Jul 12, 2017

6. NHẠC TRONG VĂN DOÃN QUỐC SỸ


Gần đây nhất, tôi đọc “Đi” của Hồ Khanh, mà theo giới hiểu biết là biệt hiệu khác của ông. Vẫn với giọng văn đôn hậu, nhân ái, và đôi lúc dí dỏm, cả câu truyện cho thấy tình yêu thương vợ con đằm thắm của ông. Tôi đặc biệt yêu nhân vật Bích ở trong truyện, cháu gái của ông, được mô tả là một thiếu nữ hồn nhiên, “gà tồ”, và có ngón đàn rất hứa hẹn. Bích “tồ” đã đàn được Sonate pathétique của Beethoven rất vững, khi bác trai xoa đầu mà rằng “Bác nghe đĩa Arthur Rubinstein chơi bản này cũng chẳng hơn cháu là bao!”
Tôi yêu Bích tồ vì tôi liên tưởng đến một số học trò nhỏ của tôi. Những đứa trẻ càng hồn nhiên, thơ ngây và thẳng thắn thì càng có khiếu về nhạc. Dường như bản chất thơ ngây đó khiến trực giác và sự cảm nhận bén nhậy hơn. Từ sự tự nhiên, hồn hậu, ý nhạc được diễn tả chân thật mà trở nên có hồn. Trẻ khôn ngoan quá, đôi khi làm “lố” điều cần thiết, sự truyền đạt (interpretation) trở nên giả tạo.


12 tháng 7, 1988

QUỲNH GIAO
(còn tiếp)

No comments: