Mar 30, 2016

MATH - Doãn Quốc Sỹ Tâm



Tôi thích lớp toán nhất trong trường.
Lớp toán rất hay vì ông thầy rất vui.
Ông thầy của tôi là ông thầy Dudrick.
Ông đó dạy rất hay.
Tôi rất thích học toán từ ông đó.

Tón cũng rất vui và hay dễ làm.
Tôi sẽ lấy mấy môn toán khó nhất.

 Toán đôi lúc rất chán nhưng ông thầy làm nó vui.

VIET HOMEWORK - Ti Oui




Em không thích môn thể thao đi bơi.  Đi bơi rất chán và không vui tất cả.  Đi bơi làm em rất lười vì em phải vô nước.  Vô nước rất lạnh và làm em rất buồn.

Đi bơi cũng không vui vì em không có người đẹp.  Em rất mập, thành ra mấy con gái sẽ thấy em là  một người mập.

Ti Oui


Mar 28, 2016

TIỂU BỘ KINH - CHUYỆN TRÁI XÒAI - Đức Phật





124. CHUYỆN TRÁI XOÀI

(Tiền thân Amba)

[...]

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn ở phương bắc, và khi đến tuổi trưởng thành, ngài xuất gia làm vị ẩn sĩ được vây quanh với năm trăm ẩn sĩ sống dưới chân núi.

Thời ấy, ở núi Hy-mã (Tuyết Sơn), một nạn hạn hán khắc nghiệt đã xảy ra, chỗ này chỗ kia nước uống bị thiếu hụt, các loài thú không có nước uống cảm thấy khổ cực. Một vị trong số những người tu khổ hạnh ấy, thấy các loài thú đau khổ vì khát nước, đã đốn một cây làm thành cái máng, chắt chiu tất cả nước uống đựng đầy cái máng và cho chúng uống nước.

Các loài thú tập hợp rất nhiều, và trong khi cho chúng uống nước, người tu khổ hạnh không có thì giờ để đi hái trái. Dầu không có thức ăn, vị ấy vẫn cho chúng uống nước. Ðàn thú suy nghĩ: "Vị này vì cho chúng ta uống nước, không có thì giờ để hái quả. Vì không có thức ăn, vị ấy trở thành mỏi mệt. Vậy chúng ta hãy giao ước với nhau như sau: Bắt đầu từ hôm nay, những ai đến uống nước, hãy tùy theo sức mình, hái các loại trái cây và đem lại cúng dường vị tu khổ hạnh".

Từ đó về sau, mỗi con mỗi thứ, hái các loại trái ngọt như xoài, đào, mít v.v... đem đến cho vị tu khổ hạnh đựng đầy hai trăm năm mươi cỗ xe. Như vậy, năm trăm vị khổ hạnh ăn uống đầy đủ, và có đồ dư để dành nữa. Thấy vậy, Bồ-tát nói:

- Như vậy chỉ nhờ một người làm đầy đủ nhiệm vụ nên được cung cấp trái cây v.v... đủ số lượng cho các vị tu khổ hạnh khác. Thật vậy, chúng ta cần phải luôn tinh tấn làm thiện sự.

Nói vậy xong, Bồ-tát đọc bài kệ:

Này, người hãy tinh tấn,
Bậc hiền trí không nản,
Xem quả của tinh tấn,
Xoài được ăn thỏa thích.

Mar 27, 2016

HOA NHÀ, TRÁI VƯỜN, CỎ NGOÀI SÂN, BÔNG CÂY TRONG PHÒNG NGỦ






KỶ NIỆM GIỖ NGUYỄN ĐỨC QUANG - Hưng Gàn

Hưng đã có bài viết nhân ngày giỗ anh Quang: http://www.sbtn.tv/vi/giai-tri-doi-song/ky-niem-ngay-gio-cua-nhac-si-nguyen-duc-quang-nhung-bai-hat-cho-que-huong-viet-nam
HD




Cách đây 5 năm, vào ngày 27/03 năm 2011, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của phong trào Du Ca Việt Nam, đã đi về cõi vĩnh hằng. Nhưng những ca khúc của ông thì vẫn còn vang vọng mãi trong cộng đồng người Việt cả trong nước lẫn hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cùng một số thân hữu đã sáng lập ra phong trào Du Ca tại Việt Nam vào năm 1966. Mặc dù ông cũng có những bài nhạc tình rất nổi tiếng (Bên Kia SÔng, Vì Tôi Là Linh Mục…), nhưng những bài du ca mới là dấu ấn để đời của Nguyễn Đức Quang.

Nhạc du ca rực lửa vì lòng yêu nước dạt dào. Nhạc du ca đầy hào khí, vì kêu gọi người thanh niên không đầu hàng trước số phận của quốc gia, dân tộc, mà hãy đứng lên góp một bàn tay để xây dựng một đất nước tan thương vì chiến tranh. Nhạc du ca ngợi ca quê hương Việt Nam.

Có nhiều ca khúc du ca Nguyễn Đức Quang ghi nhận lại hình ảnh của một Việt Nam trong chiến tranh. Có những nét đẹp buồn vì khói lửa chinh chiến. Có khi đau thương mà vẫn kiêu hùng. Được nghe chính Nguyễn Đức Quang hát, người nghe sẽ thấy hồn quê hương của những bài hát này bộc lộ rõ nét. Nguyễn Đức Quang có cách tự trình bày những ca khúc của mình khá giống nhạc sĩ Phạm Duy. Đơn giản, mộc mạc, nhưng lột tả được điều mình cần nói.

Ca khúc Chiều Qua Tuy Hòa hình như là ca khúc duy nhất của nền tân nhạc Việt Nam viết cho thành phố nghèo, nhỏ bé, nằm giữa đoạn đường đi từ Nha Trang ra Qui Nhơn này. Ai đã từng đi ngang qua Tuy Hòa vào một buổi chiều mới thấy Nguyễn Đức Quang đã tả cảnh hay như thế nào. Chỉ khi đi trên Quốc Lộ 1 từ Tuy Hòa về Nha Trang, những hôm nào trời quang mây tạnh, thì người đi mới thấy được xa xa Hòn Vọng Phu, nằm cheo leo trên sườn núi Đèo Cả:

Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa
Trời xanh le lói bao mộng mơ
Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió
và đâu đây tiếng sông bồi phù sa
Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo
Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo…

Có lẽ vào một buổi chiều, Nguyễn Đức Quang đã dừng bên Quốc Lộ 1, đứng ở bên cầu sông Đà Rằng, nhìn về hòn Vọng Phu trong ánh hoàng hôn, trong lúc những đàn chim tìm về tổ, nên đã viết nên một giai điệu đơn sơ, man mác buồn và đẹp đến thế! Cũng chính giai điệu đó, Nguyễn Đức Quang đã miêu tả nét đẹp buồn đặc trưng của những tỉnh Miền Trung:

…Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng
triền miên ray rứt theo miền Trung
Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố
(còn) người dân tan tác bên đường ngẩn ngơ…

Ôi, Miền Trung của thiên tai. Miền Trung của chiến tranh. Người dân Miền Trung tan tác, ngẩn ngơ là vậy…

Một ca khúc nữa cũng được Nguyễn Đức Quang viết trên những nẻo đường đất nước đó là bài Đường Việt Nam. Một người bạn kể rằng trong một chuyến rong duổi từ Đà Lạt về Sài Gòn, Nguyễn Đức Quang đã cảm hứng sáng tác ca khúc này:

Đường Việt Nam ôi vô cùng, vô tận,
Đường ngang tàng ngoài biển Nam giữa Trường Sơn.
Đường ngày qua đầy vết kinh hoàng,
Mỗi xóm làng một dở dang…
…Đường mồ hôi tràn đến lưng đồi,
Lúa yêu người hẹn cùng bước rong chơi

Mỗi con đường, mỗi xóm làng Việt Nam đều dở dang vì in hằng dấu vết chiến tranh. Nhưng không phải vì vậy mà lúa không đơm bông. Người Việt Nam, đường Việt Nam lúc nào cũng nuôi hy vọng, cho dù biết là vẫn còn đầy gian khó:

…Đường của ta đưa ta về thanh bình
Đường an lành, đường thảnh thơi những ngày vui.
Đường Việt Nam mời những bước chân rời.
Sát nhau lại vì đường vẫn còn dài…

Cho đến giờ này, sau nửa thế kỷ, lời kêu gọi sát cánh bên nhau của Nguyễn Đức Quang vẫn còn nguyên giá trị, vì đường đi vẫn chưa tới với những người Việt Nam yêu nước thương nòi.

(nghe Đường VIệt Nam trên youtube: https://www.youtube.com/watch?v=FISsMAr2Al4)

Ca khúc viết cho quê hương bi hùng nhất của Nguyễn Đức Quang, và cũng là ca khúc được nhiều người Việt cả trong lẫn ngoài nước hát nhiều nhất, đó chính là bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Hầu như dân “đấu tranh” ở hải ngoại nào cũng thuộc bài này. Hiện nay, những người biểu tình phản kháng trong nước cũng đã hát , để kêu gọi chí khí quật cường của dân tộc, hiện đã bị ru ngủ quá lâu dưới ách cai trị của chế độ CSVN:

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng ngày qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam  Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng

Hãy hát thay cho Nguyễn Đức Quang, để những con đường Việt Nam sẽ có được một ngày vui, và người Việt Nam tìm lại được khí phách ngạo nghễ của cha ông thuở nào…

Cung Mi / SBTN

Mar 26, 2016

UNCOMFORTABLE TRUTH - Dalai Lama




***
While I cannot accept the suggestion that religion is an obstacle to human development,
I do feel that, in the context of history, anti-religious sentiments may be understandable.  History teaches the uncomfortable truth that religious institutions and adherents of every denomination have been involved in exploitation of others at some stage or another.


***
One could argue that those who point out the hypocrisy of religious people that violate the ethical principles they proclaim and those who stand up against injustices perpetrated by religious figures and institutions are actually strengthening and benefiting the traditions themselves. 

Source:
INSIGHT from the Dalai Lama - 2014 Calendar - Andrews McMeel Publishing

NGƯỜI YÊU CHỆT - chị Hai


Cái vụ người yêu Chệt nó như vầy:  bác G nói với vợ chồng Hiển "cảnh đẹp như thế này tụi bay phải nắm tay nhau cho nó tình ..."  Thằng Hiển trúng ý bèn nhào vô ôm em vợ, thì bác G xuống câu xề " ... giống như hai đứa chệt trước mặt kìa, mà phải ... nói tiếng Ấn Độ nữa kìa, cho nó quốc tế!"  Tại hôm đó trong vườn có đủ các sắc dân đi ngoạn cảnh, từ chệt, chà zà cho tới rệp và mít ...  Vợ chồng Hiển bèn bắt vợ chồng tao đóng tuồng, có điều người yêu chệt già thì phải ngồi xa xa như vậy ...
chị Hai Thanh


Hahaha, ta nói cái chiện tình không biên giới là nói hoài không hết! Có điều em không hiểu sao già mà phải ngồi xa, phải ngồi sát dzô để truyền hơi ấm tình thương chớ...
Thùy




SINH NHẬT CHẮT CỦA CỤ SỸ - THẢO




And Maya's birthday weekend officially begins! Family members are coming to town, mommy only has to work a short day, and then the next couple days will be all about celebrating baby girl's big milestone. Thank you 3 Pretty Girls Photography for capturing these wonderful photos that will help us forever remember how vibrant and happy this girl is when she's one.











Mar 23, 2016

PHOTOGRAPHY - Vũ Minh San

Út ơi,
Cái "expensive plan" mà con nói hôm trước là con mua filters để chụp mấy tấm hình có effect như vậy nè Út.

San- bố thằng Sóc - chắt cụ Sỹ








ONE BUDDHA IS NOT ENOUGH - Hưng Gàn

Hôm qua đọc lá thư hàng tháng của Thich Nhat Hanh Foundation gởi cho út Hương, cộng với việc phải đưa tin về vụ khủng bố ở Bỉ, cho nên Hưng đã viết tin này cho SBTN. Xin share với mọi người.
Hưng Gàn



Thông điệp năm 2016 của Thich Nhat Hanh Foundation để chữa lành vết thương thế giới

T4, 03/23/2016 - 14:46
Trong lá thư hằng tháng gởi đến những người ủng hộ trên khắp nước Mỹ, Tổ chức Thich Nhat Hanh Foundation đã gởi đi thông điệp rất có ý nghĩa của năm 2016: “One Buddha Is Not Enough” (Một Đức Phật thôi không đủ ).

Laura Hunter, một thành viên của hội đồng quản trị Tổ chức Thich Nhat Hanh Foundation đã chia sẻ về kinh nghiệm của chính mình. Cách đây hơn 10 năm, bà đã đến với Tu Viện Lộc Uyển (Escondido, California) để tìm lại sự an lạc cho bản thân. Bà là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Bà đã giận dữ và cảm thấy bất lực khi nhìn thấy môi trường sống trên thế giới bị tàn phá. Bà đã từng tin là thái độ giận dữ là cần thiết, để kêu gọi nhân loại có hành động thích ứng trước hiểm họa này. Tuy nhiên, sự giận dữ đã tàn phá chính bản thân bà trước. Bà trở nên tuyệt vọng.

Bà đã không thể ngờ rằng, khi đến tu viện Lộc Uyển, được thực tập cách sống chánh niệm, cuộc sống của bà đã thay đổi hoàn toàn. Bà biết cách dùng hơi thở để điều phục tâm mình, mỗi khi cơn giận, nỗi tuyệt vọng kéo đến. Bà học cách thực tập để nuôi dưỡng những hạt giống yêu thương, hạnh phúc trong chính tâm thức mình. Bà có sự bình an, hạnh phúc trở lại. Và bà tin rằng để chuyển hóa những bất hạnh đang xảy ra trên khắp địa cầu, nhân loại cần phải có nhiều hơn nữa những trái tim thương yêu, tha thứ, những con người biết cách sống hạnh phúc và đem hạnh phúc đến cho người khác. Có nghĩa là nhân loại cần thêm nhiều Đức Phật nữa trong hiện tại. Một Đức Phật Thích Ca trong quá khứ thôi là không đủ. Ý nghĩa của thông điệp “One Buddha Is Not Enough” là vậy.

Thich Nhat Hanh Foundation là một tổ chức thiện nguyện, có văn phòng đặt tại Tu Viện Lộc Uyển. Mục đích chính của tổ chức là hỗ trợ việc nuôi dưỡng, phổ biến rộng hơn nữa pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đến với mọi người, thuộc mọi sắc tộc, tôn giáo, những người đang có nhu cầu tìm lại hạnh phúc, an lạc, ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Tại Hoa Kỳ, hiện đang có 3 trung tâm tu học hướng dẫn các pháp môn đơn giản, dễ thực hành mà kỳ diệu này: tu viện Lộc Uyển, tu viện Mộc Lan (Batesville, Mississippi) và tu viện Bích Nham (Pine Bush, New York). Hiện nay, số người Mỹ thuộc những sắc tộc khác nhau tìm đến 3 tu viện này để thực tập là đông hơn cộng đồng Người Việt.

Để chữa lành vết thương của thế giới, hãy chữa lành vết thương của chính mình, rồi dùng năng lượng lành đó để chuyển hóa môi trường xung quanh. Thông điệp này thật có ý nghĩa, khi mới đây vụ khủng bố tại Brussels lại tiếp tục đẩy thế giới vào những nỗi bất an mới. Tình thương yêu, lòng vị tha của mỗi cá nhân được nhân rộng khắp nơi trên thế giới chính là liều thuốc chữa lành tận gốc cho những hành động bạo lực, hận thù này.

Để biết thêm về Thich Nhat Hanh Foundation, xin ghé thăm tu viện Lộc Uyển ( 2499 Melru Lane Escondido CA 92026), hoặc vào trang web http://www.thichnhathanhfoundation.org/ , hoặc e-mail: info@thichnhathanhfoundation.org, hoặc điện thoại 760-291-1003 ext 104

Hưng gàn

Mar 21, 2016

WALKING ALONG TWO SIDES OF TWO COUNTRIES - A.S.




Dear Huong,

Yesterday I went today to another village in the area in Belgium just across the border to the south of the Netherlands to start my walk.The village is called Teuven. It is a small village and it was difficult to find a good spot to park the car. The surrounding were very different during the walk. The walk passed again the border with the Netherlands. It went up, through paths in the forest and also down. There were places where you could watch from above to the hills in the area. There was also a stream, called the Gulp, going to that area, flowing towards the Netherlands. This stream was not controlled and was so meandering through the fields.







Today I went to another area to walk. But the connection was that I walked along the same stream as yesterday, the stream called the Gulp. It streams from Belgium to the Netherlands and flows into another stream. It flows into the other stream in a place called Gulpen. Today I walked in the Netherlands, along that stream and then turn around to the place where I parked the car.

In the Netherlands it is possible to walk along the stream, it meanders through the fields, moving the track of the stream. Trees falling down. There were small bridges to cross the stream, Walk through the fields I even saw a few stables with cows along the way. A big tree had broken, fallen down, cross the path. And of course, more crosses, far views over the hills, A bit of the same, but also different, as areas differ from each other. 







2. TÁM VỊ BỒ TÁT - HIỂN - Ngô Thùy




HIỂN

Trước đây tôi chưa hề biết Hiển.  Mà Hiển là càng chưa hết biết tôi.  Chúng tôi chưa bao giờ gặp mặt nhau.  Nhưng bây giờ, dù vẫn chưa gặp mặt nhau, chúng tôi lại đã quen biết nhau.  Như những người quen biết cũ, “the old friends”, cái chữ mà hồi mới học tiếng anh tôi vẫn chắc mẩm nó nghĩa là “bạn già”!

Khi tôi đến nàh chơi lần đầu tiên thì Hiển vừa mới cùng anh Giao, chị Thanh ra đi được một tháng.  Lúc ấy tôi không chú ý, và cũng không tiện chú ý đến những người vắng mặt.  Về sau mối thâm tình đã sâu, chúng tôi gần như trở thành một với “lũ trẻ” của bác.  Tôi mới bắt đầu biết rõ hơn về chị Thanh và Hiển, cũng như sau này chị Thanh và Hiển sẽ phần nào hiểu được chúng tôi, tùy theo mức độ kiểm duyệt thư từ cho phép.

Tôi vốn có thành kiến xấu về những tên con trai độc thân ở nước ngoài.  Hầu hết những người mà tôi biết, thường là bạn bè của nhà tôi, đều cho rằng ra đi là một canh bạc.  Chỉ cần đặt vận mệnh một lần vào chuyến đi hãi hùng, nếu thoát được có nghĩa là vơ về tay mình một cuộc sống ăn chơi khoái lạc! Chấm hết!  Hưởng thụ là tôn chỉ.  Đọc những lá thư do người khác thuật lại hoặc thư của chính họ, chỉ thấy kể về sự tự do được thụ hưởng những thú vui vật chất một cách thả ga, và như vậy cũng có nghĩa là sự nô lệ cho những bản năng thấp nhất của con người.  Cuộc sống băng hoại, con người vong thân.  Việc ra đi trở nên vô nghĩa nếu không muốn nói là thà đừng ra đi còn hơn.  Thảng hoặc tôi mới được nghe kể chuyện một ông giám đốc trốn vào nhà kho để viết thư cho mẹ, một ông kỹ sư sẵn sàng gửi về cho cha mẹ, anh em, họ hàng, và những người nghèo khó những gói quà đáng giá, trong khi chính mình lại tự tay vào siêu thị mua một con gà đông lạnh về kho gừng ăn suốt cả tuần.   Những trường hợp đó hiếm hoi hơn là trường hợp các đức lang quân, các ông quý tử vì bận … ăn chơi nên “xin cáo lỗi cùng bạn đọc”, không có giờ viết thư về gia đình.

Điểm đặc biệt đầu tiên làm tôi chú ý ở Hiển là sự khiêm tốn (rất tự nhiên) khi tự xét bản thân.  Đa số những tên con trai mới lớn thường rất khoái khai tăng trình độ học vấn của mình lên, cho nó le, và để học nhanh hơn, chóng ra trường hơn (mà không cần hiểu chút nào). Riêng Hiển, lại khai gian, tự hạ thấp xuống một lớp để “học lại cho nó chắc”, vì Hiển tự thấy rằng năm học cuối cùng của mình ở Việt Nam nó chẳng có ra gì.

Đôi khi có những buổi tối cả nhà ngồi quây quần trên sàn gác mang những kỷ niệm gia đình ra xem lại: những quyển album ngày xưa, các sổ sách, giấy tờ, vật dụng của chị Thanh và Hiển còn sót lại.  Tôi cũng cùng châu đầu vào xem với chị Khánh, chị Liên, bé Hương … và trổ tài đoán xem các nhân vật nhỏ xíu cũ kỹ trong album giờ đây là ai.  Hầu như tôi đoán đúng hết.  Đây là chi Thanh vẻ mặt khôn ngoan điềm đạm đang choàng vai chị Khánh mắt mở to bỡ ngỡ.  Đây là chị Liên mái tóc vàng như Tây con, nguyên một cái trán dồ và đôi mắt to mở thao láo trông y hệt như Tí Ti bây giờ.  Đây là Thái, vị thiền sư có khuôn mặt phúc hậu nhưng đôi mắt ưa liếc xéo.  Đây là Vinh với cái cười nhếch mép đểu giả từ thuở mới lên ba.  Đây là Hưng, khuôn mặt tròn như cái bánh bao khác hẳn khuôn mặt dài đau khổ bây giờ nhưng vẫn rất dễ nhận ra ở đôi mắt to mở hết khổ chăm chú nhìn vào đời, và môi trên cong cong như sắp sửa tuyên bố điều gì quan trọng.  Còn đây là Hiển, anh chàng “ba cầu”, một anh chàng mặt tròn vo, có đôi mắt hơi nhỏ so với kiểu mắt to tròn của cả nhà, nét mặt nhút nhát hơi có vẻ bực bội như bị ép buộc phải chụp hình.  So ảnh đó với ảnh Hiển bây giờ không có gì giống nhau.  Hiển bây giờ cao, rắn rỏi, khuôn mặt đẹp hơi mơ màng tư lự, đôi môi mọng đa cảm như con gái, cái cằm vuông có ngấn ở dưới môi.  So với cậu bé “ba cầu” mắt nhỏ xíu ngày xưa thật khác biệt.  Nhưng vẫn có chung một nét gì đó dễ nhận ra.  Đó là cái vẻ e dè ngần ngại của một người đa cảm, và phần nào chán ngán những cái xấu của cuộc đời mà mình đã thấy rõ trước khi bước vào.

Nhưng tôi sẽ dừng lại đây trước khi trở thành một bà tướng số hạng bét.  Tôi thích những ấn tượng cụ thể từ cuộc sống cụ thể của Hiển hơn.

(còn tiếp)


2. TÁM VỊ BỒ TÁT - HIỂN - Ngô Thùy



Thực ra, tôi chỉ bắt đầu để ý tới Hiển từ cái thư báo sẽ học lại một lớp, nhưng mãi đến kỳ hè, khi nghe bác gái tôi khoe Hiển vừa gửi biết bác mấy trăm “đô” (tôi không nhớ rõ con số), tôi ngạc nhiên tưởng bác nói nhầm, có lẽ của chị Thanh gửi chăng?  Nhưng không, đúng là phần tiền của Hiển.  Trong kỳ hè thay vì đi giải trí, tiêu khiển, cậu học trò lớp 11 ấy đã nghĩ tới mẹ trên tất cả.  Đó là kết quả của những giọt mồ hôi nhỏ trên những bao đất cát mà Hiển làm thuê.  Có lẽ lần này khi biếu Mẹ món tiền tự tay kiếm được, Hiển cũng sung sướng chẳng kém gì ngày xưa, khi bố bị bắt lần đầu tiên, cậu bé “ba cầu” đã còm lưng ngồi vò lá xương sâm cho hàng xóm kiếm và đồng bạc giúp Mẹ vậy.

Tính Hiển có lẽ cũng gàn gàn, nhưng kiểu gàn khác với Hưng.  Hiển giống như anh chàng Lệnh Hồ Xung, giao du với đủ thứ người, miễn thấy được ở họ một điểm tốt nào đó là được.  Có hôm đi ăn mì, chúng tôi đang ngồi thì bỗng một anh chàng đầy vẻ giang hồ hiệp khách vỗ vai Thái, hất hàm hỏi: “Ê, mày là em thằng Hiển phải không? Lúc này nó khỏe chứ? Tao là X. bạn của nó đây.” “Em” của Hiển cười nhã nhặn đáp: “Dạ vâng, lúc này Hiển khỏe lắm!”  Đó là một trong số những bằng hữu của Hiển nhà ta.  Ngộ đáo để.  Mà Hiển thì càng tỏ rõ máu hào hiệp, theo bác gái tôi kể lại, có lần bạn Hiển bị ai đánh ở trước ngõ, Hiển xông ra bị bác ôm chầm lại, tức quá, Hiển phát khóc lên: “Trời ơi, coi mẹ kìa.  Bạn con bị đánh mà mẹ lại bắt con ngồi nhìn sao!”


(còn tiếp)

2. TÁM VỊ BỒ TÁT - HIỂN - Ngô Thùy


Bây giờ sang với chị Thanh rồi, có lẽ Hiển có cái thú gàn khác:  mê sắm đàn.  Tôi đã từng bác trông đợi từng lá thư của Hiển nên hầu như thư nào của Hiển tôi cũng có đọc, sinh hoạt nào của Hiển tôi cũng rõ.  Hiển bỗng trở nên quen thuộc như một cậu em trai của tôi tự thuở nào.  Mỗi lần thư về, thế nào Hiển cũng nhắc đến một nhạc cụ nào đó.  Lần mới nhất là bức ảnh chụp anh chàng ngồi nghếch mặt giữa … bốn cây đàn.  Mỗi cây một kiểu: guitar 6 dây chưa đủ, còn phải guitar 12 dây nữa mới vui.  Hiển cho biết mình đang tập làm thơ và soạn nhạc tặng Bố, kèm theo lời phụ đính như sau: “Người ta bảo con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.  Riêng con chỉ cần giống cái … phao câu của Bố cũng đủ lắm rồi! (sic!)  Anh chàng báo tin đã vào nghành “kỹ sư đào mỏ” và tuyên bố sắp sửa … để dành tiền “mua nhà đón anh Thái về ở và sửa soạn cưới vợ cho anh Thái”.  Cứ y như rằng Hiển là anh, còn Thái là em vậy.  Bác tôi đã vừa khóc vừa cười khi đọc thư ấy.  Giọng run run, bác cười bảo tôi mà hai mắt rướm lệ: “Con xem, nó nói y như nó là anh thằng Thái nhà mình ấy!”

Có lẽ Hiển và Thái cũng biết rằng trong giai đoạn tối tăm này, mỗi một lá thư bay từ vùng đất hứa về đều mang theo nhưng an ủi chan chứa, những tia hy vọng giúp người ta kéo dài cuộc sống một cách dễ chịu hơn, nên cả hai rất thường xuyên viết thư cho bác.  Tôi đã im lặng cúi đầu trước những giọt nước mắt bác gái tôi nhỏ trên trang thư.  Thương – giận – mừng – tủi, thật cay đắng cho người mẹ đã bỏ suốt cả đời ra để thương yêu chăm sóc chồng con, bây giờ lại phải gánh lấy những gánh buồn thương nặng trĩu thế này, không muốn xa chồng một phút, nhưng phải chấp nhận công việc cao quý của chồng dù biết rằng vì nó mà sự chia lìa tan vỡ sẽ đến bất cứ lúc nào; không muốn xa con một giây, nhưng chính mình lại phải thúc đẩy, chạy vạy cho các con được thoát khỏi cuộc đời tù hãm.  Toàn là những mâu thuẫn nát lòng.  Cũng may mà những người con đi xa của bác đều tự nhiên cảm nhận được nỗi đau của Mẹ, nên đã sống những cuộc sống thật xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.

(còn tiếp)

2. TÁM VỊ BỒ TÁT - HIỂN - Ngô Thùy


Hiện nay cả gia đình chị Thanh, cả Thái, cả Hiển đều nỗ lực làm việc, làm việc thật nhiều để thăng bằng cán cân kinh tế gia đình, và cũng để có căn bản vững chắc chờ đón Bố Mẹ và các anh chị em sang.  Riêng Hiển lại có một quyết định hết sức bất ngờ: Chàng ta đòi vợ!  Đọc song lá thư độc đáo ấy của Hiển, không ít người kêu lên: “Rồi, lại có bàn tay của đạo diễn Thái nữa rồi!” Bởi vì Hiển đòi vợ là đòi cô dâu đóng hộp từ bên này gửi sang kìa.  Cô dâu ấy, ngộ nghĩnh làm sao, lại là cô út Trinh nhà ta, lá bài trùng của dì út Hương trong HCC ngày nào!  Chắc chắn là Thái đã tả chân cái chân dung cao một thước sáu hai của út Trinh cho Hiển nghe rồi.  Nếu câu chuyện mà thành sự thật thì đẹp biết bao.  Một ông chồng hiền lành, đứng đắn, đầy thiện chí và tinh thần trách nhiệm, lại có máu nghệ sĩ như Hiển, cưới được một cô vợ xinh xắn, hiền thục, dễ thương, hát hay như út Trinh của tôi thì còn gì bằng nữa.  Chưa gì bố bé Tiny đã kêu: “Anh chắc chắn mai mốt cưới nhau xong, ngày nào tụi nó cũng dắt nhau đi chùa chơi hết!”  Ăn với nói!  Đi chùa lễ Phật chứ sao lại đi chùa chơi?  Đúng là lời nói của kẻ ham chơi!  Mà cậu mợ Hiển của tôi có lẽ cũng chẳng cần phải đi chùa nhiều.  Hai khuôn mặt rạng rỡ thuần hậu ấy chẳng phải đã nói lên rõ rằng “Phật tại tâm” rồi hay sao.

Nhưng bạn ơi, một điều vừa buồn cười vừa khả ái ở Hiển là anh chàng quá sức gà tồi.  Ai đời lại viết thư cho em gái mình (là út Hương) dặn dò vợ chưa cưới hãy viết thư trước cho mình.  Muốn được vợ mà lại thẹn không dám ngỏ lời trước, lại bắt người ta phải “đi hỏi chồng” chắc?  Cái “gà tồ” như vậy thật là hiếm ở thời đại ngày nay đấy chứ.  Mong sao cho út Trinh của tôi mãi mãi nhút nhát e lệ như vậy và út Hiển của tôi mãi mãi “gà tồ” như vậy cho tới khi đầu bạc răng long.  Mong lắm thay!

Ngô Thùy

Mar 16, 2016

THE BABY BUDDHA IN YOU - Thích Nhất Hạnh


 

The Baby Buddha in You 

"The baby Buddha has the capacity to understand, and to love, and to be peaceful. That capacity will grow together with the Buddha. You can help the baby Buddha in yourself grow by learning to understand and to love. The practices of learning to listen deeply and speaking with loving kindness are ways that can help grow the capacity to love and to understand, and that will help the baby Buddha in us grow quickly. Happiness will be the result of that kind of practice. If you notice that you are becoming more understanding and more loving every day, you know that the baby Buddha in you is growing."

-Thich Nhat Hanh, "Living Love: Questions and Answers" in The Mindfulness Bell, Summer 2015