Nov 22, 2015

LÊN ĐỒNG - Anh Quân


Dear Bà Hương ,

Năm tui 10 tuổi được bà Bác cho đi theo xem Lên Đồng. Tui nhớ lúc đó tui thích thú vì Cô Đồng mặc bộ quần áo sặc sở , ca hát , nhảy múa , đến lúc Cô đồng múa chèo ghe tui coi không chớp mắt và về đến nhà tui vẫn nghĩ tới Cô Đồng. Rồi 40 năm trôi qua , tui mới có cơ hội xem Lên Đồng , mà lại ở trong một thành phố to lớn nhất nhì trên thế giới. Lần này thì coi thấy thích như xưa và có thêm cơ hội học hỏi thêm về Tín Ngưỡng Lê Đồng của Việt Nam.

Khi vào xem thì tui có nói chuyện với Cô Đồng là năm nay 23 tuổi, người miền Bắc , qua Anh được 4 năm, trở thành Cô Đồng cũng được 4 năm vì trước đó có một trí nhớ như người ngớ ngẩn nhưng từ ngày là Cô Đồng trở nên lanh lợi. Nhờ có duyên nên tự nhiên có khả năng làm Cô Đồng chứ không biết tại sao làm được.

Theo thông tin là  Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.

Hôm nay tui vừa chụp và quay phim , tui không nhớ là bao nhiêu Giá nhưng tui biết quá dài là bắt đầu từ 2 giờ trưa đến 6 giờ chiều chưa xong vì công việc nhà tui phải về sớm. Có một điều tui để ý là những người tới nhờ Cô Đồng là đều nhờ sao có giấy ở lại Anh quốc. Rồi Cô phán là sẽ được phù hộ có quốc tịnh Anh để vinh quan bái tổ. Làm tui lại suy nghĩ cái quốc tịch Việt Nam sao bèo thế, người ta cứ muốn bỏ đi.

Tui không ngờ lộc Lên Đồng sao nhiều thế là được tiền, thức ăn , thức uống trong đó cả bia , ngoài ra thêm cả chai dầu ăn đem về chiên thức ăn.

Có bai giờ bà đi xem Lên Đồng chưa ? nếu chưa là một thiếu xót trong đời sống đó nha

Thân

Quân











No comments: