Oct 31, 2018

HAPPY HALLOWEEN!


Chắt Chub Koala 




Chắt Maya phù thuỷ 



Chắt Zayn Phi Hành Gia



*** 

Happy Halloween from cháu chắt cụ Sỹ Thảo! 



Vịt & Vi




HAPPY TEACHERS CHANGE THE WORLD




Vào chiều Thứ Tư 24/10, trong buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng cho giáo viên thuộc học khu San Juan – Sacramento, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã hướng dẫn các tham dự viên những phương pháp thực tập sự tỉnh thức một cách đơn giản, dễ áp dụng cho cả giáo viên lẫn học sinh.

Đa số những giáo viên tham dự khóa huấn luyện nâng cao này đã được làm quen với khái niệm về sự tỉnh thức, ích lợi của nó đem lại cho các học sinh trong đời sống cũng như trong học tập, vốn đầy dẫy những lo âu, căng thẳng. Trong phần mở đầu khóa huấn luyện, một số giáo viên đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc áp dụng sự tỉnh thức trong lớp học của mình. Một số người cho biết chính họ cũng thực tập sự tỉnh thức cho cá nhân, và thấy vô cùng lợi lạc. Thí dụ như khi bị căng thẳng, họ tự động ra công viên, đi bộ chậm rãi, hít thở nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Một giáo viên dạy preschool cho biết các em rất ồn ào trước giờ học. Vị này đã cho các em ổn định để bắt đầu vào giờ học bằng cách tắt đèn, cho các em ngồi im, và tưởng tượng mình đang ở trong một khu rừng im lặng. Kết quả là các em trở lại sự im lặng để bắt đầu học rất nhanh. Một giáo viên trung học cho biết họ đã cho các em trong lớp học thực tập ngồi im lặng trong 7 phút, chỉ để thư giãn và theo dõi hơi thở, giúp các em tập trung hơn trong giờ học.

Theo tiến sĩ Phẻ, cốt lõi của sự tỉnh thức là trở về với sự nhận biết rõ ràng giây phút hiện tại. Và “cái neo” của sự nhận biết hiện tiền này chính là hơi thở, là biểu hiện của sự sống ngay trong giây phút hiện tại, là cầu nối giữa thân và tâm. Bắt đầu thực hành sự tỉnh thức dễ dàng nhất chính là thực tập theo dõi hơi thở. Đơn giản nhất là ngồi, nhận biết và đếm hơi thở. Ngồi với lưng thẳng, theo tư thế nào thật thoải mái để buông lỏng toàn thân. Sau đó bắt đầu chú tâm theo dõi hơi thở một cách tự nhiên. Khi hít vào, chỉ cần nhận biết là mình đang hít vào. Khi thở ra, nhận biết là mình đang thở ra. Sẽ có khi tâm trí của mình chạy mông lung theo những nỗi lo toan trong đời sống. Không sao cả! Khi nhận ra là mình mất tập trung, chỉ cần quay lại với hơi thở, không cần phải bực mình, lo lắng. Thực tập một thời gian, sẽ thấy tự nhiên khả năng tập trung vào hơi thở, tập trung vào giây phút hiện tại lâu hơn, và tâm mình trở nên an bình với hơi thở dễ dàng hơn. Để dễ nhớ cho việc thực tập thở trong tư thế ngồi (sit), hãy nhớ 5 chữ S: Straight (ngồi thẳng lưng); Still (ngồi vững vàng); Smile (nở một nụ cười); Shut Eye (khép mắt); Soft Breath (thở nhẹ).

Nếu ngồi lâu cảm thấy chán, có thể đổi thành tư thế đi, vừa đi vừa theo dõi hơi thở. Như kinh nghiệm của vị giáo viên đi bộ trong công viên là một phương pháp dễ thực hành. Chọn công viên, hay một con đường yên tĩnh ít xe cộ, hay vườn sau của nhà đều được. Chậm rãi khoan thai chú ý đến từng bước chân. Hãy để ý bước một bước đi rõ ràng qua ba giai đoạn: nhấc bàn chân- đưa bàn chân về phía trước- đặt gót bàn chân xuống trước rồi đến cả bàn chân, là hoàn thành một bước tới. Sau khi đã quen với bước chân, bắt đầu kết hợp nhịp nhàng với hơi thở. Một bước là hít vào. Một bước là thở ra. Bước và thở một cách tự nhiên theo nhịp thở của chính mình. Thực tập quen sẽ thấy sự tĩnh lặng đến với tâm thức ngay trong từng bước chân mỗi lúc một dài hơn.

Tiến sĩ Phẻ nhắc lại nhiều lần rằng thực tập tỉnh thức cũng giống như việc tập thể dục, hay đánh răng mỗi sáng, nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, dù với thời gian không cần dài. Thí dụ khi đi làm, trong giờ nghỉ trưa, có thể dành vài phút để ngồi, hoặc đi bộ để trở về với hơi thở. Cơ hội thức hành sự tỉnh thức là rất nhiều trong một ngày. Mỗi sáng thức dậy, nhiều người có thói quen chụp lấy chiếc điện thoại cầm tay để xem thông tin. Thay vì làm vậy, hãy bắt đầu một ngày mới với bằng cách theo dõi vài hơi thở, để đem tâm mình trở về với giây phút hiện tại. Cũng có thể thực tập mỗi khi nghe chuông điện thoại. Thói quen của chúng ta là mỗi khi nghe điện thoại reo đều vội vàng chụp lấy để trả lời. Hầu hết các cuộc gọi không có tính khẩn cấp như vậy. Hãy thử mỗi khi nghe chuông điện thoại, tập nhận diện hơi thở, và hít thở một hơi trong tỉnh thức trước khi trả lời. Cứ mỗi cơ hội thực tập như vậy đều khiến cho chúng ta làm quen hơn với sự sống trong giây phút hiện tại.

Khi đã quen với sự nhận biết hơi thở trong giây phút hiện tại, ta có thể áp dụng nó để làm chủ được mọi hành động, cảm xúc của chính ta. Nhà khoa học Áo Viktor Frankl chuyên ngành thần kinh học và tâm lý học là người đã sống sót từ các trại tập trung Do Thái. Ông có một câu nói rất hay về sự tỉnh thức trong giây phút hiện tại như là một giây phút giúp chúng ta làm chủ cuộc đời của mình: “Chính giữa tác nhân kích thích và hành động có một khoảng cách. Trong khoảng cách này hiện hữu một sự tự do và quyền lực của chính chung ta trong việc lựa chọn hành động của mình. Trong hành động lại hiện hữu sự trưởng thành và sự tự do của chính chúng ta”. Tiến sĩ Phẻ đã  giải thích khái niệm này thật dễ hiểu: cảm xúc chỉ là những người khách trong tâm trí của chúng ta. Nó xuất hiện rồi sẽ biến mất. Nó đến rồi đi như một người khách đến chơi nhà, chứ nó không hề là chủ nhân của ngôi nhà. Chính chúng ta mới là chủ nhân của “ngôi nhà tâm” của chính mình, và hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi ngôn ngữ hành động. Thực hành sự tỉnh thức là chìa khóa để thực hành công việc “làm chủ” này. Tiến sĩ Phẻ cho những cụm chữ viết tắt từ những từ tiếng Anh dễ nhớ cho việc thực hành này. Thí dụ như PBS, đại diện cho những từ Pause = ngừng lại; Breath = thở; Smile: Cười. Mỗi khi có điều gì xảy ra từ bên ngoài làm cho ta trở nên nổi nóng, dự định có phản ứng (reaction) ngay lập tức. Ngay lúc này, hãy nhớ và thực tập sự tỉnh thức. Hãy ngừng mọi suy nghĩ và hành động trong lúc nóng giận lại. Thay vào đó, hãy hít thở vài ba hơi để cho tâm trí tĩnh lặng trở lại. Sau đó, hãy nở nụ cười, rồi bắt đầu suy nghĩ để có hành động đáp ứng thích hợp (response). Chỉ cần vài giây thực tập như vậy thôi, có khi cứu được cả một mối quan hệ thân tình lâu năm, hay cứu cả một mạng người! Tương tự như vậy, đối với giới trẻ, tiến sĩ Phẻ đề nghị họ thực tập BCOOL. B đại diện cho Breath; C đại diện cho Calm (bình tĩnh trở lại); O đại diện cho Observe (quan sát cảm xúc); O đại diện O.K (mọi chuyện sẽ ổn) và L đại diện cho LOVE (tình thương). Hoặc là thực tập với cụm chữ PEACE: P = Pause (ngừng lại); E = Exhale (thở); A = Accept (chấp nhận); C = Choose (lựa chọn hành động); E = engage (kiểm soát, đặt tâm trí vào). Có bao nhiêu người trong chúng ta đã từng ân hận vì đã hành động những điều đáng tiếc khi nóng giận trong quá khứ, mà hậu quả là không thể cứu vãn được? Hãy thực tập công việc đơn giản như trên, để thấy được sự mầu nhiệm khi làm chủ được thân tâm.

Rồi còn nhiều cách thực tập sự tỉnh thức hằng ngày lắm. Gặp kẹt xe khi lái xe trên đường đi làm về, thay vì nổi nóng, chạy xe vượt ẩu cho nhanh, ta hãy thong thả đi theo đoàn xe. Trở về với hơi thở cho tâm tĩnh lại. Nghe một bài nhạc mà ta ưa thích, có khi về đến nhà ta không có cơ hội để nghe vì bận việc nhà. Hãy tự nhủ rằng nếu chạy nhanh vượt ẩu, gây tai nạn thì có khi sẽ không bao giờ về đến nhà. Người Việt mình hay nói “thà chậm một giây còn hơn gây tai nạn”. Hay là thay vì uống một ly nước vội vàng để làm việc khác,  hãy thử dành trọn sự tỉnh thức của mình trong vài giây khi uống nước. Uống chậm rãi, sẽ nhận thấy rằng những ngụm nước của mình uống mới trong lành, tươi mát ra sao. Hãy tưởng tượng, có hàng trăm triệu người trên hành tinh này không có được những ngụm nước trong sạch như vậy để uống. Uống nước như vậy không chỉ làm dịu cơn khát, mà còn làm mát cả tâm hồn, nuôi dưỡng lòng từ bi bác ái.

Tiến sĩ Phẻ khuyến khích các giáo viên hãy thực tập sự tỉnh thức đều đặn, và chia sẻ với đồng nghiệp của mình. Chúng ta không thể cho ai điều gì mà mình không có. Tương tự như vậy, người giáo viên không thể hướng dẫn các em học sinh thực hành sự tỉnh thức, nếu  bản thân mình chưa có được sự an bình do sự tỉnh thức mang lại.

Mỗi giáo viên tham dự buổi huấn luyện được tặng một cuốn mang tựa đề “Happy Teachers Change The World”. Những người giáo viên có niềm vui, có sự hạnh phúc trong giảng dạy có thể thay đổi cả thế giới.  Thực tập sự tỉnh thức cũng có thể làm thay đổi cả thế giới…

Doãn Quốc Hưng

REFLECTION OF MY LIFE


Rất nhiều ban nhạc rock và pop tại Anh quốc bắt nguồn từ Tô Cách Lan (Scotland) đặc biệt là từ thành phố Glasgow. Trong số đó là có ban nhạc Marmalade. Đối với người Việt Nam thì chắc chỉ có số ít nghe về ban nhạc này vì họ không có nhiều bài hát nổi tiếng trên thế giới, thêm nữa sự thành công nhất của họ là trong giai đoạn 1968 – 1972, mặc dù họ thành lập vào năm 1961, với cái tên là The Gaylords, sau đó đổi tên là Dean Ford and the Gaylords. Cái tên Gaylords là từ nhóm băng đảng Chigago Gaylords tại Hoa Kỳ.  Cho đến năm 1966 là họ đổi tên là Marmalade. Trong thời gian này là Cuộc xâm lăng của nước Anh (British Invasion), âm nhạc Anh chiếm lĩnh thị trường Mỹ, các ban nhạc như Beatles, Rolling Stones, The Kinks, Herman’s Hermit, nữ ca sĩ Dusty Springfield và vv… gây tiếng vang lớn trong cuộc xâm lăng nhưng không có sự xuất hiên của ban nhạc Marmalade vì cuộc xâm lăng chấm dứt 1967 , còn bài hát “Reflection of my life” của Marmalade được nổi tiếng vào năm 1969, đĩa bán ra chiếm hạng ba tại Anh và hạng 10 tại Hoa Kỳ. Hai triệu đĩa bán, riêng tại Mỹ bán được một triệu đĩa. Đến năm 1969, ban nhạc thành công trình diễn thêm một hát của Beatles là “Ob-La-Di, Ob-La-Da”.

Chiến tranh Việt Nam có lẽ xa vời đối với các thành viên như là Dean Ford, Junior Campbell, Graham Knight …. Lúc sáng tác, ca sĩ Junior Campell chỉ diễn tả sự ảm đạm của một cuộc sống , một người nào đó đang phải đối diện với những khó khăn và phải mang gánh nặng trên vai.  Đây cũng một loại nhạc của thời đại Hippy, một ảnh hưởng lớn từ cuộc xâm lăng âm nhạc qua bên bờ Đại tây dương và gần nhất lúc đó là sinh hoạt  “Summer of love – 1967” tại California, yêu cuồng sống vội, để đến lúc ở dơ quá và mất vệ sinh, nhất là tại con đường và khu vực Haight Ashbury  - San Francisco nên cả đám Hippy đành phải chấm dứt trò chơi, thôi về đi học cho an lành. Ít ai ngờ cái thời đại Hippy đó lại lan tràn qua một xứ xa xôi , đang có cuộc chiến tranh đầy đau thương . Cũng có lẽ vậy bài hát “Reflection of my life” lại thích hợp tại Hoa Kỳ.  Khi bài hát được phát hành vào cuối năm 1969, chiến tranh Việt Nam leo thang đến mức cực điểm. Rất nhiều thanh niên người Mỹ phải nhập ngũ, họ sống tại miền trung nước Mỹ, tại những tỉnh lỵ bé hay một cái làng, rồi phải đi đến một quốc gia cách họ nửa vòng trái đất, tham gia vào một cuộc chiến không có niềm tin và không hiểu tại sao.  Càng đau thương khi họ trở về lại quê hương không được hoan nghênh, họ bị xem là tội phạm chiến tranh, họ là những kẻ nghiện ngập hay điên khùng. Nhờ vậy các bác đạo diễn nổi tiếng như Oliver Stone, Martin Charles Scorsese và vv… mới ra được những phim như “Born in the 4th of July”, “Platoon” , “Taxi driver”…

Nhiều thanh niên Mỹ không bao giờ trở về lại được quê nhà, người trở về được không phải là người hùng chiến tranh (War Hero) thì lời bài hát đúng tâm trạng của các chàng trai trẻ khi bắt đầu ra đi:

The changing of sunlight to moonlight
Reflections of my life
Oh, how they fill my eyes
The greetings of people in trouble
Reflections of my life
Oh, how they fill my eyes

Rồi tiếp theo là muốn trở về:

Oh, my sorrows
Sad tomorrows
Take me back to my own home

Ca sĩ Dean Ford có trả lời trong một bài phỏng vấn tại Anh là ông và Junior Campbell không hề có ý định sáng tác bài hát cho chiến tranh Việt Nam, nhưng không ngờ có một sự ngẫu nhiên lại thích hợp cho các cựu quân nhân Hoa Kỳ, họ đã dùng bài hát làm nhạc nền cho các clip phim về người lính Mỹ trở về từ Việt Nam, các phim này được tải lên trên Youtube.

Khi nghe âm điệu của bài hát “Reflection of my life” ai cũng nhận ra đây là thời đại “Swinging London – Nhún nhảy London” với con phố nổi tiếng Carnaby street về y phục thì không xa lạ với tuổi trẻ “Hippy Agogo” tại Sài gòn năm xưa là quần ống loe, cổ áo to, giây nịch bự, mini skir, gọng kính to, giày sa pô, giày bốt cao gót, con trai để tóc theo kiểu Beatles và mái tóc con gái theo kiểu Xì tôn (Stone). Lúc đó chỉ không dám lấy quốc kỳ làm y phục vì năm 1966 nước Anh thắng Worldcup, nên cái loại quần áo may theo kiểu quốc kỳ Anh rất phổ biến và là một cái mốt thời thượng.

Thế rồi theo thời gian, mọi thứ thay đổi, có nhiều thứ trở thành lỗi thời, những ai sinh và trưởng thành trong giai đoạn đó, giờ nghĩ lại có một cái gì tiếc nuối, có một gì nhớ nhung khó mà diễn tả, khi kể lại với một nụ cười, ngày nào năm đó nhiều kỷ niệm đẹp tuy là những năm tháng thanh xuân đó sẽ không bao giờ trở lại, có một điều sẽ không bao giờ mất cả là những ca khúc trở thành bất hữu và bài hát “Reflection of my life” nằm trong số đó để thành một thời để thương để nhớ.

Anh Quân

***



REFLECTION OF MY LIFE

The changing of sunlight to moonlight
Reflections of my life
Oh, how they fill my eyes
The greetings of people in trouble
Reflections of my life
Oh, how they fill my eyes
Oh, my sorrows
Sad tomorrows
Take me back to my own home
Oh, my crying (Oh, my crying)
Feel I'm dying, dying
Take me back to my own home
I'm changing, arranging
I'm changing
I'm changing everything
Everything around me
The world is
A bad place
A bad place
A terrible place to live
Oh, but I don't want to die
Oh, my sorrows
Sad tomorrows
Take me back to my own home
Oh, my crying (Oh, my crying)
Feel I'm dying, dying
Take me back to my own home
Oh, my sorrows
Sad tomorrows
Take me back to my own home

Songwriters: William Campbell Jnr / Thomas McAleese
Reflections of My Life lyrics © Sony/ATV Music Publishing LLC, Warner/Chappell Music, Inc

Oct 26, 2018

THIS IS REALITY

If you're not careful, you can begin to wish your life away, always wishing you were somewhere other than where you actually are.  But you're not somewhere else.  You're right here.  This is reality.

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***
We are right here:
in the middle of the season of pumpkin, 
sweet chestnuts 
and .... rain :) 




When soccer season meets rain/cold weather 
and Maya just happen to love colors! 
( Mẹ Na viết :) )



FORT EBEN-EMAEL

Fort Eben-Emael (French: Fort d'Ében-Émael) is an inactive Belgian fortress located between Liège and Maastricht, on the Belgian-Dutch border, near the Albert Canal. It was designed to defend Belgium from a German attack across the narrow belt of Dutch territory in the region. Constructed in 1931–1935, it was reputed to be impregnable and at the time, the largest in the world. The fort was neutralized by glider-borne German troops (85 men)[1] on 10 May 1940 during the Second World War. The action cleared the way for German ground forces to enter Belgium, unhindered by fire from Eben-Emael. Still the property of the Belgian Army, the fort has been preserved and may be visited.

Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Fort_Eben-Emael







THE ALBERT CANAL

An excellent source of gratitude and inner peace is to spend a moment every day thinking of someone to love. It doesn't really matter who it is because the idea is to gear your mind toward love.  Once the person to whom you're directing love is clear, simply wish them a  day filled with love.

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***
An excellent source of gratitude and inner peace 
is to walk with the beloved one 
along Albert Canal every day :)








The Albert Canal (Dutch: Albertkanaal, French: Canal Albert) is a canal located in northeastern Belgium, which was named for King Albert I of Belgium. The Albert Canal connects Antwerp with Liège, and also the Meuse River with the Scheldt River. It also connects with the Canal Dessel-Turnhout-Schoten, and its total length is 129.5 kilometres (80.5 mi).

Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Albert_Canal


Oct 22, 2018

PUMPKIN DECORATION



When the daycare encourages all families to participate in a pumpkin decorating contest, you can’t let your kids feel left out 🎃🎃🎃🎃🎃🎃🎃🎃🎃

tác phẩm 


tác giả (hồi xưa và ngày nay)


Oct 21, 2018

DOÃN QUỐC SỸ - VĂN CHƯƠNG VÀ CÁI ĐÓI




Doãn Quốc Sỹ là một bút hiệu được biết đến từ giai đoạn giữa thập niên 1950, các bài viết ngắn dài ký tên đó xuất hiện trên các đặc san Người Việt, Sáng Tạo.

Tác giả cũng thuộc nhóm các nhà văn di cư của các tờ báo gọi là báo Bắc, chỉ xuất bản sau Tháng Bảy, 1954, tại Sài Gòn, kể từ khi đất nước bị phân đôi.

Như tôi còn nhớ, báo Bắc lúc ấy có các tờ Tự Do, Dân Chủ và Ngôn Luận, của nhóm các ký giả Tam Lang, nổi tiếng từ Hà Nội, Vũ Ngọc Các và Nguyễn Thanh Hoàng. Nhóm Tam Lang phần lớn là những vị đứng tuổi, hai nhóm sau trẻ hơn, khoảng trên dưới ba mươi. Doãn Quốc Sỹ ở nhóm Vũ Ngọc Các, lúc ấy có Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Thanh Tâm Tuyền.

Vừa từ Bắc vào, dân di cư được phân tán ít ra là ở ba nơi, là Nhà Kiếng trên đường Lê Văn Duyệt, dành cho phụ nữ, phần lớn là nữ sinh; trại lều Gia Long trên nền khám lớn cũ kế cận Tòa Án Sài Gòn, cho thanh niên thuộc thành phần còn đi học, sinh viên và học sinh, và trại lều Phú Thọ lớn nhất gần trường đua Phú Thọ ngay trên đường Pavie Lamotte, đa số là học sinh choai choai, chúng tôi tự nhận là nhóm Ba Vì Là Một… Tất cả ba nhóm này đều còn độc thân.

Lúc đầu người viết bài này ở trại Gia Long, sau mới chuyển xuống trại Phú Thọ; chính ở Gia Long tôi đã thấy các anh Lữ Hồ, Nguyễn Sỹ Tế tụ họp nhau đứng trò chuyện cả giờ, giữa khoảng đất lộ thiên, bàn ghế  đâu mà ngồi… Lúc ấy tôi chưa biết mặt biết tên hết nhóm sinh viên, ngoại trừ hai người vừa kể; đó là hai vị giáo sư Quốc Văn tại các trường trung học lớn, nhưng không quen ông Doãn Quốc Sỹ hay Thanh Tâm Tuyền, tuy sau này biết họ từng ở đấy.

Cuối thập niên 1950 Doãn Quốc Sỹ đã được biết đến với truyện ngắn -sau cũng là nhan đề của một tác phẩm là “Gìn Vàng Giữ Ngọc.” Nói đến Doãn Quốc Sỹ là người ta nhớ đến “Gìn Vàng Giữ Ngọc,” hay “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều.” Cả hai nhan đề, “Giữ Ngọc” hay “Cạp Điều” đều có ý nghĩa tuy rộng mà tương tự như nhau: gìn giữ nhân cách, mực thước hay khuôn thước trong cuộc sống.

Nhiều độc giả của ông là sinh viên, học sinh, hay nhà giáo như ông, nên người ta kiểm chứng ông dễ dàng ở ngoài đời, cho nên nói đến văn chương Doãn Quốc Sỹ là nói đến ý niệm mực thước nhân sinh của xã hội, dù ở hoàn cảnh nào. Nhân vật điển hình cho con người miền Bắc, nơi cần nhìn trước, ngó sau, nơi “chê người hãy ngẫm đến ta,” nơi ăn ở phải có ý tứ, nên gọi là “ý ăn, ý ở” nơi – nhân vật – văn chương của Doãn Quốc Sỹ thể hiện cặn kẽ chu toàn như sau, dù các nhân vật sau đây đang đói, đói lắm, nạn đói năm 1945.

Nhân vật chính của truyện ngắn “Gìn Vàng Giữ Ngọc” cho hay là hai anh em rể, Huân và Sơn, Sơn còn là nhạc sĩ dạy dương cầm cho con gái của Huân; từ xa đi bộ từ sáng tới chiều mới tới nhà vợ chồng người em. Chàng mệt lả vì đói, nằm vật xuống mặt chõng. Thế mà lại bị Nhàn, vợ cậu em, bảo ngồi dậy vào trong vì cái chõng ấy của ông chủ nhà. Sơn về thăm vợ chồng Huân, có ba đứa con nhỏ, mà không có một chút quà cáp gì, chỉ mang cho Huân được một điếu thuốc lá Cotab, may mà có người bạn cho từ hôm trước, để dành mang về cho em rể.

Trong lúc nằm nghỉ trên chõng, Sơn bất ngờ thấy đứa con gái cỡ 8 tuổi của vợ chồng người em leo tường vào nhà, hướng về phía bếp, tưởng nó nghịch ngợm nhưng không phải. Lúc leo tường xuống nó để rớt ra một cái mề gà, vì còn dính cái lòng gà nên cái mề không rớt hẳn xuống đất, khiến Sơn nhìn thấy. Chàng giả vờ không thấy gì, quay đi. Thế là lại thấy cô em đang vo gạo. Mớ gạo trong rá hai người ăn còn không đủ, trong khi kể cả Sơn là sáu người.

Doãn Quốc Sỹ viết: “Sự thực tôi ngồi nhỏm dậy vì thấy Nhàn đương vo gạo ở đằng góc bể. Cứ trông cái giá vo và cách xóc gạo tôi cũng thấy rõ ràng nồi cơm sắp thổi không thể là nồi cơm đủ cho ba người lớn và ba đứa trẻ. Hai đứa cháu nhỏ của tôi một trai, một gái quãng tuổi lên năm và lên bảy, cùng gầy gò và xanh xao như nhau lúc đó vẫn quấn lấy bên Nhàn.”

Thế là Sơn tìm cách rời khỏi gia đình em, Doãn Quốc Sỹ không giải thích, người đọc vẫn hiểu là chàng không nỡ ăn bữa cơm đó. Cả gia đình người em đang đói, chàng cũng đang đói sau khi cuốc bộ bốn mươi cây số tới đây, nhưng… Ta hãy xem màn kịch sau đây:

“Vừa kịp có một ý định tôi thấy cần phải hành động nhanh chóng bèn đứng dậy thủng thỉnh ra ngõ.
Huân hỏi:
–Anh đi đâu đó?
-À – tôi đáp – Đi xem qua phong cảnh thôn này một chút!
Rồi tôi tiến ra đầu thôn trên con đường dẫn tới chợ.
Ánh chiều vừa tắt, vừng trăng rằm tròn vành vạnh lên ngôi, óng ánh như tình cảm một người con gái đến tuổi vừa biết rằng mình đẹp. Nhìn trăng càng thấy vững tâm trên quãng đường trường mà tôi sắp phải đi nốt.
Đợi mười lăm phút qua, tôi quay về làm dáng hốt hoảng bảo Huân:
-Hỏng rồi cậu Huân ạ. Như lúc nãy tôi nói là sau nửa tháng về sống với gia đình, tôi có thể trở lại làm việc trong Ty Thông Tin Vĩnh Yên. Tôi vừa gặp ông trưởng ty ngoài chợ, ông ta nhất định kéo mình đi dự hội nghi thông tin liên ty Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên-Phúc Yên) ngay bây giờ.
Huân rẫy nẩy người, chỉ mâm thức ăn úp lồng bàn trên chõng:
-Sao? Ngay bây giờ là thế nào?
Nhàn nghe rõ câu chuyện cũng nhô ra khỏi bếp, tay cầm đôi đũa xào nấu, rồi nói:
-Ăn cơm đã anh ạ, em đang làm món cánh gà xào chua ngọt mà anh thích.
Tôi tiếp tục buộc lại ba-lô và đáp:
-Thôi được chẳng lần này thì lần khác, cô nên nhớ từ nay tôi công tác ngay tỉnh bên chứ có đâu xa xôi như trước.
Huân mở lồng bàn cho tôi thấy đĩa miến xào mề gà còn bốc khói và đĩa thịt gà luộc tuy không được đầy đặn nhưng cũng khá tươm, rồi bảo tôi:
-Ðã thế anh hãy ngồi đây, chúng ta nâng chén luôn, cơm mang lên sau là vừa.
Tiếng Nhàn họa theo lập tức:
-Phải đấy.
Óc tôi thoáng nhớ lại một kỷ niệm ăn giỗ năm đói (…) và cương quyết khoác ba-lô lên vai:
-Ô hay – (tôi vừa cười vừa nói, tiếng cười, lạ thế, cũng trong và ròn như tiếng cười của mẹ tôi năm xưa, và tiếng cười của Nhàn khi nãy) – các cậu làm như thể tôi là khách không bằng.


Doãn Quốc Sỹ, văn chương và cái đói
Viên Linh/Người Việt
October 17, 2018





QUẢ VẬY!






Hello cả nhà,

Hôm nay trên đường đi bộ, bố kể vanh vách về 8 đứa con, những câu thường ngày, ai cũng làu làu. Riêng với Út Hương thì có một vài câu mới:
Bố nhắc:
- Út có nụ cười răng khểnh.
- "Éo le thay, Út lại ở Hòa Lan! Út và Alouis!"
- Út dzai hay chọc Út gái,(Bố mẹ chỉ cưng Út giai thôi chứ không cưng Út gái!) nhưng Út gái chỉ "mỉm cười thưởng thức cái hài hước của anh" (Hay chưa?)

Riêng với trưởng nữ Thanh thì bố tiếp tục đếm tuổi "Chị Thanh con năm nay đã 66 tuổi" lại còn nói trước "Chẳng mấy chốc chị Hai sẽ được:"thất thập cổ lai hy!" Tội nghiệp bác Thanh, bố hối cái già xồng xộc rượt bác Thanh!

Và dĩ nhiên bố không quên tự khen: "95 tuổi mà còn đi bộ tỉnh bơ!" Có khi bố còn tự khen mình "95 tuổi mà vẫn sáng suốt", nhưng hôm nay thì không.

Rất nhiều người nói với mấy đứa nhà mình "Tuổi này mà con có bố là một diễm phúc lớn." Quả vậy!

Khánh




thứ nữ Kim Khánh và Bố :) 




BIỂU TÌNH




Biểu tình - Yêu cầu thêm một lần "Trưng cầu dân ý" về việc Anh quốc ra khỏi Liên hiệp châu âu - Brexit

Đây là một cuộc biểu tình lớn nhất tại nước Anh.

- Hơn 700 ngàn người tham dự - Cao niên, người trưởng thành, nguồi khuyết tật , thanh thiếu niên và thiếu nhi.
- Với sự hiện diện Thị trưởng London là ông Sadiq Khan cùng một số diễn viên nước Anh.
- Số lượng người đông mà rất trật tự , Công an phải làm nhiệm vụ bảo vệ người biểu tình và xe cứu thương phải sẳn có nếu có sự cố.
- Hệ thống âm thanh và truyền hình rất tốt khi có người lên phát biểu ý kiến.
- Giao thông trung tâm thành phố bị ngăn chặn để hàng trăm ngàn người đi bộ trên phố biểu tình.
- Truyền thông hiện diện đưa tin tức.
- Nhiều người đưa chó đi cùng biểu tình
- Sau biểu tình là ca hát những bài chống đối sự kiện Brexit

Anh Quân
***
Hai anh em rủ nhau đi biểu tình!



Đầy tớ của nhân dân Anh quốc 
Chụp hình "Đầy tớ" không khó cho lắm… đứng bảo vệ cho cuộc biểu tình


Hơn 700 ngàn người tham dự - 
Cao niên, người trưởng thành, nguồi khuyết tật , thanh thiếu niên và thiếu nhi.















Oct 19, 2018

DO BEST


Be aware if what you don't know and what you're not good at.  Chances are you're probably really good at certain things and really bad at others.  So what? Why frustrate yourself and waste your time  doing those things you struggle with instead of doing whatever it is you do best?

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

*** 

Bố Sỹ always does 
whatever it is he does best :)


STAY FOCUSED ON ...

Very little in our work lives truly falls into the "emergency" category.  If you stay focused on your work, it will all get done in due time.

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***



Oct 17, 2018

CỐI XAY NƯỚC

The feeling of the quiet mind is very near to the feeling of being entranced by watching a mesmerizing sunset.  As the sun goes down and you are ever-present in the moment, you may feel as if time is suspended.

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***
The feeling of the quiet mind is very near to 
the feeling of being entranced by watching cối xay nước.  



NEED BREAKS


We all need breaks now and then, such as lunch with a friend, a spa day, an afternoon spent journaling in the park, or having a massage or facial.  Everyone also needs an occasional weekend away or vacation.  We all need time off, and we all need to have some fun!

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

*** 
Chị H. anh T.  need breaks now and then
in Maastricht 






SPHINX PASSAGE



The less you care about seeking approval, the more approval you seem to get.  People are drawn to those with a quiet, inner confidence, people who don't need to make themselves look good, be "right" all the time, or steal the glory.

Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***
Chị H. anh Trí are drawn to those with a quiet place - 
Sphinx Passage.













SPEND SOME TIME ALONE

It's amazing what can happen when you give yourself permission to spend some time alone.  It gives you a chance to think, quietly and without distraction.  You can reflect on your life - things you'd like to do, dreams you have, activities you'd like to try, and ways you'd like to grow and improve as a person.  Being alone gives you a break, a chance to breathe and to lighten up.


Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

***

It's also amazing what can happen 
when you give yourself permission 
to spend some time ... not alone :) 













Oct 14, 2018

TWO WAYS



When you gripe to the one you have the gripe with, you open the door to a two-way conversation, which will help you both form a better understanding.  You're demonstrating respect for that person by offering them the chance to hear what you have to say and by giving them a chance to respond.


'Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson
***

When "this birthday boy" loves the ones he has the love with,
- not the gripe (the complaint) :),
he also opens the door to a two-way conversation.








Birthday boy :) 








Oct 12, 2018

WE ARE OUR OWN WORST ENEMY!


One of the saddest mistakes we make is a lack of forgiveness, especially to ourselves.  We constantly remind ourselves of our flaws and previous mistakes.  We anticipate future mistakes.  We' re highly critical of ourselves, frequently disappointed, and, often, we're our own worst enemy. 

'Don't sweat the small stuff .. and it's all small stuff' - Kristine and Dr. Richard Carlson

*** 

Thưởng thức cảnh trí chung quanh đi!
Đừng phí thì giờ
làm enemy 
của chính mình :)