Feb 5, 2008

CÁ VƯỢT VŨ MÔN - lời kể chị Hai Thanh


Chuyện kể rằng trời hạn hán đã mấy năm liền. Đất đai khô khốc, cây cỏ héo úa, sông lạch ao hồ đã bắt đầu cạn dần … Loài người thất thoát mùa màng, đói khổ triền miên. Các loài chim, thú cùng cá mú cũng đói khổ không kém. Tiếng than muôn loài lên thấu trời xanh…

Ngọc Hoàng trên Thiên Đình vội vàng triệu tập hội nghị Diên Hồng với các tiên ông tiên bà – và nhất là các Long Vương (Vua Rồng) ở bốn đại dương, để tìm cách cứu vãn các sinh linh.
Buổi hội nghị diễn ra rất ồn ào – mọi người trách móc bốn Long Vương là những vị nhận trọng trách trông coi mưa móc cho khắp cõi thế gian mà sao để ra nông nỗi vậy…

Các Vua Rồng thưa rằng thủa xưa loài người thuận theo thiên nhiên mà sống nên bốn mùa luân lưu theo chu kỳ, mưa thuận gió hòa, nên công việc của các Vua Rồng chỉ là phun mưa phụ giúp những vùng mây bay không tới, nhàn tản như chơi…
Nay loài người sinh sôi chật đất, lại ỷ văn minh tiến bộ, phá phách rừng già, lấp bể dời non, gây ô nhiễm từ biển sâu cho tới trời xanh – cho nên các chu kỳ mùa màng, nóng lạnh bị đảo lộn hết trơn! Các Long Vương tả xung hữu đột, làm việc toàn thời mà cũng không xuể… Vấn đề gay go nhất là thiếu nhân sự: bốn vị Long Vương trấn bốn biển Đông, Tây, Nam và Bắc, lấy bốn Long Bà thì cứ một trăm năm mới sinh được một Long Tử hoặc Long Nương – bởi thuộc giòng quí hiếm mà! Cho nên thế gian không đủ Rồng để làm mưa …

Ngọc Hoàng cùng các chư tiên nghe bản báo cáo thì xúm nhau lại, cả trăm bộ óc cùng làm việc – sau cùng đưa ra một bản quyết định gồm có hai kế hoạch chính:
Kế hoạch đường dài là giao cho hai vị tiên Nam Tào và Bắc Đẩu đi xuống thế gian lo giáo dục lại loài người, dạy cho chúng biết tôn trọng môi sinh, hạn chế sinh đẻ, tiệt kiệm tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng các loài muông thú cùng đang chia xẻ thế gian … Kế hoạch cấp thời là phải ra một cuộc thi tuyển Rồng để làm mưa cấp kỳ. Cuộc thi mở ra cho tất cả các loài thủy vật trong ao hồ sông lạch trong đất liền – vì đó là nơi cần được cấp cứu nhất. Các Vua Rồng tuân lệnh Ngọc Hoàng dựng lên trường thi là ba Cửa Vũ Môn – tức là ba cửa sóng mà các thí sinh phải vượt qua.

Cửa thứ nhất sóng cao bằng chiếc thuyền buồm. Cửa thứ hai là hai ngọn sóng trên và sóng
dưới cuốn ngược chiều nhau, rất là nguy hiểm. Và ngọn thứ ba kinh khủng nhất – chính là ngọn Sóng Thần đã từng ụp xuống các hòn đảo thấp vùng Nam Dương! Các loài thủy tộc kéo nhau đi thi như chảy hội – ai cũng khấp khởi hy vọng mình trúng tuyển là được nâng cấp thành rồng, le lói vô cùng! Cũng có những loài tự động rút lui như loài cua – càng, ngoe đi ngang phè phè, lấy gì mà vượt sóng! – và loài rùa, vì vốn đã thuộc hàng Tứ Linh (Long, Li, Qui, Phụng) rồi, nên chẳng phải bon chen… Ai không thi thì cũng tham dự đông đảo để cổ võ cá nhà! Cuộc thi bắt đầu từ sáng sớm, các chư tiên đã đứng sẵn ở cuối Cửa Ba, đón chờ thí sinh tới mức là hươi gậy thần thông biến hoá thành rồng liền một khi. Thế nhưng cho đến trưa vẫn chưa một ai bơi tới Cửa Ba … Có những anh vượt được Cửa Một thì lại bị trấn ngộp bởi hai ngọn sóng ngược Cửa Hai. Xế trưa một đàn tôm càng và tôm hùm hùng dũng tiến ra … vượt Cửa Một! … rồi vượt Cửa Hai!! … tuy có bị cuốn xoay vòng vòng một lúc, trước sự reo hò của khán giả!! Thừa thắng xông lên, cả đoàn kéo nhau qua Cửa Ba – nhưng có lẽ vì đuối sức, nên bị ngọn Sóng Thần chụp xuống té lộn nhào, té nặng tới độ … túi c... lộn lên đầu luôn! Thế là thua … Cũng từ đó người Việt mình có lối nói “Đồ lộn c… lên đầu!” để chửi … những người ngu.


Khán giả đang Ồồồôô …. thất vọng, thì một đàn cá chép bơi lên trông thật đẹp mắt. Anh thì màu bạc, anh thì vàng ròng, có anh mặc áo vệt đỏ vệt đen … anh nào cũng đuôi thẳng lưỡi đao, kỳ và vây giương xòe như quạt sắt. Cả đoàn kéo nhau theo đội hình vượt Cửa Một nhẹ nhàng, rồi quẫy đuôi tránh ngọn sóng dưới, nương ngọn sóng trên vượt qua Cửa Hai, rồi thêm một cái đập đuôi mạnh nữa, ôm bọt Sóng Thần lướt qua Cửa Ba luôn!!! Khán giả hò reo ngất trời … Chư tiên hươi gậy, các thí sinh cá chép chuyển mình thành rồng và bay liền ra biển hút nước, thực hiện ngay chuyện cứu mưa trăm họ ...Ngọc Hoàng đẹp ý hết biết!

Từ đó loài cá chép đi vào huyền thoại là loài … Chuẩn Rồng – danh giá vô song! Và hình ảnh cá chép vượt sóng được các nền văn minh như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam dùng để khuyến khích các em trai chuyên chú học hành để thành công trên đường đời, như cá chép thành rồng!
Mở thêm một ngoặc ở đây: 23 tháng Chạp ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện thế gian, người Việt mình rất là … nịnh ông: cúng mật hay kẹo bánh để ông nói …toàn chuyện ngọt ngào, cúng cá chép tức là … cung cấp rồng để ông cưỡi bay cho nhanh!



PS: Bản Tin Giờ Chót Nhờ đoàn cá chép rồng cứu hạn, nước Úc sau bốn năm khô khan nay đã mưa đều đặn. Đoàn rồng mới làm việc có hơi hăng say, nên miền Bắc Úc … đang bị lụt!! Thiệt đúng là no dồn … Mực nước hồ dự trữ của Sydney đã lên tới 70%, nghĩa là có quyền xả lệnh hạn chế nước. Thế nhưng dân thành phố vẫn tình nguyện tiết kiệm - nhờ có học bài của Nam Tào. Dân chúng còn bảo nhau đi xe công cộng, đi xe đạp, bớt xài đồ điện, tái sinh lại rác rến v.v… và cứ mỗi tháng 3 sẽ có một đêm gọi là Giờ Của Đất (Earth Hour), cả nước sẽ tắt ngúm hết đèn, để cho … Trái Đất nguội bớt : )

Ngày 29 Tết 2008
Chị Hai

5 comments:

Hot... said...

Loi Me binh pham sau khi nghe loi ke chien cua truong nu*~ Thanh :

"Bo oi! Con no' ... qua mat bo^' roi"

Hot... said...

Yeah , 6 Vinh hi vọng sang nãm mới phây phả hõn ðể có tâm trí gom mớ chuyện kể của bác Thanh , chuyện trên trời dýới ðất của bà 4 Liên ... làm một tuyển tập gì ðó của gia ðình cho vui !
Ðúng là dịp Tết nãm nay không thấy thằng cu Anh Anh ðứng xớ rớ trong hình hén 2 bác Thanh Giao ! Mà nó có ði ở riêng ði nữa , tạt về nhà mấy ngày cuối nãm cũng ðâu có chết thằng U'c ghèn nào ðâu ?
Chú Vinh khá khen cho chị Bự là lúc nào cũng bự và xinh ðẹp hết ý ...-:)

6 Vinh

Hot... said...

Yeah, dùng nét vẽ của bác Võ Đình thì nghệ thuật đó, nhưng thiếu màu sắc rực rỡ của truyện cho thiếu nhi. Lại thêm ... vì là con cá mắc cạn nên coi ... hơi xìu xìu, thiếu vẻ hào hứng rầm rộ của câu chuyện. Tao vẫn thích hình ảnh qua ống kính Chớp Ảnh Gia Út cơ : ) : )
Út vẫn ... không tôn trọng nhảy hàng của người viết!! Tỉ như câu "Ngọc Hoàng đẹp ý hết biết!" nó thuộc về dòng chữ trên, thì nó mới tròn ý và hợp lý. Dòng dưới là đã đi sang 1 ý khác rồi, ồ tế.
Bà Dì Ba ơi, Earth Hour là chuyện có thật, do thành phố Sydney khởi xướng cách đây đã 3 năm. Năm nay nghe đồn có thêm 12 thành phố lớn khắp thế giới làm theo - và sẽ xảy ra vào ngày 29 Mar 2008.
Tao kể chuyện đời xưa nhưng lồng vào bối cảnh hiện đại thì đám con cháu lau nhau lớn lên tại hải ngoại sẽ dễ hiểu và thích thú hơn!!

Hot... said...

Brilliant work, de Thanh: phoi hop huyen thoai voi van nan hien dai bang giong van di dom & mach lac. Dung la con cua... bac Sy trai va chau cua cu Tu Mo!

Em co 2 nhan xet. Thu nhat ve gioi tinh: trong huyen thoai, chi co ca chep "du.c" moi vuot qua duoc 3 cu?a so'ng, co\n ca' ca'i thi khong (vi ket luan la de khuyen khich "cac em trai chuyen chu hoc hanh de thanh cong tren duong doi"). The con "cac em gai" thi sao? :-(((

Thu hai la ve global warming: SO VERY GLAD la de Thanh dua ra cac hau qua va potential nguyen nhan cua global warming. Van de "sinh soi chat dat" rat phuc tap vi thuong la nguoi ngheo (hay vi ly do ton giao) hay bi mac cai na.n nay: "cai kho' no' bo' cai kho^n." Phu nu~ thuong la "la~nh dan." Trong khi do gioi trung luu & thuong luu thi lai vo cung hiem con. Thomas Malthus (Anh) cung da dua ra nhung vien tuong ghe gom ve nan nhan man tu cuoi the ky thu 19, tuy nhien thieu "critical class and gender analysis."

Em thay de Thanh viet children book, with adult themes, beautifully!

Bravo, more please! ngoc to
Reply

Reply to all

Forward

Ngoc To

Hot... said...

Yeah, tao cũng đoán là mày sẽ thích chuyện này ... vì đúng những điều tâm huyết của mày : ) : )

Nhận xét 1 của mày: đúng là huyền thoại chỉ nói đến ... các em zai, nên tao không biết các em gái thì sao??!! Mà ngộ lắm nhé: tết Trung Thu bên Tàu hình như chỉ là để mọi người thưởng trăng; bên VN thì rõ ràng là tết Nhi Đồng cho cả em zai lẫn em gái không phân biệt; bên Nhật thì phân biệt rõ rệt ngày lễ của Em Zai (Tangu-No-Sekku) 5 tháng 5, dùng cờ cá chép làm biểu tượng, và ngày lễ của Em Gái (Hina-No-Sekku) 3 tháng 3, dùng búp bê và hoa đào làm biểu tượng - nghĩa là có ý đồ đàng hoàng: em zai vượt gian khó để ra đời làm việc, em gái chăm lo dung nhan và gia đình !!!

Nhận xét 2: vấn đề "sinh sôi chật đất" dù có critical class and gender analysis thì cũng chẳng giải quyết được gì. Tao nghĩ thì chỉ có giáo dục và giáo dục dân chúng thì mới có lối thoát thôi... Sáng nay tờ Sydney Herald có 1 bài về gia đình ôbà Hussein di dân như sau: " Về mặt xã hội chúng ta đã thất bại khi không thuyết phục được ô Hussein là khi ở tuổi 58, không đi làm, thì không nên sinh thêm 3 con nữa (...đã có sẵn 3 con rồi!). Đã thất bại khi không thuyết phục được bà Hussein là khi lấy 1 anh chồng già bệnh hoạn và thất nghiệp thì không nên sinh thêm nữa ... Đã thất bại khi không thuyết phục được 2 người đó là đa số dân chúng đóng thuế không có trách nhiệm gì trong vụ gia đình đó phải ở trong 1 nhà chính phủ chật chội, và nhất là không có nhiệm vụ phải cung cấp 1 căn khá hơn cho quí vị !!! "
Mày thấy không, phải giáo dục để ô Hussein ... nín, và giáo dục để bà H ... đạp ổng ra, he he ...

Sao không khen Earth Hour của Sydney mậy ???


Chi Thanh