Vào năm 1984, ca sĩ Bob Geldof, người Ai Nhĩ Lan và ca sĩ Midge Ure, người Tô Cách Lan đứng ra thành lập một ban nhạc từ thiện , mà đây không phải một ban nhạc bình thường vì những người gia nhập là siêu sao trong làng nhạc của Anh quốc và tên của ban là Band Aid . Mục đích của họ là gây quĩ cứu nạn đói tại Ethiopia, Phi châu. Họ sang tác bài hát mang tựa đề là “Do they know it’s Christmas ?” lời nhạc là của Geldof , phần hòa âm là do Midge và trở thành một “Top Hit” vào mùa Giáng Sinh 1984 tại Anh quốc.
Sau khi ngồi xem đoạn phim tài liệu về nạn đói tại Ethiopia, Bob nghĩ ra một ý kiến là dung âm nhạc để đi cứu đói. Anh đã gọi đến Midge để thành lập một chương trình xóa đói bên tận Phi châu.
Bob và Midge dung hết khả năng quen biết của họ để vận động các ca sĩ và ban nhạc nổi tiếng của Anh để tham gia vào chương trình từ thiện này. 43 ca sĩ đã đồng ý tham dự, họ tìm ra một Studio đầy đủ dụng cụ tân tiến nhất cho họ sử dụng thu nhạc miễn phí trong vòng 24 giờ đồng hồ, tất nhiên trong một thời gian ngắn như vậy, họ không thể nào quay hết ngoại cảnh, nên các căn bản được quay tại phòng Studio của Midge và phần còn lại là quay trong ngày chính với đầy đủ các ca sĩ nổi tiếng trong làng nhạc Pop và Rock.
Phần đánh trống là phải dành cho Phil Collins, các ca sĩ hát là từ các ban nhạc nổi tiếng là Wham, Duran Duran, Spandau Ballet, Big Country, Simple Mind, Police, Tears for Fears , đặc biệt là có hai ca sĩ Mỹ tham dự là từ nhóm Kool and the Gang và Jody Watley. Thêm một chi tiết vui là Bob Gelgof gọi điện thoại qua New York , bắt ca sĩ Boy George thức giấc vào lúc 6 giờ sang New York (lúc đó ban nhạc Culture Club đang lưu diễn tại Hoa Kỳ) là phải đón chuyến máy bay Concord về Anh quốc để hát tiếp đoạn thu thanh và Boy George đã có mặt vào lúc 6 giờ chiều tại phòng Studio.
Bài hát đã trình làng vào ngày 29 tháng 11 năm 1984, chiếm ngay hạng nhất trong chương trình “Top of the pops” của Anh quốc , bán ra tất cả là 3 triệu đĩa, phá ngay kỷ lục bài Bohemian Rhapsody của ban nhạc Queen và cho đến năm 1997 mới bị mất kỷ lục vì quá nhiều người thương tiếc Công Nương Diana, đã mua đĩa nhạc “candle in the wind 1997 ” do Elton John hát để tiếc nhớ người ban thận “hồng nhan bạc mệnh” này.
Qua năm 1985, Band Aid quyết định tổ chức một ngày Đại Nhạc Hội có tên là Live Aid, qui mô hơn , them ca sĩ tham dự, không những hát tại London mà còn tại Hoa kỳ. Họ chọn ngày thứ Bảy 13 tháng 7 bắt đầu lúc 12 giờ tại sân vận động Wembley , London với 72 ngàn người tham dự . Còn bên bờ Đại Tây Dương là vào khoảng 13 giờ 51 phút tại sân vận động JFK ở Philadelphia với 100 ngàn người tham dự.
Đây có thể xem một đại nhạc hội từ thiện vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc, vì cho đến giờ chưa có ai đứng ra tổ chức mà có thể phá được kỷ lục như thế này cả. Tại London có 20 ban nhạc tham dự và còn tại Hoa Kỳ là 33 ban nhạc tham dự. Thêm một điều lưu ý là một vài quốc gia không đủ ca sĩ nổi tiếng nhưng họ vẫn đứng ra tổ chức cùng ngày là tại Uc Châu gồm 18 ban nhạc như Men At Work, INXS, Dragon, The Angels .... họ bắt đầu vào lúc 11.30 sáng và chấm dứt vào lúc 22 giờ. Thêm nữa là tại Đức, Hòa Lan và Liên Xô.
Buổi trình diễn này đã được phát qua màn hình TV của 150 quốc gia và ước chừng 1.9 tỉ người xem. Tổng kết số tiền gây quĩ trong ngày hôm đó là khoảng chừng 40 – 50 triệu Anh kim và người cho nhiều nhất là một nhân vật có thế lực tại Dubai là đã đóng góp 1 triệu Anh kim.
Trong chương trình họ có dự tính là có hát đôi giửa hai ca sĩ nổi tiếng là ca sĩ Mick Jagger của Rolling Stone đang ở tại sân vân động JFK , còn ca sĩ David Bowie là tại Wembley cùng hát bài “dancing on the Streets” , rất tiếc vì lý do kỹ thuật không thể chuyển hai giọng hát qua bờ Đại Tây Dương cùng một lúc.
Ca sĩ Bruce Springsteen từ chối không tham gia vì ông ta nghĩ chương trình này không thu hút khán giả nhưng không ngờ nó quá vĩ đại và Bruce đã hối tiếc không tham gia.
Nhờ buổi đại nhạc hội này một số ca sĩ trở lại về với nhau như Crosby, Stills, Nash & Young ( là ca sị Neil Young). Thêm nữa là Jimmy Page và Robert Plant thành viên của ban nhạc Led Zeppelin, tất nhiên là không thể thiếu bài “Stairway to Heaven”
Ca sĩ Cat Steven (nổi tiếng với bài Morning broken, Father and son) có viết nhạc trong buổi Live aid , lại không thông báo là trình diễn trong ngày mà giờ chót có mặt , Bob Gelgof không thể nào xếp ông ta vào trình diễn.
Trước hôm trình diễn có tin đồn là sự kết hợp của ban nhạc Beatles , con của John Lennon sẽ thế bố nhưng chuyện đó không xảy ra.
Ca sĩ Phil Collins trình diễn tại hai sân khấu là vửa hát xong tại London, ông ta lấy trực thăng đến phi trường đón chuyến bay Concord để tới sân vận động JFK trình diễn với Eric Clapton và ông đã là tay trống cho bài Layla.
Liza Minnelli, Yoko Ono, and Cyndi Lauper có đến sân vận động JFK để trình diễn nhưng vì mâu thuẫn nội bộ không lên sân khấu.
Rất tiếc là vắng mặt nam ca sĩ Micheal Jackson và Prince.
Live aid tại London chấm dứt vào 21 giờ 54 phút . Trước khi chấm dứt chương trình là ban nhạc Queen hát bài “Is this the world we created?” , tiếp theo là bài “Let it be” do ca sĩ Paul Mc Cartney và cuối cùng toàn ban nhạc hát bài “Do they know it’s christmas?”
Live aid tại Hoa Kỳ chấm dứt vào 4.05 sáng ngày chủ nhật . Trước khi chấm dứt
Ca sĩ Bob Dylan, Keith Richards và Ronnie Wood hát các bài sau "Ballad of Hollis Brown", "When the Ship Comes In", Blowin' In The Wind"
Bài cuối cùng toàn ban nhạc có tên là USA for Africa ( trưởng ban là Lionel Richie) đã hát bài "We Are the World"
Gần đây có các chương trình tiếp theo như Live 8 và USA for Haiti tất cả những cử chỉ cao đẹp của văn nghệ sĩ nhưng một điều đáng tiếc là sự thu hút không còn như ngày nào năm ấy của năm 1985.
Sau đây xin nghe bài We are the world – USA for Africa , do ca sĩ Micheal Jackson và Lionel Richie sáng tác. Họ đã mời được 21 ca sĩ nổi đến tham dự như Paul simon, Tina Tuner , Bruce Springsteen, Diana Rose.
Thêm 23 ca sĩ cùng hát bè . Đây là bản nhạc thành công trong việc từ thiện đã thu được 63 triệu Mỹ kim để cứu đói bên Phi Châu.
Anh Quân
No comments:
Post a Comment