Tôi còn nhớ vào năm 1974 , được mẹ tôi dắt đi xem phim “Trường Tôi” tại rạp hát Nam Việt ngoài Chợ Cũ Sài Gòn. Lúc đó rạp hát này đã xuống cấp, nên họ chuyên trị phim cũ. Mua một vé thì được xem hai phim. Phim thứ hai tôi còn nhớ là phim “Châu Kool” dựa theo tác phẩm truyện “Trần Thị Diễm Châu” của nhà văn Duyên Anh.
Nội dung chuyện phim rất là đơn giản, nói về sinh hoạt học trò của năm học chót tại một ngôi trường trung học ở Sài Gòn, của những năm trước 1975, ai mà trưởng thành vào giai đoạn đó, cho dù chưa xem phim vẫn hình dung ra được cảnh ông Tổng Giám Thị đi canh học trò, những học sinh nam phá nghịch, chơi các trò thẩy tiền xu ăn tiền, học sinh nữ là chuyên ăn quà vặt, dấu bánh kẹo, ô mai ... và ngồi thầm thì với nhau. Không ai quên được những cảnh “quay phim” trong giờ kiểm tra, không làm kịp bài thì mượn bài “cọp pi”. Ngoài ra những ngày sinh hoạt nhà trường như thể thao, trình diễn văn nghệ và đi cắm trại. Một hình ảnh không thể bỏ qua về học trò ở tuổi mới lớn là bắt đầu biết yêu, một tình yêu lãng mạn, lén viết thư cho nhau, chàng ngồi gò lưng nắn nót hang chữ sao cho rồng bay phượng múa, nghĩ nát óc ra một bài thơ mùi mẫn của các thi sĩ tiền chiến để viết cho nàng, hai người nhìn nhau cười mĩm chi, bạo dạn lắm là nắm tay nhau một cái xong là bỏ chạy. Chứ không như bây giờ là có “Mobile phone” nhấn một cái là lien lạc được liền, còn muốn gởi gì thì chỉ cần Email một cái là xong, làm thơ thì dễ ẹt, vào “Gu Gu” search một cái là cả trăm bài thơ trữ tình Việt Nam, chỉ cần “Copy and Paste” là xong. Còn gặp nhau là ôm hun công khai một cách tự nhiên.
Cho đến giờ người viết cũng chưa rõ ai là đạo diễn cho phim Trường Tôi, ai quay phim và phim cắt ráp tại đâu? Chỉ biết phim là loại phim trắng đen và có nhiều diễn viên gạo cội của làng điện ảnh miền nam tham dự như bà Kiều Hạnh, các danh hề Việt Nam hầu như tham dự gần hết là Tùng Lâm, Thanh Việt và Khả Năng. Hai diễn viên chính là phải tìm dạng sinh viên, nên nhờ vậy không phải mời hai diễn viên gạo cội là Thẫm Thúy Hằng và Kiều Chinh. Hai nhân vật đóng phim chính là Quốc Dũng và Tuyết Lan, hình như lúc đó Nguyễn Chánh Tín chưa xuất hiện trên phim trường, nên làm vai trò của Quốc Dũng nổi bậc trong toàn cuốn phim. Cô Tuyết Lan với khuôn mặt bầu bĩnh, duyên dáng rất thích cho cuốn phim.
Phim lấy bối cảnh Sài Gòn vào những năm 1973 và 1974. Vào giai đoạn phong trào Hippy bắt đầu giảm xuống. Nhạc ngoại quốc bắt đầu bớt hát . Nhạc trẻ Việt Nam bắt đầu hòa nhập với làng tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy chuyển sang sang tác loại nhạc có âm điệu phản phất như anh em nhà Carpenter, nữ ca sĩ Olivia Newton John, anh em nhà Jackson 5... Nhạc của ông rất được yêu chuộng là không ai quên được các bài như “Em hiền như Ma Sơ”, “Cô Bắc Kì nho nhỏ”, “Bao giờ biết tương tư”, “Trả lại em yêu”, “Tuổi biết buồn”.... ngoài ra các loại nhạc dành cho nhi đồng là “ông giăng”, “tuổi 13”, “chú cuội”... các bài nhạc này ông sang tác đã được ban nhạc Dreamers hát , thành viên là con cái của ông hết , ngoài ra chương trình bong lúa non hang tuần trên TV , có hai con gái của ông chuyên lên hát thiếu nhi của ông là Thái Hiền và Thái Thảo.
Tất nhiên có những nhạc nhạc sĩ khác thành công trong giai đoạn Việt hóa như các bài hát của Ngô Thụy Miên , Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... nhưng lại vượt cái tuổi học trò. Vào lúc đó các loại phim ra đời để thích hợp sinh viên hơn như là “Vết Chân Hoang”, “Hoa mới nở”, “cô Hippy lạc loài” phỏng theo tiểu thuyết Nhã Ca và “Tuổi Dại”.
Tronng phim “Trường Tôi”, người viết thích nhất là bài “Vắt Tay Lên Trán”. Sau lần nghe trong phim là không bao giờ được nghe them lần nào , cho đến mãi vào những năm 2000, tìm lại được phim “Trường Tôi” mới được nghe bài hát gần 30 năm mới được nghe lại. Người viết rất muốn tìm ai đã sang tác bài hát. Cho mãi những ngày gần đây, đi tìm tòi trên Youtube thì mới biết tay du ca kỳ cựu của Việt Nam trước 1975, là anh Nguyễn Quyết Thắng. Khi biết anh Thắng sang tác , thì người viết không còn cảm thấy ngạc nhiên như xưa, vì trước kia cứ tự hỏi ai mà viết bài hát hay quá vậy và hy vọng một lần gặp lại anh tại Hà Lan , để nghe anh kể chuyện về những bài hát như thế này.
Trước khi chấm dứt xin mượn lời hát bài “Nằm Vắt Tay Lên Trán”
“Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện cuộc đời,
Ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày qua
Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện bây giờ
Ngồi bấm đốt ngóa tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai
Cho em tôi giấc mơ đẹp tựa như áng mây mờ
Đừng dập dờ giông tố quay cuồng nếp sống ngây thơ
Em say trong giấc vàng, mùa sang nhuộm ánh thu tang
Em đi trong đám người nào, ai nhìn thấy em tôi......”
Ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày qua
Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện bây giờ
Ngồi bấm đốt ngóa tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai
Cho em tôi giấc mơ đẹp tựa như áng mây mờ
Đừng dập dờ giông tố quay cuồng nếp sống ngây thơ
Em say trong giấc vàng, mùa sang nhuộm ánh thu tang
Em đi trong đám người nào, ai nhìn thấy em tôi......”
No comments:
Post a Comment