Aug 24, 2016

MAMA'S TOMB - Nguyen Viet Thanh




I even came down with the hot fever of homesickness, and so it was that when I returned to the base camp, I sought comfort in the hamlet that Harry had created.  The dusty lanes, the thatched roofs, the earthen floors of the cottages and their simple bamboo furniture, the piggeries with real pigs already snorting softly in the night, the warble of the innocent chickens, the soupy air, the bite of the mosquitoes, the plop of my unsuspecting foot into a mushy cake of buffalo dung - all of it left me dizzy with the vertigo of sadness and longing.  Only one thing was missing from the hamlet and that was the people, the most important of which was my mother.  She had died during my junior year in college, when she was just thirty-four.  For the first and only time, my father wrote me a letter, brief and to the point: Your mother has passed away of tuberculosis, poor thing.  She is buried in the cemetery under a real headstone.  A real headstone!  He had noted it to say in his own way that he had paid for it, since my mother did not have the savings to afford any such thing.  I read his letter twice in numb disbelief before the pain struck, the hot lead of sorrow pouring into the mold of my body.

[...]

What I would give to have those useless things with me now, kneeling by my mother's tomb and resting my forehead against its rough surface.  Not the tomb in the hamlet where she had died, but here, in Luzon, in the cemetery built by Harry just for authenticity's sake.  When I had seen his field of stones, I had asked to have the biggest tomb for my own use.  On the tombstone I had pasted a reproduction of my mother's black-and-white picture that I carried in my wallet, the only extant image of her besides the rapidly fading ones in my min, which had taken on the quality of a poorly preserved silent movie, its frames cracked by hairline fractures.  On the gray face of the tombstone I painted her name and her dates in read, the mathematics of her life absurdly short for anyone but a grade schooler to whom thirty-four years seemed an eternity.  Tombstone and tomb were cast from adobe rather than carved from marble, but I took comfort in knowing no one would be aboe to tell on film.  At least in this cinematic life she would have a resting place fit for a mandarin's wife, an ersatz but perhaps fitting grave for a woman who was never more than an extra to anyone but me.

[...]

I love that cemetery.  It's the greatest thing you built.
You got thirty minutes to take a picture before boom-boom time.

It was only a fake cemetery with its fake tomb for my mother but the eradication of this creation, in its wantonness and its whimsy, hurt me with unexpected severity.  I had to pay my last respects to my mother and the cemetery, but I was alone in such sentiments.  The cemetery was abandoned, the crew still having breakfast.  Among the tombs now ran a maze of shallow trenches gleaming with gasoline, while bundled to the backs of the headstones were sticks to the ground, hidden from camera view by headstones and the knee-high grass that tickled my bare ankles and shins.  With my camera slung around my neck I passed by the names of the dead that Harry had written on the tombstones, copied from the Los Angeles phonebook and attached to people presumably still alive.  Among these names of the living in this little plaza of the passed, my mother's name was the only one that genuinely belonged.  It was at her headstone I knelt down to say good-bye.  The desecration by weather over the past seven months had eroded much of her face in the photographic reproduction, while the red paint with which her name was written had faded to the hue of dried blood on a sidewalk.  Melancoly slipped her dry, papery hand into mine as she always did when I thought about my mother,  whose life was so short, whose opportunities were so few, whose sacrifices were so great, and who was duet to suffer one last indignity for the sake of entertainment.

Mama, I said, my forehead on her headstone.  Mama, I miss you so much

The Sympathizer - Viet Thanh Nguyen 

SA MẠC KHÔNG XƯƠNG RỒNG

Người đi trong sa mạc không xương rồng chỉ dừa thôi :)









Aug 23, 2016

CHÁU NGOẠI ÔNG SỸ VẼ



Cháu ngoại Tina của ông Sỹ vẽ chắt ngoại Maya của bà Thão 

Aug 22, 2016

CON RỂ ÔNG SỸ VẼ

Con rể - Nguyễn Đình Hiếu của ông Sỹ bà Thảo "ngẫu hứng vẽ chơi" layout LOGO của Đại Hội 63 năm trường trung học Ban Mê Thuộ dự tính sẽ tổ chức tại thành phố Sydney, Úc vào năm 2018







MATERIAL FACTORS - Dalai Lama



It would be foolish to deny the importance of material factors to our well-being.  After all, even a hermit living alone in a mountain cave needs food and clothing.  Without a certain level of material comfort, people cannot live with the dignity we all deserve as humans.

Dalai Lama

Aug 20, 2016

SINH NHẬT CHẮT CỤ SỸ



Gửi cả nhà xem hình sinh nhật tăng 1 của Sóc con. Trưa nay cả nhà đi ăn với nhau vì chiều tối nay tụi con đi Hồ Tràm với bạn, có cả em Xiu đi chung nữa.
Sóc đang thích nghiên cứu cá voi nên bánh kem đặt theo chủ đề đại dương.
Sóc 5 tuổi, phần ăn uống đã tự giác hơn, ngoài phần hay nhõng nhẽo bố San thì nhìn chung là ngoan :)


Tisansoc

Ông ngoại  Hiếu vẽ tặng Sóc 


Aug 18, 2016

CÂU CHUYỆN MÙA VU LAN 2016 - HT THÍCH PHƯỚC TỊNH VÀ MẸ - Tú Trang/Đoàn Hưng



Những mùa Vu Lan vài năm gần đây, trong những buổi thuyết pháp cho đại chúng về tình mẫu tử, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh hay kể lại những kỷ niệm về người mẹ thân yêu của Thầy. Phật tử nghe cũng thấy thấp thoáng trong đó hình ảnh bà mẹ của riêng mình.

Theo lời kể của Hòa Thượng, cũng như nhiều bà mẹ Việt Nam khác, mẹ của Thầy có vóc dáng nhỏ, gầy gò, hiền hòa, chất phác. Chồng mất sớm, bà phải một mình vất vả nuôi một đàn con cho đến ngày khôn lớn. Thầy đi tu từ nhỏ, nhưng không hề thiếu những ký ức về tình thương của mẹ dành cho mình. Có một lần Thầy chơi đùa nghịch ngợm, bị té gãy chân. Mẹ đã phải cõng Thầy băng qua hàng cây số đường ruộng, để đến chỗ thầy lang bó bột. Nhiều ngày sau đó, đi đâu cũng được mẹ cõng. Thân hình bà nhỏ xíu, cõng Thầy trên vai mà chân gần chạm đất. Cảm giác được mẹ che chở  trong lúc bệnh hoạn như vậy, tưởng không gì có thể hạnh phúc hơn…

Ngay sau biến cố 30/04/ 1975, sau nhiều năm tháng tu hành xa nhà, Thầy quyết định từ Bà Rịa Vũng Tàu trở về Cao Lãnh để thăm mẹ, vì biết rằng bà cũng đang lo lắng trông tin con sau những biến cố dồn dập của ngày quốc nạn. Sau một ngày đi đường xa vất vả, Thầy về đến đầu làng. Hình như trong làng chỉ có mình Thầy xuất gia. Cho nên khi thấy bóng dáng một vị sư trong màu áo cà sa từ xa, hàng xóm đã liền đi báo cho mẹ Thầy biết: “Thầy Phước Tịnh về kìa…”. Thầy nhớ lại hình ảnh của mẹ mình lúc đó, quẳng hết mọi thứ, tất tả băng qua cánh đồng, vừa chạy vừa reo: “… Con tôi đã về!... Con tôi đã về!…”. Bao nỗi mệt nhọc như tan biến! Hình ảnh mẹ con mừng tủi hội ngộ đó đã in mãi trong ký ức của Thầy.

Rồi Thầy vì đạo, đã rời quê hương sang Pháp, sang Mỹ, đi khắp nơi để truyền bá Phật Pháp. Trên con đường hành đạo, Thầy vẫn luôn nghĩ về mẹ già ở quê nhà. Mẹ tuổi đã cao, không biết ngày mẹ về với cõi Phật, mình có được ở bên cạnh? Có một lần về lại Việt Nam để thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thầy ghé về quê thăm mẹ, dặn vui rằng: “…Ngày bà chết, tui có thể không về được. Bà phải lo tự tu hành, để còn được về với cõi Phật nghe…”. Thầy muốn mẹ tinh tấn trên con đường tu để thoát vòng sinh tử, cho nên nói vậy thôi. Chứ mỗi lần nghĩ đến cảnh sinh ly tử biệt, lòng Thầy vẫn thấy thắt lại vì thương mẹ…

Rồi vào đầu năm 2016, mẹ Thầy được đi sang Mỹ theo diện bảo lãnh. Cơ hội báo hiếu đã thuận đủ duyên lành. Thầy quyết định để cho mẹ xuất gia, sống quãng đời còn lại trọn vẹn với Phật-Pháp-Tăng. Là một vị Thầy đạo hạnh, được Phật tử khắp nơi gần xa yêu quí, Thầy hoàn toàn có thể tự đứng ra làm lễ xuất gia cho mẹ. Nhưng Thầy không muốn danh tiếng của mình có thể làm ảnh hưởng đến bồ đề tâm của mẹ. Thầy để mẹ mình thọ giới với vị thị giả là Đại Đức Thích Quảng Phú, trụ trì chùa Văn Thù ở Riverside, một ngôi chùa có tình thân giống như ở quê hương Miền Nam. Ở đây, bà sẽ chuyên tâm tu hành hơn. Thầy không muốn nhiều Phật tử biết bà là mẹ của Thầy, vì sợ Phật tử sẽ ưu đãi, chiều chuộng, làm tổn phước của bà…

Và trong mùa Vu Lan năm 2016, trong đoàn tăng ni cùng Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đi làm lễ Vu Lan cho nhiều chùa ở vùng Nam Cali, có một vị nữ sa di vóc dáng nhỏ, gầy gò, nét mặt hiền hòa chất phác như một bà mẹ quê Việt Nam. Mẹ của Thầy đó! Hẳn là Thầy sẽ vui lắm. Đạo hiếu với mẹ, nay Thầy đã làm tròn, vào đúng mùa Vu Lan báo hiếu…

Ngày xưa, Ngài Xá Lợi Phất trước khi nhập diệt đã xin phép Đức Phật về lại quê hương, để độ cho mẹ mình, hướng bà về qui y Phật Pháp Tăng. Ngày nay, câu chuyện về lòng hiếu thảo của các bậc tu hành như sống lại, với câu chuyện của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và mẹ…


Tú Trang-Đoàn Hưng 

Aug 16, 2016

BIẾT VẼ, CHƯA BIẾT VIẾT - Sóc

Chắt của cụ Sỹ chưa biết viết nhưng đã biết vẽ. 


Tác phẩm "Chú Chó Con" 



Tác giả "Vũ Minh Sóc" 


Aug 15, 2016

LỄ HỘI VU LAN - Doãn Quốc Hưng





Hằng năm, cứ vào dịp Tháng Bảy Âm Lịch, là các chùa chiền của cộng đồng Người Việt tại khu vực Quận Cam Nam Cali lại bận rộn với mùa Vu Lan Báo Hiếu. Những ngày cuối tuần của Tháng Bảy Âm Lịch, các chùa đều luân phiên tổ chức ngày Vu Lan, để Phật tử khắp nơi đến dự.
Vào ngày Thứ Bảy 13/8/2016 ( 11 Tháng Bảy Âm Lịch), khoảng 30 vị tăng ni và hơn 200 Phật tử đã vân tập về chùa Phổ Đà (5110 W Hazard Ave, Santa Ana CA) để long trọng cử hành lễ Vu Lan. Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có bài pháp thoại nói về ý nghĩa của ngày Vu Lan, một truyền thống tốt đẹp của Phật Giáo Việt Nam đã duy trì tự bao đời ở quê hương, nay tiếp tục theo người Phật tử Việt Nam sang đến quê hương mới. Nét văn hóa về đạo hiếu này là một điểm son cần được gìn giữ và duy trì trên đất Mỹ.

Trong phần phát biểu của mình, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên còn nhắc nhở quí Phật tử rằng ngày Vu Lan năm nay, ngoài việc tưởng nhớ tri ân đấng sinh thành của mình trong đời này và nhiều đời trước, cộng đồng người Việt ở Mỹ còn phải hướng về Mẹ Việt Nam, tức tổ quốc Việt Nam yêu dấu, đang phải trải qua nhiều pháp nạn, và phải đối diện với tình trạng ngoại xâm đã gần kề. Người Phật tử ở Mỹ có duyên lành được sống ở một xứ sở tự do tôn giáo, đời sống vật chất không hề thiếu thốn. Vì vậy, hãy nên tinh tấn tu tâm, giữ vững đạo pháp. Điều này không chỉ cho mình, mà còn để hồi hướng công đức về cho quê hương, cho đồng bào Việt Nam còn ở lại trong nước, và cầu mong cho dân tộc ra khỏi kiếp nạn hiện nay.

Buổi lễ cài hoa hồng cho người còn mẹ, hoa trắng cho người mẹ đã khuất đã được thực hiện trong nền nhạc là ca khúc Bông Hồng Cài Áo do nhóm Giới Trẻ Mây Từ trình bày, đã khiến cho nhiều Phật tử phải rơi lệ.


Vào ngày Chủ Nhật 14/08/2016 ( 12 Tháng Bảy Âm Lịch), lễ Vu Lan của chùa Văn THù ( 6823 Weaver St. Riverside CA) lại diễn ra trong một bầu không khí thân mật, ấm cúng. Ngôi chùa này từ lâu đã được Phật tử ở miền Nam Cali ví như “một ngôi chùa làng ở Miền Tây Việt Nam”. Thầy Trụ Trì- Đại Đức Thích Quảng Phú- và Phật tử ở đây sinh hoạt với nhau gần gũi, thân thiết, nhân hậu thắm đậm nghĩa tình của làng quê Miền Nam. Có lẽ vì vậy, mà mùa Vu Lan Văn Thù mỗi ngày một đông Phật tử khắp nơi đổ về. Năm nay ước tính có khoảng gần 300 Phật tử đã về dự lễ Vu Lan. Sau phần lễ nghi, Phật tử còn được xem một vở kịch về tình mẹ vô cùng xúc động, do nhóm Phật tử Hương TỪ của chùa Văn Thù thực hiện.  Và Phật tử cũng rất hoan hỉ được thưởng thức bữa cơm trưa tuy thanh đạm nhưng thật ngon miệng. Nấu ăn ngon nay cũng đã trở thành đặc điểm của chùa Văn Thù, được nhiều Phật tử tán thán.

DQH



Aug 12, 2016

6. TÁM VỊ BỒ TẤT - CHỊ LIÊN - Ngô Thuỳ


Chị Liên- Một nhà nghệ sĩ nhượng bộ.
Thuở còn con gái, chị xinh đáo để và có lẽ cũng tinh nghịch đáo để.
Chỉ cần nhìn bức ảnh chị mặc áo dài, cắt tóc à la garconne mà lại trèo lên cây ngồi vắt vẻo trong khi bạn mình ngồi ở dưới là đủ đoán ra rồi.  Xinh và tinh nghịch thì hay đi đôi với thông minh.  Lúc chưa lấy chồng, chị cũng yêu văn nghệ lắm chứ.  Chị đã từng học violin mấy năm, và đến giờ vẫn còn khả năng solfège chính xác.  Chị cũng có một cái jeu cắm hoa là lạ với những chùm quả kết tròn có gai nâu nâu cắm um tùm trong chậu điểm thêm hoa bất tử vàng óng ánh.  Và chị cũng biết hát nữa, ca sĩ hội B của HCC chứ bộ giỡn sao. 


Có lẽ chị sẽ đi xa hơn nữa nếu trên con đường ngao du chị không vấp phải một chướng ngại:  một đức ông chồng.  Cái sự tích lấy chồng của chị Liên cũng thật ly kỳ.  Một ngày xấu trời kia có một anh chàng nhỏ thó, mặt mũi lầm lì, xanh xao gầy ốm... xuất hiện trong phòng khách nhà chị.  Anh chàng này đến đây chơi vì ai rốt cục không ai biết. Cuối cùng anh ta chơi thân với bé Hương, lúc đó độ mười hai tuổi.  Nhưng rõ ràng cả nhà đều thấy điểm đến của anh ta là chị Liên.  Chị Liên, một cô gái nhí nhảnh, ít nói hơn chim chút đỉnh, tính hồn nhiên, ít khi bận tâm suy tư về cuộc đời, đời ra sao là do ta.  Còn anh chàng kia, Nguyễn Đình Hiếu, sinh viên kiến trúc, mặt mũi y như vừa mới giận ai, tính tình khép kín như cánh cửa nhà mồ.  Chẳng có gì liên lạc với nhau cả.  Sợi dây duy nhất nối kết anh ta với gia đình là những bài du ca và những sáng tác của anh ta.  Cả nét nhạc của anh cũng là một cái gì huyền bí y như sự có mặt của anh ta.  Người ta nghe thấy tiếng búa đóng hòm.  Nghe tiếng trăn trối hổn hển của một gã si tình dặn người yêu trồng cây cà phê và cây thuốc lá bên mồ cho gã mỗi sáng điểm tâm (Tôi thấy bất tiện quá, giá mà mỗi ngày cứ bưn ra bên một một phin đen và nửa gói capstan cho nó dễ hơn).  Những lời tỏ tình của anh ta dường như cũng không có đối tượng rõ ràng: nó chơi vơi, lơ lửng trong không trung; nó bay bổng, xô giạt trong những giấc mơ, bên hàng rào mồng tơi, trong trời mưa lâm râm.  Và nhạc triết lý (tôi tạm gọi là vậy vì không biết phân loại bằng cách nào) của anh ta thì khúc mắc, khổ đau, khắc khoải ... để cuối cùng cũng lại lên chơi vơi, lơ lửng.  Ở nhà vẫn gọi bằng cái tên bôi bác: nhạc táo bón.  Cái tên khôi hài nhưng mà đúng.  Nghe ra tiếng lòng bế tắc, chưa tìm được lối thoát, mà chỉ thoát ra bằng giấc mộng chơi vơi lơ lửng. 

(Còn tiếp) 

6. TÁM VỊ BỒ TẤT - CHỊ LIÊN - Ngô Thuỳ


Những bản nhạc tình, anh ta tới tấp tặng chị Liên nhưng tập cho Hương hát.  Và đồng thời lại dắt một cô gái khác đến giới thiệu với gia đình: QP.  Nghe nói anh chàng đã giới thiệu cô gái ấy làm quen với chị Thanh (lại một mối liên hệ kỳ cục.)  Và cả hai con người kỳ lạ ấy lại có vẻ giống một đôi tình nhân hơn là chị Liên với anh Hiếu (ta hãy bắt đầu gọi cho đàng hoàng là vừa). 

Chị Liên, sau khi suy nghĩ về cảnh tưởng khó hiểu này, bèn cảm thấy nên ... giận!  Và chị giận thật.  Lạnh như Bắc Băng Dương.  Anh chàng vẫn đến.  Mỗi lần anh đến là chị Liên đi ra.  Nếu không đi ra ngoài, chị cũng tỉnh bơ làm việc như thể anh là cái bàn, cái ghế gì đã đặt ở chỗ đó.  Còn anh chàng Ăng Lê nhà ta thì phớt tỉnh, anh đến tặng Hương thêm nhiều bài hát độc đáo nữa, đến dạy toán cho Hưng, đến chào bác gái và ở luôn tại đó.  Tôi không biết được nguyên uỷ của việc cư ngụ bất hợp pháp này, chỉ biết cuối cùng cô nàng QP chỉ còn chút dấu vết trong xấp thư gửi cho anh Hiếu, còn chị Liên của tôi thì trở thành một nghệ sĩ nhượng bộ.  Nhượng bộ cho nhà nghệ sĩ khác làm văn nghệ, còn chị xoay qua cái nghề làm vợ và làm má.  Vui đáo để.  Một mối tình có những diễn tiến như là Valse Dans L’ombre, ánh đèn sáng lên đã thấy thành chồng thành vợ, còn những bước đi hư ảo trong bóng tối thì mãi mãi không ai hiểu nổi. 

Thế thì, chị Liên đã làm vợ và làm má xuất sắc hơn làm nghệ sĩ.  Anh Hiếu vẫn ca tụng chị Liên như sau: “Vợ tui hiền lắm, chỉ thua bà phù thuỷ có chút xíu (dài giọng) hà; Vợ tui đảm đang lắm chỉ việc sai chồng là đâu vào đó răm rắp hà; Vợ tui thương con lắm, chỉ việc bắt tui dỗ nó ngủ, đút nó ăn, và chơi với nó thôi, còn bao nhiêu là bả làm hết hà.”

Nhưng đó là cái thói đời “được voi rồi lại đòi tiên”.  Có một bà vợ vừa xinh, vừa giỏi lại vừa biết điều như vậy mà anh Hiếu còn dám chê ư?  Thế thì trời sẽ ban cho bà khác vậy.  Nếu chị Liên thoải mái trong việc cho anh Hiếu ở lại Thủ Đức một tuần mấy ngày, để cho anh Hiếu đi xem đá banh và đi chơi với học trò tự do, thì cái bà này sẽ mỗi ngày thuê xích lô lên Thủ Đức rình anh Hiếu bẩy lần (đây là một hành vi có thật của một bà vợ mà tôi quen).  Mỗi lần anh Hiếu sửa soạn đi xem đá banh, bà ta sẽ thay đồ xách dù leo lên sau xe đi theo, mỗi khi có học trò đến rủ đi chơi bà ta sẽ ngắt nhéo Tí Ti cho nó khóc rầm trời lên rồi hất hàm bảo: “Thôi mấy thầy trò cứ đi chơi vui vẻ đi nha!” Ối giời ơi, anh Hiếu đã lạnh xương sống chưa?

Còn đối với con cái thì chị Liên là bà mẹ tốt hay không ư?  Mời bạn đến mà ngắm Tí Ti.  Bạn hãy nhìn khuôn mặt hồng hào, hàm răng sạch bóng, ngửi hơi thở thơm tho, sờ làn da mịn màng, xem y phục tươm tất, khám móng tay móng chân cắt sạch sẽ kỹ càng của Tí Ti thì sẽ rõ. 


(Còn tiếp)