Jan 27, 2012

Saint-John Perse – Diễn văn đọc trong bữa tiệc nhận giải Nobel tại Thị Sảnh Thành Phố Stockholm, ngày 10 tháng chạp, 1960.



Nhân danh thi ca, tôi hân hạnh được nhận giải trao tại đây và xin được sửa lại đôi điều thiếu sót.  Không có quý vị, thi ca sẽ không được thường xuyên mến chuộng vì tựa như có sự phi liên kết ngày một lớn giữa hoạt động thi ca và một xã hội ngày một nô lệ cho Duy Vật Luận.  Thi nhân mặc dầu không tìm kiếm sự nứt rạn này nhưng vẫn phải chấp nhận.  Có thể những nhà khoa học cũng cùng tâm trạng, phải chăng đó không là những điều thực dụng của khoa học.  Nhưng đây là tư tưởng vô vị lợi của cả khoa học gia lẫn thi nhân đang được vinh danh.  Tại đây, tối thiểu xin hãy đừng xem những thi nhân và khoa học gia này là đám huynh đệ bất hòa.  Họ đang thám hiểm cùng một vực thẳm, chỉ những phương thức sử dụng là khác biệt đó thôi!

Khi người ta canh chừng bi kịch của tân khoa học khám phá ra giới hạn hợp lý của mình trong toán học thuần túy; khi người ta nhìn thấy ở y học hai nguyên lý thiếu thực dụng: thứ nhất là nguyên lý tổng quát về tương đối, thứ hai là một lý thuyết lượng tử về sự không vững chắc có thể hạn chế vĩnh viễn sác xuất đo lường của vật lý học, khi người ta đã nghe nhà canh tân khoa lớn nhất của thế kỷ này – người sáng lập vũ trụ luận mới làm giảm bớt sự bao la nhất, sự hòa hợp tinh thần cho từ ngữ của một phương trình cầu nguyện trực giác tới giúp cho suy luận và công bố “trí tưởng tượng là đất gieo hạt giống cho khoa học” và có thể tiến xa hơn nữa là đòi hỏi cho khoa học hưởng ơn huệ của một thứ trực giác chân chính nghệ sĩ : một ơn huệ không chỉ biện minh cho việc được coi như một dụng cụ của thi ca cũng chính đáng như trong luận lý học?

Sự thật mọi sáng tạo của tư tưởng đều phát khởi tự “ý thơ” theo nghĩa chân thực của từ này; và nhân vì có sự tương đương giữa những thói quen của tri giác và trí tuệ, đó cũng là một công năng thoạt được thi hành trong những kế hoạch khó khăn của thi nhân và khoa học gia. Tư tưởng rời rạc hay phép lược từ thấy trong thi ca tất cả những gì truyền qua hay từ đó quy về từ những miền hẻo lánh hơn? Và từ đêm nguyên thủy trong đó hai người mù từ thuở sơ sinh đương mò mẫm lần theo đường đi, một người trang bị với đồ nghề khoa học, người kia chỉ nhờ ở tia lóe sáng của trí tưởng tượng. Kẻ nào trở về sớm hơn với trọng lượng xúc tích hơn? Câu trả lời không quan trọng.  Sự bí mật chung cho cả hai.  Và cuộc phiêu lưu lớn của tinh thần Thi ca không có cách gì lệ thuộc vào sự tân tiến của khoa học hiện đại.  Các nhà thiên văn học đã bị lạc đường ngơ ngác bởi lý thuyết của một vũ trụ ngày một mở rộng, nhưng sự mở rộng bất tận của con người đối với vũ trụ không vì thế mà kém phần tỏa rộng.  Những biên giới của khoa học càng bị đẩy lùi lại, trên hình cung mở rộng của những biên giới này, người ta có thể nghe thấy tiếng những con chó săn bị săn đuổi của thi sĩ.  Vì nếu thơ không bị như người ta đã nói là “sự thực tuyệt đối”, sự việc sẽ rất gần sự kiện đó, vì thơ ao ước tha thiết một nhận thức sâu sa về sự thực tựa như sự thực đó là biên giới cùng cực của sự hợp tác, nơi sự thực mang dáng dấp trong thi ca.  Qua sự tương tự giống nhau và tượng trưng chủ nghĩa, qua sự chiếu sang xa vắng của những biểu tượng trầm tư mặc tưởng, qua sự hỗ tương tác dụng của những tương hợp đối xứng trong hằng ngàn dây chuyền phản ứng và cuối cùng, qua duyên dáng của một ngôn ngữ trong đó nhịp điệu của Hiện hữu được phiên dịch, thi sĩ đầu tư chính mình với một siêu thực – không phải thứ siêu thực của khoa học. Liệu trong con người triết học gia có được biện chứng pháp nào mạnh hơn để giúp họ toàn vẹn hơn. Khi các nhà triết học bỏ cuộc trước ngưỡng cửa siêu hình học, thi sĩ tìm ra và mang siêu hình học về; như vậy chính thi ca chứ không phải triết học đã tự khám ra mình như “một đứa con của kỳ quan” – cụm từ mà các nhà triết học xưa đã hoài nghi nhất.

Nhưng còn hơn một thời thức nhận định, thi ca còn ở trên mọi cách sống, mọi cuộc đời toàn diện. Thi nhân đã từng tồn tại giữa con người thời còn ở hang động và còn tiếp tục tồn tại giữa con người vào thời đại nguyên tử ngày nay, vì thi nhân còn là một phần tự nhiên cố hữu của con người.  Kể cả những tôn giáo từng đã khởi sinh như một nhu cầu cho thi ca, và qua nét duyên dáng kiều diễm của thi ca, mà nét vui trai lơ sống mãi trong con người từ thuở đồ đá xa xưa.  Khi những thần thoại tàn phai dần không còn nữa, những khám phá thần thánh tôn nghiêm tìm được chốn ẩn náu để tiếp tục trường tồn trong thi ca.  Trong cuộc diễn binh thời xưa, những người mang bánh mì nhường chỗ cho người mang đuốc, bây giờ cũng như vậy trong trật tự xã hội và trong nhu cầu tức thì của con người, chính sự tưởng tượng của thi ca vẫn còn chiếu sang niềm đam mê cao thượng của những người đi tìm ánh sang. Hãy nhìn con người đang đi một cách kiêu hãnh dưới gánh nặng nhiệm vụ muôn đời của mình: hãy nhìn anh ta di chuyển với gánh nặng của nhân loại, khi một nhân bản chủ nghĩa mới toanh mở ra phía trước tràn đầy tính bao quát toàn thế giới.  Trung thành với phận sự của thứ nhân bản chủ nghĩa mới toanh đó là cuộc thám hiểm sự bí mật của con người, nền thi ca mới giao lưu với kế hoạch táo bạo gan dạ là theo dõi những gì liên quan đến sự phối hợp toàn bộ của con người. Loại thi ca đó không gì liên quan đến những nữ tu của thần Apolo trong thời cổ Hy Lạp. Cũng không phải đó là thẩm mỹ học thuần túy. Đó chẳng phải nghệ thuật của người chuyên nghề ướp xác, cũng không phải nghệ thuật của người trang trí.  Đó cũng chẳng thuộc tri thức về các loại ngọc và cũng chẳng hề liên hệ tới cái bề ngoài biểu tượng tương tự và cũng chẳng hề thỏa mãn với bất kỳ ngày hội ca nhạc nào.  Thi ca nối kết với cái đẹp – một liên kết tuyệt đỉnh – nhưng không bao giờ dùng sự lien kết này như một mục tiêu tối hậu, một chất dinh dưỡng duy nhất.  Từ chối thái độ xa lìa nghệ thuật với đời sống thực tại, xa lìa tình yêu với tri giác (nhận thức). Nghệ thuật là hành động, nghệ thuật là đam mê, nghệ thuật là quyền lực và luôn luôn đổi mới để mở rộng thêm ranh giới.  Tình yêu là ngọn lửa trong tim của nghệ thuật, là sự bảo hiểm cho định luật của nó: chỗ đứng của tình yêu có ở khắp nơi từ trước tới nay.  Tình yêu muốn không muốn có cái gì bị từ chối, không có bất cứ cái gì được đề cao như một tột đỉnh.  Nó chờ đợi không có ân huệ từ lợi điểm của thời gian.  Tự nối liền khăng khít với định mệnh của chính mình và tự do thoát khỏi mọi ràng buộc của bất kỳ ý niệm nào, tự đó đã công nhận quyền bình đẳng của cuộc sống, đó quả thật là sự biện minh cho chính nó.  Và với một vòng tay xiết chặt, giống như một bản vũ ca cổ Hy Lạp sống động, nó ôm chặt lấy cả dĩ vãng lẫn tương lai trong giây phút hiện tại, tinh cầu người ở với tinh cầu siêu nhân loại, không gian tinh cầu với không gian vũ trụ.  Bóng tối bị khiển trách, hắt hủi kia không chỉ riêng có trong cõi thiên nhiên nơi họ cư ngụ, mà là cho bóng đêm đang mong mỏi được rọi sáng. 

Như vậy, bởi sự liên kết hoàn toàn với nhau giữa những gì hiện hữu, thi sĩ đã giữ cho chúng ta lien hệ với hiện hữu thường xuyên và sự thống nhất của sinh mạng.  Đó cũng là một trong những bài học lạc quan yêu đời.  Với thi nhân, toàn thể thế giới sự vật được quản trị bởi luật đơn giản của hài hòa.  Không một sự kiện nào xảy ra bởi thiên nhiên có thể vượt quá trắc lượng của con người.  Sự nổi lên xấu xa nhất của lịch sử chẳng là gì cả ngoài nhịp điệu của thời tiết trong một chu kỳ rộng lớn hơn nhiều của những lập đi lập lại và những đổi mới tân kỳ. Và những thịnh nộ ngang qua bối cảnh đó với những bó đuốc nâng cao chỉ soi sang một phần nhỏ của tiến trình lịch sử dài lâu.  Những nền văn minh đã chín mùi không bị mai một trong những thống khổ của một mùa thu mà chỉ là thay đổi đó thôi.  Quán tính bất động là điều đáng sợ duy nhất. Thi sĩ là người đập bể những tập quán của chúng ta.  Và trong đường lối này, thi sĩ tự thấy mình lien kết chặt chẽ với lịch sử bất chấp với chính mình. 

Không một trạng huống kịch bản nào ở thời đó mà xa lạ với anh ta.  Anh có thể cho tất cả chúng ta một hương vị rõ ràng của cuộc đời trong thời đại lớn này. Vì đây là một thời đại lớn nên mới kêu gọi hãy tự định giá mình.  Và sau hết, chúng ta muốn trình bày niềm vinh dự là họ đã thuộc vào thế hệ của chúng ta?

“Đừng sợ”, lịch sử nói vào một ngày lịch sử không còn bộ mặt hung dữ của bạo lực, và với bàn tay làm một cử chỉ giải hòa của thần linh Á châu trong không khí cực điểm của một vũ khúc tàn phá. “Đừng sợ, và cũng đừng nghi ngờ, vì sự nghi ngờ là mảnh đất khô cằn không sản xuất được gì. Thay vì tâm trạng đó, hãy lắng nghe nhịp điệu của sự canh tân mà bàn tay cưỡng bách trên chủ đề lớn của nhân loại về sự phát triển không ngừng của sang tạo.  Đời sống phủ nhận chính mình, điều đó không đúng sự thật.  Chẳng có sự sống nào tiếp diễn tự hư không hay mong mỏi điều đó.  Nhưng cũng không thể có chuyện giữ được hình dáng hay kích thước dưới sự tuôn trào không ngừng của Sinh Mệnh. Bi kịch không nằm trong hóa thân như vậy.  Kịch bản đích thực của thời đại nằm ở khoảng trống mở rộng giữa con người thế tục và  con người vĩnh cửu.  Liệu con người có được chiếu sáng trên một góc cạnh đâm mộng nảy mầm đen tối trên một góc cạnh khác?”

Đó là tùy ở thi nhân chân chính có chịu đựng được nhân chứng ở giữa chúng ta với con người có hai khuynh hướng.

Và điều đó có nghĩa là hãy nâng cao trong tâm tưởng một tấm gương nhậy cảm hơn cho khả năng tinh thần của anh ta. Điều đó có nghĩa là gợi lên trong thể kỷ của chúng ta một điều kiện nhân bản có giá trị hơn thời nguyên thủy của con người. Cuối cùng điều đó còn có nghĩa là mang tâm hồn tập thể tới tiếp xúc gần gũi hơn với năng lượng tinh thần của thế giới.  Trực diện với năng lượng nguyên tử, liệu ngọn đèn đất sét của thi nhân có đủ cho mục tiêu của anh ta không? Có đủ, nếu con người nhớ đến đất sét. 

Như vậy đã đủ cho thi nhân là một lương tâm không gặp may trong thời đại của ông ta. 

Doãn Quốc Sỹ dịch cho VB


No comments: