Mar 2, 2016

1. TÁM VỊ BỒ TÁT: HƯƠNG - Ngô Thùy



Tất nhiên hạnh phúc hơn cả vẫn là Hương.  Bởi vì dù nói sao đi nữa, mỗi người chúng tôi khi từ giã ngôi nhà ấy đều phải bước trở vào đời, cuộc đời rất đời, với đủ thứ bùa phép mà người ta tung ra để “đấu tranh sinh tồn” với nhau. Riêng Hương vẫn giữ nguyên tâm hồn măng tơ, tuy mở mắt nhìn thấy cảnh đời bôn ba đó, nhưng đời của kẻ khác chứ không phải đời của mình.  Hương vẫn sống hết mình cho những cuộc vui, cho bạn bè, cho sở thích.

Cho đến một hôm … Hương đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi mơ ước – đi cùng với bố mẹ sang gặp anh chị, được sống tại một xứ sở mà nơi đó tương lai không hề là một cái gì trừu tượng .. hạnh phúc quá!  Hương đã may một chiếc ao dài mầu hồng.  Hương đã chuẩn bị từ giã bạn bè và các anh chị còn ở lại.  Hương đã vạch ra chương trình học và làm việc cho tương lại.  Hương đã dự định sẽ gửi quà về “cứu trợ” cho những ai …

Để rồi nửa khuya hôm đó, Hương đã phải tỉnh hẳn cơn ngái ngủ để nhìn thẳng vào biến cố: “Họ đã đến.”  Hương đã cố hết sức bình tĩnh để khỏi thét lên căm hờn khi nhìn tay Bố nắm chặt, mặt Bố đanh thép ngửng lên nhìn một vật gì phía trên tầm cao của “họ”, trong khi “họ” bằng một giọng y hệt như đọc “xã luận” trong radio, kéo dài cái gọi là “bản cáo trạng” đối với Bố.  Bố bình thản quá lắm, làm Hương đau lòng còn hơn cả nếu Bố bị bối rối, hốt hoảng hay thậm chí sợ hãi.  Lòng bồng bột khiến Hương có những phản ứng trẻ con, như đối đáp chua ngoa, móc họng, mỉa mai.  Nhưng những cái máy bắt vẫn trơ trơ thản nhiên.  Hương đã làm những việc vô ích.

Thế là đời đã lật sang mặt trái.  Cô bé vô ưu thuở nào bây giờ bị bắt buộc phải nhìn thẳng vào mặt trái nghiệt ngã ấy.  Nhưng “If you can not see the bright side of a thing, polish the dule side!”, một hàng chữ nổi khắc trên tòa giáo đường cổ xưa ở Atlanta đã nói như vậy.  Hương đã học được cách “đánh bóng mặt trái của sự vật” từ biến cố ấy.  Mặc dù rõ ràng cuộc đời đã mất hết yên vui, đường đến tương lai đã bị đứt đoạn, nhưng Hương vẫn nhanh chóng bình tĩnh không tự để bị lún xuống vũng lầy bi quan.  Chính Hương là người đã kêu lên:
-       Nhưng mình không được buồn!  Chính  Bố vẫn dặn mình lúc nào cũng nên lạc quan - “Ở trong ấy” nếu Bố biết chúng mình đầu hàng, thua cuộc, Bố sẽ “chán” mình lắm đấy.
Thế là Hương can đảm, vui vẻ “đánh bóng mặt trái” bằng đức lạc quan của mình.  Thật cảm động khi nhìn thấy cô gé nhỏ xíu ấy cố gắng sống sao cho “xứng đáng là con Bố Mẹ”.  Cái tiêu chuẩn đáng yêu ấy vẫn gợi lên cho tôi những cảm giác đặc biệt.  Bố mẹ phải sống “thành” và “nhân” đến mức nào thì các con mới có thể an tâm soi lấy gương ấy mà sống một cách tự hào như vậy.

Tất nhiên những đặc tính thuộc về bản chất của Hương không hề đổi thay – vẫn cái kiểu ép buộc người ta (nhất là vợ chồng tôi phải nhận sự chăm sóc giúp đỡ của mình bằng những mưu mẹo buồn cười.  Có cái gì ngon muốn chia cho tôi, Hương cứ kêu ầm lên: “Ngán quá!” rồi gắp lên hết vào chén của tôi: “Ăn dùm em đi!” Lại còn hay dấm dúi vào giỏ xách hoặc túi quần, túi áo chúng tôi một món gì đó, hoặc một số tiền mà chúng tôi vừa chối từ không dám nhận ở tay Bác.  Những buổi tối đang quây quần chơi đùa dưới nhà, bỗn Tiny khóc nhè đòi đi ngủ, thế nào Hương cũng dành bế nó lền lầu (nếu không có bác Khánh ở nhà) dỗ nó ngủ.  Có lần tôi vừa cảm động, vừa buồn cười thấy cô nàng mắt mở không lên vẫn ráng bắt chước tôi, khe khẽ ầu ơ ru bé Tiny khó tính suốt một tiếng đồng hồ.  Hương yêu cháu và trẻ nhỏ nói chung, một cách tự nhiện và chân thật, chứ không phải chỉ vờ nựng nịu con nít để làm dáng như đa số các cô mới lớn.  Cô bé ham chơi ấy mà lại có thể chịu khó ngồi yên nghe Tí Ti và Tiny nói câu được câu chăng, lại còn sẵn sàng thông ngôn mỗi khi có có câu nào khó hiểu, điều mà chỉ có bố mẹ đứa trẻ mới làm được.  Hương lại chịu khó bày trò chơi cho cháu, khơi dậy óc liên tưởng và trí tưởng tượng của chúng một cách khéo léo dù chưa hề học sư phạm. 

Nhưng cái dễ đưa chúng tôi đến gần với nhau hơn cả là óc khôi hài.  Nhìn Hương và nghe Hương là đủ thấy cô nàng là một trong những tay có máu humour nhất nhà.  Hương nhanh nhảu, thông minh và duyên dáng một cách độc đáo.  Những câu chuyện tếu lâm hiểm hóc nhất thường bị cô bé miện còn hoi sữa ấy hiệu ra trước nhất.  Hương có khả năng đón bắt những câu khôi hài ẩn áo, những châm biếm sâu cay … một cách tinh tế so với số tuổi.  Thật là khoan khoái khoi được trò chuyện với những kẻ “nói cùng một ngôn ngữ” với mình như vậy.  Một số từ ngữ chúng tôi thường dùng đều có ý nghĩa đảo lộn so với tự điển.  Những danh từ và hình dung từ ghê gớm nhất đều được nói ra trìu mến đến độ có thể làm điên đầu các học giả tiếng Việt.  Những lời miệt thị thường ùng để diễn tả những tình cảm âu yếm nhất.  Ai cũng gọi bố Tiny là “người chồng bất hạnh” của tôi, còn tôi là “ác phụ” của nhà tôi.  Bạn hãy tìm phải nghĩa.  Nếu Hương bảo tôi: “Bà này khó ưa quá!” , có nghĩa là: “Chị Thùy dễ thương quá!”, hoặc “Anh Dũng láu cá thật”, có nghĩa là anh Dũng không láu cá chút nào.  Tôi còn có thể liệt kê ra đây những từ ngữ đẹp đẽ như: “Ghê tởm, thô bi, õng ẹo, nham nhở, dã man, nói thách, lấy tiền mặt, làm thủ tục, bịp bợm v.v..” mà nếu không có sự giải thích của các tác giả, sẽ chẳng ai hiểu nổi ý nghĩa thâm áo của chúng. 

Một đặc điểm nổi bật khác của Hương là bản chất ưa nhiệt náo.  Có đến hơn nửa năm, ai cũng phải kêu ầm là nhìn vào bộ mặt “ma đói” của Hương.  Đói ăn, đó ngủ, bởi vì nếu ăn và ngủ thì lấy ai đi chơi cho.  Đi Hà Nội ư? Có mặt!  Đi ciné không Hương? Xong ngay.  Đi nghe nhạc?  Chịp gấp.  Đến nhà bạn?  Có luôn.  Đi bơi? Khoái quá.  Đi sở thú bán máy bay? D’accord. Và hàng tỉ cái cớ để được đi.  Như khi chị Ba mới lấy anh ba, hầu như chiều nào Hương cũng rên rỉ: “Trời ơi! Tội nghiệp chị Ba quá! Chắc chị Ba buồn lắm đó!  Mình lên thăm chị ba đi!”  Đến tôi phải phì cười: “Chị lại nghĩ ngược với Hương chứ!  Chị nghĩ chắc Hương đang buồn lắm, cần phải lên cho chị Ba thăm Hương mới được.”

Vậy mà cái biến cố đêm 1 tháng 5 kia đã làm cô bé ham chơi thay đổi hẳn.  Chỉ khoảng vài tuần sau cái ngày tăm tối ấy, một buổi sáng tôi tạt ngang rót cho Tí Ti tách sữa tươi thì thấy cô Cendirllon nhỏ bé của tôi đang lúi húi làm gì đó trong gian bếp tối om.  Thì ra cô bé vừa đi chợ về và đang làm cơm.  Cho tới nay nghĩ nhiên bé Hương đã trở thành người nội trợ tiết kiệm, nấu ăn giỏi và nhanh.  Bé đã dám chê chị Thùy là làm cơm chậm và vụng hơn bé.  Mà tôi cũng thấy như thế thật.  Còn bố bé Tiny thì chắc lưỡi: “Sáng nay gặp nhỏ Hương trong chợ, thấy cô nàng lầm lũi xách giỏ đi ngang nhà anh Hai cũng không ghé vô.  Thấy thương quá.  Mới hôm nào còn ham chơi đây mà bây giờ đã giỏi vậy rồi!”  Tôi cười thầm muốn bảo nàh tôi thử sờ vào gáy xem có phải mình thua bé Hương rõ ràng không?  Bởi vì bé Hương còn không ghé anh được, chứ ba bé Tiny thì dễ dầu gì?

Đồng thời với công tác chợ búa, Hương còn giảm hẳn việc đi chơi để dành thì giờ ưu tiên học sinh ngữ và học đàn.  Tôi vẫn định trêu Hương rằng: “Hương nói tiếng Anh giỏi hơn người Đức, nói tiếng Đức giỏi hơn người Pháp, nói tiếng Pháp giỏi hơn người Anh v.vv và v.vv.  Nhưng thật ra Hương quả rất có khiếu học sinh ngữ.  Hương học nhanh, chính xác, thấu đáo, thông minh … dưới sự dẫn dắt khéo léo tuyệt vời của chị Khánh.  Cả nhà chúng tôi vẫn đặt kỳ vọng vào Hương.  Với sự mẫn thiệp sẵn có và vốn liếng sinh ngữ do chị Khánh gầy dựng, cô bé ấy có thể nổi đình nổi đám trong chốn ngoại trường lắm chứ chẳng không.  Bây giờ chỉ còn chờ xem đương kim ngoại trưởng bao giờ thì giã từ vũ khí để điền Hương vào chỗ trống mà thôi.  Cha chả, lúc bấy giờ phải biết là “đã đã” Hương nhỉ?  Chúng mình sẽ lập tức quay một trăm tám mươi độ tiến thẳng về ánh mặt trời ngay chứ!  Ngủ quên lâu quá rồi!

Ngày xưa, trong một vở kịch bằng tiếng Pháp diễn vở: “Chiếc Áo Vô Hình” của Andersen, Hương có nhiệm vụ chạy ra chỉ vào nhà vua kêu lên: “Il est nu, le roy!” Và cô nàng đã … nói lái: “Il es ru, le nois!”  May mà hầu hết khán giả đều biết nói lái, nên chuỗi cười càng dữ dội hơn dự tính.
 
Cái giai đoạn “Il es ru, le nois!” ấy bây giờ đã biến dạng thành giai thoại Hương uốn giọng cho tôi đọc chữ “Souviens” cho chỉnh.  Ối trời đất ôi, sao mà quê quá vậy nè!

Cũng cô bé nhí nhảnh ham chơi ấy khi vào học đàn là kỷ luật răm rắp.  Chị Khánh vừa là thầy vừa là bạn đồng hành của Hương trong mọi lãnh vực.  Sự có mặt của chị thúc đẩy Hương bền chí và cảm thấy việc học là cái gì đáng yêu chứ không đáng chán.  Ngày nào chị và Hương cũng ngồi vào đàn ít nhất nữa giờ.  Cuối tuần hai chị em cùng đến nhà cô giáo để học và để trả bài tuần trước.  Sự tương phản giữa hai cá tính thể hiện rõ qua tiếng đàn.  Nếu tiếng đàn chị Khánh điềm tĩnh, chậm rãi, nghĩ ngợi thì tiếng đàn của Hương như vó ngựa hồng non đang ào ạt phi qua đồng cỏ.  Nếu thỉnh thoảng có khuỵu chân thì vó ngựa cũng chỉ dừng lại trong khoảnh khắc, rồi lại tiếp tục vươn tới, khỏe khoắn, tràn trề sức sống chưa được tự kìm hãm.  Tin rằng đến một lúc nào đó nhựa sống dồi dào kia được tinh lọc và trưởng thành, Hương chắc chắn sẽ đạt đến thành công trên con đường âm nhạc.

Về việc cầm bút ư? Con nhà tông, mà sao Hương lại được “3” trong điểm thi môn văn kỳ tốt nghiệp phổ thông?  Ấy vậy mà thay vì nhăn nhó, cô nàng còn tươi ngay nét mặt kể với tôi rằng: “Có người còn cho thế là quá dở, cần phải được zéro mới xứng đáng là con của Bố.” Tôi chả hiểu gì cả.  Nhưng bao giờ rảnh, bạn nên mượn bài essai Hương viết để nộp cho chị Khánh về đề tài: “Cảm tưởng về việc xem television hằng ngày” bằng tiếng Anh.  Chị Khánh lại cho Hương mười điểm và bảo Hương có khiếu viết văn mới lạ chứ.  Lạ thật!

Ngô Thùy

No comments: