Hơn năm trước Quân có viết về lý do tại sao lại có thú sưu tầm tem. Nay xin tiếp tục làm tiếp phần 2 về cái trò chơi tương đối đỡ tốn kém nhất trong các thú vui của một đời người.
Tuy có thú sưu tầm tem lâu năm mà có cái buồn cười là Quân rất ít biết về lịch sử về các con tem. Ngay cả Tem Việt Nam xuất hiện từ lúc nào cũng chẳng rõ, nhưng cũng may giờ là thời đại điện tóan và Internet chỉ cần chu du vài tiếng đồng hồ là ra khá nhiều thong tin khá bổ ích.
Nhờ đó Quân mới biết trò chơi tem hiện giờ tại Việt Nam phát triển khá mạnh. Hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn đều có chợ tem, người ta có thể đến đó để mua bán. Rồi các tỉnh lớn tại Việt Nam đều có câu lạc bộ tem và hàng năm họ có những ngày triễn lãm về Tem.
Có một điều nhà nước Việt Nam tạo ảnh hưởng vào các tem thư nhiều lắm, họ luôn để màu sắc chính trị và tuyên truyền rất là mạnh. Nên khi đọc tên tuổi các nhân vật ban chấp hành của câu lạc bộ temcũa các tỉnh thì nhiều ông là Đảng Viên lâu năm. Ngay cả nhà học giả (tuy không là Đảng Viên) nổi tiếng của Việt Nam bây giờ là Dương Trung Quốc cũng viết bài lịch sử về Tem. Đọc bài ông viết các con tem Việt Nam thì ít thông tin về các bộ tem Việt Nam mà được nghe tư tưởng chính trị nhiều hơn.
Xem ra chính phủ Việt Nam đã sử dụng các con tem là một công cụ tuyền truyền hơn là một thú vui tao nhã, vì một con tem in hình ông Hồ, hay Lê Duẫn, chiến thắng Điện Biên, kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đại hội Đảng.... được dán trên bao thơ gởi đi thì nhiều người sẽ được xem thấy, nếu ai trong nhà không chịu treo hình Bác Hồ mà nhận lá thư từ Việt Nam là thấy tem Bác Hồ ngay, cho dù không chịu hát bài “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”, sang ngủ dậy mà có thơ từ Việt Nam thì không mơ cũng thành sự thật. Bây giờ tại Việt Nam họ đang tự hào đã có đến 500 mẫu tem về Bác Hồ.
Nhiều lần thấy con tem tại Việt Nam, bảo là xấu cũng không đúng, bảo là đẹp thì cũng không phải. Nay Quân tìm được lời nói là “Người vẽ tem khá đẹp nhưng cách in rất vụng về” nên là mất đi cái hay của nó. Bởi vậy khi nhìn lại các tem thời Việt Nam Cộng Hòa, luôn thấy đẹp hơn tem Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vì lý do các con tem in tại ngoại quốc do các nhà in có tiếng sản xuất là từ năm 1954-1967 in tại Rome, từ năm 1967-1973 tại Tokyo và từ 1973 – 1975 là tại nhà in De La Rue tại London và ngay cả tiền Việt Nam Cộng Hòa cũng in tại London.
Nay in tem trên thế giới đã tiến lên cao hơn trước là có một vài quốc gia đã in tem ba chiều (3D), vào năm ngoái Ao quốc đã in ra tem 3D , Slovia in ra bộ tem đá banh và gần đây Anh quốc in ra bộ tem 3D của bô phi hoạt hình nổi tiếng Thunderbird.
Chính phủ Việt Nam hiện giờ khi viết về lịch sử tem thư của Việt Nam thì họ không công nhận tem Việt Nam Cộng Hòa đứng trong giong lịch sử. Kể ra cũng khó vì tụi nhỏ tại Việt Nam bây giờ lớn lên mà thấy bộ tem “Di Cư” vẽ hình người miền Bắc ngồi bè vượt song Bến Hải vào nam năm 1954, tụi nó lỡ có hỏi ủa sao 1 triệu người Bắc đi vào nam mà lại không có ai ra Bắc thì khó giải thích lắm. Mà phải công nhận bộ tem ngồi bè vượt sóng này có một nét vẽ vô cùng xuất sắc, đây là một trong những bộ tem đẹp nhất của Việt Nam cộng hòa. Rồi các bộ tem “Chiến Thắng Quảng Trị”, “Bình Long Anh Dũng”, “Ngày quân lực VNCH năm 1973” ... cũng khó mà thuật lại câu chuyện năm xưa. Phải nói tem VNCH ít màu sắc tuyên truyền lảnh tụ, thời ông Diệm thì ra được 2 bộ tem cho ông Diệm, một bộ chân dung và một bộ ông Diệm đang đứng. Đến thời ông Thiệu, con tem còn trong ký ức mọi người là “ngày 26 tháng 3, Người cày có ruộng, ông Thiệu đứng trong hình con tem “về đạo luật giúp tá điền”. Xem ra ông Thiệu còn đi sớm hơn nhà nước cộng sản Việt Nam một bước là ông đã biết chia ruộng đất cho tá điền hưởng kiếm ăn rồi. Chứ việc vào hợp tác xã sau năm 1975 tại miền nam thì chẳng có gì gọi là ý kiến mới lạ hết và làm cho dân nghèo thêm.
Khi đất nước Việt Nam chia đôi vào năm 1954, ngoài Bắc do cộng sản cai trị, họ không đổi tên quốc gia, họ vẫn gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và tên này được in trên tem cho đến năm 1976. Trong thời gian đó họ vẫn in tem, nhưng nội dụng nặng phần chính trị và các lảnh tụ cộng sản Nga hay Tàu. Vì dung chất lượng giấy xấu và máy in thô sơ nên vậy các con tem in ra rất nghèo nàn, đồng thời các răng cưa các con tem bị gãy cạnh, trông các tem thiếu chất lượng. Có điều tem Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mang được nhiều giá trị lâu năm vì xem như đây là chế độ Cộng Hòa đầu tiên của đất nước Việt Nam vào năm 1945, do vậy các con tem được vẽ hình ông Hồ Chí Minh.
Năm 1976 không còn tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, các con tem được in tên Việt Nam bưu chính, họ không viết Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có thể là cái tên quá dài để viết cho con tem, chứ thường trong chính quyền cộng sản Việt Nam họ thường dùng viết cả tên trên giấy tờ, hồ sơ, cả bằng đại học (nghe nói họ đang tính bỏ viết trên bằng cấp), chỉ trừ trên con tem họ in chữ Việt Nam mà thôi.
Đến giờ thì chất lượng ấn loát các con tem khá lên nhiều lắm rồi nhưng vẫn thiếu tính cách nghiên cứu nên giá trị các con tem Việt Nam chưa đứng ngang trên hang quốc tế.
Người miền Bắc hay gọi là con Tem chứ không gọi là con Cò như người miền Nam. Không biết bây giờ còn ai kêu con Cò nữa hay không? Và tụi nhỏ tại Việt Nam có biết tại sao gọi là tem cò không? Thời còn thuộc địa Pháp, bưu điện Việt Nam có bán một loạt tem in hình con cò trên đó. Người miền nam bản tính mộc mạc, thấy hình con cò thì gọi tem cò luôn. Chứ chữ tem cò này không liên quan gì với con cò thật ngoài đời và thầy cò đâu.
Đến năm 1979, Quân đến Anh quốc, cái thú sưu tầm tem vẫn không bỏ. Lúc đó còn sống trong trại tạm cư. Đi ra bưu điện thấy quảng cáo bộ tem lịch sử cảnh sát nước Anh, khoái qua, trong túi có đúng 1 đồng, quyết định mua bộ tem này ngay. Rồi từ đó cứ mỗi lần ra bưu điện thấy tem mới ra lò là mua ngay. Quân cứ tiếp tục mua như thế cho đến năm 1990 thì dừng lại vì bận rộn những trò chơi khác và quên lãng chuyện mua tem. Cho đến 10 năm sau, đến năm 2000, vì qua một thế kỷ mới, công ty bưu điện Hoàng Gia Anh quảng cáo khá mạnh, họ nói nếu mua đủ hết 12 bộ tem của năm 2000 thì họ sẽ cho một bộ xe đồ chơi chuyên chở tem thư, vì ham đồ chơi Quân đi mua toàn bộ đầy đủ trong năm.
Cũng từ đó Quân mới chú ý lại thú sưu tầm tem, mà còn theo dõi kỹ lưỡng hơn xưa thì Quân mới biết các quốc gia phương tây là cứ hết năm họ sản xuất quyển sách tem. Trong đó họ có bài viết xuất xứ về bộ tem, hình ảnh người thiết kế, nội dung của bộ tem và số lượng sản xuất của bộ tem.
Để nói cho rõ ràng là đến tháng 12 năm 2010, bưu điện Anh quốc cho ra đời quyển tem tổng kết hết cho năm 2010. Họ in tất cả 15,170 quyển tem, trong đó có tất cả 14 bộ tem, mỗi bộ đều có nội dung, ngày ra đời, ai là thiết kế, công ty in, số lượng.... họ phỏng vấn người thiết kế. Mỗi bộ tem họ lấy đề tài lien quan tới một cái gì rất nổi tiếng, nhờ vậy thu hút người sưu tầm rất là nhiều. Cũng như tại Mỹ năm 2006 cho ra đời bộ tem xe Motor Harley Davidson, thì ai say mê xe Motor, mà có bộ tem đóng khung treo trên tường cũng lý thú chứ. Những năm qua Canada in ra các bộ tem lien quan các ca sỹ của họ như Paul Anka, Bryn Adams... thì như vậy ai say mê sưu tầm các tem ca sỹ thì không thể thiếu những con tem này. Cũng như đảo Isle of Man nằm gần Ai Nhỉ Lan, đây một đảo có quyền tự trị riêng nhưng vẫn thuộc Liên Hiệp Anh, trong năm 2009 họ đã trình làng bộ tem 50 kỷ niệm ban nhạc Bee Gees vì tất cả anh em nhà họ Gibb đều sanh trên đảo này. Sau đó thì họ di dân qua Uc và trở về Anh khi họ đã thành ban nhạc. Ba anh họ Gibb, chết một còn hai, thì họ đã quay lại bưu điện Isle of Man để chụp hình lưu niệm trong ngày phát hành đầu tiên về bộ tem của họ, gồm có 8 con tem, mỗi con in hình các đĩa nhạc Album của họ. Bên Belgium thì hai câu truyện tranh nổi tiếng nhất của họ là Tin Tin và Phan Tân và Sỹ Phú. Nên vậy không thể thiếu các con tem về nội dung các loại sách hình này. Phải nói toàn bộ trang bìa của chuyện Tin Tin in thành tem trông vô cùng mỹ thuật, làm cho Quân phải đi mua cho bằng được. Bên Pháp thì họ in những con tem của truyện Axterix . Gần đây nhất là chuyện Harry Potter vô cùng ăn khách. nhiều quốc gia thi nhau in tem với bộ chuyện này. Tất nhiên Anh quốc chiếm tiện nghi, sau đó là Uc, đến Pháp, Isle of Man, Congo, Singapore, Indonesia và cả Đài Loan. Còn bên Mỹ là ăn trùm phim Star War, Disney, hoạt họa Road Runner, các tài tử Hollywood và nhất là ca sỹ Elvis Presley.
Nhờ các chủ đề như vậy thì thu hút người sưu tầm rất là nhiều. Cũng như vào năm 1960, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ra bộ tem Hướng Đạo, đây là một tầm vóc quốc tế, vì ai chuyên về tem Hướng Đạo thì bắt buộc phải có bộ tem này. Tiếc là sau đó Việt Nam không còn ra đời một con tem Hướng Đạo nào hết, nhưng giờ hang năm những quốc gia tự do vẫn lien tục ra tem Hướng Đạo.
Dù muốn dù không, phải công nhận các nhà thiết kế tem Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tư tưởng nghệ thuật hơn các quốc gia cường quốc. Nghe thấy lạ, nhưng nhìn vào các mẫu thiết kế của Anh quốc, Pháp, Mỹ.... vào thập niên 60 trong chán phèo, như tại Anh cứ quanh đi quẫn lại bà Hoàng Elizabeth đệ nhị, còn ông Pháp thì ông De Gaul hay con gà cồ , còn ông Mỹ thì Lincon hay chim ưng, ông Uc những con Kangaroo, ông Đài Loan thì cứ Tưởng Giới Thạch.... trong khi đó Việt Nam Cộng Hòa đã ra những bộ tem có những hình ảnh khác nhau. Kể từ năm 1964 họ đã thiết kế một bộ tem với hình ảnh khác nhau như bộ Danh Lam Thắng Cảnh phát hành ngày 2 tháng 12 năm 1964 họ đã vẽ hình Sài Gòn, Huế và Phan Thiết rồi. Ngày 15 tháng năm 1965 bộ tem Phật Giáo, đây cũng là bộ duy nhất về Phật Giáo VN trên con tem, được in hình bánh xe Luân Hồi, Hoa Sen và cờ Phật Giáo.
Qua thập niên 70, các quốc gia tây phương mới thanh đổi cách thiết kế các con tem, cũng có thể lý do vậy mà các bộ tem Du Lịch, Hát Bội, Thú Vui Ngày Tết ... do các họa sỹ như VY VY Võ Hùng Kiệt vẽ rất là đẹp trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.
Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa nhưng có một số tem đã in ra còn năm trong Bưu Điện Sài Gòn, các con tem này không bao giờ được phát hành như bộ “Phát triển giao thong” trong đó có con tem phi cảng Tân Sơn Nhất giá 200 đồng do họa sỹ Vy Vy vẽ, con tem Cầu Sông Hương do hõa sỹ Tôn Thất Vân, rồi họa sỹ Uyển Vân vẽ hình con tem “phẩm chất thịnh vượng”. Đặc biệt nhất là Bưu Chính VNCH đã sửa soạn ra bộ tem Bính Thìn 1976 do họa sỹ Lê Minh Đức trình bày, nhưng không ngờ Tết năm con mèo 1975 là cái Tết cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Anh quốc được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới kinh doanh nghành bưu chính. Sir Rowlland Hill được xem một nhà cải cách kiệt xuất trong nghành bưu chính.
Thời ấy, ở nước Anh còn lưu truyền một câu chuyện như sau: Năm 1888, Rowlland Hill đang đi chơi ở một vùng gần Luân Đôn, ông thấy một người phu trạm từ xa mang một phong thư đưa cho một cô gái. Cô gái cầm bức thư chỉ nhìn qua rồi trả lại người phu trạm và nói: “Xin lỗi tôi không có tiền, mong ông trả về người gửi”. Người phu trạm và cô gái lời qua tiếng lại. Ông đi tới, hỏi rõ tình hình rồi trả giúp cô gái bưu phí. Sau khi người phu trạm đi khỏi cô gái nói với ông rằng: “Bức thư này là của anh tôi gửi. Chúng tôi đã hẹn trước với nhau nếu bình yên vô sự thì đánh một dấu tròn ở bì thư, sau khi xem xong tôi biết anh ấy ở xa không xảy ra chuyện gì, khỏi phải trả cước. Thế là vừa có thông tin vừa khNăm 1835, Rowlland Hill bắt đầu nghiên cứu vấn đề cải cách bưu chính nước Anh. Để tuyên truyền cho tư tưởng cải cách, năm 1837, ông cho xuất bản một quyển sách nhỏ mang tên “Cải cách bưu cục - tầm quan trọng và tính thực tiễn” (Post Office Reform It’s Importance and Practicability), trong sách này ông nêu ra một biện pháp cải cách là trong phạm vi vùng đất Anh và Bắc Ai-len, mọi thư tín không kể đường bưu xa gần mỗi thư nặng 1/2 ounce (14,2g) chỉ thu cước 01 Penny và phải trả trước bằng cách mua một bì thư đã có dấu hiệu trả cước để người gửi thư sử dụng.
Để thuận tiện cho người gửi không muốn dùng bì thư đã in dấu hiệu trả cước, bưu cục bán cho một mảnh giấy “in hoa”nhỏ để dán lên bì thư tự làm. Mảnh giấy “in hoa” nhỏ như một bông hoa, mặt sau có keo, chỉ cần làm ướt rồi dán lên bì thư. Rowlland Hill gọi mảnh giấy đó là “lá nhãn”(label), thực tế là con tem chúng ta dùng ngày nay.
Tháng 01-1837, Rowlland Hill viết thư cho một thành viên Chính phủ Anh đề xuất kiến nghị này nhưng kiến nghị bị Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu chính Anh kịch liệt phản đối. Sau đó, Rowlland Hill in quyển sách nhỏ này thành truyền đơn phát khắp nơi để tạo sự chú ý của dư luận. Quốc hội Anh sau nhiều lần thảo luận, cuối cùng tháng 8-1839 đã thông qua một đạo luật nổi tiếng là “Luật cước 01 Penny”(One Penny Act). Ngày 10-01-1840, nước Anh quyết định thực hiện kiến nghị của Rowlland Hill: không kể xa gần, mỗi bức thư nặng 1/2 ounce thu phí 01 Penny. Đó là chế độ cước bình quân 01 Penny có ảnh hưởng sâu rộng trên lịch sử bưu chính toàn thế giới. Để thực hiện kế hoạch cải cách bưu chính của Rowlland Hill, Bộ Tài chính (thời đó bưu cục ở Anh do Bộ Tài chính quản lý) đã mời ông về làm việc.ông phải trả tiền”.
Tiệm bán tem Stanley Gibbons là một tiệm lâu đời nhất thế giới. Xuất xứ củng từ Anh quốc. Lúc đầu là một tiệm bé tí, khai trương vào năm 1856, chủ nhân tên là Eward Stanley Gibbons. Nhờ chăm chỉ và may mắn tiệm tem càng ngày càng phát triển, nay đã thành công ty cổ phần PLC. Vào năm 1967, tiệm mở rộng qua tận Hoa Kỳ.
Tại London có một tiệm Gibbon nằm ngay phố chính của thành phố. Hàng năm họ phát hành các quyển catalogue tem của toàn thế giới. Trong đó họ ghi giá trị tiền của mỗi bộ tem của từng quốc gia.
Nhớ lại ngày xưa, trước khi đi vượt biên, vào năm 1978 Quân cứ lén nhà đi ra khu phố Đặng Thị Nhu, còn gọi là đường Cá Hấp chuyên bán sách cũ trước năm 1975 để coi các bộ tem còn rơi rớt. Lúc đó các bộ tem của thế giới tự do rất là quí, phải xem lén còn không công an bắt đi cải tạo mất. Thật ra hệ thống nơi đó có trật tự riêng và cả một đường dây tình báo nữa thì công an đừng hòng vào đó. Nơi đây cũng được xem là “The Last of The Mohican”, sách gì cũng tìm ra. Các nhà trí thức Hà Nội vào đây y như là là một Alice đi vào thế giới thần tiên, họ tìm ra được các quyển như toàn bộ “Khu rừng lau”, “Đường đi không đến" ... nhưng họ thích nhất là quyển “Từng đầu địa ngục”.... Không viết về sách nữa đi quá lạc đề. Quay lại chuyện tem, thì lúc đó các ông bán tem cứ nói các bộ tem Bảo Long , Nam Phương Hoàng Hậu quí lắm, đem ra ngoại quốc giá bán nghe chừng cả bạc ngàn đô la. Tất nhiên thằng bé 13 tuổi là bị gạt liền. Về nhà năn nỉ bà bác cho mấy ngàn đi mua các bộ tem đó. Vậy mà khi qua qua đây đi vào tiệm tem Gibbon thấy con tem Nam Phương Hoàng Hậu giá là 15 đô mà thôi.
Có tất cả 195 quốc gia trên thế giới, thì ta có thể tưởng tượng ra được bao nhiêu con tem in ra trong năm. Chưa kể các đảo nhỏ tự trị họ cũng in tem, như vậy một người sưu tầm Tem không thể nào thu thập hết được tem trên toàn thế giới, mà muốn cũng chẳng bao giờ được vì làm gì có tiền mua. Bởi vậy cách hay nhất là chọn chủ đề mà sưu tầm là cách hay nhất mà thôi.
Những bộ tem mà Quân sưu tầm được:
Tem2 : Thú Vui Ngày Tết
Tem 3: Tem Phật Giáo
Tem4: Người Cày Có Ruộng
Tem5: Du Lịch
Tem6: Phát triển giao thông
Tem7: Bộ tem Tết Bính Thìn
Tem8: Harry Potter của Isle of Man
Tem 9: Aterix
Tem10: các ca sĩ Canada
Tem 11: Star War của Mỹ
Tem12: Tây Du Ký của Ma Cau
Tem13: Tây Du Ký – Đài Lan
Tem14: Pink Ployd – Anh quốc
Tem15: Beatles – Anh quốc
Tem 16 và 18 : Bee Gees của Isle of Man
ANH QUÂN
No comments:
Post a Comment