Jul 21, 2024

ÂM NHẠC VÀ GIÁO DỤC - Doãn Hưng

Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm.

Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.

Một thí dụ dễ hình dung cho giáo dục âm nhạc chính là giáo viên dạy nhạc trong các trường học. Tôi nhớ hồi xưa học lớp 6 ở trường trung học Petrus Ký Sài Gòn, ông thầy dạy nhạc là nhạc sĩ PMC khá nổi tiếng trong giới nhạc sĩ đương thời. Là người mê nhạc từ nhỏ, được học với nhạc sĩ PMC từng làm tôi rất hào hứng. Ấy thế mà trong suốt một năm học, đây lại là môn học chán nhất. Giờ học nhạc giống như giờ toán với kiến thức nốt tròn bằng hai nốt trắng, nốt trắng bằng hai nốt đen… Bài thi âm nhạc học kỳ hai là thi vẽ “cây thông âm nhạc”, với nốt tròn trên đỉnh và 64 nốt móc bốn ở dưới đáy. Điểm thi môn âm nhạc của tôi không cao, vì tôi vẽ khá tồi, kéo theo xếp hạng môn nhạc trong lớp chỉ ở mức trung bình! Những năm sau đó ở trung học, khi biết đàn guitar, tôi có dịp đàn cho các bạn nghe trong những đêm ngủ trong trường để trực đêm. Có thằng bạn còn hỏi: “Không ngờ mày dở môn âm nhạc, mà sao đàn nghe cũng được quá?!”

May sao cũng có được hình ảnh một ông thầy dạy nhạc dễ thương hơn nhiều qua phim ảnh. Sau 1975, cuốn phim trắng đen về cuộc đời của nhạc sĩ cổ điển Franz Schubert được chiếu ngoài rạp. Trong phim, ông thầy giáo tiểu học Schubert đang dạy học trò môn toán. Khi ông đang viết trên bảng phép tính chia 2/4, thì ông dừng lại suy nghĩ điều gì đó trong đầu khá lâu. Rồi bỗng dưng ông viết bảng tiếp, nhưng lần này thì 2/4 không phải là phép chia mà là nhịp 2/4 của một bài nhạc. Ông kẻ khuôn nhạc và viết nốt của một ca khúc lên bảng, rồi dạy cho học trò hát. Giờ học toán trở thành giờ dạy nhạc, cả thầy trò cùng hát say sưa. Khi ban giám hiệu biết được chuyện này, ông thầy giáo Schubert đương nhiên là mất việc. Chỉ có đám học trò là vui sướng, vì đã có được những giờ phút âm nhạc tuyệt vời và đầy ngẫu hứng.

Kể như vậy để thấy người truyền cảm hứng âm nhạc cho trẻ con chưa chắc đã là những ông thầy dạy âm nhạc. Trong trường hợp gia đình tôi, bố là người truyền tình yêu âm nhạc cho mọi thành viên trong gia đình của cả hai thế hệ. Ông là một nhà văn nhưng rất mê nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển. Là anh cả trong gia đình, một hôm bố tôi nói với bà nội rằng nên cho các em học nhạc, vì nhạc làm đẹp tâm hồn. Thế là bà nội, một phụ nữ làng quê ngoại thành Hà Nội, đã mua một chiếc đàn piano về để các con học. Hình ảnh cây đàn piano được kéo trên con đường làng, đặt vào trong căn nhà của ông bà nội gần cuối thôn thời bấy giờ là một hiện tượng!

Cũng tương tự như vậy, vài tháng sau ngày mất nước 1975, một số nhà giàu ở Sài Gòn muốn bán đàn piano vì sợ bị đánh tư sản. Bố tôi bàn với cô em ruột rằng đây là cơ hội hiếm có để mua một cây piano cho đám con cháu học. Thế là cô tôi đã quyết định lấy số tiền của hồi môn từ gia đình chồng để mua một cây piano, đặt nó ở nhà tôi, một căn nhà ở cuối hẻm lao động. Em gái tôi, con gái của cô nhờ vậy mà được cho đi học đàn; cả nhà từ đó được học nhạc “ké”. Bản thân tôi bắt đầu biết chơi nhạc từ đó, nhờ vào niềm tin “âm nhạc làm đẹp tâm hồn” của bố.

Ý tưởng “mua đàn piano” của bố tôi làm ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác trong đại gia đình qua nhiều thế hệ. Ông chú tôi là một nhạc sĩ quân đội của chế độ cộng sản miền Bắc, học đến tiến sĩ về nhạc giao hưởng. Hiện nay ông được xem là một cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng, có thể so sánh với Phạm Duy trong nền âm nhạc Miền Nam. Nhiều người em họ của tôi ngoài Bắc đi học nhạc chuyên nghiệp, sống bằng những nghề có liên quan đến âm nhạc. Riêng gia đình bố tôi và bà cô cùng di cư vào Nam không có ai sống bằng nghề âm nhạc cả. Tất cả chỉ dừng lại ở mức “âm nhạc làm đẹp tâm hồn”. Con cháu thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình hầu hết đều được cho đi học thêm nhạc để giải trí, để làm phong phú thêm cuộc sống.

Trở lại với câu chuyện về “âm nhạc” và “giáo dục”, câu hỏi đặt ra là việc học nhạc không nhằm mục đích kiếm sống có lợi ích ra sao đối với một cá nhân? Trong thời buổi hiện nay việc nuôi dạy con cái khá đắt đỏ và bận rộn, liệu có cần thiết phải cho con cái học thêm nhạc sau những giờ bận bịu ở trường? Câu trả lời chắc chắn sẽ rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình. Dưới đây là những chia sẻ cá nhân của một người kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng cả đời xem âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Đầu tiên, việc có kiến thức về âm nhạc sẽ làm tăng khả năng cảm thụ âm nhạc. Một người dù không biết về nhạc lý, nhưng nghe một bản nhạc vẫn có cảm nhận riêng là “hay” hoặc “dở”, “thích” hoặc “không thích”.  Nhưng hỏi tại sao “hay” hoặc “dở” thì sẽ không biết tại sao. Thêm nữa, nếu không có kiến thức thì chỉ có thể nghe được một số loại nhạc nhất định. Thí dụ, có rất nhiều người yêu thích nhạc pop, nhưng tự nhận rằng mình “không đủ trình độ để thưởng thức nhạc cổ điển”. 

Khác với ca khúc, nhạc cổ điển không có lời. Những gì tác giả muốn diễn đạt chỉ thông qua thứ ngôn ngữ âm thanh thuần túy. Vì vậy nó đòi hỏi phải có một chút kiến thức, một ít trí tưởng tượng để thưởng thức. Khi biết rằng cấu tạo của một bản nhạc bao gồm giai điệu, hòa âm, tiết tấu, người nghe có thể bắt đầu đi vào thế giới âm nhạc cổ điển, khám phá những vẻ đẹp không cần ngôn ngữ để diễn tả. Lấy ví dụ như tấu khúc Sonate Ánh Trăng của Beethoven. Nhắm mắt lại, người nghe có thể tưởng tượng ra ánh trăng đang lung linh trên mặt hồ. Khi mặt hồ phẳng lặng, ánh trăng phản chiếu cũng trầm mặc. Khi mặt hồ gợn sóng, ánh trăng cũng chao đảo cùng những cơn sóng chập chùng. Người nghe cũng có thể cảm nhận được những cảm xúc lúc lắng đọng, lúc tuôn trào của tác giả theo những giai điệu tuyệt đẹp. Không phải tự nhiên mà tấu khúc này trở thành bất tử. Và nếu không có kiến thức về âm nhạc, người nghe sẽ khó có thể đón nhận được hết món quà tuyệt vời mà người nghệ sĩ đã dâng tặng cho đời. Nhiều người phải trả rất nhiều tiền để mua được cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn. Trong khi cảm nhận vẻ đẹp âm nhạc là niềm hạnh phúc dễ dàng có được mà không mất tiền mua.

Âm nhạc không chỉ mang lại cho con người cảm xúc, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ nhỏ, đem lại nhiều tác động tích cực cho tâm lý con người ở mọi lứa tuổi. Không phải tự nhiên mà âm nhạc có trong chương trình giáo dục tiểu học, trung học của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên mạng internet có rất nhiều bài viết, nhiều nghiên cứu cho thấy âm nhạc như một công cụ để kết nối người với người, để cá nhân thể hiện chính mình, giúp giảm nhẹ những căng thẳng tâm lý… Âm nhạc làm tăng cảm nhận hạnh phúc, tạo sự tin tưởng giữa con người, giúp người ta dễ thương yêu nhau hơn. Hãy tưởng tượng một người đang yêu không có khả năng diễn tả cảm xúc của mình, bỗng dưng nghe một câu hát trong một tình khúc nói lên đúng tâm trạng của mình. Nghe sướng làm sao! Người đó sẽ muốn cảm ơn người nhạc sĩ không quen biết, và hiểu được sự đồng cảm giữa người với người qua âm nhạc.

Âm nhạc làm cho một người trở nên phong phú hơn, tốt đẹp hơn; có khả năng đưa con người đến gần nhau hơn. Như vậy khả năng âm nhạc làm cho xã hội thăng hoa là một điều hoàn toàn khả thi. Một xã hội có nhiều cá nhân có khả năng thưởng ngoạn âm nhạc cao ắt hẳn sẽ là một xã hội nhân văn hơn, với tinh thần hòa ái cao hơn. Trong bối cảnh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua loay hoay chuyển từ “đấu tranh giai cấp” sang “làm giàu trên hết”, một xã hội nhân văn hơn là niềm mơ ước của nhiều người Việt.

Rồi cũng với âm nhạc, nhân loại mơ về một thế giới đại đồng với hoan khúc bất tử Hymne Ode A La Joie (Symphony No.9 – Beethoven). Âm nhạc là ngôn ngữ chung của mọi dân tộc. Nói chi đến thế giới cho to lớn, chỉ ở trong nước Mỹ thôi ngày nay người ta đang thù ghét, chia rẽ vì chính trị. Trong tình hình như vậy, bàn chuyện giáo dục âm nhạc để làm cho con người biết thương yêu nhau là một đề tài không bao giờ cũ.

Doãn Hưng

Jul 16, 2024

ĐÀN PIANO CỦA EM - Maya và Zayn

 Maya mô tả "đàn piano của em" bằng một bài văn ... không chữ nhưng với tiếng đàn 😌


https://youtu.be/RnDljsArxKQ


https://youtu.be/MKLbC42FgMc




https://youtu.be/-PLx4M-QWWs


https://youtu.be/Rha5FygtAsc


PS:

Maya đàn được ... so does Zayn 


https://youtube.com/shorts/yHTm78lg7uI


https://youtube.com/shorts/HP7aFeHrAoI


https://youtube.com/shorts/PKYiY-P-SBI


Jul 15, 2024

ĐÀN PIANO CỦA EM - Vũ Minh Chi tự Cỏ


Trong số những món quà em được tặng, em đặc biệt yêu thích cây đàn piano. Em được bà ngoại gử tẳng vào năm em 4 tuổi. Cây đàn có vỏ ngoài làm bằng gỗ màu nâu bóng. Các phím đàn đều tăm tắp, khi đánh âm thanh từ phím đàn vang lên du dương. Em được cô giáo dạy đánh những bài nhạc đầu tiên. Em mong rằng một ngày nào đó em có thể đánh những bản nhạc hay để gửi tặng bà.

Vũ Minh Chi - tự Cỏ"





Bà ra đề bài “chiếc đàn piano của em” cho Cỏ từ lâu rồi. Em trả lời bà rằng em chỉ thích học bơi và đánh cầu thôi. Nên bà chẳng hy vọng gì! Vậy mà hôm nay Cỏ làm bất ngờ…

Bà ngoại nghe xong lẽ dĩ là khen Cỏ quá chừng. Nhưng đến khi hỏi chừng nào mình học đàn thì em làm lơ. Hỏi gặn thì em vẫn chỉ thích học bơi và đánh cầu mà thôi. 

Mẹ của Cỏ: Vậy là bài viết của mình không trung thực rồi!

Cỏ đổi đề tài liền một khi: Con nói là ma có thật mà…

Nhận thấy rằng “gợi ý mà không bắt đúng tần số của cháu thì nên dừng” kẻo mà… nó không thèm nói chuyện với bà nữa là hỏng chuyện hết!

Hết chuyện!

- bà ngoại Doãn Cẩm Liên


Jul 14, 2024

XEM PHIM FACE OFF 7: ONE WISH - MỘT ĐIỀU ƯỚC- NGHĨ VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM - Doãn Quốc Hưng


Chưa đầy ba tháng sau khi giới thiệu bộ phim Mai tại thị trường Âu, Mỹ, công ty phát hành phim 3388 lại tổ chức buổi ra mắt giới thiệu một bộ phim Việt Nam mới với tựa đề Face Off 7: One Wish (Lật Mặt 7: Một Điều Ước). Đây là tập mới nhất của loạt phim dài nhất và thành công nhất mọi thời đại tại Việt Nam. Phim được khởi chiếu quốc tế vào ngày 14/06/2024 tại hơn 12 quốc gia trên khắp 3 lục địa Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc, trở thành bộ phim có suất chiếu quốc tế rộng nhất từ ​​trước đến nay. Phim được viết kịch bản bởi Lý Hải, cũng chính là đạo diễn; nhà sản xuất là Minh Hà- Lý Hải Production; nhà phát hành độc quyền ở quốc tế là 3388 Films. Cả Lý Hải và Minh Hà đều có mặt trong buổi ra mắt tại Regal Irvine Spectrum Quận Cam vào tối 11 tháng 6.

Một số khán giả khi đọc tựa phim là Face Off nghĩ rằng sẽ xem một bộ phim hành động. Lâu nay, phim Việt Nam chủ yếu là phim võ thuật, hình sự, phiêu lưu, phim hài. Nhưng họ đã lầm, vì nội dung chính của Face Off 7 có liên quan đến văn hóa gia đình Việt Nam, một nội dung ít được khai thác trước đây. Nhưng với một nội dung không được trông đợi, phim lại cho khán giả nhiều điều bất ngờ, và là những bất ngờ thú vị.

Nhân vật chính là Bà Hai, một người mẹ góa chồng từ sớm, một mình tảo tần nuôi dạy năm đứa con từ thơ dại cho đến khôn lớn. Diễn viên Thanh Hiền có gương mặt gầy gò nhưng phúc hậu, với những nếp da nhăn, mái đầu bạc, là hình ảnh điển hình của Mẹ Việt Nam từ nhiều thập kỷ trong lĩnh vực điện ảnh, nhiếp ảnh. Cũng nhờ vậy mà nhiều khán giả thấy hình ảnh của mẹ mình, bà mình qua nhân vật Bà Hai, cảm thấy bị cuốn hút theo những vui buồn của bà trong suốt bộ phim.

Bà Hai không chỉ có ngoại hình đặc trưng của một bà mẹ quê Việt Nam, mà còn cả về tính cách. Bà là một người khiêm tốn, lúc nào cũng cảm ơn người khác, và luôn nhận phần lỗi về mình. Nước mắt chảy xuôi, bà lo cho con cháu cả gần lẫn xa, nhưng không bao giờ đòi hỏi ở các con điều gì. Bà là một người nhân ái, thường giúp đỡ người khác cho dù mình nghèo khó. Cũng chính vì sự rộng lượng ngay cả với một cô du khách trẻ nhà giàu từ Sài Gòn đến du lịch ở con suối trước nhà bà ở Huyện Lạc Dương, bà bất ngờ có được sự giúp đỡ của cô gái này nhân dịp xuống Sài Gòn, từ đó giúp người con út làm thợ xây dựng thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, phá sản do vi phạm luật xây dựng. Một triết lý “ở hiền gặp lành” rất đặc trưng trong văn hóa Việt.

Khán giả xem phim không chỉ thấy hình ảnh người Mẹ Việt Nam quen thuộc qua Bà Hai, mà còn thấy những bi kịch của gia đình bà ở nhiều gia đình Việt Nam khác. Một điểm thành công của bộ phim là đặt ra những vấn đề rất chung của nhiều gia đình Việt ngày hôm nay, không chỉ ở trong nước mà cả ở hải ngoại. Bà sống với người con gái thứ nhì, Ba Lành, ở ngoại ô Đà Lạt, trong khi bốn người con khác phải đi lập nghiệp ở các tỉnh thành khắp ba miền. Ai cũng bận bịu sinh nhai, chăm sóc gia đình, chẳng mấy khi về thăm mẹ, ngay cả khi mẹ bị té gãy chân. Rồi gia cảnh còn thêm khó khăn khi con gái của Ba Lành bị bệnh phải nằm nhà thương trên tỉnh, cô không thể vừa chăm mẹ, vừa lo cho con, nên đành phải dùng video call họp gia đình, kêu gọi anh chị em tìm giải pháp phụ giúp chăm mẹ. Ban đầu ai cũng đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Nhưng rồi một giải pháp buộc mọi người phải chấp nhận, đó là phải luân phiên chăm sóc mẹ tại nhà của mình. Hình như đó cũng là tình trạng chung của nhiều gia đình Việt ở Mỹ trong cuộc sống sấp ngửa, bon chen, đầy áp lực…

Bà Hai đầu tiên được đón ra sống với người con trai lớn, Hai Khôn, ở Hà Nội. Ở đó, bà lại chứng kiến bi kịch của gia đình con trai, bố mẹ chịu nhiều áp lực khi phải lo kiếm tiền chi trả cho các tiện nghi vật chất, nhưng lại thiếu thì giờ cho con cái đang ở tuổi thành niên. Bố mẹ luôn kỳ vọng các con phải học thật giỏi, nhưng không quan tâm đến việc con mới lớn có mơ ước gì. Đến lúc con cái làm điều sai trái, cha mẹ chỉ biết trách mắng. Không có kết nối truyền thông giữa cha mẹ và con cái, không có tình thương, căn nhà không phải là một mái ấm gia đình. Trong những năm qua ở Quận Cam, đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức về những vấn đề tương tự dành cho gia đình gốc Việt. Một vài học sinh trung học gốc Việt đã phải tìm đến cái chết vì không có được sự cảm thông của cha mẹ thể vượt qua những áp lực ngoài xã hội.

Vào cuối phim, khi nhận ra hoàn cảnh khó khăn của từng gia đình 5 người con, Bà Hai tự tìm đến một viện dưỡng lão để không trở thành gánh nặng cho con cái. Đó có phải là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình gốc Việt ở Mỹ? Và có bao nhiêu cha mẹ Việt Nam cảm thấy hài lòng với việc sống ở viện dưỡng lão vào giai đoạn cuối đời như Bà Hai?

Bộ phim rồi cũng kết thúc có hậu, khá logic, không quá phi thực tế. Ban đầu Bà Hai được các con miễn cưỡng đưa về chăm sóc. Nhưng đến với gia đình nào, bà dần trở thành niềm hạnh phúc của gia đình đó. Bà bắt nhịp cầu thương yêu trở lại giữa các thế hệ. Bà giải quyết những mâu thuẫn, khó khăn của từng gia đình. Sau khi đã sống một vòng với tất cả các con, bà trở về nhà, nhưng cả năm người con đều sẵn sàng đón mẹ về sống với gia đình mình trở lại. Khi bà quyết định vào sống tại một viện dưỡng lão, dấu tông tích để cho các con không thể tìm ra, cả bốn người con đều trở về căn nhà thơ ấu để cùng tìm kiếm mẹ. Căn nhà trở thành nơi đoàn tụ của đại gia đình trong dịp Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, đúng như niềm mơ ước từ lâu của bà.

Thêm một điểm đáng khen nữa của Face Off 7:  ngoài việc phác họa thành công về văn hóa gia đình Việt, phim còn giới thiệu một số thành phố ở ba miền một cách khá sống động, chân thực, gần gũi. Khán giả theo Bà Hai ra bắc viếng Hà Nội, về miền Trung hưởng gió biển Ninh Thuận, lên cao nguyên thăm rẫy cà phê Bảo Lộc, về Sài Gòn nghe phố xá ồn ào. Có một số phim Việt Nam khi quay cảnh tại các địa phương lại cố tình làm cho chúng đẹp hơn thực tế. Thí dụ như dựng những cảnh về vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại quá màu sắc, tươm tất, hoàn toàn không đúng với cái đẹp mộc mạc, giản dị của sông nước Miền Nam. Ngoài ra, phim còn cho khán giả có một khái niệm tổng quát nhưng khá thực tế về sinh hoạt của người Việt trong một số ngành nghề tiêu biểu trong xã hội. Hai Khôn là một lãnh đạo trong doanh nghiệp, Tư Hậu là một ngư dân, vợ chồng Năm Thảo đi làm công trên nương rẫy, Sáu Tâm làm công nhân xây dựng. Quả là một bộ phim có nhiều điều để những khán giả hải ngoại cần chú ý nếu muốn tìm hiểu về đời sống ở Việt Nam hôm nay.

Về mặt kỹ thuật, cũng giống như nhiều phim Việt Nam hiện nay, Face Off 7: One Wish rất đáng khen trong kỹ thuật quay, góc quay, ánh sáng… Những ngôn ngữ điện ảnh này được sử dụng ít mang tính khoa trương, mà giúp tăng hiệu ứng của những thông điệp phim gởi đến khán giả. Kịch bản mạch lạc, hợp lý, không cần quá cường điệu hóa nhưng vẫn thu hút được khán giả đến phần kết.

Nếu cần nêu lên “những điều có thể làm tốt hơn” trong dàn dựng, Face Off 7 vẫn hơi bị “tham lam”, cố nhét nhiều thứ không cần thiết vào phim. Thí dụ như phần cuối có thể kết thúc ngắn gọn hơn, ngay ở đoạn các con tìm được Bà Hai ở viện dưỡng lão, kết thúc ngay cảnh đó là đủ và đẹp, không cần đoạn kế tiếp đưa bà về nhà mới. Và phim cũng nên để cho khán giả không gian để tưởng tượng, suy nghĩ thêm về những điều không được diễn trên màn ảnh. Dẫn dắt trong mọi chi tiết có thể làm khán giả mất đi cảm xúc của riêng mình đối với bộ phim.

Nhưng đó chỉ là những khuyết điểm nhỏ. Một số khán giả sau khi xem Face Off 7: One Wish phát biểu rằng phim đã làm cho họ thực sự rơi nước mắt, đem lại nhiều cảm xúc đặc biệt. Đã lâu rồi mới được xem một bộ phim Việt Nam chủ đề tâm lý xã hội mang lại nhiều điều để suy gẫm sau khi ra về như vậy. Một khán giả khác cho rằng nếu chọn một bộ phim Việt gần đây để giới thiệu ra nước ngoài, phim Lật Mặt 7: Một Điều Ước xứng đáng được chọn, vì phim phần nào mang tính chất, con người và văn hóa Việt.

Phim kết thúc với tình tiết đứa cháu nội tìm ra viện dưỡng lão nơi Bà Hai sinh sống nhờ hình ảnh vườn hoa bất tử tại nơi này trên mạng xã hội. Bà Hai cả đời yêu hoa bất tử, một loài hoa đặc trưng của Đà Lạt ngày xưa, nhưng nay ít có người ưa chuộng. Phải chăng loài hoa bất tử của Bà Hai chính là tình mẫu tử, tình thương yêu gia đình, vốn là những nét đẹp đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam? Bộ phim Face Off 7: One Wish như đem lại một tín hiệu tốt lành rằng trong một xã hội Việt Nam ngày nay đang có quá nhiều điều nhiễu nhương,  những nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam vẫn còn có chỗ để tồn tại…

Doãn Hưng

PHỞ ĐỨC TỤNG - ông ngoại Tú Mỡ

 Cô Doãn Thị Mỹ chép nhặt.

Thơ của Cụ Tú Mỡ

Năm 1947, nhà thơ Tú Mỡ đi công tác. Ông cùng người dẫn đường đến Bắc Giang, bụng đói mà trong túi không còn một cắc. Nhà thơ bước vào quán và nói muốn tặng một bài thơ về phở, nếu chủ quán thấy được thì chì xin 2 bát phở, nếu chê dở thì thôi! Chủ quán bất ngờ trước đề nghị của khách, lại thấy cũng là nên gật đầu. Tú Mỡ lấy bút ra chép, chữ hiện loang loáng trên giấy và chưa đầy 10 phút, bài thơ đã xong, nhà thơ hắng giọng đọc cho chủ quán và khách nghe. Nghe xong, chủ quán phục tài vái Tú Mỡ mấy vái rồi sai gia nhân dọn phở mời hai người và cũng không quên xin bài thơ để dán lên cửa. Thực ra đó là bài “Phở đức tụng” ông sáng tác từ năm 1933.

Trong các món ăn quân tử vị
Phở là quà đáng quý nhất trên đời
Một vài xu đâu đắt đỏ mấy mươi
Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ
Này bánh cuốn, này thịt bò, này nước sao nhánh mỡ
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên
Nước mắm hồ tiêu cùng dấm ớt điểm
Khói nghi ngút đưa lên điếc mũi
Như xúc động tới ruột gan, bàn phổi
Như dục khơi cái đói của gan tì
Dẫu sơn hào hải vị không bì
Xơi một bát thường chưa thích miệng
Kẻ phú quý cho tới người bần tiện
Hỏi ai đã nếm chẳng ưa
Thầy thông thầy phán đi sớm về trưa
Điểm tâm phở ngon ơ và chắc dạ
Cánh thợ thuyền làm ăn vất vả
Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn
Khách làng thơ đêm thức viết văn
Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí
Bọn đào kép con nhà ca kĩ
Lấy phở làm đầu vị giải lao
Chúng chị em tối mận sớm đào
Nhờ có phở cũng đỡ hao nhan sắc
Phở là đại bổ, tất bằng mười thuốc bắc
Quế phụ sâm nhung chưa chắc đã hơn
Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch…
Anh em lao động, đồng tiền không rúc ríc
Coi phở là môn thuốc ích vô song
Các bậc vương tôn thưởng chả phượng nem
Chưa chén phở, vẫn còn không đủ món
Chớ khinh phở là đồ ăn hèn mọn
Đấu xảo thành Ba Lê còn phải đón phở sang
Cùng các cao lương vạn quốc phô trương
Ngon lại rẻ, thường tranh quán giải
Sống trên đời phở không ăn cũng dại
Lúc buông tay ắt phải cũng kèm
Ai ơi! Nếm thử kẻo thèm…

Ngọc Tiến sưu tầm, in trong khảo cứu “Đi ngang Hà Nội – Đi dọc Hà Nội




Jul 12, 2024

KỂ CHUYỆN MA TRONG CHUYẾN DU LỊCH MÙA HÈ 2024 TẠI BẮC IRELAND - Anh Quân

Anh Quốc nổi tiếng với chuyện ma và những địa điểm có ma ám. Vương quốc sương mù có nhiều lâu đài cổ kính, các quán trọ cổ xưa, nằm ở những điểm lịch sử chiến trường chém giết, nay trở thành điểm du lịch. Các câu chuyện ma rất phổ biến rộng rãi ở truyền thống văn hoá Anh.

Khi nghe chuyện ma, mỗi cá nhân có phản ứng khác nhau. Có người sẽ nói chuyện vớ vẩn, làm gì có ma! Có người vừa nghe vừa sợ vì tin có ma. Có người nửa tin, nửa ngờ, vì được nghe chuyện ma nhưng chưa bao giờ thấy. Sau đây là câu chuyện ma mà chính nhóm chúng tôi chứng kiến trong một chuyến đi du lịch mùa hè năm 2024 vừa qua.

Nhóm chúng tôi gồm sáu người. Bốn người bạn thân từ Mỹ sang chơi, còn tôi và thằng con trai ở Anh làm tài xế và người hướng dẫn du lịch. Sau một tuần viếng thăm xứ Scotland, chúng tôi tiếp tục hành trình đến Belfast Bắc Ireland, lái xe đi thăm viếng khu vực nổi tiếng “Ghềnh Đá Đĩa Giant’s Causeway”. Chúng tôi thăm khu di sản thế giới, rồi lái xe về đến khách sạn khoảng 11:30 tối vào ngày 15 tháng 6 2024. Khách sạn có tên là Dobbins Inn, do bạn Linh đặt từ Mỹ. Linh nhớ lúc đặt phòng, trên internet có nói khách sạn này có ma, nhưng không để ý.

Khi ở quầy lễ tân nhận chìa khoá phòng, bạn Khanh bắt đầu có cảm giác lạnh người. Quán trọ dùng ánh đèn vàng loe lét nên không khí càng ảm đạm. Phía sau quầy tiếp tân là một bộ đồ giáp chiến binh vào khoảng 500-600 năm trước, càng làm cho Khanh tăng thêm sự bất an. 

Khanh và Linh ở cùng phòng. Khi vào phòng, như thường lệ, Khanh mở phone để xem tin nhắn, lúc đó mới giật bắn người khi đọc một loạt ba tin nhắn bằng tiếng Anh của chính mình, gởi đi vào lúc chiều, cho một người quen tên Vân ở Dallas. Cả ngày đi chơi, Khanh để phone trên xe, đâu có nhắn tin cho ai! Nguyên văn tin nhắn như trong tấm hình chụp màn hình phone dưới đây: 

chuyện ma - tin nhắn của Khanh

Ba tin nhắn đều viết bằng tiếng Anh. Điều khó hiểu là vì Khanh khi viết tin nhắn cho bạn Việt luôn luôn dùng tiếng Việt. Mà cách hành văn cũng không phải là thứ Anh ngữ Khanh thường sử dụng. 

Điều khó hiểu kế tiếp là Khanh vẫn chỉ gọi địa danh này là “Ghềnh Đá Đĩa”, chứ không biết đến cái tên chính xác của nó “Giant’s Causway”. Làm sao Khanh có thể viết được trong tin nhắn chi tiết này?

Thêm nữa, không có lý do gì Khanh nhắn tin cho Vân, một người quen ít liên lạc. Nếu có nhắn tin thì người đầu tiên Khanh liên lạc là con trai mình ở Virginia. 

Khanh càng thêm sợ…

Vì quên lấy password cho Wifi, Linh gọi xuống phòng tiếp tân thì không ai bắt máy. Thế là Linh và Khanh cùng đi xuống lễ tân để hỏi. Cả hai đều lấy làm lạ khi nhìn thấy nhân viên đứng ngay ở quầy, nhưng lại không bắt điện thoại. 

Khanh và Linh đi đến phòng của Hương & chị Khánh, hai người cùng đi trong đoàn để báo password Wifi. Theo bảng chỉ dẫn số phòng, Khanh rẽ phải, mở một cánh cửa ở hành lang. Bất thình lình, một sức mạnh vô hình giáng vào đầu Khanh, làm cho Khanh mất thăng bằng, đập mạnh vào cánh cửa làm nó mở tung, rồi theo đà đập mặt vào một cửa phòng cạnh cửa hành lang. Tiếng đập rất to. Linh đi ngay sau lưng Khanh như chết điếng khi nhìn thấy bạn té khuỵ xuống, bị choáng váng. Linh chưa kịp có phản xạ gì, thì Hương từ trong phòng nghe tiếng ồn mở cửa ra, chạy đến đỡ Khanh dậy. 

Khanh và Linh quay lại phòng để xem các thương tích trên mặt. Khuôn mặt Khanh bị xưng từ trán xuống phía bên má. Gò má bị trầy xước và một cục u bầm tím như hạt đậu phía đuối mắt trái. Lúc này, Khanh biết là mình bị ma phá. Mà chắc không phải là ma thường, có thể là quỷ. Vì chỉ có quỷ mới có thể tạo ra lực mạnh như vậy đuợc!

Khanh bắt đầu một tay ôm vết thương, miệng niệm “Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”. Sau 15 phút niệm, vết xưng trên mặt giảm đi, cảm giác sợ hãi bắt đầu tan biến.

Khanh bị ma phá trực tiếp bằng sức mạnh vô hình. Còn tôi gặp những điều cũng rất khó lý giải cho hợp lý. Tôi là dân chụp ảnh, cho nên trong những chuyến đi xa có những thứ không bao giờ quên mang: hai cái máy chụp hình, hai ống kính, 10 cục pin, hai cái ổ sạc pin , 20 cái thẻ nhớ. Chúng là các “vật bất ly thân”. 

Đêm chót ở ngôi làng khu vực khách sạn, Carrickfergus, tôi đi chụp một số ảnh. Sau khi chụp được một lô hình, tôi về khách sạn, chuyển tất cả hình ảnh từ thẻ nhớ qua ổ cứng. Lúc đó đã hơn 1 giờ đêm, tôi đi ngủ, máy labtop vẫn để trên bàn, cùng với túi đựng 20 cái thẻ nhớ. Sáng dậy dọn dẹp mọi thứ theo một cách tự nhiên vào túi xách, chắc chắn trên bàn không còn một thứ gì cả. Tôi còn để £5 trên bàn để tip cho người dọn phòng. Nhưng khi đến địa điểm thăm viếng kế tiếp là thành phố Dublin, vào khách sạn tôi không tìm thấy túi thẻ nhớ. Tìm hết trong túi xách và túi máy ảnh mà không thấy gì hết. Tôi vô cùng bực mình, vì đây là “vật bất ly thân” của dân chụp hình! Cả ngày tôi lái xe từ Belfast đến Dublin không hề đụng tới máy ảnh. Tôi liên lạc lại với khách sạn Dobbins Inn nhờ nhân viên tìm thử. Họ trả lời không có gì quên hết! 

Sau khi chuyến đi kết thúc, tôi vào internet để tìm hiểu thông tin, thì mới biết khách sạn tôi ở nổi tiếng là có ma!  

Carrickfergus là một ngôi làng nhỏ, cách thành phố Belfast 10 dặm. Vào thế kỷ 17 có một câu chuyện tình kết thúc bi thảm, nay trở thành một câu truyện truyền thuyết về người phụ nữ Elizabeth Dobblin (còn có tên gọi là Maud). Chồng của bà là Hugh Dobblin, thuộc một gia đình giàu có và nổi tiếng tại Carrickfergus. Gia đình ông có một ngôi nhà to lớn được xây cất từ thế kỷ 13, sau đó chuyển thành quán trọ, vừa làm nơi ở vừa là nơi kinh doanh. Đó chính là khách sạn Dobbins Inn.

Lâu đài Carrickfergus. Ảnh: Anh Quân

Chuyện ma lâu đài Carrickfergus

Chuyện kể bà Elizabeth Dobblin đã ngoại tình với người lính trẻ đẹp trai đóng quân tại lâu đài Carrickfergus, từ Dobbins Inn đi bộ hơn 5 phút là tới lâu đài. Khi người chồng phát hiện ra sự phản bội của vợ đã nổi cơn thịnh nộ, giết chết cả vợ và tình nhân bằng thanh kiếm của mình. Có người kể với chi tiết khác là Hugh bóp cổ vợ, và giết gã tình nhân bằng kiếm. Nhưng tất cả người trong làng đều nói mối tình này kết thúc trong bạo lực bi thảm. 

Sau khi bà Elizabeth bị giết, linh hồn của bà không được siêu thoát, luôn ám quán trọ này. Qua nhiều năm, khách và nhân viên kể lại một số hiện tượng huyền bí tại khách sạn như sau: 

-         Bóng Ma: Nhiều người nói thấy bóng hình một phụ nữ mặc trang phục cổ điển đi lại trong hành lang và các phòng của khách sạn.

-         Điểm Lạnh: Những điểm lạnh không giải thích được thường được cảm nhận, thường ở cùng những khu vực nơi có những lần nhìn thấy ma.

-         Tiếng Ồn Không Giải Thích: Những tiếng động lạ như tiếng bước chân, tiếng thì thầm và tiếng đập vang lên mà không có nguồn gốc rõ ràng.

-         Cảm Giác Bị Chạm: Một số người báo cáo cảm giác bị chạm vào mặt, hoặc bị đẩy khi không có ai ở xung quanh.

-         Đồ Vật Di Chuyển: Đôi khi các đồ vật tự di chuyển, hoặc được tìm thấy ở những nơi không phải được đặt.

Trước khi tôi viết lại câu chuyện ma này, tôi có liên lạc đến khách sạn, tường thật mọi chuyện xảy ra. Tôi có yêu cầu nhân viên quản lý xác nhận là quán trọ có linh hồn chưa siêu thoát của bà Elizabeth không? Cho đến này họ vẫn giữ im lặng. 

Giờ đây, đã trở về nhà, vượt qua nỗi sợ, chúng tôi lại thấy chuyến đi của mình trở nên trọn vẹn hơn. Đi du lịch ở Anh mà chưa gặp ma thì có thể xem như vẫn còn thiếu sót…

Anh Quân 

Jul 10, 2024

PORTREE VÀ BẾN CẢNG - Anh Quân


Portree là thị trấn lớn nhất và trung tâm hành chính của Isle of Skye, một trong những hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Inner Hebrides của Scotland. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về Portree:

Vị trí: Portree nằm ở bờ đông của Isle of Skye, được bao quanh bởi các vịnh nhỏ và vách đá. Thị trấn có cảng tự nhiên bảo vệ bởi những vách đá cao, tạo nên một cảnh quan đẹp mắt.

Lịch sử: Portree có nghĩa là "Cảng của Vua" (Port Rìgh trong tiếng Gaelic) và tên này xuất phát từ chuyến thăm của Vua James V của Scotland vào năm 1540. Thị trấn có một lịch sử lâu đời với nhiều câu chuyện và truyền thuyết liên quan đến nó.

Dân số: Portree có khoảng 2,000 cư dân, là nơi tập trung dân cư lớn nhất trên đảo.

Du lịch: Portree là điểm đến phổ biến cho du khách với nhiều khách sạn, nhà nghỉ, và nhà hàng. Thị trấn cũng có một số điểm tham quan nổi bật như:

Cảng Portree: Với những ngôi nhà màu sắc rực rỡ nằm dọc bến cảng, đây là nơi lý tưởng để đi dạo và thưởng thức cảnh quan.

Aros Centre: Một trung tâm văn hóa và giải trí, cung cấp thông tin về lịch sử và văn hóa địa phương, cùng với các buổi biểu diễn âm nhạc và kịch nghệ.

Scorrybreac: Một tuyến đường mòn đi bộ nổi tiếng, cung cấp tầm nhìn tuyệt đẹp ra biển và các vịnh nhỏ.

Hoạt động ngoài trời: Portree là điểm khởi đầu lý tưởng cho các chuyến phiêu lưu ngoài trời trên Isle of Skye. Các hoạt động phổ biến bao gồm leo núi, đi bộ đường dài, và khám phá các điểm tham quan thiên nhiên như Old Man of Storr, Quiraing, và Fairy Pools.

Cơ sở hạ tầng: Thị trấn có đầy đủ các dịch vụ và tiện ích cơ bản, bao gồm các cửa hàng, trường học, bệnh viện nhỏ, và các dịch vụ công cộng khác.

Sorley MacLean: Sorley MacLean là một trong những nhà thơ viết bằng tiếng Gaelic nổi tiếng nhất của Scotland. Ông sinh ra trên đảo Raasay gần đó và có một mối liên hệ chặt chẽ với Isle of Skye và Portree. MacLean đã đóng góp rất nhiều cho văn học Gaelic và là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong văn hóa Scotland.

Ian Anderson: Trưởng nhóm và ca sĩ của ban nhạc rock Jethro Tull, đã từng sống trên Isle of Skye và có mối liên hệ với Portree. Anderson là một nhân vật âm nhạc nổi tiếng và sự hiện diện của ông đã thu hút sự chú ý đến khu vực này.

- Anh Quân




NEIST POINT LIGHTHOUSE - Anh Quân


 

Neist Point Lighthouse, nằm ở phía tây của đảo Isle of Skye ở Scotland, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và thu hút du khách

Cảnh quan tuyệt đẹp:

• Vách đá dựng đứng: Những vách đá cao chót vót tạo nên một khung cảnh hùng vĩ và đầy ấn tượng, là nơi lý tưởng để chụp ảnh.

• Đại Tây Dương: Từ ngọn hải đăng, du khách có thể nhìn ra biển xanh bao la, tạo nên một tầm nhìn tuyệt đẹp, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn.

Vào ngày đẹp trời là Địa điểm ngắm hoàng hôn:

• Hoàng hôn lãng mạn: Ngọn hải đăng Neist Point là một trong những địa điểm tốt nhất để ngắm hoàng hôn trên đảo Skye. Ánh nắng cuối ngày chiếu lên biển và vách đá tạo nên một cảnh tượng lãng mạn và kỳ ảo.

Lại đây sẽ thấy ngọn Hải Đăng 

•  Lịch sử:

• Neist Point Lighthouse được xây dựng vào năm 1909 bởi David Alan Stevenson, một thành viên của gia đình Stevenson nổi tiếng với nhiều thế hệ kỹ sư xây dựng ngọn hải đăng ở Scotland.

• Ngọn hải đăng này bắt đầu hoạt động vào năm 1910 và ban đầu sử dụng dầu hỏa trước khi chuyển sang điện.

•  Kiến trúc:

• Ngọn hải đăng cao khoảng 19 mét và có một tòa nhà phụ trợ cho những người quản lý.

• Ngọn hải đăng vẫn hoạt động tự động và không còn người quản lý sống ở đó nữa.

Đi bộ ở đây mệt lắm vì 

•  Đi bộ và leo núi: Khu vực xung quanh Neist Point cung cấp nhiều cơ hội đi bộ và leo núi, với những con đường mòn đẹp và phong cảnh tuyệt vời.

•  Thiên nhiên hoang sơ: Khám phá những vùng đất hoang sơ và tận hưởng sự yên bình của thiên nhiên là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến đây.

Nếu đi đúng dịp thì sẽ thấy 

• Cá voi và cá heo: Khu vực này là một điểm lý tưởng để quan sát cá voi và cá heo. Du khách có thể thấy những chú cá heo bơi lội hoặc cá voi di cư qua vùng biển này.

• Chim biển: Neist Point là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển, bao gồm cả chim puffin. Đây là một địa điểm tuyệt vời để xem chim và chụp ảnh chúng trong môi trường tự nhiên.

Neist Point Lighthouse không chỉ là một ngọn hải đăng có ý nghĩa lịch sử mà còn là một địa điểm tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của Scotland.

- Anh Quân 







Jul 7, 2024

GALLRUS ORATORY - Anh Quân



Gallarus Oratory là một công trình kiến trúc tôn giáo cổ xưa nằm ở bán đảo Dingle, phía tây nam Ireland. Được cho là xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9, Gallarus Oratory là một trong những ví dụ điển hình và được bảo tồn tốt nhất của kiến trúc nhà thờ sớm thời kỳ Cơ đốc giáo tại Ireland.

Kiến trúc

Gallarus Oratory được xây dựng theo kiểu dáng giống một chiếc thuyền lật ngược, với các bức tường làm từ đá xếp khít nhau mà không cần dùng vữa. Kỹ thuật xây dựng này đã giúp cho công trình vẫn còn nguyên vẹn và chống chịu được thời gian suốt hàng thế kỷ. Kết cấu đơn giản với hình chữ nhật, có một cửa nhỏ ở mặt phía tây và một cửa sổ nhỏ hướng về phía đông, nơi mà ánh sáng bình minh có thể chiếu vào bên trong.

Ý nghĩa tôn giáo và lịch sử

Oratory là một từ Latin có nghĩa là "nhà cầu nguyện". Gallarus Oratory có thể đã được sử dụng như một nơi cầu nguyện hoặc nơi ẩn tu cho các tín đồ Cơ đốc giáo sớm. Mặc dù không có nhiều tài liệu lịch sử cụ thể về việc sử dụng của nó, công trình này thường được liên kết với thời kỳ mà Cơ đốc giáo bắt đầu bén rễ và phát triển mạnh mẽ ở Ireland.

Truyền thuyết và khám phá

Theo truyền thuyết địa phương, Gallarus Oratory là nơi mà các tín đồ Cơ đốc giáo đến để tìm kiếm sự tha thứ và bình yên. Nếu ai đó đến nơi này và thành tâm cầu nguyện, mọi tội lỗi của họ sẽ được tha thứ.

Du lịch và bảo tồn

Ngày nay, Gallarus Oratory là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến khám phá và tìm hiểu về lịch sử cũng như kiến trúc độc đáo của nó. Công trình này đã được bảo tồn và duy trì một cách cẩn thận để giữ nguyên vẹn vẻ đẹp và giá trị lịch sử của nó.

Gallarus Oratory không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng của tinh thần tôn giáo và văn hóa lâu đời của Ireland. Sự tồn tại của nó là minh chứng cho tài năng và sự khéo léo của những người thợ xây dựng cổ xưa, cũng như lòng tin và sự kiên định của những tín đồ Cơ đốc giáo sớm tại vùng đất này.

- Anh Quân 


VÁCH ĐÁ MOHER - CLIFFS OF MOHER - IRELAND - Anh Quân


Chúng tôi đến vách đá Moher , thời tiết mưa gió nên chụp những tấm ảnh với ánh sáng không được đẹp cho lắm.

Vách đá Moher (Cliffs of Moher) là một trong những điểm tham quan thiên nhiên nổi tiếng nhất tại Ireland. Nằm ở bờ biển phía tây nam của quận Clare, vách đá Moher kéo dài khoảng 8 km dọc theo bờ Đại Tây Dương và đạt độ cao tối đa khoảng 214 mét tại điểm cao nhất của chúng.

Đặc điểm nổi bật

Cảnh quan hùng vĩ: Vách đá Moher nổi bật với những mỏm đá vươn cao, tạo nên một cảnh quan ngoạn mục và đầy ấn tượng. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Đại Tây Dương, dãy núi Maumturks và Twelve Bens ở phía bắc, cũng như quần đảo Aran.

Đa dạng sinh học: Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển, bao gồm các loài hiếm như chim puffin, chim hải âu, và chim fulmar. Do đó, vách đá Moher cũng là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên và chim chóc.

Tháp O'Brien: Tháp O'Brien được xây dựng vào năm 1835 bởi Sir Cornelius O'Brien, một nhà quý tộc địa phương. Tháp này cung cấp một vị trí quan sát tuyệt vời cho du khách muốn chiêm ngưỡng toàn cảnh vách đá và vùng biển xung quanh.

Điện Ảnh :

Vách đá Moher đã trở thành bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng nhờ vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của nó. Dưới đây là một số bộ phim đáng chú ý đã được quay tại đây:

Harry Potter và Hoàng tử Lai ( Harry Potter and the Half-Blood Prince (2009)): Trong phần thứ sáu của loạt phim Harry Potter, vách đá Moher được sử dụng làm bối cảnh cho cảnh mà Harry Potter và Albus Dumbledore đến tìm kiếm một trong những Horcrux của Voldemort. Những cảnh quay trên bờ biển và vách đá tạo nên một bầu không khí kỳ bí và căng thẳng.

The Princess Bride (1987): Bộ phim kinh điển này có một số cảnh quay tại vách đá Moher, được dùng để làm bối cảnh cho "Cliffs of Insanity". Nhân vật chính phải leo lên những vách đá thẳng đứng để trốn thoát khỏi kẻ địch, tạo nên một cảnh quay đầy kịch tính và hấp dẫn.

Leap Year (2010): Bộ phim hài lãng mạn này có sự tham gia của Amy Adams và Matthew Goode. Một số cảnh quay trong phim diễn ra tại vách đá Moher, mang lại cho bộ phim những khung cảnh lãng mạn và đẹp mắt của bờ biển Ireland.

Ryan's Daughter (1970): Bộ phim này của đạo diễn David Lean cũng có một số cảnh quay tại vách đá Moher. Mặc dù không nổi tiếng như những bộ phim khác trong danh sách, nhưng Ryan's Daughter đã khai thác tối đa vẻ đẹp tự nhiên của vách đá Moher để làm nổi bật bối cảnh của câu chuyện.

The Mackintosh Man (1973): Một bộ phim gián điệp với sự tham gia của Paul Newman, vách đá Moher đã xuất hiện trong một số cảnh quay, góp phần tạo nên bối cảnh ly kỳ và hấp dẫn cho câu chuyện.

Irish Wish (2024)

Những bộ phim này đã góp phần làm tăng sự nổi tiếng của vách đá Moher, biến nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn không chỉ với khách du lịch mà còn với các nhà làm phim trên toàn thế giới.

Bảo tồn và bảo vệ

Do lượng du khách đông đảo, việc bảo vệ và bảo tồn vách đá Moher là rất quan trọng. Các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý du lịch bền vững đã được áp dụng để đảm bảo rằng vẻ đẹp thiên nhiên này sẽ được duy trì cho các thế hệ tương lai.

Vách đá Moher không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn là một biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của Ireland. Du khách đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp mà còn để cảm nhận sự hùng vĩ và mạnh mẽ của thiên nhiên.

- Anh Quân



QUÁN TRỌ DOBBLINE - LINH HỒN MAUD - Anh Quân


Anh quốc là một quốc gia có nhiều câu chuyện ma và những địa điểm có ma ám,  lý do là vì bắt nguồn từ lịch sử kéo dài hàng ngàn năm và đầy phức tạp, từ đó đã tích luỹ được một số lượng câu chuyện huyền bí và truyền thuyết. 

Khi đến Anh quốc sẽ thấy nhiều lầu đài cổ kính vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, các quán trọ cổ xưa bình thường hoạt động, những điểm lịch sử như chiến trường chém giết nhau và hành quyết nay trở thành điểm du lịch thăm viếng , còn các toà nhà cũ hay quán trọ nhìn thấy âm u khi hoàng hôn mà trong quá khứ có sự kiện bi thãm . Từ đó có những truyền thuyết và câu chuyện về hiện tượng siêu nhiên xảy ra tự nhiên trong đời sống mà có tính chất đặc biệt , huyền bí mà khoa học chưa thể giải thích bằng định luật

Các câu chuyện ma rất phổ biến rộng rãi văn hoá dân gian và truyền thống văn hoá Anh. Chúng đã được truyền qua nhiều thế hệ tại các khu vực có những câu chuyện huyền bí trở thành độc đáo, sống động và đầy hấp dẫn từ đó nước Anh trở thành điểm nóng cho các câu chuyện ma.

Khi kể chuyện ma thì từng mỗi cá nhân có một phản ứng khác nhau. Có người sẽ nói chuyện vớ vẩn, làm gì có ma. Có người vừa muốn nghe mà lại sợ vì tin có ma. Có người nửa tin và nửa ngờ vì nghe được nghe chuyện ma nhưng chưa thấy ma thì không biết nên tin hay không tin. Có một điều Ma thuộc thế giới tâm linh của con người bởi vậy đi bất cứ đâu trên thế giới thì sẽ luôn được nghe chuyện ma. Thường được các câu chuyện ma được nghe là từ cái chết oan ức, người mất không siêu soát và vương vấn tại địa điểm hay khu vực đó. 

Carrickfergus là một cái làng nhỏ, cách thành phố Belfast  10 dặm (khoảng 16 cây số)  – thủ phủ của Bắc Ái Nhĩ Lan (Northern Ireland) , thuộc Liên hiệp Anh thì vào thế kỷ 17 có một câu chuyện tình với kết thúc bi thảm và giờ trở thành một câu truyện truyền thuyết về người phụ nữ Elizabeth Dobblin ( còn tên gọi là Maud). Chồng của bà là Hugh Dobblin của một gia đình giàu có và nổi tiếng tại Carrickfergus. Gia đình ông sở hữu một ngôi nhà to lớn được xây cất từ thế kỷ 13, sau đó ông xây cất ngôi nhà thành quán trọ vừa làm nơi ở vừa là nơi kinh doanh. Cho đến ngày hôm nay vẫn còn là quán trọ mang tên Dobblins Inn. 

Chuyện kể như sau bà Elizabeth Dobblin đã ngoại tình với người lính trẻ đẹp trai đang đóng quân tại lâu đài Carrickfergus, từ quán trọ Dobblin là nhìn thấy lâu đài này trong tầm mắt và đi bộ hơn 5 phút là tới lâu đài. Khi ông Hugh phát hiện ra sự phản bội của vợ đã nổi cơn thịnh nộ và giết chết cả vợ và cả tình nhân của vợ bằng thanh kiếm của mình. Có người kể với chi tiết khác là Hugh bóp cổ vợ mình và giết tình nhân bằng thanh kiếm, nhưng tất cả người trong làng đều nói mối tình ngoại tình này kết thúc thật là bạo lực và bi thãm, đưa đến kết quả là tội ác mặc dù trong đó có hành động đam mê và sự phản bội . Ngoài ra có một tin đồn vì từ nhà trọ Dobblin đến lâu đài Carrickfergus không xa, nên có đường hầm bí mật giấu sau lò sưởi, nối từ quán trọ đến lâu đài, và cặp đôi đã sử dụng nó trong các cuộc hẹn hò. Tuy nhiên, đến giờ không ai nói tới đường hầm này, mà chuyện xảy ra tại lò sưởi thì có chuyện để kể. 

Sau khi bà Elizabeth qua đời , thì linh hồn của bà không được siêu thoát, luôn ám ảnh quán trọ này. Qua nhiều năm, khách và nhân viên đã kể lại hiện tượng siêu nhiên và huyền bí là vì linh hồn của bà vẫn còn bất an , không được yên ổn vì cái chết của mình năm xưa: 

·      Bóng Ma: Nhiều người tuyên bố đã thấy bóng hình một phụ nữ mặc trang phục cổ điển đi lại trong hành lang và các phòng của quán trọ.

·      Điểm Lạnh: Những điểm lạnh không giải thích được thường được cảm nhận, thường ở cùng những khu vực nơi có những lần nhìn thấy bóng ma.

·      Tiếng Ồn Không Giải Thích: Những tiếng động lạ như tiếng bước chân, tiếng thì thầm và tiếng đập vang lên mà không có nguồn gốc rõ ràng.

·      Cảm Giác Bị Chạm: Một số người báo cáo cảm giác bị chạm vào hoặc bị đẩy khi không có ai ở xung quanh.

·      Đồ Vật Di Chuyển: Đôi khi các đồ vật tự di chuyển hoặc được tìm thấy ở những nơi không phải ban đầu đặt.

Các địa điểm hay có bóng của Maud và tình nhân hay xuất hiện

Ngoài ra bóng hình này cũng hay đi qua khu lễ tân và tiến về lò sưởi. Có người kể cũng thấy bóng người lính trẻ đi dạo hành lang và đi phía lò sưởi.

Phòng số 6 và 21 : Hai Phòng này thường được nhắc đến là điểm nóng cho các hoạt động siêu nhiên. Khách ở đây đã kể lại nhiều lần gặp gỡ với linh hồn của Maud.

Ngoài ra các thành viên của nhân viên cũng đã gặp phải những trải nghiệm ma quái, với cảm giác lo lắng đặc biệt ở phòng 21. Cảm giác này trái ngược với những lời thuật lại đều nói về một linh hồn nữ hiền lành, vì vậy có thể có một năng lượng khác, xấu xa hơn, đang hoạt động. Các vị khách cũng đã kể về "một bầu không khí rõ ràng" trong căn phòng này.

Một người phục vụ kể lại là đã bị một vật nhỏ (được cho là một đồng xu) ném trúng khi đang bày bàn trong nhà hàng vắng vẻ, và một người đầu bếp đã kể bị kéo dây đeo tạp dề và chứng kiến nồi chảo bị xáo trộn bởi những bàn tay vô hình trong nhà bếp của họ.

Dobbins Inn đã đón nhận câu chuyện linh hồn xuất hiện của Maud . Các nhân viên rất am hiểu về câu chuyện của Maud và thường sẵn lòng chia sẻ với những khách tò mò. Bầu không khí lịch sử của quán trọ thêm vào sự hấp dẫn rùng rợn, khiến nó trở thành điểm đến phổ biến cho những người quan tâm đến câu chuyện ma và hoạt động siêu nhiên.

Nhóm chúng tui gồm 6 người, sau một tuần viếng thăm xứ Scotland và tiếp tục cuộc hành trình du lịch hòn đảo Ireland. Anh quốc và Ireland cách nhau một cái biển có tên gọi là biển Irish. Nếu đi bằng xe hơi từ Scotland đi phà qua biển , chọn hai bờ gần nhất thì khoảng cách là 12 miles, nhưng chúng tui đi bằng máy bay từ thủ phủ Edingburg – Scotland, tưởng là nhanh , mà không ngờ là một điều không may xảy ra cho chúng tui là máy bay không khởi hành đúng giờ , đi muộn mất 2 tiếng làm chúng tui không kịp lấy xe thuê khi đến Belfast (thủ phủ của Bắc Ái Nhĩ Lan) , đây cũng bắt đầu điềm không may xảy ra trong ngày và chúng tui gặp những gì từ thế giới huyền bí, mà không giải thích được bằng khoa học. 

Sau giải quyết mọi thứ không may, chúng tui phải thuê một chiếc xe 7 chỗ khác để tiếp tục cuộc hành trình tại Ireland. Tui thì vẫn còn bực mình với cách làm việc không chuyên nghiệp của hãng cho thuê xe, nhưng có bạn Linh kế bên có những lời khuyên để “quẳng đi bực bội”, bạn luôn bình tỉnh nói với tui quan trọng là chuyến đi chơi vui, bỏ hết ưu phiền vì khi mọi thứ giải quyết được bằng tiền bạc thì không xem đó là gánh nặng. 

Theo chương trình của chúng tui là khi lấy được xe là sẽ lái xe đi thăm viếng khu vực nổi tiếng ở Bắc Ái Nhĩ Lan là “Ghềnh đá đĩa Giant’s Causeway”. Chúng tui thăm viếng khu di sản thế giới trong vài tiếng đồng hồ và rời đi khoảng 9 giờ tối. Vào lúc này là trời mùa hè tại Ái Nhĩ Lan chỉ mới bước vào hoàng hôn, sau 10 giờ đêm trời chạng vạng. Chúng tui đi theo hướng dẫn của “Gu Gu” để về khách sạn. Bạn tui mới chọn đường làng để đi, bình thường đi vào ban ngày thì đường làng rất đẹp vì nhìn được các cánh đồng và các ngôi nhà lá xây cất theo phong cách đồng quê tuyệt đẹp , y như trong chuyện cổ tích, nhưng đến lúc bầu trời buớc vào màn đêm thì việc lái xe không còn thích thú , nhất là đường làng tại Ireland rất hiếm thấy những cột đèn điện hai bên đường,  việc lái xe càng khó khăn khi đến những con đường để quẹo trái và quẹo phải vì bị cây cối che mất lối đi. Chúng tui cứ lái xe , cứ thỉnh thoảng đi ngang qua một căn nhà của dân địa phương, ánh đèn trong nhà của họ hắt ra, nhờ đó tui có một cảm giác an toàn trên các con đường làng hoang vắng. Tuy nhiên tui cảm giác đường đi sao mà quá xa, vậy mà tui cứ đùa giỡn theo các phim ma Hong Kong là bọn mình cứ lái thì tự nhiên có một bóng trắng xuất hiện thì sao nhỉ , còn không đi ngang qua một cái cây cổ thụ thì có bóng trắng treo tòn teng thì có ai sợ không ? Rồi tui còn đùa dai hơn nữa là theo các phim kinh dị của Mỹ là chiếc xe bọn tui sẽ bị như các cuốn phim “Wrong Turn” hay “The hills have eyes”  thì sẽ bị lạc vào một nơi gặp kẻ giết người để ăn thịt. 

Chúng tui đến khách sạn sau 10.30 giờ đêm. Bạn Linh đặt đúng Quán Trọ Dobblins. Lúc đó cả nhóm chúng tui không hề biết gì về quán trọ này cả và nhất là câu chuyện linh hồn không siêu thoát Elizabeth Dobblin. Sau đây tui chỉ kể những gì xảy ra đến chúng tui, còn tin hay không tin tuỳ theo người đọc và nhận định từng cá nhân. 

Khi ở phòng lễ tân nhận chìa khoá phòng thì bạn Khanh đã có một cảm giác lạnh người, mà quán trọ lại dùng ánh đèn vàng leo lét nên nhìn chung quanh càng ảm đạm, phía sau quày lễ tân là một bộ đồ giáp của người cựu chiến binh vào khoảng 500-600 năm về trước, càng làm cho bạn Khanh bị tăng thêm sự bất an trong tâm. 

Hai bạn Khanh- Linh đi lên gác để vào phòng, nhìn phía bên phải có 2 khung cửa hình chóp với kính màu ghép, nhìn liếc qua xuyên qua cửa là một sự tối tăm và các bạn thật sự thấy có một cái gì lo sợ . Khi vào phòng như thường lệ là bạn Khanh mở mạng xã hội để xem có ai gởi tin nhắn, bạn ta sửng người ra,  khó lý giải khi đọc một hàng tin nhắn được gởi từ máy điện thoại của bạn ta vào lúc 17:03 đến một người bạn tên Vân ở Texas Hoa Kỳ. 

“Tớ  sẽ đến Giant’s Causeway khoảng 18:03. Tớ sẽ cho bạn biết nếu tớ đến muộn” 

“Tớ cập nhật thông tin là giờ đến Giant’s Causeway vào khoảng 18:09”

“Tớ sắp đến Giant’s Causeway rồi đó”.

-       Ba tin nhắn đều viết bằng tiếng Anh, đây là một điều khó hiểu vì Khanh ở Việt Nam lâu năm, khi viết tin nhắn cho một người bạn Việt Nam thì sẽ có phản ứng dùng tiếng Việt liên lạc chứ sẽ không bao giờ xài tiếng Anh. Với cách hành văn viết tiếng Anh của Khanh sẽ không viết đầy đủ như đoạn tin nhắn. 

-       Điều kế tiếp là Khanh chỉ biết đi tới “Ghềnh đá đĩa” sẽ không nghỉ đến cái tên “Giant’s Causway” , ngay khi mới đến nơi Khanh chỉ nói cái “Ghềnh đá đĩa” này xem ra còn thua cái Phú Yên ở Việt Nam. Vì vậy Khanh sẽ không thể nào viết được địa danh và cho đúng chánh tả từ “Giant’s Causway”.

-       Tiếp theo không có lý do gì cho Khanh nhắn tin như thế này cho người bạn tên Vân, vì đây là người không cần viết báo cáo mình đang ở đâu. Nếu có nói thì người đầu tiên Khanh phải nghỉ đến con trai mình ở Hoa Kỳ. 

-       Thêm nữa người bạn tên Vân không hề biết là Khanh đi đến Ireland, mà có thể bạn Vân cũng không hình dung ra được cái hòn đảo Ireland ở đâu, thì càng không biết “Giant’s Causeway” là nơi nào. 

-       Ngày hôm sau , Khanh có liên lạc với Vân ở Mỹ và Vân nói hoàn toàn không hiểu về nội dung ba tin nhắn này. 

Bạn Khanh trở nên sợ hãi khi ở trong quán trọ này, có một cảm giác là người thế giới bên kia còn vương vấn nơi này. Hai bạn quên lấy mã số cho WIFI , Linh gọi xuống phòng lễ tân thì không ai bắt máy, thế là bạn Linh xuống nhà để hỏi mã số nhưng Khanh trong lòng có mối lo sợ nên đi theo Linh xuống nhà. Cả hai bạn đều lấy làm lạ khi nhìn thấy nhân viên lễ tân đứng ở quầy tiếp hai người khách, mà sao bắt điện thoại của hai bạn gọi xuống. 

Khanh và Linh đi lên gác hai để  đến phòng bạn Hương, đi theo bảng chỉ dẫn số phòng, Khanh mới rẻ bên phải thấy một cánh cửa , như bình thường Khanh chỉ cần nhẹ nhàng đẩy cánh cửa đi qua, không cần dùng sức mạnh tay để mở cửa, bạn Linh đi phía sau, không hề có một động tác nào đụng vào Khanh, dưới chân không có một chướng ngại vật nào, thì một sức mạnh vô hình giáng vào đầu Khanh, làm cho bạn ta mất thăng bằng đập mạnh vào cánh cửa, mở tung ra, theo trớn đập mặt vào một cửa phòng cách cánh cửa khoảng chừng 50 cm. Tiếng đập mạnh rất to, bạn Linh đứng phía sau nhìn thấy mọi sự việc, đứng chết điếng, khi nhìn thấy Khanh té khuỵ xuống, lúc đó Khanh hoàn toàn bị xây xẩm và choáng váng, đau điếng không thể tự đứng dậy. Bạn Linh chưa kịp đỡ Khanh, thì Hương trong phòng nghe tiếng ồn mở cửa ra và đỡ Khanh dậy. 

Khanh và Linh quay lại phòng, để xem các thương tích trên mặt, khuôn mặt bị xưng từ trán xuống phía bên má. Gò má bị trầy xước và một cục u bầm tím như hạt đậu phía đuối mắt trái. Khanh cảm thấy đây không còn là Ma mà là Quỷ vì chỉ có Quỷ thành tinh lâu năm thì mới có một cái lực mạnh bạo vô hình như vậy đuợc. Sau đó Khanh một tay ôm viết thương và niệm “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”, một điều kỳ diệu xảy ra, sau 15 phút niệm thì vết xưng trên mặt giảm đi, cảm giác sợ hãi trong lòng Khanh bị tan biến. Qua hôm sau cục u ở đuôi mắt bị tan biến. Ngoài ra có một điều khó hiểu là hai bạn Linh – Khanh sạc cục pin dự phòng, ánh đèn máy sạc luôn chớp là nhận sạc, lúc cắm vào là 44% nhưng suốt một đêm, vào buổi sáng vẫn là 44% , rồi sau đó mới chịu sạc pin.  

Bạn Khanh bị trực tiếp gặp sức mạnh vô hình. Còn tui và bạn Hương gặp một điều cũng rất khó lý giải cho hợp lý. 

Vào sáng ngày kế tiếp, bạn Hương đi mua tờ báo ở tiệm kế bên, bạn ta trả tiền bằng thẻ tín dụng, khi vào lại quán trọ, thì người nhân viên khách sạn đưa cho Hương cái thẻ tín dụng của Hương, mặc dù Hương nhớ là mình có lấy lại thẻ tín dụng sau khi mua báo, thì tại sao người nhân viên lại biết cái thẻ này của Hương để trao lại, nhất là các nhân viên khách sạn chỉ biết người đặt phòng là bạn Linh. 

Về phần tui, những chuyến đi xa như vậy thì việc chụp ảnh là một điều tui yêu thích. Mọi thứ có thể quên, chứ hai cái máy chụp hình, hai ống kính , 10 cục pin , hai cái ổ xạc pin , 20 cái thẻ nhớ và cái cây chụp hình là không thể quên, y như là các vật bất ly thân. 

Đêm chót ở ngôi làng  Carrickfergus, tui cố đi chụp một số ảnh về đêm, tui đứng kế bên lâu đài chụp hình khá lâu, mọi thứ chung quanh tui vào lúc 11 giờ đêm vô cùng im lặng, không một bóng người. Lúc đó tui không biết câu chuyện anh chàng lính đẹp trai của lâu đài và cô Elizabeth, có nhiều tin đưa ra là thỉnh thoảng về đêm là có hình bóng anh lính này đi lại trong lâu đài. Nói thiệt lúc đó tui mà biết chuyện này thì chẳng bao giờ đứng đó mà chụp hình nghệ thuật về đêm. 

Sau khi chụp được một lô hình là tui về khách sạn, chuyển tất cả hình ảnh từ thẻ nhớ qua cái ổ cứng. Tui chỉnh một vài tấm hình tải lên Facebook xem cho vui. Lúc đó đã hơn 1 giờ đêm, tui đi ngủ , máy labtop vẫn để trên bàn, cùng với túi đựng 20 cái thẻ nhớ.

Sáng dậy tui dọn dẹp mọi thứ theo một cách tự nhiên vào túi xách, thật ra lúc đó tui không nhớ được là có cất 20 thẻ nhớ vào túi chụp hình không ? nhưng tui nhìn trên bàn không còn một thứ gì cả. Tui có để £5 trên bàn là cám ơn người dọn phòng. 

Khi đến thành phố Dublin, vào khách sạn tui không tìm thấy túi thẻ nhớ, tui tìm hết trong túi xách và túi máy ảnh mà không thấy gì hết, tui vô cùng bực mình vì đây là thứ quan trọng cho việc chụp hình làm sao có thể mất. Mà cả ngày tui lái xe từ Belfast đến Dublin không hề đụng tới máy chụp ảnh. 

Tui mới tức tốc liên lạc với khách sạn Dobblins nhờ nhân viên tìm là tui có để quên trong phòng không ? và họ trả lời không có gì quên hết. 

Ngoài ra lúc tui xạc pin trong 2 ngày ở khách sạn này thì luôn nghe âm thanh như chặp điện, tui không để ý cho lắm, nhưng khi tới Dublin thì ổ xạc pin 4 chấu của tui bị hư , đây là một điều bực mình nữa vì cái ổ xạc của tui rất tốt, vì hư như vậy thì làm sao xạc cho pin chụp hình. May con trai tui để một cái cắm điện cho tui, và sau đó tui phải đi mua thêm thẻ nhớ. Thường mua thẻ nhớ trên Amazon là rẻ nhất , giờ phải mua ở tiệm chụp hình là bị chặc chém mà phải chấp nhận thôi. 

Nhiều chuyện xảy ra đến nhóm chúng tui, khó mà giải thích, sẽ có người đọc không tin những chuyện tui viết ra, cho là chuyện vớ vẩn, thời buổi này làm gì có MA. Cá nhân tui không giải thích được, nhưng bạn Khanh và Hương kể chuyện xảy ra thì tui tin vì một điều dễ hiểu là hai bạn đó đâu cần chế chuyện làm gì. Sau đó tui mới vào Internet – mạng xã hội để thăm dò về quán trọ Dobblins thì nhiều câu chuyện về linh hồn “Maud” được kể lại, có những nhóm trẻ đã thuê phòng 21 để ngủ và để xem có gì xảy ra cho họ không? 

Vài ngày trước tui viết một lá thư về quán trọ Dobblins, tường thật mọi chuyện xảy ra cho nhóm chúng tui. Tui có yêu cầu người nhân viên quản lý xác nhận là quán trọ có linh hồn chưa siêu thoát của bà Elizabeth không? Và có đúng những câu chuyện đã ghi trên mạng xã hội không ? và đến giờ họ giữ im lặng, chắc để tui viết vào trang đóng góp ý kiến quá… Có lẽ tui dịch qua tiếng Anh, còn câu khách cho khách sạn chăng thì không biết nhưng tất cả một kỷ niệm đáng nhớ của nhóm chúng tui khi thăm hòn đảo Ireland nơi có nhiều lịch sử và nhất có liên quan đến đất nước Hoa Kỳ. 

- Anh Quân 



GUINNESS SIGNS A LEASE FOR 9000 YEARS – HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ 9000 NĂM - Anh Quân

Khi đến thăm xưởng sản xuất bia Guiness (bia đen) tại St James’s Gate, Dublin – Ireland , tui nhìn thấy hợp đồng thuê nhà được trưng bày ở giữa sảnh trung tâm. Ông Arthur Guiness người sáng lập ra hãng bia này, lúc đó ở tuổi 34 đã thương lượng với chủ đất để ký hợp đồng thuê 9,000 năm cho nhà máy bia Guinness là điều rất đặc biệt và đã gây ra nhiều tò mò. Hợp đồng thuê được ký vào ngày 31tháng 12 năm 1759, với £100 tiền cọc và giá thuê hàng tháng là £45. Tuy nhiên, lý do cụ thể tại sao Arthur Guinness lại chọn con số chính xác là 9,000 năm để thuê thay vì các khoảng thời gian dài khác như 5,000 hoặc 6,000 năm không được ghi chép chi tiết. Dưới đây là một số lý do và cân nhắc có thể giải thích cho quyết định này:

1. Biểu tượng và Sự tự tin: Hợp đồng thuê 9,000 năm có thể tượng trưng cho mức độ tự tin và tham vọng phi thường. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ, thể hiện ý định của Guinness là xây dựng một di sản lâu dài. Thời hạn hợp đồng dài như vậy là cách để cho thấy nhà máy bia có ý định trở thành một phần vĩnh viễn của Dublin và ngành công nghiệp bia.

2. Thương lượng và Lợi thế: Có thể con số chính xác 9,000 năm xuất phát từ các cuộc thương lượng giữa Arthur Guinness và chủ đất. Bằng cách đồng ý với hợp đồng thuê dài như vậy, Guinness đảm bảo một mức giá thuê cố định và rất thuận lợi, điều này có lợi cho việc lập kế hoạch tài chính lâu dài và sự ổn định.

3. Bối cảnh lịch sử: Trong thế kỷ 18, các hợp đồng thuê dài rất phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp quan trọng. Mặc dù 9,000 năm là thời gian cực kỳ dài, nhưng nó có thể được xem như một cách để đảm bảo sự liên tục qua nhiều thế hệ mà không gặp rủi ro về việc đàm phán lại hợp đồng thuê hay gián đoạn.

4. Yếu tố độc đáo trong tiếp thị: Thời hạn hợp đồng thuê đặc biệt này trở thành một phần của lịch sử và câu chuyện tiếp thị của Guinness. Nó biến thành một giai thoại lịch sử độc đáo, nhấn mạnh tầm nhìn dài hạn và sự cống hiến của nhà máy bia, điều này có thể có những tác động tích cực đến hình ảnh thương hiệu.

Tóm lại, mặc dù lý do cụ thể tại sao chọn 9,000 năm thay vì thời gian ngắn hơn như 5,000 hoặc 6,000 năm không được ghi chép rõ ràng, nhưng nó có thể liên quan đến sự kết hợp của tầm nhìn chiến lược, cử chỉ tượng trưng, lợi ích từ đàm phán và bối cảnh lịch sử.

Đến ngày nay thì hợp đồng thuê nhà 9,000 năm không còn ảnh hưởng vì một thời gian sau ( không rõ năm nào) thì hãng bia Guiness đã mua dứt công xưởng và thêm 4 mẫu đất kế bên để phát triển kinh doanh. Một điều cho thấy là muốn tạo một thương hiệu để được nổi tiếng trong thời gian dài thì phải cần một nhân tài như Arthur Guinness.

- Anh Quân 






CHRIST CHURCH TẠI DUBLIN - Anh Quân

Ý nghĩa Lịch sử: Nhà thờ Christ Church, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Chúa Ba Ngôi, là một trong những tòa nhà cổ nhất của Dublin, có nguồn gốc từ khoảng năm 1030 sau Công Nguyên. Ban đầu nó là một nhà thờ của người Viking, được thành lập bởi Vua Norse Sitric Silkenbeard.

Đặc điểm Kiến trúc: Nhà thờ thể hiện sự pha trộn của các phong cách do lịch sử lâu dài về xây dựng và tu sửa. Kiến trúc Gothic thời trung cổ đặc biệt đáng ghi nhớ, với các vòm nhọn, vòm có gân và cửa sổ lớn. Việc tu sửa vào thế kỷ 19 do kiến trúc sư George Edmund Street đã thêm các yếu tố thời Victoria vào cấu trúc.

Hầm Mộ: Nhà thờ Christ Church có hầm mộ lớn nhất ở Ireland hoặc Anh, có niên đại từ thế kỷ 12. Hầm mộ bao gồm các hiện vật lịch sử thú vị, bao gồm cả xác ướp của một con mèo và một con chuột, được còn được gọi là "Tom và Jerry."

Ý nghĩa Tôn giáo: Đây là một địa điểm tôn giáo quan trọng ở Dublin, phục vụ như là nhà thờ Đức mẹ của Giáo phận Dublin và Glendalough trong Giáo hội Ireland. Nó cũng có các mối quan hệ lịch sử với cả cộng đồng Công giáo và Tin Lành ở Ireland.

Ý nghĩa Văn hóa: Nhà thờ đã là một phần trung tâm của đời sống tôn giáo và văn hóa của Dublin trong gần một thiên niên kỷ. Nó đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, bao gồm các nghi lễ quốc gia và các buổi hòa nhạc.

Tháp chuông của Nhà thờ Christ Church gồm có những chiếc chuông nổi tiếng thế giới. Tiếng chuông vang lên tại Nhà thờ Christ Church có từ thời trung cổ. Ghi chép sớm nhất được biết về những chiếc chuông trong nhà thờ là từ thế kỷ 14, cho thấy truyền thống đánh chuông rung đã có từ rất lâu. Đến năm 1738 chiếc chuông to nặng với trọng lượng từ một phần tư tấn đến 2,5 tấn được đặt vào. Sau đó cứ tiếp tục cho đến năm 1878 là 12 cái chuông khổng lồ.  Sau đó 7 chiếc chuông nữa được thêm vào năm 1999 để tạo thành "bộ 19 chiếc," khi chuông được đánh lên sẽ được nghe âm thanh rung tròn hoàn chỉnh. Bộ chuông này là một trong những bộ lớn nhất ở Ireland và mang lại âm thanh độc đáo và phức tạp.

Điểm thu hút Khách du lịch: Nhà thờ Christ Church là một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của Dublin, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến khám phá lịch sử, kiến trúc và các triển lãm trong hầm mộ của nó.

Những đặc điểm này làm cho Nhà thờ Christ Church trở thành một địa danh độc đáo và có ý nghĩa ở Dublin, mang lại sự kết hợp giữa lịch sử, kiến trúc, tôn giáo và văn hóa.

- Anh Quân 





OSCAR WILDE - bác Khánh & Quân

Tía Má ơi,

Tía Má có để ý tượng của Oscar Wilde có khuôn mặt thật lém lỉnh không? Chung quanh tượng là những bảng trích những cậu văn quái đản của ổng. Thí dụ:

"Whenever people agree with me, I always feel I must be wrong!" (Hễ thiên hạ đồng ý với tôi là tôi hiểu mình nói sai rồi!"

"The well-bred contradict other people. The wise contradict themselves.." (Kẻ có giáo dục toàn nói ngược đời. Kẻ khôn ngoan toàn nói ngược với chính mình.)

"Nothing looks so like innocence as an indiscretion." (Ngây thơ chẳng khác gì khiếm nhã)

"Only dull people are brilliant at breakfast." (Chỉ có kẻ đần mới sáng suốt được trong bữa điểm tâm.)

Mấy câu này nghe cũng điên như anh chàng Jack mất cả cha lẫn mẹ thì bị mắng là bất cẩn! Và ông mục sư BHD tìm mãi mới ra khuyết điểm duy nhất là không chịu được gió lùa!


Nãy giờ bác Khánh viết lảm nhảm vì ăn phải đũa Oscar Wilde. Ai biểu! Đáng đời! Hê hê!

Bác Khánh 

---

Oscar Wilde 

Đến Dublin- Ireland để được dịp thăm nơi chào đời của nhà đại văn hào Oscar Wilde người Ái Nhĩ Lan, tại ngôi nhà 21 Westland Row. Rất tiếc ngày đến viếng của nhóm chúng tui thì lại bị đóng cửa. Kể ra đáng tiếc vì không biết bao lâu nữa tui mới đi thăm Dublin. Tuy nhiên chúng tui có thể tưởng tượng thời thơ ấu của ông Oscar Wilde trên con đường Westland Row và công viên đối diện nhà ông , giờ đuợc xây bức tượng của ông và những câu nói nổi tiếng của ông khi còn lúc sinh tiền. Giờ xin sơ lược về nhà văn hào này: 

Oscar Fingal O'Flahertie Wills Wilde sinh ngày 16 tháng 10 năm 1854 tại Dublin, Ireland và qua đời ngày 30 tháng 11 năm 1900 tại Paris, Pháp. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch và tác giả người Ireland nổi tiếng với sự hài hước sắc bén, phong cách rực rỡ và tác phẩm tuyệt vời.

Thời thơ ấu

Wilde sinh ra trong gia đình có nền văn học. Cha ông, Sir William Wilde, là một bác sĩ phẫu thuật mắt nổi tiếng và là nhà văn, còn mẹ ông, Jane Wilde, là một nhà thơ và nhà hoạt động dân quyền Ireland. Wilde đã sớm tỏ ra xuất sắc trong học tập và thành công với các nghiên cứu của mình. Ông học tại Đại học Trinity Dublin và sau đó là Magdalen College, Oxford, nơi ông đã giành giải thưởng Newdigate cho bài thơ "Ravenna" của mình.

Sự nghiệp

Oscar Wilde nổi tiếng với các vở kịch, tiểu thuyết và những câu nói châm biếm sắc sảo. Những tác phẩm nổi bật của ông bao gồm:

1. Kịch phẩm:

‘The Importance of Being Earnest’ (Tầm Quan trọng của sự Nghiêm túc)  (1895): Vở kịch này  ra mắt khán giảAnh lần đầu tiên vào ngày 14/2/1895 tại Nhà hát St. James, London. Nội dung vở đề cập đến thói giả tạo, đạo đức giả trong thời nữ hoàngVictoria. Đến nay, tác phẩm sân khấu này luôn được yêu thích tại Anh vànhiều nước trên thế giới, bởi màu sắc giễu nhại, trào phúng phù hợp với mọi thời đại.

" Lady Windermere's Fan - Chiếc quạt của Phu nhân Windermere " (1892): Một vở kịch khám phá các chủ đề về sự đạo đức và sự giả dối xã hội.

" A Woman of No Importance - " (1893) - Sau thành công ở vở Chiếc quạt của Phu nhân Windermere, Oscar Wilde được đề nghị viết thêm một vở hài kịch nữa. Và Một nhân vật vặt vãnh được ra đời trong hoàn cảnh ấy.  Vở kịch này được Wilde viết trong thời gian ông sống cùng người tình Alfred Douglas khi xa nhà, và nó gặt hái thành công lớn khi công diễn vào năm 1893, bất chấp các la ó phản đối vì một vài lời thoại viết cho nhân vật người Mỹ Hester Worsley đã chỉ trích Anh quốc quá dữ dội. Thực tế việc la ó đã khiến câu thoại ấy bị cắt đi trong vài lần công diễn

An Ideal Husband - Người chồng Lý tưởng" (1895): vở kịch đều khám phá sự phức tạp của các kỳ vọng xã hội và lòng trung thực cá nhân.

2- Tiểu thuyết:

Chân dung Dorian Gray là tiểu thuyết duy nhất của Oscar Wilde được xuất bản lần đầu vào năm 1890. Cuốn sách kể về Dorian Gray, người đã tráo đổi vẻ đẹp và tuổi thanh xuân với một bức tranh trên tường. Trong khi Gray vẫn giữ được vẻ bề ngoài trẻ đẹp, còn bức chân dung thì ngày càng già cỗi và phai nhạt.

Truyện ngắn:

"Con Ma Canterville" (1887)

"Công Chúa Hạnh Phúc và Những Câu Chuyện Khác" (1888): Tuyển tập những câu chuyện thiếu nhi bao gồm "Chú Công Chúa Hạnh Phúc," "Con Sáo và Hoa Hồng," và những câu chuyện khác.

Cuộc đời cá nhân và các vụ kiện

Oscar Wilde là một nhân vật lòe loẹt trong xã hội London, nổi tiếng với sự hài hước, kỹ năng nói chuyện và phong cách ăn mặc đặc biệt. Các vụ bê bối đã hủy hoại cuộc đời Oscar Wilde. Năm 1884, ông kết hôn với Constance Lloyd và họ có với nhau hai con trai, nhưng đến năm 1891, ông bắt đầu mối quan hệ đồng tính với Lord Alfred Douglas (biệt danh là Bosie). Tháng 04/1895, Wilde kiện cha của Bosie (Hầu tước Queensberry) vì đã xúc phạm ông sau khi người này cáo buộc Wilde là người đồng tính. Wilde thua kiện, bị bắt và bị xét xử vì tội vi phạm thuần phong mỹ tục sau khi những ồn ào về đời tư của ông bị rò rỉ.

Wilde phải ngồi tù lao động khổ sai hai năm. Khi ở trong tù, Wilde đã viết một lá thư dài gửi Douglas – sau đó được xuất bản với tiêu đề ‘De Profundis’ (Hồ sơ). Vợ ông đã đưa các con đến Thụy Sĩ và lấy tên là ‘Hà Lan’. Wilde được tại ngoại khi cơ thể đã trở nên ốm yếu và thanh danh bị hủy hoại. Ông dành phần đời còn lại ở châu Âu, xuất bản tác phẩm thơ ‘The Ballad of Reading Gaol’ (Bản Ballad của Nhà tù Reading) vào năm 1898 một bài thơ về cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù. Sức khỏe của Wilde suy yếu và ông qua đời vì viêm não qua đời tại Paris. Nếu có dịp đi Paris thì hãy viếng ngôi mộ của ông 

Di sản

Các tác phẩm của Oscar Wilde tiếp tục được ngưỡng mộ về sự hài hước, lãng mạn và những hiểu biết sâu sắc về bản chất con người và xã hội. Những đóng góp của ông cho văn học, đặc biệt là trong lãnh vực hài kịch và phê phán xã hội, để lại ấn tượng sâu sắc. Cuộc đời và tác phẩm của Wilde vẫn là chủ đề được nghiên cứu và ngưỡng mộ, khiến ông trở thành một trong những nhân vật đáng nhớ nhất trong lịch sử văn học.

Nhà văn Oscar Wilde có nhiêu câu nói rất thú vị chẳng hạn "I have nothing to declare except my genius" - ông nói câu này khi đến Mỹ vào năm 1882. Người nhân viên hải quan Hoa Kỳ hỏi Oscar Wilde khi nhập cảnh là “ Have you got anything to delare – Ông có gì khai báo với hải quan không ?” thì ông trả lời là “Tôi không có gì khai báo ngoại trừ tài năng của tôi” . Lời nói hóm hỉnh này đã trở thành một trong những câu nói nổi tiếng của Wilde, thể hiện sự đam mê của ông với sự dí dỏm và sự hài hước tự tin của bản thân.

Khi tui đọc câu này của ông thì thấy hợp ý tui “ When everyone agree with you , there is something wrong – Khi nói chuyện mà ai cũng đồng ý những gì tui nói, thì xem ra chuyện của tui có vấn đề rồi”

Ai yêu thích về nhà văn hào này thì sẽ nhớ câu “ "I can resist everything except temptation - Tôi có thể chống lại mọi thứ ngoại trừ sự cám dỗ."

Hay là câu "Always forgive your enemies; nothing annoys them so much."

"Hãy luôn tha thứ cho kẻ thù của bạn; là sẽ làm cho họ vô cùng khó chịu."

Thôi xin dừng các câu nói bất hữu của ông Oscar Wilde vì quá nhiều để nói…