Bài thơ chữ Hán của ngài Thanh Cư:
“Hoàng ly chi thượng nhất thinh thinh” nghĩa là tiếng con chim Hoàng Oanh hót trên đầu cành từng tiếng, từng tiếng một, nghe rất rõ ràng.
“Nhật ngọn phong hoà ngạn liễu thanh” nghĩa là mặt trời ấm, gió phe phẩy mát, và bờ liễu bên kia rất xanh.
“Chỉ thử cánh vô hồi thỉ xứ” nghĩa là chỉ ở nơi đây thôi, trâu không còn đường nào trốn được cả. Nó phải hiện ra trước mặt để ta nắm bắt được nó.
“Xăm xăm đầu giác hoạ nan thành” nghĩa là tuy có thể nhận ra được trâu nhưng nó vẫn chưa hiện rõ ràng nên vẽ hình nó vẫn chưa được.
Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ:
Ở bức tranh thứ ba, đọc bài thơ, rồi chiêm nghiệm, ta đã thấy tâm nhưng chưa thấy rõ, do vậy ta chưa thật tin rằng mình đã có sẵn tâm vô sinh bất diệt. như vị thiền khách trong một câu chuyện. Vị này đến tham vấn một vị thiền sư: “Thế nào là Phật?”. Vị thiền sư hỏi ngược lại: “Ông có tin câu trả lời của ta không?”. Vị thiền khách đáp: “Ngài là bậc cao đức trọng, lời của ngài nặng như núi, làm sao con không tin!”. Thiền sư nói tiếp: “Chính ông là Phật!”. Vị thiền khách lắc đầu: “Con không tin!”. Thiền sư cười xoà: “Thấy chưa! Ta nói ông đâu có tin!”.
Tóm lại, nội dung bức tranh thứ ba là chúng ta đã thấp thoáng nhận ra tâm của chính mình nhưng vì niềm tin chưa vững nên có lúc tâm hiện, có lúc tâm biến, và tâm chỉ thoáng hiện ra phần sau, nhưng chưa hề hiện ra lồ lộ để chúng ta nhận diện.
Hoàng ly chi thượng nhất thinh thinh
Nhật ngọn phong hoà ngạn liễu thanh
Chỉ thử cánh vô hồi thỉ xứ
Xăm xăm đầu giác hoạ nan thành
Nhật ngọn phong hoà ngạn liễu thanh
Chỉ thử cánh vô hồi thỉ xứ
Xăm xăm đầu giác hoạ nan thành
“Nhật ngọn phong hoà ngạn liễu thanh” nghĩa là mặt trời ấm, gió phe phẩy mát, và bờ liễu bên kia rất xanh.
“Chỉ thử cánh vô hồi thỉ xứ” nghĩa là chỉ ở nơi đây thôi, trâu không còn đường nào trốn được cả. Nó phải hiện ra trước mặt để ta nắm bắt được nó.
“Xăm xăm đầu giác hoạ nan thành” nghĩa là tuy có thể nhận ra được trâu nhưng nó vẫn chưa hiện rõ ràng nên vẽ hình nó vẫn chưa được.
Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ:
Trên cành chim hót líu lo,
Gió lay, nắng ấm bên bờ liễu xanh.
Chỗ này thôi hết chạy quanh,
Đầu sừng bề bộn, hoạ hình khó thay.
Gió lay, nắng ấm bên bờ liễu xanh.
Chỗ này thôi hết chạy quanh,
Đầu sừng bề bộn, hoạ hình khó thay.
Ở bức tranh thứ ba, đọc bài thơ, rồi chiêm nghiệm, ta đã thấy tâm nhưng chưa thấy rõ, do vậy ta chưa thật tin rằng mình đã có sẵn tâm vô sinh bất diệt. như vị thiền khách trong một câu chuyện. Vị này đến tham vấn một vị thiền sư: “Thế nào là Phật?”. Vị thiền sư hỏi ngược lại: “Ông có tin câu trả lời của ta không?”. Vị thiền khách đáp: “Ngài là bậc cao đức trọng, lời của ngài nặng như núi, làm sao con không tin!”. Thiền sư nói tiếp: “Chính ông là Phật!”. Vị thiền khách lắc đầu: “Con không tin!”. Thiền sư cười xoà: “Thấy chưa! Ta nói ông đâu có tin!”.
Tóm lại, nội dung bức tranh thứ ba là chúng ta đã thấp thoáng nhận ra tâm của chính mình nhưng vì niềm tin chưa vững nên có lúc tâm hiện, có lúc tâm biến, và tâm chỉ thoáng hiện ra phần sau, nhưng chưa hề hiện ra lồ lộ để chúng ta nhận diện.
Trích "Về Nguồn 2" - www.matthuongnhindoi.com
1 comment:
Hmm, em hieu Tam la su binh an. Va vi su binh an nay co mat nhu mot cai nen, nen minh moi thay duoc song gio (nhung cam tho vui buon...) noi len o phia tren. Tim ve Tam la tim ve cai goc luon luon san co (khong sinh khong diet nhu thay Phuoc Tinh giang) de cho minh duoc o trong trang thai Niet Ban mai mai...
Nhung goc thi nam sau o duoi, ma minh thi cu phat pho tren ngon, nen cung lau tim toi noi lam thay, phai khong chi Ut? :-))
Em Ha
Post a Comment