Jun 11, 2010

Ký hiệu và Bản hiệu - ANH QUÂN

Đi chụp hình lung tung thì dễ nhưng đi chụp hình thành chủ đề thì khó muốn chết. Mấy ông Tàu nói là “một tấm ảnh diễn tả được 1000 ngàn chữ”, mấy ổng Tàu nói vậy thôi, thiệt ra là hình có chủ để thì mới có tiếng nói, chứ chụp trên trời dưới đất thì đâu cần xem hình thì cũng biết là cái gì rồi, ví dụ thấy con kiến bò dưới đất, lấy cái máy Digital chụp cái rét, người đi qua hỏi chụp cái gì vậy? Mình nói là chụp con kiến, nghe xong họ bỏ đi, vì họ biết con kiến thế nào rồi. Coi làm chi cho mệt. Rồi có người nói hình là bằng chứng thật, không bao giờ nói láo hết. Ấy thế chuyện xảy ra vào ngày 1 tháng 2 năm 1968 là ông Tướng Việt Nam Cộng Hòa cầm khẩu sung bắn vào đầu ông Việt Cộng Lém, có ông phóng viên Eddie Adam đứng gần đó cầm cái máy hình bấm cái rét, xem ra tấm hình này cũng nói lên cả chục ngàn chữ, mà người người trên thế giới xem xong lắc đầu và hiểu theo cái nghĩa của họ là sao ông Tướng này ác quá, còn lính Mỹ phải rút ra khỏi Việt Nam đi chứ. Mà cũng nhờ tấm hình này, ông Adams được nổi tiếng và được giải thưởng Pulitzer prize vào năm 1969.

Người mà đau buồn nhất là Tướng Loan, điều ông làm là có lý do nhưng chẳng ai chụp cho ông được một tấm ảnh vào lúc ông bắt tên VC Lém và những điều ông Lém làm để rồi Tướng Loan không dằn được thịnh nộ là phải bắn ông Lém mà thôi.

Sau này ông Adams ngậm ngùi nói “Ông Tướng đã giết VC bằng khẩu sung, còn tôi giết ông ta bằng cái máy chụp hình. Hình ảnh là một vũ khí tàn ác trên trái đất này. Thiên hạ nhìn vào là họ tin ngay, nhưng hình ảnh có sự láo toét trong đó, cho dù chưa được thao tác. Nhưng vào ngày hôm đó, những gì tôi chụp trong tấm ảnh chỉ đúng có một nửa mà thôi. Cái mà tấm ảnh không nói được là nếu quí vị mang vai trò một ông Tướng chỉ huy, một chiến trường đang xảy ra, ngày hôm đó quá nóng nực, quí vị nhìn thấy một tên đang cầm sung bắn chết từng tù binh Mỹ, thằng đó đúng là một thằng không tính người, vậy quí vị có dằn được long căm giận hay không?”

Sau đó ông Adams đến gặp ông Tướng Loan để xin lỗi vì tấm ảnh đó đã làm mất hết danh dự của Tướng Loan. Khi ông Loan qua đời, ông Adams có nói là ông ta là một người anh hùng, nước Mỹ hãy rơi lệ cho ông ta đi, tôi thấy ông Loan mất thật là bất công vì người Mỹ không hiểu gì ông ta cả”.

Thôi giờ vào chủ đề của Quân nha, còn không sợ nói tiếp là qua hình ảnh của ông Nick Ut và cô Kim Phúc mất.

Khi du khách đến London, họ sẽ thấy thành phố này sống động được là nhờ bản hiệu và các ký hiệu. Đi tới chơi một thành phố nào mà có di chuyển công cộng là số một vì bình không phiền ai hết. Đi bộ trên đường phố London thấy các ký hiệu như sau là biết đó là di chuyển công cộng rồi.

Hình 1: Trạm xe điện ngầm


Hình 2: trạm xe buýt


Hình 3: Hễ du khách đã đi xe điện ngầm tai London, sẽ nhớ cái câu “Mind The Gap” mà hay đọc qua loa máy nhắc nhỡ du khách bước lên xe hãy cẩn thận còn không té xuống đường rày đó.


Hình 4 : Đi đâu cũng nên nhớ gởi Post Card cho bạn bè nha


Hình 5 và Hình 6: Nơi nào cũng có kẻ gian , vậy hãy nhớ chỗ đi tìm cảnh sát nếu bị móc túi.




Hình 7: Đi chơi thì thấy đói bụng, một trong những cái cổ truyền của nước Anh
là quán bia hay Pub. Mỗi quán có tên và bản hiệu trước tiệm



Hình 8, 9, 10 và 11 nói về Pubs, nhằm mùa World Cup nên chỗ nào cũng thấy đá banh








Hình 12 : Sau giờ trưa tại Anh thường có báo phát hành vào buổi chiều. Ngày xưa tờ Evening Standard bán nhưng nay thành báo biếu. Cứ đi qua khu xe điện ngầm và khu tài chánh sẽ có quay phát báo


Hình 13: London nổi tiếng về thị trường tài chánh như New York. Thường khu này được gọi là City of London. Trước khi đi vào trong đó sẽ thấy những cọc gắn khắp lề đường với ký City of London.


Hình 14, 15, 16, 17, 18, 19 : Ký hiệu của những tiệm cho vay tiền vào thế kỷ 18 và 19.







Hình 20: Ngày nay tại London người ta muốn bảo tồn văn hóa, nên những nơi nào có người nổi tiếng đã từng sinh sống hoặc làm ăn thì họ ghi lại hết và đóng cái bản trước cưa nhà. Hình trên ghi lại chỗ ông Gandhi đã từng sống tại London.


Muốn hoàn tất hết ký sự về bản hiệu và ký hiệu tại thành phố London này thì chắc mất cả năm , có nhiều nơi Quân chưa đặt chân tới. Xem đây là một tiểu ký sự để hiểu biết về một trong những thành phố tại Âu châu.

ANH QUÂN

2 comments:

Hot... said...

‘Allo Quân



London ... của Quân đẹp ghê ha. Thế nào chị cũng phải kiếm dịp qua ngắm nghía 1 lần ...

Chị thích mấy tấm bảng hiệu pubs, nhìn là thấy ... ấm và no cái bụng J Cái tấm bảng có con cào cào cũng quá đẹp và độc đáo đi, mặc dù chị hổng khoái cái dịch vụ đó ...

Điều tức cười là đi đâu cũng thấy con sư tử của Hoàng gia Anh , mặc dù tự xưa tới giờ châu Âu có bao giờ có sư tử đâu??? ... mà sao các xứ châu Âu hay lấy sư tử làm biểu tượng cho chính quyền mình??? Tỉ dụ lấy con kỳ lân và con rồng thì chị còn hiểu được, vì đó là những con vật truyền kỳ trong văn hóa của họ...

Này ông Tùng, ông có lý giải được chuyện này dùm tui không?



Chị Hai

Hot... said...

Thưa chị,

Theo em nghĩ là trước khi đi xăm chiếm Phi Châu, An độ và Uc châu thì dân Anh không biết con Sư Tử là thế nào, nhưng sau khi biết Sư Tử rồi, mấy ông hoàng gia Anh ngồi nhìn bảng đồ , mới nhận ra một điều cái hình dáng của cái đảo Anh giống như con Sư Tử , mà con Sư Tử đang đứng... bởi vậy nhiều nhà quảng cáo cứ dùng Graphic vẽ hình con Sư Tử trước rồi dần dần hiện ra nước Anh....

Em thấy Pháp thì sử dụng con Gà cồ, còn Đức hình như là Chim Ung , Ba Lan cũng là chim Dai Bàng sao đó... xứ Wales phía Tây của Liên hiệp Anh họ dùng Rồng nhưng Rồng của họ bụng bự có hai cánh , một điều em chắc chắn là dân bên đó chưa được ăn thịt Rồng như dân Việt Nam mình , còn mình thì được ăn thịt Rồng rồi... Vì mình có câu chuyện cá chép vượt vũ môn ( Thiệt ra đến giờ em quên mất tiêu chuyện này bữa nào chị kể em lại chuyện này) như vậy tiền thân của Rồng là cá chép mà cá này thì mình đã ăn qua rồi. lý luận kiểu em thì cái gì cũng có ăn qua....

Ngày mai Uc sẽ đá bóng với Đức , không biết dân UC có nong lòng không. Chứ dân Anh hôm nay hòa 1-1 với Mỹ thì buồn lắm , Sư Tử Anh hòa với Diều Hâu Hoa Kỳ thì cũng ấm ức. Để xem Kangaroo có lập kỳ tích trước Chim Ung không???

Đó là suy đoán của em về Su Tu tai Anh

Em

Q TRAN