Sep 17, 2007

TUYỂN TẬP AO NHÀ – 6 (first part)


Quê là nhà
Bồ Thùy Ni Gân

Hình ảnh một thành phố xa lạ rực rỡ ánh đèn đêm từ từ dâng lên khi máy bay đáp xuống bao giờ cũng làm tôi rưng rưng muốn khóc. Dù có xa nhà hàng trăm lần, đến bao nhiêu miền đất lạ, tiếp xúc với những người thú vị, tôi vẫn thèm nhớ về cái ổ nhỏ bé của mình. Một bà nhà quê chính hiệu, thậm chí dọn nhà đi mấy lần rồi vẫn quanh quẩn trong một bán kính vài cây số.

Điều đó không có nghĩa là cái thế giới bên ngoài bán kính của tôi không có gì tốt đẹp. Đi ra ngoài để thấy thế nào là bốn mùa, chẳng hạn, so với cái đất Saigon nếu không nắng thì cũng chỉ có mưa. Để được trải qua những buổi tối bước ra khỏi hí viện lúc 12 giờ đêm thấy trời vẫn còn sáng trưng như giữa trưa, hoặc được tiếng chuông treo trên cổ những con bò đánh thức dậy từ một căn phòng khách sạn trên một ngọn đồi đẹp như trong phim The sound of music.

Cái đẹp của những miền đất lạ là cái đẹp làm cho người ta càng nhớ nhà thêm. Đi dọc theo sông Seine trong một buổi sáng lạnh lẽo, ghé ngangg tiệm bánh mua một cái croissant nóng hổi vừa đi vừa ăn, không quên bỏ túi thêm một cái rhubarb với một cái paté chaud để được ấm bụng tới trưa. Đứng co ro giữa trời mưa lất phất chờ tới phiên vào bên trong nhà thờ Đức Bà chỉ để được thắp lên hai ngọn nến nhỏ cầu cho những người thân yêu được bình yên. Ngồi trên một con tàu chạy dọc một con sông mênh mang như biển, thỉnh thoảng xuất hiện những lâu đài cổ kính với kích thước của một ngôi nhà búp bê. Hay khi đứng trẻn đỉnh Pilatus, bên này sương mù che khuất mặt người, bên kia hửng nắng xôn xao. Hoặc khi đếm bước trên những vỉa hè lát đá dẫn đến Sorbonne uy nghiêm và âu u, mong có Gân và Ni đi bên cạnh để nắm tay con, hình dung một ngày hai đứa học hành thành đạt. Kể cả việc những chuyến tàu ở xứ người ta có mặt ở ga “on th dot” cũng là một ấn tượng mới mẻ so với những giờ mòn mỏi ở sân bay trong nước.




Bởi vì cũng có những lúc như buổi tối ở Singapore. Bị cảm lạnh, vào khắp các siêu thị không bóng dáng một quầy thuốc, ở các góc phố không một drugstore. Khi trở ra đường, đứng ngoắc hoài không chiếc taxi nào dừng lại. Những chiếc xe không có khách cứ vun vút lao qua không thèm đoái hoài đến người khác lạ đang đau ốm. Lủi thủi đi bộ về, tìm tới được cái khách saạn thân yêu thì đã mệt nhoài, lăn ra bất tỉnh tới sáng. Sáng ra mọi sự dường như không đến nỗi tệ như lúc ban đêm. Thật ra vì không nhớ mình đã đi qua bao những con đường nào, chứ khi nhìn vào bản đồ mới thấy khách sạn nằm ngay phía sau cái siêu thị khổng lồ mà mình cứ ngoắc mãi không chiếc xe nào dừng lại. Thì ra vì ngay dưới tầng hầm siêu thị đã có một bãi taxi chờ sẵn. Không biết đường mà tìm xuống đó thì cứ đứng vẫy taxi cho tới sáng. Hoặc là đi bộ về, và nếu ngu ngơ như đêm qua thì sẽ đi vòng vòng chung quanh khách sạn hồi lâu mới nhận ra được là minh đã đến nơi. Cho tới hôm nay vì chưa có dịp trở lại Singapore nghĩ gì khi sang nước mình thì thấy không có cái gì gọi là organized, cái gì cũng on impulse?

Có một buổi sáng sớm máy bay hạ cánh ở Zurich. Cả thành phố còn ngủ say, khách sạn chưa dọn phòng xong. Đi bộ ra bờ hồ tìm được một quán cà phê vừa mở cửa. Ly cà phê hòa tan lạt nhách cho mỗi người với giá 5 francs, không có ngôi nhà nhỏ cho mọi người giải tỏa tâm lý sau mười mấy giờ bay, trong đó có sáu tiếng đồng hồ toilet của máy bay không làm việc. Đã vậy một trong ba cái vali không chịu đi theeo trên cùng chuyếng bay, trong đó có những vật dụng cần thiết và giày dép thích hợp cho cuộc họp đầu tiên. Một bài học kinh nghiệm đề lần sau nhớ bỏ mọi thứ cần yếu vào cái túi xách tay, ngoài tiền bạc giấy tờ. Cuối cùng cũng được lên phòng nhưng không có dụng cụ vệ sinh (và giầy dép để đi họp, còn cái va li bị lạc chắc phải mai mới gặp lại. Điều tra một hồi mới biết cuối tuần không có siêu thị hay tiệm tạp hóa nào mở cửa. Cuối cùng phải súc miệng theo cách cổ điển (bằng nước và ngón tay nếu bạn muốn biết rõ), may quá tuy không có bàn chải đánh răng, mọi thứ khác trong phòng tắm đều đầy đủ, do đó tôi chỉ phải mặc áo đầm với đôi giày thể thao đi họp. Cũng không ai phản đối gì, có lẽ vì đây là cái xứ mà mọi người chạy đua đến sân ga cho kịp các chuyến tàu nên đôi giày thể .thao không có gì lạc lõng. Mãi đến hôm sau mới phát giác ra nơi bán hàng 24 trên 24, đó chính là nhà ga. Từ đó cho đến tối, mọi người “tranh thủ” đi thăm nhà ga để shopping, vì biết trong những ngày sắp tới chỉ có toàn chạy là chạy giữa các cuộc hội đàm. Từ lần đó có thêm một khái niệm mới: Đi nhà ga không? Nghĩa là, Đi mua sắm không? Một tra tấn lớn là tuy thức ăn rất ngon (mỗi bữa khoảng ba chục loại dressing cho các món salad, và tất cả các món thịt cá có thể hình dung được), nhưng phần ăn nào cũng to đùng, nếu không muốn bị đaầu bếp chạy ra lo lắng hỏi đồ ăn có sao không mà madam lại bỏ lại hơn phân nửa, thì tốt hơn là đừng gọi gì. Cả đoàn nghĩ ra một kế sách, đó là mượn nhà bếp một cái dĩa không, rồi mọi người cùng sớt một phần (chút xíu thôi) món ăn của mình vào đó cho tôi. Đâm ra tôi được ăn đủ món mà không phải trả tiền,còn đầu bếp cũng không bị mất ngủ. vì thấy món ăn còn đầy trong dĩa của madam. Tuy ăn uống ngon miệng, đến ngày cuối tuần sau mọi người đều ao ước một dĩa rau luộc và một tô nước rau luộc. Không có. Cái gì không có trong menu thì đừng có mà ao ước. Phải dặn trước, ngày mai mới có. Và giá một dĩa rau như vậy đắt gấp đôi một món thịt: rau thì phải nhập bằng máy bay, vaaà mất công chế biến lâu hơn là thịt cá. Fair enough. Miễn là đừng có ngồi nhẩm tính, hai chục đô một dĩa rau ở đây có thể mua được mấy chục đĩa rau ở Việt Nam


Trong hai ngày ngắn ngủi ở Quận 8 Paris tôi chỉ có đủ tiền cho một căn phòng khách sạn hai mét rưỡi nhân hai mét rưỡi. Nhân vật trung tâm của căn phòng là một chiếc giường. Nói trung tâm bởi vì muốn làm gì khác hơn đi ngủ cũng phải đi vòng quanh chiếc giường. Khoảng cách giữa các cạnh giường và các bức vách vừa đủ cho một người “đi bộ”. Một căn phòng single đúng nghĩa. Sáng dậy mở mắt ra nhìn thấy một bức tranh tám chục centimetree vuông là khung cửa sổ nhìn ra bức tường loang lỗ của sân sau toàn nhà bên cạnh. Ngồi dậy, vươn vai, thò chân xuống giường phải cẩn thận không thì đá vào cái tủ âm tường (có chiều sâu vừa đủ cho một cái móc áo mini). Đi bộ khoảng vài bước là đến buồng tắm kiêm nhà vệ sinh mà nếu khéo xoay xở thì cũng không bị va đập vào nhiều thứ lắm. Nhà vệ sinh của Pháp, cho nên nhất thiết phải có một cái bidet. Chắc là khác đàn ông sẽ được trừ bớt tiền phòng cho cái vật dụng tinh tế này. Buổi sáng sớm đi len lỏi vào những ngõ hẻm để xem dân tình sống như thế nào (?), mới thấy quả thật nền văn hóa thuộc địa đã chuẩn bị cho mình được thấy những ngôi nhà rất giống ở quê Sài Gòn của mình. Duy chỉ có khu chợ bên đường là quá gây ấn tượng, với những hàng cá còn tươi rói mùi biển, những cái đầu cá bự như đầu chiếc xe Honda với hai con mắt trong xanh và máu tươi còn đỏ thắm từ vết cắt thiện nghệ của người bán hàng. Bên cạnh đó là những bó rau cần xanh ngắt, những trái cà chua mọng đỏ như mơ. Và cái này nữa: những chùm cerise đỏ thẫm, nhìn thấy đã đau cả lưỡi vì ao ước, những trái táo hoàn hảo như được Photoshop, những trái melon chắc nịch bên cạnh rổ ..xá lỵ xanh ngà. Còn ở hàng hoa rực rỡ thì không thể đọc hết tên các loài hoa: marguerite, hồng, muguet, cẩm chướng, diên vỹ, violette… Nhưng ngoại trừ nửa kí cerise trị giá 70 franc mà tôi phải mua để được cắn ngập răng tại chỗ khiến cho môi miệng tím lè như ngày nhỏ ăn trái trâm, những thứ còn lại chỉ là để ngắm. Cũng vậy, những gian hàng ở Printemp chỉ là để khoác loác với bạn bè là mình đã “been there, done that”. Chưa kể là da vàng mũi tẹt ở Paris không phải là giống dân được trọng vọng nhất, có lần lỡ bước chân vào một quán ăn lúc 8 giờ rưỡi tối, người ta vẫn dọn cho mình ăn, nhưng đang ăn thì họ bắt đầu thu dẹp bàn ghế ở sát bên cạnh mình cho tới khi mình phải bỏ ăn đứng dậy.

To be continued ...

No comments: