Jan 8, 2011

BỨC TRANH THỨ TƯ “ĐẮC NGƯU” (BẮT ĐƯỢC TRÂU) - Thích Phước Tịnh


Bức tranh này chỉ thuần một con trâu, không có cành lá rườm rà. Kế đến, ta thấy con trâu đang co giò lên chạy. Chú mục đồng đi sau lưng trâu, không nắm dắt nó được. Trâu chạy trước, lôi chú mục đồng chạy theo sau. Đây là biểu tượng của chúng ta. Có những cơn giận, nỗi buồn, sự lo lắng hay bất an tràn ngập tâm thức mình. Mình muốn chận đầu nó để nó dừng lại, nhưng nó không dừng. Nó luôn đi trước và lôi mình theo sau. Bao giờ nó dừng, ta mới bớt lo lắng và chịu nghỉ ngơi. Tâm thức của ta rất rừng rú, như con trâu hoang này.

Bài thơ chữ Hán:

Kiệt tận thần thông bạch đắc cừ
Tâm cường, lực tráng tốt nan cừ
Hữu thời trực đáo cao nguyên thượng
Hựu nhập yên vân thâm xứ cư

“Kiệt tận thần thông bạch đắc cừ” nghĩa là dùng hết sức lực của mình ra chỉ mới chộp được
“Tâm cường, lực tráng tốt nan cừ” nghĩa là con trâu rất hung bạo, sức rất mạnh, nó lôi mình đi, mình không làm gì khống chế lại được.
“Hữu thời trực đáo cao nguyên thượng” nghĩa là có lúc trâu leo lên đồi cao.
“Hựu nhập yên vân thâm xứ cư” nghĩa là có lúc nó nhảy lên mây.

Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ:

Trăm đường mới chộp được mi,
Tánh hung, sức bạo, làm chi được nào.
Đôi khi nhảy đến đồi cao,
Lại trong may nổi, dạt dào buông lung.

Khi cơn giận đến với mình, mình biến mất trong cơn giận. Mình thấy chính mình là cục lửa giận đang lên cuồn cuộn, hoặc cơn giận lôi mình tới đâu, mình đi tới ấy. Đến chừng cơn giận ra đi, lòng ta dịu mát lại, ta hối hận tại sao lại để cơn giận tan phá mình rất lâu. Lúc ấy mình chỉ thấy được đuôi của nó, hoặc khéo điều phục lắm, mình chỉ mới đi được sau lưng của nó thôi. Đó là tình trạng của chúng ta, chưa khéo điều phục tâm.

Chúng ta nên có quan niệm: tu như chơi. Thường thì những lúc mình cực nhọc với nó, lúc ấy mình thất bại nhất. Lúc mình thanh thản, nhẹ nhàng, buông lỏng, lúc ấy mình “chăn trâu” giỏi nhất.

Có hai trạng thái khi tu chúng ta nên tránh, đó là trạng thái buông trôi và trạng thái căng thẳng. Loại trừ hai trạng thái này, còn lại trạng thái nhẹ nhàng, tĩnh tại. Lúc ấy là lúc ta có thể dụng công, rất thuận lợi.

Điều đầu tiên về cách dụng công, mình cần loại trừ hai trạng thái căng thẳng và buông lơi. Căng thẳng dẫn đến bịnh cho thân và khi ấy sẽ cảm thấy đầu rất nặng. Buông trôi làm ta phí cả một đời, không làm được chi cả.

Điều thứ hai là chỉ dụng công khi lòng ta không bồn chồn, lo âu v.v... Ta phải làm sao quân bình thân tâm: không căng thẳng, cũng không buông lơi. Trạng thái đúng nhất khi thiền tập là từ lúc ngồi đến lúc xả thiền, chúng ta an tường, tĩnh tại trong sự nhận biết sáng ngời có mặt liên tục.

Điều cuối cùng là mình phải từ bi với chính mình. Chúng ta đã trải qua ngàn vạn kiếp tử sinh mới có được hình hài này. Huyệt mồ đang chờ đợi ta. Ấy vậy mà mình không biết trân quý đời sống của mình. Hãy nhớ trong hình hài năm uẩn này có Đức Phật đang ngự. Quay về được an trú ngay nơi Đức Phật bất động này, tu là một niềm vui.

Trích "Về Nguồn 2" - www.matthuongnhindoi.com

3 comments:

Hot... said...

haha, buc tranh nay thi qua hay roi! Loi ban nhu sau :-)):

Tam tu tai noi minh ma minh cu nghi la phai duoi theo no, cho nen suot ngay cu di bat bong. Va 2 trang thai, nhat la trang thai cang thang, thi luon thuong hang trong da so moi nguoi. Doi song tao nen cang thang, nhung nghi cho cung, minh la nguoi tao nen doi song cua minh. Neu thai do song cua minh nhe nhang thi minh se lam giam bot cai cang thang trong doi song cua minh.

Tim duoc su binh an de ve an tru trong no that la kho lam!! Boi vay cau cho su binh an cho chinh ban than va cho nhung nguoi than chung quanh, xa cung nhu gan, luon luon la the first prayer on my list :-))

em H

Hot... said...

Chị hoàn toàn đồng ý với lời bàn của em Hà Nhỏ và xin tiếp thêm: “bình an” khi mình đạt được cũng phải nhờ sự cộng hưởng của những người chung quanh, chữ nhà Phật gọi là tăng đoàn, chữ của cư sĩ như tụi mình là đạo tràng, hoặc thành viên gia đình, hay Circle of Love, mà tụi mình thường dùng.

Người nào có nhiều nghịch duyên mà vẫn giải hoá được để đạt được sự bình an thì người đó có nội công cao cường hay căn tu cao. Bồ Tát nghịch duyên là những người, vật, cảnh tạo những chướng nghịch vẫn được người hành đạo cám ơn vì nhờ nó mà mình có cơ hội thực tập buông xả.

Khi có nhiều đồng thuận thì gọi là thuận duyên. Người có nhiều Bồ tát thuận duyên thì dễ dàng đạt được bình an hay Niết Bàn !

Chị wonder có phải chị em mình có nhiều duyên thuận để tu học hay không ? Câu trả lời là “có” phải không em Hà.

Chi Lien

Hot... said...

Dung cau tra loi la "co" do chi Lien:-) Tu nhien den luc nay, tuoi nay, tim ve dao Phat nhu tim ve duoc mot cho nuong tua rat binh an cho tam hon. Em tu thay minh may man qua. Cu de dao tham vao doi, tu tu, cham, nhung hy vong la chac de niem hanh phuc tu ban than ngay cang tang len :-)

em Ha