấy các tấm phim X-Ray có thể giúp cho anh làm thành đĩa hát.

Hàng năm nhà thương tại Liên xô phải vứt bỏ cả ngàn tấm phim vì đây là loại vật liệu dễ gây hoả hoạn. Người chế đĩa lậu đi nhặt những tấm phim X-Ray từ thùng rác ở các bệnh viện để biến chế thành đĩa với vòng tua 78 RPM. Họ cắt tấm phim X-Ray thành vòng tròn có đường kính 23-25 cm , có người cắt không khéo tay thì đĩa không được tròn cho lắm. Còn cái lỗ tròn ở giửa thì họ dung thuốc lá châm vào. Hình dáng cái đĩa cắt không được đẹp thì không lấy làm quan trọng, miễn sao thu âm thanh vào được và nghe được nhạc là người mua sẽ cảm thấy hài lòng. Loại phim X-Ray đủ mềm để thu âm thanh và đủ sức chịu đựng được khi đầu kim chạy vòng quanh mà phát ra tiếng hát. Thật mà nói chất lượng âm thanh không quá hay, nghe có phần có tiếng cát rơi, nhưng đâu thể đòi hỏi hơn khi chính sách của Stalin không được phép nghe nhạc phương tây và Stalin cấm không được nhún nhẩy. Các đĩa nhạc được phép nghe ngoài chốn công cộng là nhạc dân tộc, nhạc cổ điển và nhạc tuyên truyền cho chế độ.

Vì dùng các tấm phim X-Ray đã được sử dụng qua, nên thấy được bàn tay xương xẩu, các xương sườn, có khi bàn chân và cả cái sọ của con người. Từ đó mọi người đặt tên loại đĩa này là “âm nhạc xương người” tiếng Anh gọi là “Bone music”, có người gọi là đĩa nhạc Xương và Sườn ( Bone n Rib). Mà đĩa nhạc xương người này chỉ phát nhạc tây phương từ các ca sĩ và ban nhạc như là
Elvis, The Beatles, Bill Haley, The Rolling Stones, The Beach Boys, Ella Fitzgerald và Chubby Checker. Những người trẻ lúc đó có nói là nghe giọng hát của Elvis Presley qua tấm xương sườn của một người nào đó.

Cho đến thập niên 50 nhóm trẻ tại Liên xô có tên gọi là “Stilyagi” ( tiếng Anh kêu là Hipsters – có nghĩa là nhóm trẻ ăn mặc theo mốt khác bình thường như là quần áo đầy màu sắc, giày dép cũng vậy,  những món ăn khác thường) là những người chuyên đi phân phối các loại nhạc cấm hát tại Liên xô ( bao gồm cả nhạc Jazz) , họ in lậu lại tất cả những bài hát tây phương và Hoa kỳ bán lén ngoài thị trường. Chính phủ Liên xô cho đây là việc buôn lậu và là thành phần nguy hiểm. Việc buôn bán các loại đĩa nhạc này xảy ra ở ngoài chợ trời, ngoài bến xe và phố xá tấp nập là vì nếu gặp mật vụ KGB hay cảnh sát thì người bán có thể hoà mình vào đám đông để trốn. Giá một đĩa chỉ có 1 rúp.
Thế hệ trẻ tại Liên Xô điên cuồng với loại nhạc tây phương. Con trai của cựu Tổng bí thư Krushchev là Sergei Khrushchev đã nói “tuổi trẻ ở thế họ đó chỉ muốn nghe nhạc tây phương và Hoa Kỳ.” Họ sử dung nhà bếp, nhà kho ngoài vườn, nhà dưới hầm… vv để tránh tai tiếng của mật vụ KGB mà để nghe nhạc tây phương.

Loại đĩa nhạc xương người xuất hiện từ năm 1944 cho đến 1964 vì sau đó các loại băng nhạc cassette đã thay thế. Trong vòng 20 năm riêng ông Ruslan Bogoslowski đã sản xuất hơn 1triệu đĩa . Ông bị bắt đi tù tại Seberia trong 5 năm.

Cho dù chế độ cộng sản tại Liên xô tìm mọi cách cấm đoán thế hệ trẻ nghe nhạc tây phương mà không thể cấm đoán được tư tưởng của họ và nghe nhạc ngoài màn sắt là một phản kháng bất bạo động của người trẻ vào thời đó.

Anh Quân 





MINDFULNESS




Kính thưa Thầy,

Út Hương nhờ con gởi Thầy xem hình chụp ở bệnh viện ung thư Hòa Lan. Tại đây, họ dạy thực tập Chánh Niệm như một phương pháp trị liệu cho bệnh nhân.

Điều thú vị là chữ "Mindfulness" bây giờ đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. Người Hòa Lan cũng không cần dịch chữ này sang tiếng Hòa Lan nữa. Phương pháp thực tập Chánh Niệm bây giờ đi khắp thế giới rồi.

Hưng




Nov 18, 2018

STILYAGI - MỘT TRONG NHỮNG KHOẢNH KHẮC CỦA XÃ HỘI XÔ VIẾT - Anh Quân



17 khoảnh khắc của lịch sử Xô Viết là một đề án nghiên cứu của hai giáo sư tại Hoa Kỳ là James von Geldern (Macalester College) và Lewis Siegelbaum (Michigan State University). Chương trình nghiên cứu mất hết 3 năm (1999 – 2002).  Đây là một công việc vô cùng công phu về mọi vấn đề của Xô Viết từ năm 1917 cho đến 1991. Hai ông đã sắp xếp 17 chủ đề liên quan tới xã hội Xô Viết từ sinh hoạt tại thành phố, Đảng cộng sản Liên xô, sinh hoạt nông thôn, văn hóa , tôn giáo, luật pháp, khoa học thiên nhiên, quân sự, sinh hoạt tuổi trẻ …. Để cuối cùng người đọc hiểu được tại sao một cường quốc Cộng sản cuối cùng xập đổ mà đã có một thời nhiều người tại Việt nam tin rằng đây là chủ nghĩa bách chiến bách thắng và giới trẻ miền bắc Việt nam đã thần tượng hóa quyển tiểu thuyết  “Thép đã tôi thế đấy” , họ  đã yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống cho họ, nhưng sự thật có thật vậy không? Hãy quay về thế giới tuổi trẻ tại Xô Viết vào cuối thập niên 40.

Stilyagi,  đây là một tên gọi cho các thanh niên nam nữ tại Liên xô mặc các y phục để phản đối văn hóa chính thống cộng sản bắt đầu từ cuối thập niên 40 cho đến thập niên 60. Một người Stilyagi mặc bộ đồ với màu sặc sỡ, nhìn có những nét đáng yêu, họ càng ưa chuộng nếu bộ quần áo may và đính nhãn hiệu tại ngoại quốc, các bộ y phục này phải mua ngoài chợ đen – khi mặc các bộ quần áo này là thấy được sự tương phản với thực tế cộng sản vào thời đó và niềm đam mê của họ với Zagranitsa, có nghĩa là vượt qua biên giới bên kia để được nghe nhạc phương tây, phim ảnh Hoa kỳ và thời trang hiện đại tương ứng với thế hệ văn hóa mới của Hoa kỳ (Beat Generation). Văn hóa Liên xô lúc đó bị ảnh hưởng các thuật ngữ như ăn mặc đúng mốt, bắt trước theo thời trang, Hippi, y phục Zoot (loại áo vét dài tới đầu gối và quần bó chặt).

Quan điểm phi chính trị của họ, là có thái độ trung lập hoặc tiêu cực đối với đạo đức Liên Xô, và sự ngưỡng mộ cởi mở của họ về lối sống hiện đại, đặc biệt là Hoa kỳ. Cách sống là đặc điểm chính của họ, từ từ phát triển trong những thập niên 50. Ban đầu của hiện tượng này, qua hình ảnh Stilyagi đang châm biếm về chế độ, họ lấy cảm hứng từ các cuốn phim phương tây. Họ mặc bộ y phục Zoot kết hợp màu sắc sặc sỡ khác nhau. Vào cuối thập niên 50, hình ảnh Stilyagi phát triển thành một nét thanh lịch và phong cách hơn, tiêu biểu quần áo của họ là quần hẹp, áo khoác dài, cà vạt hẹp, áo sơ mi sặc sở và đế giầy phải dày cộm.

Thường một Stilyagi luôn ưa chộng các loại nhạc thịnh hành tại Hoa kỳ trong thập niên 40 đặc biệt các điệu nhảy  như Swing và Boogie-woogie, đặc biệt tiếng hát của ca sĩ Glenn Miller, Benny Goodman và phim nhạc Sun Valley Serenade, Các "serenade – khúc nhạc chiều " ngay lập tức đã trở thành một sự sùng bái giữa stilyagi, và một trong những bài hát nổi tiếng trong phim là  "Chattanooga Choo Choo" , trở thành một thánh ca không chính thức của họ. Stilyagi đã phát triển phong cách nhảy nhót cho riêng họ là bắt nguồn từ điệu “boogie woogie” và sau đó chuyển qua “rock-n-roll” và “yaaaas”.

Stilyagi đầu tiên là từ thế hệ những người trẻ tuổi ở độ tuổi 20, những người đã trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chiến tranh thế giới thứ II, khiến cho họ cảm thấy lo lắng về tương lai cuộc sống của họ. Nhiều thanh niên sau khi giải ngũ họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi vì sự tiếp xúc với các binh sĩcủa quân đội đồng minh và xu hướng hiện đại vào thời đó. Kết quả là, nhiều người trong số họ mặc các bộ y phục dựa trên hình ảnh từ ngoại quốc (đầu những năm 1940 phim tình cảm, nhật báo  và hình ảnh) và phụ nữ trẻ sau đó đã áp dụng phong cách từ khuôn mẫu phụ nữ hiện đại quá.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là cuộc chiến giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa cộng sản. Tính đồng nhất tư duy của Xô Viết và trọng lượng của chế độ độc tài là quan điểm chính trị một chiều, cách sống và tự do tư tưởng là bị cấm đoán dưới thời Stalin. Do đó, stilyagi đã cố gắng theo một ý thức hệ và đạo đức hiện đại để tránh áp lực của  chính quyền Soviet và ảnh hưởng của chính quyền  đối với xã hội.

Stilyagi phần lớn bị đàn áp cho đến khi Stalin qua đời vào năm 1953, lúc đó phong cách Stilygi chỉ được phát triển theo hệ thống ngầm. Vào năm 1955, stilyagi đã nhận được sự tôn trọng và khinh thường từ nhiều tầng lớp xã hội (đặc biệt sau đó xuất hiện trong  là giai cấp thượng lưu  của Liên Xô, có tên gọi là "giới trí thức ") và bị đối xử  khắc nghiệt  như là một  trường hợp chính trị cá biệt, nhưng số  người bị đàn áp ngày càng tăng cao. Thay vì thẳng tay dẹp bỏ nhóm Stilyagi, giới truyền thông và chính trị, kể cả báo chí, tìm mọi cách chế giễu phong cách của Stilyagi  như là miêu tả họ là loại người  lố bịch, xem họ là những người trái ngược với các bộ phận "bình thường" của xã hội Liên Xô.

Vào giữa thập niên 50, nhiều người bị bắt vào trại cải tạo lao động vì tội kiếm ăn kinh doanh qua các đĩa nhạc xương sườn. Họ bị tù từ 3 đến 5 năm.

Vào cuối thập niên 50 một cụm từ xuất hiện là “Hôm nay anh ấy nhún nhảy điệu nhạc Jazz, nhưng ngày mai anh ta sẽ bán đi quê hương của anh ta”,  đã trở thành chữ ký của Stilyagi và đây là tư tưởng chủ chốt để phản đối về xã hội Xô Viết của họ.

Stilyagi đã được công nhận là một phong trào văn hoá âm nhạc, nghệ thuật và nhạc pop nổi tiếng sau đó đã tiếp nhận những ảnh hưởng hiện đại hơn, đặc biệt là các thể loại nhạc “rock rock”, “rock-n-roll” và “pop rock”. Ảnh hưởng của phong trào stilyagi đối với nền văn hoá Xô viết – Nga  là rất lớn. Rất nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà biên đạo điện ảnh và các nhân vật văn hoá khác của nước  Nga ngày nay đều thuộc phong trào này, hoặc chia sẻ  cách sống phóng túng và tự do .

Xin tạm dừng tại đây khi có thời gian sẽ viết tiếp về Đại hội Tuổi trẻ và sinh viện thế giới  lần thứ 6 năm 1957 tổ chức  tại Liên xô từ đó loại nhạc Rock đã làm sập đổ chế độ Liên xô như thế nào?

Anh Quân 





Nov 16, 2018

BỘ TEM "A CHRISTMAS CAROL"





Bộ tem A Christmas Carol - Bài Ca Mừng Giáng Sinh của hòn đảo tự trị Alderney gần nước Anh vừa phát hành dựa theo tác phẩm A Christmas Carol cùa nhà văn nổi tiếng của Anh quốc là Charles Dickens.

Ai say mê các tác phẩm của đại văn hào Charlse Dickens thì sẽ không xa lạ với tác phẩm này: Bài ca mừng Giáng sinh là truyện nổi tiếng nhất trong các truyện về Giáng sinh. Là một câu chuyện hết sức lôi cuốn, thông qua sự can thiệp của những bóng ma trong giấc mơ của nhân vật Scrooge, đã biến trạng thái thù địch của tính hám lợi, tham lam trong buôn bán thành hiện thân của niềm vui Giáng sinh. Câu chuyện kết thúc trong sự ấm áp, thân thiện, khá đặc trưng trong các sáng tác hồi đầu của Dickens.

Với toàn thể nhân loại, phẩm chất tốt đẹp của sự hào phóng và thiện chí kết hợp một cách truyền thống với lễ Giáng sinh, được coi như thuốc giải độc cho thái độ khắt khe, tàn nhẫn tràn lan trong giới thương nhân thời Victoria. Bài ca mừng Giáng sinh có ảnh hưởng mạnh mẽ “như một bài thuyết giảng diễn ra trong mơ.”

Charlse Dickens:

Ông sinh ngày 7 tháng 2 năm 1812 tại 1 Mile End Terrace (hiện tại là 393 Commercial Road), Landport, ngoại ô thành phố Postmouth, thuộc vùng Hampshire, Tây Nam nước Anh trong một gia đình công chức bình dân. Ông là người con thứ 2 trong 8 người con của John Dickens (1786–1851), mẹ ông là Elizabeth Dickens (nhũ danh Barrow, 1789–1863). Cha ông là một nhân viên bán hàng trong Văn phòng Thanh toán của Hải quân và tạm thời đóng quân trên địa bàn huyện. Ông đã nhờ Christopher Huffam,[5] người quan hệ với Hải quân, một người đàn ông đáng kính, và là người đứng đầu một công ty danh tiếng, làm cha đỡ đầu cho cậu bé Charles. Huffam được cho là nguồn cảm hứng cho Paul Dombey, chủ sở hữu của một công ty vận tải biển trong tác phẩm cùng tên Dombey và các con (1848) của Dickens.

Năm ông 5 tuổi, gia đình chuyển đến một thành phố nhỏ, cách London không xa. Nhưng 5 năm sau đó, vì gánh nặng nợ nần chồng chất không có khả năng thanh toán, cha ông đã tù giam. Vì vậy, ông đã phải vào làm thợ phụ tại xưởng chế tạo xi đánh giày.

Thời gian sau, ông may mắn vì được kế thừa gia tài của một người họ hàng, vì thế cha ông cũng thoát được cảnh tù đày. Ông tiếp tục con đường học hành.

Mười sáu tuổi, ông học tốc ký rồi làm thư ký cho tòa án và nghị viện rồi làm phóng viên cho tờ Thời sự buổi sáng. Đây chính là dịp ông nâng cao hiểu biết, tích lũy vốn sống mà nhất là thấy được bộ mặt xấu xa của chính quyền tư sản nước Anh bấy giờ.

Ông bắt đầu sáng tác văn học từ năm 1833 và mau chóng gặt hái được những thành công vang dội. Tên tuổi ông nhanh chóng được biết đến khắp nước Anh và châu Âu.

Ông qua đời vào ngày 9 tháng 6 năm 1870 tại Gad's Hill Place, Higham, Kent. Sau khi ông qua đời, thi hài của ông được chính phủ Anh đưa về an táng và chôn cất tại Tu viện Westminster, nơi chôn cất của các vĩ nhân nước Anh.

Anh Quân 

TEM THƯ MÙA GIÁNG SINH



Vài hôm trước ghi cảm nghĩ của mình là nhiều năm sưu tầm tem mà chưa bao giờ thấy Bưu điện Việt Nam phát hành một bộ tem chủ đề về mùa Giáng sinh, thì có nhận phản ứng từ người quen là Việt Nam một xứ Phật giáo thì không bao giờ in tem Giáng sinh cả. Lý lẽ này không phải sai hoàn toàn, nhất là sau 1975 thì càng khó nữa.  Tuy nhiên cũng nên nhìn nhận một điều là tại Đông Nam Á, Phi Luật Tân là quốc gia gần 100% theo đạo Thiên Chúa giáo, Việt nam là quốc gia thứ nhì có dân số theo đạo Thiên chúa, thêm nữa vị Tổng thống của đệ nhất cộng hòa là ông Ngô Đình Diệm là người đạo gốc. Dĩ nhiên ai cũng hiểu vì vấn đề lãnh đạo, ông không thể để rơi vào tình trạng kỳ thị tôn giáo, tuy là vậy Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ một lần phát hành bộ tem Phật giáo vào năm 1965 và kể từ đó những người sưu tầm tem thư không tìm thêm một chủ đề về tôn giáo ở Việt nam . Xem ra đáng tiếc vì Singapore vẫn in ra những con tem Giáng sinh, nếu một quốc gia như Việt nam có một số đông có tín ngưỡng Thiên chúa giáo thì cũng không nên bỏ qua đề tài này.

Sưu tầm tem là xem các sự kiện xảy ra trên thế giới qua các tấm hình bé tí teo. Bởi vậy chủ đề sẽ đa dạng, không hạn chế ở một hình ảnh nào, nên đừng nghĩ tem mùa Giáng sinh chỉ có hình Chúa Jesus, Đức mẹ Maria, 3 ông tiên tri đi tìm Thiên chúa  hang Bê lê và vv… vì vậy các bưu điện  quốc gia tây phương, Hoa Kỳ, Úc, Canada … Hàng năm họ có sản xuất các bộ tem có đề tài vô cùng lý thú. Tại Anh quốc, ông tổ tem thư, họ thiết kế hình ảnh các con tem vô cũng dễ thương như năm nay họ chọn hình ảnh các thùng thư màu đỏ, đặc trưng riêng biệt nước Anh cho thấy mùa Giáng sinh đến người người đi ra bưu điện gởi quà và thiệp chúc Giáng sinh, mặc dù những năm gần đây việc bỏ thư ngày càng giảm vì giờ chúc nhau qua Email, Tin nhắn, kể cả trên các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Còn những năm trước họ đưa giải thưởng cho các em thiếu nhi trong nước vẽ hình đẹp nhất về Giáng sinh, vì chủ đề tự do nên các em từ mọi tôn giáo đều được tham gia. Hình như trúng thưởng một em người Ấn độ vẽ hình ông già Noel, người tuyết và con nai của ông già Noel, xem ra đề tài không liên quan tới Chúa cho lắm.

Năm nay hai hòn đảo  tự trị của Anh là Guernsey và Alderney ở phía tây nam nước Anh đã phát hành hai bộ tem như sau:

A Christmas Carol - Bài Ca Mừng Giáng Sinh của đảo Alderney (vì có bài viết về đề tài này nên không viết thêm )

Còn đảo Guernsey chọn chủ đề là The Nutcracker and the Mouse King. Đây là một câu chuyện của nhà văn Đức sang tác  là ông Ernst Theodor Amadeus Hoffmann,  ông sanh 24 tháng 1 năm 1776  và mất  25 tháng 6 năm 1822,  bút danh  của ông là E.T.A. Hoffmann (Ernst Theodor Amadeus Hoffmann), ông cũng là nhà luật học, nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc và họa sĩ.

Câu chuyện là cô gái Marie Stahlbaum cùng các nhân vật Kẹp hạt dẻ  (Nutcracker) chiến đấu với một con chuột ác quỉ chúa. Câu chuyện được chuyển qua vũ kịch ba lê , tiếng Việt mình có gọi là  Kẹp Hạt Dẻ hoặc Kẹp Hạt Phỉ.

Khi chuyển qua là vở ba lê gồm hai phần, ban đầu được dàn dựng bởi Marius Petipa và Lev Ivanov, người chuyển thành truyện cho vũ kịch là đại văn hào Alexandre Dumas với sự cộng tác về âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky (bản nhạc số 71). Vở kịch được đưa ra công chiếu tại Nhà hát Mariinsky ở St Petersburg vào Chủ Nhật 18/12/1892, với bản Opera "Iolanta" của Tchaikovsky.
Cảnh múa ba lê trong hai mươi phút nhờ Tchaikovsky đã thành công, mặc dù toàn bộ vở kịch không được người xem ca ngợi. Tuy nhiên, cuối những năm 1960, vở Kẹp Hạt Dẻ hoàn chỉnh đã gây tiếng vang lớn, và hiện giờ nó được công diễn bởi vô số công ty ba lê, chủ yếu vào dịp Giáng Sinh, nhất là ở Mỹ: Những công ty ba lê chính của Mỹ thu 40% lợi nhuận hàng năm từ những vở kịch Kẹp Hạt Dẻ. 

Sự góp phần của nhà soạn nhạc Tchaikovsky đã biến nó thành một trong những tác phẩm thành công nhất của ông, đặc biệt vì các điểm đặc trưng trong vở kịch. Trong đó có việc sử dụng "celesta", một nhạc cụ mà các nhà soạn nhạc đã sử dụng trong bản giao hưởng ít nổi tiếng hơn của ông: "The Voyevoda."

Vào cuối tháng 10 năm nay công ty điện ảnh Disney tại Hoa Kỳ cho ra một cuốn phim có tên là The Nutcracker and the Four Realms - Kẹp hạt dẻ và bốn vương quốc, dựa theo The Nutcracker and the Mouse King. Họ hy vọng đây sẽ là một loại Bomb tấn trong năm 2018, nào ngờ cho đến giờ bị tịt ngòi, ngân sách của phim là khoảng 120 triệu – 133 triệu US dollar, cho đến nay thu vé bán chỉ là 100 triệu dollars.

Bộ tem thiết kế theo câu chuyện E.T.A. Hoffmann, hình ảnh truyện được diễn tả 7 con tem, vì câu truyện bắt đầu vào đêm Giáng sinh nên trở thành một chủ đề lý thú cho việc sưu tầm tem.

Anh Quân