Đây là lần thứ hai Quân đi thăm viếng thành phố Warsaw, thủ đô của xứ Ba Lan, lần đầu là mùa đông năm 1996. Sau 14 năm, Quân không thấy sự thay đổi nhiều cho lắm, sinh hoạt rất là bình thản, không tấp nập và ồn ào như thành phố Sài Gòn. Người dân có vẻ không bị theo đuổi theo hay vượt thời gian như New York, Paris, Tokyo và London.... nên không thấy cảnh kẹt xe, tiếng kèn bóp inh ỏi, con người bị rượt chạy như ma đuổi. Có lẽ vì thế mà khó tìm được nét đặc trưng của thành phố.
Warsaw khó mà to lớn hơn thành phố Sài Gòn ngày nay, nhưng chắc chắn là trật tự hơn cả trăm ngàn lần. Nên vậy sự di chuyển bằng xe công cộng vào thành phố vô cùng dể dàng. Từ phi trường chỉ một tuyến đường xe buýt, giá vé chưa đến $2, ngồi chừng khoảng 45 phút là vào đến trung tâm thành phố. Khi đi đến trái tim của thành phố là chúng ta vẫn nhận ra được mọi xây cất và kiến trúc vẫn còn phản phất thời Liên Xô cộng sản, tuy nay họ đã cố xóa bỏ , các tòa nhà chọc trời được xây cất, đường phố khang trang, các tiệm “fast food” của Mỹ như Kentucky, Mac Donal... mọc khắp nơi, các quảng cáo quần áo hiệu phương tây nhưng hình ảnh ta còn thấy là các chuyến xe tram thời công sản vẫn còn là phương tiện di chuyển thông dụng cho các dân cư và vẫn còn các khu chung cư công nhân tập thể, có đều các căn hộ này đã hóa giá thành tư nhân và trở nên đắt đỏ vô cùng.
Nếu có thời gian tìm hiểu thì phải nói lịch sử nước Ba Lan là một loại ba chìm bảy nổi và nhiều lênh đênh. Dân tộc họ họ phải chịu nhiều chiến tranh vì sự đàn áp của các quốc gia bên cạnh. Nay Quân cũng chỉ nhắc lướt qua cuộc xâm lược gần nhất là của Phát Xít Đức và Cộng Sản Nga từ cuối thập niên 30. Phải nói đây là Tội Ac Chiến Tranh, chứ không phải là là cuộc xâm lược theo kiểu Napoleon, hay đế quốc La Mã.
Tội ác của Đức
Cuộc tấn công Ba Lan 1939 -- được người Ba Lan gọi là Chiến dịch tháng Chín, Chiến tranh vệ quốc 1939; người Đức gọi là Chiến dịch Ba Lan với bí danh Kế hoạch Trắng. Lực lượng không quân Đức Quốc xã Luftwaffe đã tiến hành không kích vào các khu dân cư và thậm chí là các đoàn người tị nạn để nhằm khủng bố tinh thần người dân. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, 1200 người, chủ yếu là dân thường tại thị trấn Wien đã chết sau cuộc tấn công kinh hoàng của Luftwaffe. Ngoài việc tàn sát dân thường qua các cuộc không kích, lực lượng SS và Wehrmacht của quân đội Đức còn tiến hành xử tử hàng ngàn tù binh và những người dân bị chúng khép tội chống đối. Trong 1 chiến dịch thanh trừng người Ba Lan, 760 địa điểm tử hình đã được thành lập và trong chiến dịch đó, 20 000 người Ba Lan đã bị xử bắn. Ước tính có khoảng 150.000 thường dân Ba Lan chết trong cuộc giao tranh, trong khi thiệt hại về thường dân Đức là khoảng 3.250 người (bao gồm cả 2.000 người thuộc "đạo quân thứ năm" chết trong khi chiến đấu chống lại quân đội Ba Lan.
Tuy nhiên, chính ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức từ năm 1939 đến năm 1945 mới là nguyên nhân gây ra cái chết của 6 triệu người Ba Lan (20% dân số nước này và 90% dân số Do Thái). Hàng loạt các trại tập trung đã ra đời, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Auschwitz (tên Ba Lan là Oswiecim) ra đời ngày 20 tháng 5 1940. Trại này nằm gần thành phố Kraków, cách Warsaw về phía nam 268 km. Trong thời gian tồn tại cho đến tháng 1 1945, trại tập trung này đã giết chết 3 triệu người, ngoài người Ba Lan và người Do Thái còn có người Nga, người Hungary, người Hi Lạp, người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ,...Ngày nay, chính phủ Ba Lan đã cho bảo lưu toàn bộ di tích trại tập trung này để tố cáo tội ác của phát xít Đức tại Ba Lan trong thế chiến thứ hai. Tù nhân tại các trại này ngoài chết vì bị tra tấn hoặc bằng hơi ngạt còn bị quân Đức dẫn đến các bìa rừng, xả súng tàn sát hàng loạt rồi chôn một cách sơ sài.
Tội ác của Liên Xô
Ngoài phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô trong quá trình chiếm đóng miền Tây Ukraine và Belarus cũng gây ra nhiều tội ác chiến tranh. Thoạt tiên Hồng quân được cư dân (Ukraina và Belorusia) ở đây nhiệt tình chào đón, tình hình này thay đổi khi Liên Xô bắt đầu áp đặt chết độ kiểm soát chính trị lên các vùng này. Việc đó dẫn đến phong trào kháng chiến mạnh mẽ chống Liên Xô ở các vùng mà nay là Tây Ukraina. Hơn một triệu người Ba Lan bị chết hoặc bị trục xuất khỏi nhà cửa. Những người bị cho là có thể gây nguy hiểm đến chế độ cộng sản bị buộc phải vào xô viết, cưỡng bức tái định cư, bị tống vào các trại lao động khổ sai hoặc bị giết. Ngoài ra việc đàn áp người Ba Lan còn tái diễn khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức khỏi Đông Ba Lan năm 1944, với việc Liên Xô hành quyết các binh lính và sỹ quan của lực lượng kháng chiến quân Ba Lan Armia Krajowa.
Ngày nay, Ba Lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về cuộc thảm sát Katyn, sự kiện Hồng quân giết hàng chục ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể năm 1940.Ngày 5 tháng 3 1940, dân ủy Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) Lavrenty Beria gửi một danh sách mang mã số 794/B (794/Б) cho Stalin. Trong đó, người gửi đưa ra nhận định rằng các tù binh Ba Lan tại miền Tây Ukraina và Belorussia (gồm 14.736 người, 97% là người Ba Lan), cũng như những tù nhân đang bị giam trong tù (18.632 người, trong đó có 1.207 sĩ quan quân đội, tổng cộng 57% là người Ba Lan) đều là kẻ thù của chính quyền Xô Viết và không thể cải tạo được nên đề nghị tử hình 14.700 tù binh và 11.000 tù nhân mà không qua xét xử.[38].
Theo một số ý kiến, lý do Liên Xô đưa ra quyết định trên là nhằm muốn cướp đi sức mạnh lãnh đạo của dân tộc Ba Lan, đó là tầng lớp trí thức ưu tú nhất mà đại diện chính là những sĩ quan. Sự kiện cuộc thảm sát Katyn là 1 đề tài cấm kị tại Ba Lan trong thời kì của nước cộng hòa nhân dân Ba Lan. Mãi đến năm 1987, được sự đồng tình của lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, một ủy ban liên hợp Ba Lan – Liên Xô đã được thành lập với nhiệm vụ tìm hiểu và làm sáng tỏ thực tế. Cuối cùng, thông báo của Hãng Thông tấn Liên Xô (TASS) ngày 14 tháng 4 1990 đã đưa ra một bước tiến trong vụ này: các lãnh tụ Liên Xô chính thức tuyên bố Liên Xô – và đặc biệt là Beri và các đồng sự phải chịu trách nhiệm về cái chết của các sĩ quan Ba Lan tại Katyn.
The Great Escape
Đây là một cuộn phim mà Quân đã nhiều lần xem đi xem lại mà không thấy chán. Ai nấy đều phải công nhận là một “Cuộn phim hay nhất trong mọi thời đại”. Nội dung phim là một trại tù giam giữ tù nhân chiến tranh trong thời gian chiến tranh thứ 2 và họ tìm cách vượt ngục. Toàn bộ phim là những diễn viên gạo cội của Hollywood, hình ảnh không ai quên được là diễn viên Steve McQueen, vượt ngục bằng chiếc xe máy và khi gần đến biên giới Thụy Sỹ là anh bị bắt. Trại tù đó được xây tại Stalag III, Ba Lan vì ở khá xa thành phố Warsaw nên Quân không có dịp đến thăm. Nay nơi đó trở thành khu lịch sử.
Fryderyk Franciszek Chopin
Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp , mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản polonaise cung Sol thứ và Si giáng trưởng.
Tiểu sử của nhà âm nhạc đại tài này rất là dài, kéo đến cho ông đến năm 39 tuổi. Quân không nói thêm chỉ sơ lược về ông. Người dân Ba Lan rất tự hào về ông. Đi đến đâu cũng sẽ thấy hình ảnh của ông và ngay phi trường Warsaw cũng có tên gọi là Fryderyk Chopin.
Người Việt Nam tại Ba Lan.
Sau năm 1945, nước Ba Lan bị Liên Xô đàn áp nên bắt buộc phải trở thành một chư hầu cộng sản tại Đông âu. Nên vậy sự bang giao chỉ có giữa Ba Lan và chính quyền cộng sản miền bắc trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn tại Việt Nam vào thập niên 60 và 70. Vì thế vào thời kỳ đó chính phủ Ba Lan có nhận một số sinh viên miền Bắc qua đó du học. Cuộc hành trình từ miền Bắc qua Ba Lan là một đoạn đường dài, vì làm gì có chuyến bay từ Việt Nam đi đông âu. Các cậu sinh viên là phải đi xe lửa từ ga Hàng Cỏ Hà Nội qua tận bên Tàu, rồi đổi tàu đi Liên Xô và cứ đi như thế mất cả tuần mới đi tới Ba Lan.
Nghe kể lại (không có nguồn cung cấp chính thức) là khi các sinh viên qua đó cũng họp lại thành từng tổ, rồi có một ông như quản giáo theo dõi hết các hoạt động và ông cũng làm thông dịch luôn. Nên thế các bài viết của các sinh viên cũng do ông dịch lại. Xem ra thời đó sinh viên Việt Nam khó mà nói chuyện trôi chảy bằng tiếng của nước sở tại. Ngoài ra việc quan trọng nhất là các sinh viên không được phép yêu các cô gái tóc vàng Ba Lan. Hể yêu bậy là tòa đại sứ CSVN sử việc phải trái ngay lập tức. Cũng nghe kể lại nhà tranh đấu Lê Diễn Đức, nay đang sống tại Hoa Kỳ, hồi đó qua học lỡ yêu cô gái Ba Lan vừa về tới ga Hàng Cỏ là đi vào nhà tù ngay.
Cho đến khi công đoàn đoàn kết của Ba Lan thành công vào năm 1989, lật đổ chủ nghĩa cộng sản, thì nhiều sinh viên và lao động Việt Nam đã tìm cách ở lại Ba Lan. Chế độ tem phiếu không còn nữa, buôn bán tự do, nên tất cả người Việt tại Ba Lan phải tìm cách sinh tồn. Đó là một thời kỳ tranh sang tranh tối, cần một đầu óc thông minh, biết kinh doanh là sẽ trở thành một người khá giả hay giàu có tại Ba Lan. Người Việt liền nghĩ cách buôn bán. Trong lúc đó mọi hàng hóa tại Ba Lan vô cùng thiếu thốn, đời sống người dân Ba Lan ở mức rất thấp. Nên họ chỉ chuộng hàng rẻ tiền. Thế là người Việt đã tìm những nguồn hàng tại Việt Nam qua Ba Lan bán.
Họ tập trung tại sân vận động số 10 tại Warsaw thành một khu chợ trời Việt Nam. Người dân Ba Lan từ từ đến tiêu thụ. Sau đó người Việt tìm cách nhập hàng từ Trung Quốc, nên tại Ba Lan có những người trở nên giàu bất ngờ, những người này tìm cách xây gian hàng cho thuê, phát triển khu chợ và từ đó có cái tên được gắn cho họ gọi là “Soái”.
Sự làm ăn phát triển tất nhiên không qua được ánh mắt của tòa đại sứ VN tại Ba Lan. Họ có những tham gia vào các khu vực làm ăn buôn bán người Việt tại Ba Lan và các quốc gia đông âu khác còn gọi là “sân sau Hà Nội”.
Nay sân vận động số 10 không còn là khu chợ Việt Nam nữa, vì chính quyền Ba Lan đã thu về xây sân vận động cho giải túc cầu Euro 2012 tại Ba Lan và Ukraine. Đây được xem lần đầu tiên Ba Lan được tổ chức giải thể thao lớn nhất thế giới sau Thế Vận Hội và World Cup.
Giờ chợ Việt Nam đã chuyển ra một khu vực cách Warsaw 25km. Tại đó họ xây hai cái Warehouse rất là lớn. Bên ngoài treo cờ đỏ Việt Nam. Vào trong là các gian hang chuyên bán sĩ, hang hóa đa số là y phục nhưng loại “No Name”. Họ có cách chuyển hang rất là vui mắt. Thay vì phải khiêng các thùng hang 30-50kg trên vai, họ dung cái xe Scooter của con nít hay dung chân đẩy, họ để thùng hang lên đó và một chân cứ đẩy qua gian hang khác.
Thành phố Warsaw bị phá huỷ tan nát trong thời chiến tranh, những di tích lịch sử không cò nữa, mọi thứ đều là xây cất mới, nên không thu hút được du khách cho lắm. Người dân Ba Lan cố làm lại khu cổ xưa, xem ra việc làm vô cùng gian nan. Bởi vậy có một người Ba Lan đi đến Sai Gon, khi nghe thấy khu Eden sài Gòn sẽ bị phá hủy trong tương lai. Ong ta mới nói là “sao lạ thế, đất nước tôi tiếc nuối mất hết công trình xây cất lịch sử, chúng tôi muốn làm lại. Thế mà tại đây có nguời muốn phá hủy công trình của những người đi trước”.
Hình 1 đến hình 4
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment