Apr 13, 2015

TÌNH SỬ MỴ CHÂU - Toại Khanh



[...]

Cái bi kịch lớn nhất của giai thoại Mỵ Châu, theo tôi, chỉ là một chữ Vô Tri của người trong cuộc.  Chữ đó có thể hiểu là sự thơ ngây, nhẹ dạ, chủ quan, của hai nhân vật chính trong truyện là An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu.  Kẻ tin con, tin rể và người tin chồng.  Câu chuyện về họ đã gợi cho tôi một bài học giáo lý cổ điển: Hình như nỗi đau nào cũng khởi đi từ bóng tối của nhận thức!

Rõ ràng, thiên hạ yêu được nhau - không phải vì hiểu nhau, mà là vì hiểu lầm về nhau và không thấy rõ nhau.

... Trời ạ, nếu biết từng người thiên hạ đã nghĩ sao về mình, thì có lẽ tôi không sống nổi.  Nếu có thể biết trước nơi chốn và thời gian mình sẽ chết, thiên hạ chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều. Nếu trong từng phút có thể nhìn rõ triệu lần những da và tóc của ai đó được cấu tạo như thế nào, có lẽ chẳng còn ai có thể vẽ tranh hay làm thơ ca ngợi ái tình.

... Nhiều và nhiều lắm những chuyện mà chúng ta không biết và không nhìn thấy.

... Tôi chỉ muốn qua đó nhắc lại ý tưởng rằng, chẳng biết gì thì dễ sống hơn, nhưng sống không hiểu biết thì cũng dễ chết hơn!

... Hôm nay, ai sang Quảng Châu bên Tàu cũng có thể đến viếng mộ Triệu Đà, người đã tạo ra một trong những chuyện tình đau lòng mà cũng ly kỳ nhất trên thế gian.  Nhưng ngẫm kỹ lại thì cần gì phải đặt chân đến đó, khi mà có ai quanh ta lại chẳng là một Mỵ Châu.  Nghĩa là Trọng Thủy, Triệu Đà cũng quẩn quanh đâu đó mà thôi.  Dù chuyện đau lòng nào trên đời cũng khởi đi từ những nhầm lẫn, nhưng theo tôi, cái thê thảm và cay đắng nhất vẫn là thứ vô minh tự nguyện.  Chết kiểu đó có rã hết hình hài thì cặp mắt chưa chắc đã chịu nhắm cho ...

[...]

Trích
Chuyện Phiếm Thầy Tu - Tình Sử Mỵ Châu
TOẠI KHANH

No comments: