Jun 28, 2009

TÂM TỪ

Photo: HTBNgọc

[...]

Thật ra không có một ngôn ngữ nào tả cho đúng nghĩa chữ (Matta) Từ trong Phạn Ngữ. Thiện ý, từ ái, hảo tâm, bác ái là những danh từ tạm gọi là đồng nghĩa với Matta mà thôi.

Nghịch nghĩa với Matta (Từ) là lòng sân hận, ác ý, thù oán, ghen ghét. Từ và sân hận không thể phát sinh cùng một lúc. Thù oán cũng không thể chứa đựng được Từ. Đức Phật dạy rằng không thể lấy thù oán để diệt sân hận. Chỉ có Tâm Từ mới dập tắt đưọc lòng sân hận.

Không những dập tắt được lòng sân hận, Tâm Từ còn diệt trừ các mầm tư tưởng bất thiện đối với một người khác. Người có Tâm Từ không bao giờ là nghĩ đến sự làm hại, làm giảm giá trị hoặc bài xích ai. Không bao giờ sợ ai cũng không bao giờ làm ai sợ.

Cần chú ý: Kẻ thù gián tiếp thường mang lốt của Tâm Từ một cách sâu uẩn bất ngờ là lòng trìu mến vị kỷ. Nếu quan niệm không đúng đắn Tâm Từ có thể trở thành luyến ái. Kẻ thù gián tiếp này thật là tế nhị mà cũng thật là hiểm độc. Nó hành động như người ẩn núp trong rừng sâu hay ở sau một sườn núi để chờ đợi hại người khác, hoặc nó làm người bạn thân ở kế bên ta mà lúc nào cũng chực hờ để ám hại ta. Lòng trìu mến đem lại phiền não, Tâm Từ chỉ tạo sự an lành hạnh phúc.

Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thường yêu, trìu mến con cái, con cái trìu mến cha mẹ, vợ mến chồng, chồng mến vợ, tình luyến ái giữa những người thân yêu là một lẽ thường, một sự tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại nếu không có tình thương nhưng tình thương luôn luôn có ích kỷ hẹp hòi không thể sánh được với Tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sanh trong vũ trụ bao la. Do đó lòng từ đồng nghĩa với tình thương ích kỷ.

Có ý muốn làm cho kẻ khác yên vui là đặc điểm của Tâm Từ. Người có Tâm Từ luôn luôn cố gắng tạo sự an lành cho tất cả chúng sanh, chỉ thấy những điều tốt đẹp nơi mọi người và không khi nào nhìn cái xấu xa hư hỏng của một ai.

Trích Chữa Bịnh Bằng Phương Pháp Tứ Vô Lượng Tâm -
Đường Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang dịch
Mẹ Thảo đọc, Út đánh máy

No comments: