Feb 10, 2008

Những năm Tí - phần một



Trước thềm năm Mậu Tí (2008) xin được ôn lại tuần tự một số năm Tí mang nặng dấu ấn trên dòng lịch sử Việt của chúng ta kể từ ngày lập quốc tới nay.

1. Năm Tí 2877 trước Tây Lịch:

Theo truyền thuyết, nước Văn Lang được thành lập vào năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch). Như vậy là năm Giáp Tí (2877 trước Tây Lịch) là năm Tí đầu tiên tới với dân tộc Việt chúng ta sau hai năm lập quốc.

2. Giáp Tí (544):

Năm Giáp Tí này chính là năm Lý Bôn tự xưng là Nam Việt Đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

Lo sửa sang việc nước, trù tính một sự nghiệp lâu dài, nhưng tiếp đó vào năm Ất Sửu (545) vua nhà Lương cho Dương Phiên làm Thứ Sử Giao Châu và sai Trần Bá Tiên thống lĩnh đại quân sang đánh nước ta. Lý Nam Đế thua quân phải bỏ thành Long Biên chạy về Phong Châu, sau đó lại một lần nữa rút quân lên đóng ở động Khuất Liêu thuộc Hưng Hoá.

Sau trận thua ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế giao binh quyền cho Tả Tướng Quân Triệu Quang Phục chống giặc ở mạn Trung Châu; nhà vua lui về giữa động Khuất Liêu.

Năm Mậu Thân (548) Lý Nam Đế bị bệnh mà mất.

Vua Tự Đức có viết về Lý Nam Đế trong Khâm Định Việt Sử đại ý như sau:

Tuy Lý Nam Đế không sức chống chọi với giặc mạnh, việc lớn không thành nhưng thừa thế dấy binh, tự xưng vương đế mở đường cho nhà Đinh, nhà Hậu Lý về sau này há chẳng phải là vẻ vang to tát lắm sao!

3. Từ năm Kỷ Mùi (179) đến năm Giáp Tý (184)

Tống trả đất Quảng Nguyên về cho Đại Việt.

Lý Thường Kiệt (119 – 1105) danh tướng triều Lý , bắc đánh Tống, nam bình Chiêm đã làm rạng rỡ một thời cho tổ quốc.

Năm Kỷ Dậu (169), khi vua Lý Thánh Tôn thân chinh điều khiển quân sĩ đánh Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt được chọn làm đại tướng đi tiên phong. Thắng trận tại sông Tu Mao, chiếm kinh đô Phật Thệ xong, Lý Thường Kiệt bèn đem quân đuổi bắt được vua Chế Củ. Nhờ chiến thắng này, nước ta thêm được đất ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh do Chế Củ dâng để chuộc tội. Như vậy, Lý Thường Kiệt đã mở đường Nam tiến sau này cho các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn.

Năm Ất Mão (175) vì biết vua Tống Nhân Tôn nghe lời tâu của tể tướng Vương An Thạch đang sửa soạn gấp binh lương để đánh nước ta, Lý Thường Kiệt liền kéo chừng 10 vạn quân vào đất Tàu, lấy danh nghĩa sang giải phóng cho dân Trung Hoa khỏi nạn Vương An Thạch, nhưng chủ yếu là để pháp huỷ những địa điểm tích luỹ lương thực trong nội địa Trung Hoa.

Lý Thường Kiệt lĩnh thuỷ quân đánh vào ven biển Quảng Đông, hạ được Châu Khâm năm Ất Mão (1075) chiếm Châu Liêm ngày 23 tháng 11 năm Ất Mão, một cách dễ dàng. Về phần tướng Tôn Đản dẫn bộ binh đánh Ung Châu; Đô Giám Quảng Tây là Trương Thủ Tiết vội đem binh đến cứu Ung Châu bị Lý Thường Kiệt đón đánh ở Cô Lôn Quan (gần Nam Ninh), Trương Thủ Tiết chết tại trận tiền vào ngày mùng 4 tháng giêng năm Bính Thìn (1076). Trong khi đó ngay tại Ung Châu, Tôn Đản cố sức vây thành, quan giữ thành là Tô Đam cùng người nhà đều tử tiết. Quân Nam vào thành hạ thủ trên 5 vạn người.

Lấy xong Ung Châu, Lý Thường Kiệt kéo quân lên phía Bắc. Viên Quan Trấn Nhậm Tân Châu bỏ thành chạy trốn.

Sau đó hay tin Vương An Thạch sắp sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết cử đại đội binh mã cùng hội với Chiêm Thành và Chân Lạp chia đường cùng tiến quân sang nước ta để báo thù. Lý Thường Kiệt hạ lệnh lưu quân về để bố trí phòng thủ sẵn sàng chống cự với giặc Bắc. Tháng chạp năm Bính Thìn (1076), quân Tống kéo vào nước ta; Lý Triều cử Lý Thường Kiệt đem binh cự địch… nhưng lần lượt ải Quyết Lý rồi huyện Quan Lang thất thủ, quân Tàu xuống đóng dọc theo bờ sông Như Nguyệt (tức sông Cầu) từ địa phận huyện Hiệp Hoà qua huyện Việt Yên đến chân núi Nham Biền huyện Yên Dũng.

Lý Thường Kiệt dốc toàn lực chống giữ, cho đắp đê bờ nam sông Cầu thành một bức trường thành để ngăn đường quân Tống tiến về Thăng Long.

Giặc Bắc muốn vượt qua sông ở bến đò Như Nguyệt. Hai bên giáp chiến rất kịch liệt. Để cổ võ binh sĩ, Lý Thường Kiệt bố trí người núp trong đền Trương Hát ở bờ Nam cửa sông Như Nguyệt giả làm thần nhân cất lời mắng giặc vào lúc đêm khuya bằng bốn câu thơ:

Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhĩ đẳng hành kham thủ bại hư.

Bản dịch của Nguyễn Đổng Chi:

Nước Nam Việt có vua Nam Việt,
Trên sách trời chia biệt rành rành.
Cớ sao giặc giám dòm hành,
Rồi đây bây sẽ tan tành cho coi.

Nhờ vậy quân ta phấn khởi đánh giặc và đẩy lui được quân Tống. Tiếp đó, quân Lý đổ bộ lên bắc ngạn sông, nhưng tại Kháo Túc đã bị thua quân phải rút lui. Bên Tống cho bắn đá xuống như mưa, thuyền đắm rất nhiều, hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn bị chết đuối. Quân sĩ tử trận kể hàng ngàn. Lý Thường Kiệt lại trở về đóng giữ bờ Nam sông Như Nguyệt. Quách Quỳ không dám vượt qua sông để tấn công.

Lý Triều sợ đánh lâu không lợi, bèn cho sứ sang Tống cầu hoà. Về phía Tống cũng thấy là đã đánh lâu ngày mà không vượt được qua sông Phú Lương, lại thêm có nhiêù người chết vì không hợp thủy thổ - có tới 8 vạn phu vận lương và 2 vạn chiến binh chết vì lam chướng, lại còn thiếu lương thực nữa, nên đành phải nghe lời tể tướng Ngô Sung – người thay thế Vương An Thạch – thuận hoãn binh lui về, nhưng vẫn chiếm giữ châu Quảng Nguyên (bây giờ là Cao Bằng), châu Tư Lang (nay là châu Thượng Lan và châu Hạ Lan tỉnh Cao Bằng). Châu Tô, châu Mân (ở giáp giới tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn) và huyện Quang Lang (Ông Châu, tỉnh Lạng Sơn). Mãi về sau này, từ năm Kỷ Mùi (1079) đến năm Giáp Tí (1084) Tống mới lần lượt trả đất Quảng Nguyên về Đại Việt. Từ đó nước ta và nước Tàu lại thông hữu như trước.

Lý Thường Kiệt, sau khi đánh lui quân Tống, đuợc cất lên ngang hàng với các hoàng tử và vẫn giữ chức Tề Tướng cho đến khi vua Lý Nhân Tôn giao chức Tề Tướng cho Lê Văn Thịnh.

Năm Nhâm Tuất, Lý Thường Kiệt được ủy vào giữ trấn Thanh Hoá và đưọc hưởng lộc 1 vạn hộ ở Việt Thường.

Ở Thanh Hoá 19 năm, đến năm Tân Sửu (1101), sau đó ông đuợc vua Lý gọi về Kinh để kiêm chức Nội Thị Phân Thủ Đô Áp Nha Hành Điện Nội Ngoại Đô Trị Sự.

Năm Quý Mùi (1103) ở Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An có Lý Giác làm phản, Lý Thường Kiệt vào đánh, Lý Giác thua chạy sang Chiêm Thành xúi giục Quốc Vương Chế Ma Na đến chiếm lại các đất Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính mà Chế Củ đã nhường ngày trưóc. Chế Ma Na liền nghe theo.

Tháng hai năm Giáp Thân (1104), Lý Thưòng Kiệt vâng mạng đem quân vào đánh. Quân Chiêm thua, Chế Ma Na xin trả lại 3 châu như cũ.

Đi đánh Chiêm Thành về được một năm thì Lý Thường Kiệt mất, hưởng thọ 86 tuổi.

Đền thờ Lý Thái Uý Tôn Thần được dựng ở nhiêù nơi – đền chính ở Ngọ Xá, phủ Hoà Trung (Thanh Hoá), còn một đền ở huyện Kim Động (Hưng Yên) và một đền khác nữa ở huyện Vĩnh Thuận gần trường đua ngựa Hà Nội.

4. Năm Bính Tí (1096) với Thái Uý Mục Thận

Mục Thận vốn làm nghề đánh cá, vì cứu đuợc vua Lý Nhân Tôn khỏi sự mưu hại của Thái Sư Nguyễn Văn Thịnh vào năm Bính Tí (1096) tại Tây Hồ nên đưọc phong làm Đô Uý Tướng Quân và ban thưởng đất Dâm Đàm làm thực ấp. Đến đời Trần lại được thăng chức Thái Uý Trung Duệ Vũ Lượng Công.


5. Năm Mậu Tí (1288) với danh tướng Nguyễn Khoái đời Trần:

Hồi Mông Cổ xâm nhập nước ta vào khoảng thế kỷ 13, ông quản lĩnh Thánh Dực Nghĩa Dũng Quân tận lực điều binh khiển tướng chống giặc và lập được nhiều công trận lẫy lừng.

- Đuổi Thoát Hoan ở trận Vạn Kiếp vào năm Ất Dậu (1285)
- Cả phá giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng vào năm Mậu Tí (1288)

Khi dẹp xong nạn ngoại xâm, vua Trần Nhân Tôn phong ông Tước Hầu, cho hưởng lộc một làng Khoái Lộ - tức phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên ngày nay.


Bố Sỹ sưu tập

Xin đón xem phần tiếp theo...

2 comments:

Hot... said...

De^ ta`i lich su NHUNG NAM TI tre^n BLOG cua DOAN FAMILY ra^t thu vi. vi duoc to'm tat va theo do~i lich su ra^t de^ dang???

Tui lai co' thac mac , nho giai thich nha:

12 con giap , ro^i chia ti'nh thanh CHI va CAN la de^ thua^n tie^n ti'nh TU VI phai kho^ng? Ngoai ra ti'nh LICH. Theo duoc ke^ lai thi TU VI xua^t hie^n thoi TONG be^n TAU truoc do' la khong co' TU VI, thoi TONG la o^ng LY THUONG KIET cua ta da'nh cho tui no' khie^'p so* luo^n, va^y khoang MOT NGAN kho^ng tram bao nhie^u do'...
Nhu* va^y truoc thoi nha TONG la nguoi ta da~ co' nhung nam nhu* MAU TI, GIAP TI, BINH TI... gi chu*a? Hay phai doi TU VI ra doi ro^i sau do' nguoi ta moi tinh nguoc lai cho nhung nam truoc do'....

Quan

aloui said...

Is het een verhaal over het nieuwe jaar, het jaar van de rat. Ik kan dat alleen zien aan de foto die erbij gevoegd is.