Aug 11, 2009

GẶP GỠ DR. ĐÔNG XUYẾN: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở MỸ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA



Cái gì là sự khác biệt rõ ràng giữa đời sống tinh thần của người Việt ở Mỹ và người Việt ở các nơi khác? Câu trả lời thường được nghe nhiều nhất là “stress”! Chắc có lẽ tại cuộc sống ở Mỹ quá bận rộn, ít thời giờ, cho nên bao nhiêu nỗi lo lắng về việc làm, về an sinh xã hội, về đời sống vợ chồng, giáo dục con cái… đã tạo một áp lực nặng nề và thường trực lên dân mình đang sống ở xứ Cờ Hoa. Ở Cali stress còn dữ hơn, do nhà cửa đắt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu biết dân người Việt ở Quận Cam thường gặp một số vấn đề tâm lý khi phải đương đầu với cuộc sống đầy căng thẳng.

Tôi đã gặp Dr. Đông Xuyến, hiện đang làm việc trong lĩnh vực tâm lý trị liệu ở Quận Cam, để hỏi thăm về những vấn đề tâm lý thường gặp của Người Việt Quận Cam, cùng những phương pháp phòng ngừa có hiệu quả….

Dr. Xuyến sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy biến động. Cha mẹ chia tay ngay sau khi chị chào đời. Mẹ chị phải tảo tần, vất vả nuôi con. Chị đi vượt biên một mình vào năm 1983, ở độ tuổi trăng tròn mà đã phải tự đối phó với bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, không có người thân bên cạnh. Chị sang đến Mỹ và định cư tại Nam Cali năm 1985. Với một tuổi thơ không bình yên như vậy, cuộc sống tinh thần của chị cũng phải chịu ít nhiều tổn thương. Chị quyết định chọn ngành học tâm lý, một phần cũng để tự hiểu thêm về nội tâm của mình. Chị học ở Chapman University và lấy bằng Cử Nhân ngành Psychology vào năm 1990. Với ý nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng, chị lần lượt lấy tiếp các bằng Cao Học ngành Social Work năm 1998, rồi Doctor ngành Tâm Lý Trị Liệu trong năm 2008 (Clinical Psychology). Làm trị liệu, chị được huấn luyện để chẩn định các bệnh tâm thần và tâm lý cũng như dùng nhiều phương pháp tâm lý trị liệu để chữa bệnh tại các trung tâm ý tế, nhà thương, hay văn phịng trị liệu tư. Hiện nay cĩ đến trên 200 phương pháp tâm lý trị liệu khác nhau. Chị đang làm dịch vụ trưởng cho một cơ quan của chính phủ, liên quan đến vấn đề tâm lý trị liệu. Bệnh nhân chị phục vụ hầu hết là người Việt.

Tâm lý học liên quan rất nhiều đến nếp suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của con người. Những nguyên nhân có thể gây ra những tổn thương cho tâm lý của một cá nhân rất phức tạp, thí dụ như yếu tố di truyền, yếu tố thuộc về môi trường sống, những mất mát hay sự ngược đãi đã gặp trong cuộc đời, … Theo Dr. Xuyến, những vấn đề tâm lý thường hay gặp ở Người Việt tị nạn thuộc thế hệ thứ nhất là trầm cảm, chứng hồi hộp lo sợ. Thế hệ trẻ thì gặp chứng tâm thần phân liệt di truyền (ảo giác, ảo tưởng, tự cô lập với thế giới bên ngoài, sống trong thế giới riêng, v.v….), những vấn đề thuộc hành xử có liên quan đến sex, bạo động, nghiện ngập. Trong cuộc sống gia đình, khả năng gần gũi trong tình cảm, tôn trọng giữa vợ chồng; khả năng thông cảm giữa cha mẹ và con cái là những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất. Tạm gác qua những yếu tố thuộc về di truyền, qua trình sống trong gia đình cĩ an tồn về tinh thần tình cảm hay bị xúc phạm thường xuyên, cộng với sự thay đổi quá lớn trong cuộc đời tị nạn là một tác nhân quan trọng của những vấn đề này. Biết bao người đã thành công trong xã hội Việt Nam trước 1975, sang đến Mỹ bỗng trắng tay, phải làm lại từ đầu, hoặc phải sống nhờ vào xã hội. Biết bao nhiêu người đã trải qua những ký ức kinh hòang, bị mất mát người thân trong những chuyến vượt biên. Sự khác biệt quá lớn giữa hai nền văn hóa Mỹ-Việt tạo ra hiện tượng “culture shock”. Những biến động mạnh trong đời sống như vậy đã tạo ra những vết thương tâm lý, ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt tị nạn. Nó không mất đi. Nó âm ỷ, tác động một cách vô thức lên nếp suy nghĩ hằng ngày. Rồi đến một ngày nào đó, nó bộc phát ra thành hành động hay những biểu hiện bệnh lý.

Dr. Xuyến cho biết việc chữa bệnh tâm lý kết hợp nhiều phương pháp tâm lý trị liệu. Quan trọng nhất là tạo cơ hội để người bệnh có dịp được nói ra hết những ẩn ức nằm sâu trong tiềm thức của mình. Chính họ nhiều khi không biết mình có những uẩn khúc đó. Giúp người bệnh nhận diện ra những tổn thương tâm lý, giúp họ tìm cách làm hòa với những xung đột tâm lý của chính mình, khơi dậy nghị lực, khả năng tự đấu tranh với bản thân của người bệnh, để từ đó chữa lành vết thương tâm lý. Công việc nay đòi hỏi khả năng lắng nghe, thấu cảm, kinh nghiệm sống, khả năng sáng tạo trong việc chọn lựa và áp dụng cac phương pháp trị liệu thích hợp tùy trình độ, kỹ năng, và hồn cảnh của người bệnh.

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Trong một đời sống đầy stress ở nước Mỹ, nếu ta không biết cách phòng ngừa, để đến khi những căn bệnh tâm lý đã có biểu hiện mới điều trị thì sẽ phiền toái vô cùng. Theo BS Xuyến, đời sống gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những căn bệnh tâm lý. Việc gia đình họp mặt trong buổi cơm tối mỗi ngày là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt nên duy trì bên xứ Mỹ này. Cha mẹ nghe các con kể chuyện học hành, những khó khăn đã gặp ở nhà trường, ngoài xã hội, từ đó giúp đỡ chúng ngay khi cần thiết. Vợ chồng chia xẻ những vấn đề trong công việc, ngoài xã hội. Gia đình đồng thuận, kính trên nhường dưới, tôn trọng lẫn nhau là một môi trường tốt để các cá nhân phát triển một đời sống tâm lý lành mạnh. Nhiều bậc cha mẹ không dành thời giờ cho con cái, đến khi con hư hỏng vì không có chỗ dựa tinh thần lại quay ra đổ thừa: “…tại xã hội Mỹ nên con cái hư…”. Điều này không đúng. Xã hội Mỹ hiện nay đang nhích lại gần với truyền thống Đông Phương, giáo dục đặt nặng hơn trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em. BS Xuyến cho biết trẻ em ở những độ tuổi khác nhau cần được sự hỗ trợ, quan tâm khác nhau của cha me.ï. Từ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi, các em cần được yêu thương, ôm ấp. Khỏang 3 đến 6 tuổi là lứa tuổi khám phá thế giới bên ngoài. Phụ huynh nên hướng dẫn các em trong sự khám phá đó hơn là ngăn cấm, hăm dọa, vì làm như vậy sẽ làm cho các em có tâm lý sợ hãi, từ đó khép cửa với thế giới bên ngoài. Từ 7 đến 12 tuổi, mỗi thất bại, lỗi lầm nhỏ đều có thể trở thành quan trọng đối với các em. Phụ huynh cần hỗ trợ, giải thích để các em lấy lại niềm tin vào chính mình. Nếu được như vậy, các em dễ có điều kiện để phát triển tâm lý một cách bình thường.

Những sinh họat cá nhân thường ngày cũng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa những căn bệnh thuôïc về tâm lý. Lựa chọn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp, thường xuyên tập thể dục là cách giữ gìn sức khỏe phổ biến nhất. BS Xuyến còn cho biết thêm với đời sống tinh thần, viết lách, tâm tình với người thân, thể thao, và chơi âm nhạc là những thú tiêu khiển rất tốt. Viết ra những suy tư , hoặc hát một ca khúc đúng tâm trạng của mình là dịp để ta xả bớt những dồn nén, căng thẳng trong tâm lý, do đó ít ra tránh được một phần nào những tổn thương tâm lý sau này. BS Xuyến còn khuyên chúng ta nên tập có nếp suy nghĩ lạc quan. Nhìn một ly nước đã vơi đi phân nửa trong cơn khát, có người buồn rầu nghĩ : “…mình chỉ còn nửa ly nước mà thôi…”, nhưng có người lại reo vui: “…mình còn đến nửa ly nước lận…”. Cùng một sự thật, con người lạc quan luôn tìm ra khía cạnh tích cực để mà nhìn, do đó thường có một tâm lý vững vàng mà không hề mất tiền mua.

Sau cùng, BS Xuyến còn cho biết đến việc phòng ngừa các chứng bệnh tâm lý với vấn đề tâm linh, tín ngưỡng. Các nhà nghiên cứu tâm lý trị liệu đã tìm ra được sựï liên hệ tích cực giữa việc cầu nguyện và các họat động của não bộ, giữa đức tin và sức khỏe của con người. Một chi tiết thú vị hơn nữa là nếp sống vị tha, thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ người khác cũng là phương cách để có một đời sống tâm lý lành mạnh. Những người sẵn sàng mở lòng ra với tha nhân thường lạc quan, yêu đời hơn so với những kẻ sống vị kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Bản thân BS Xuyến là người áp dụng triệt để nếp sống vị tha đó. Chị không còn xa lạ với cộng đồng Người Việt Quận Cam, vì chị tham gia vào rất nhiều các họat động từ thiện, xã hội khác nhau của cộng đồng chúng ta. Có thể đó là vì lý tưởng sống của chị. Nhưng chắc một phần, đó cũng là sự lựa chọn hợp lý cho cuộc sống, nếu nhìn theo khía cạnh của một bác sĩ tâm lý trị liệu…

Đòan Hưng

Dr. Đông Xuyến và con trai

2 comments:

Hot... said...

Hi anh Hung,
Theo loi moi goi cua Huong, em ...leo len blog cua no doc bai. Hom nay cung quon quon nen em doc nhieu hon, Thai (Trang) thi da doc da doi may hom nay. Mot loat bai viet phong su cua anh Hung tui em deu rat rat thich. Em thich nhat la bai ve Dr Dong Xuyen va cai thuc tai o My, cung giong nhu duc cai thuc trang o Canada, nhat la Toronto noi tui em dang o. Em muon gui cai link cho mot so nguoi o day cung lam viec trong nganh tuong tu nhu Dr Xuyen, khong biet anh Hung (va Huong) co dong y khong???
Moi lan anh co bai viet moi, anh va Huong gui cho em cai link nha.
Tham anh chi va may nhoc khoe.
Thai Trang

Hot... said...

Bac Si Dong Xuyen

Behavioral Healthcare

14140 Beach Blvd. STE.200 Westminster CA92683

Tel: 714 896 7574