Aug 9, 2014

ĐỌC SÁCH VÀ MUA SÁC - Anh Quân


Bà Hương,

Vài năm trước tui được đọc bài viết của chị bà nói về bác gái trong nhà, nhắc lại những ngày tháng cực nhọc tại Sài Gòn trước và sau 1975 phụ giúp trong việc nuôi nấng gia đình. Những mẩu chuyện chị bà kể đưa người đọc có nhiều cảm xúc, mà tui nhớ nhất lúc mẹ bà đem sách của bác trai đưa ra nhà sách để bán, có lẽ vì thích sách từ bé nên khi nghe ai kể chuyện về sách thì tui rất chăm chú nghe và nhớ, nhưng hỏi nhớ để làm gì thì tui chỉ biết nói là cảm kích người viết sách, rồi in sách và cuối cùng là  sách đến tay người đọc. Nhất là cả 50 năm về trước ở một quốc gia lạc hậu và chiến tranh  như Việt Nam thì chuyện ra một quyển sách không đơn giản, không như ngày hôm nay mọi thứ bước vào hoàn cầu hoá , nhờ internet , www và các công cụ đọc sách như Kindle hay tablet thì chuyện sách vở vô cùng dể dàng đến cho người đọc .

Trước khi nói chuyện bây giờ , tui kể cho bà nghe là những ngày qua tui có đọc về nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn năm xưa. Đọc cả cuộc đời của ông chủ nhà sách , tui khá xúc động về đóng góp văn hoá của ông, tui nghĩ nếu không có ông Nguyễn Hùng Trương tức là ông chủ nhà sách Khai Trí thì nền văn hoá của miền nam sẽ không có them phần giá trị trí tuệ , ông cũng để lại di sản tinh thần sách vở cho Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Đối với những kẻ căm thù sách vở họ không khác gì Tần Thuỷ Hoàng năm xưa là họ đã đốt hết toàn bộ sưu tập về các tạp chí   của ông, 60 ngàn tấn sách được đi tro bụi , thì tui nghĩ số phận của nhà in Sáng Tạo cũng không khá hơn nhà sách Khai Trí. Rồi tui cũng không hiểu nổi những người hiền hoà , có công lao đóng góp cho di sản văn hoá Việt Nam mà mang cái tên vô cùng khủng khiếp và có tội ác với dân tộc Việt Nam là “Biệt Kích Văn Nghệ” . Còn đáng tởm hơn là cướp hết gia sản của ông , để trước khi chết có người hỏi ông là chừng nào nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ trả cho ông nhà sách Khai Trí ? thì ông trả lời là “năm 3000” .

Sách vở Việt Nam đang ở một giai đoạn đen tối , ngoài Bắc thì từ những năm 1945 , còn trong nam là từ tháng 4 năm 1975 thì số phận những người cống hiến văn hoá của dân tộc đều như nhau . Nhất là khi đọc quyển “Văn Học Việt Nam dưới chế độ cộng sản” của Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc thì số phận bèo bạt của những nhà văn ở lại miền Bắc như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Tú Mỡ, Nguyên Hồng…. Đọc mới thấy từ năm 1938 cho đến 1945  nhà văn Nguyễn Tuân có 10 tác phẩm trong vòng 8 năm. Từ năm 1945 , trong vòng 40 năm , ông cũng chỉ có 10 tác phẩm , không phải ông không muốn viết mà bị kiểm duyệt hết viết nổi . Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng với quyển “Bỉ Vỏ” cụng không khá gì hơn. Nghe mà thấy sợ , bởi vậy Việt Nam mới có them một trường Đại Học Viết Văn, không vào đây học mà tự viết văn sang tác tại Việt Nam là mút mùa lệ thuỷ trong một nhà tù nào đó. Bởi vậy khi đọc tới mẫu chuyện “Cây Táo của ông Lành” do một Bộ Đội giải ngũ vì thương tích vào thập niên 70 mà tức mà thành tức cười luôn là truyện của anh ta bị cấm vì ông Lành là tên của nhà văn Tố Hữu , sao dám đem ra viết và sau này anh bộ đội xin đi học Đại Học thì cũng có giấy từ chối, lí do tại sao thì biết rồi, khỏi hỏi làm gì cho mệt.

Sách vở Việt Nam giờ chỉ dể dàng xuất bản tại hải ngoại, việc mua sách bắt đầu dể dàng hơn xưa vì nhờ thương mại thế giới toàn cầu. Nhà sách Người Việt đi vào việc giao dịch với trang mạng bán sách nổi tiếng thế giới là AMAZON.COM . Người mua có thể mua tại quốc gia mình cư ngụ , sách gởi qua đường bưu điện với giá cước phí trong nước, có thể miễn phí nếu mình chịu chờ đợi. Đây là một điều vô cùng thuận tiện vì khi đặt sách từ xứ khác, giá cước phí bằng cả giá mua, có nhiều lần tui cũng muốn mua sách ở nhà sách Tự Lực tại Bolsa  mà rồi lại bỏ qua vì cước phí.

Ngày xưa việc ấn loát sách Việt bán tại hải ngoại là cả một vấn đề, không đơn giản, muốn giá sách rẻ thì phải in tối thiểu trên cả 5000 ngàn quyển. Nếu không có thị trường bán sách thì tác giả ôm sách về làm sách biếu , nên có một số người chia sách ra là trang đầu viết xuất bản lần thứ nhất cho 1000 ngàn quyển, tiếp theo là xuất bản lần thứ hai , rồi lần thứ ba…. Như vậy in được  nhiều sách với giá rẻ hơn , nhưng làm vậy người đọc cứ nghĩ sách bán chạy lắm. Rồi tổ chức ngày giới thiệu sách để nhờ sự ủng hộ từ người quen và người ái mộ. Tất cả vấn đề là vì quá ít người đọc sách Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên vấn đề in sách tại hải ngoại vô cùng thoải mái không như trong nước , cứ mở một quyển sách trong nước , xem trang sau thì hay thường thấy xuất bản 1000 ngàn quyển, chẳng lẽ 90 triệu dân Việt Nam mà chỉ có 1000 người đầu tiên đi mua sách, kể ra thì tệ hại thật , nhưng nghĩ cho cùng thì cũng vì  kiểm tra văn hoá, chạy chọt khắp nơi để in được sách nhưng chẳng may “Lỡ” một cái gì đó thì khỏi xuất bản luôn , vậy in trước 1000 ngàn quyển cho ăn chắc , mai này có lỡ liếc gì đó thì khỏi sợ lỗ.

Dạo này thấy sách Việt muốn đọc mà bán trên Amazon là tui đặt mua ngay , khi mua quyển sách về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thấy dày cộm , nghĩ mà đặt thẳng tại Mỹ thì phải chịu them một cước phí không rẻ, mà Amazon chỉ lấy cước phí trong nước. Lúc đó tui không hiểu sao Amazon chịu chơi quá vậy! nghĩ chưa ra, cho đến khi mua quyển “Thung Lũng Tử Thần” của cố nhà báo Vũ Ánh, lật ra trang cuối thì tui mới thấy ghi là “Printed in Great Britain – in tại Anh quốc” , lúc đó tui mới nghĩ ra là bây giờ có thể in một số lượng nhỏ , có thể là từng quyển vì nhờ công việc ấn loát qua kỷ thuật số và đóng sách thuận tiện, nên không phải nhờ nhiều công sức trong việc sản xuất . Nhà bán sách như Người Việt chỉ cần một bản thảo được thiết kế cho Amazon, rồi họ sẽ tự giải quyết, vì Amazon lúc in là họ in cho nhiều tác giả , cách thiết kế sách thì trong máy điện toán rồi vậy lúc in thì cứ việc in , tiếng gì thì tiếng, sách vẫn là sách và từ đó sách đến tay người đọc vô cùng dể dàng.

Ở một thế giới với công nghệ thong tin điện toán ngày nay đáng lý phải nâng được tầm văn hoá tại Việt Nam. Hơn 39 năm tại Việt Nam vẫn chưa quyển nào được xem là “bán Chạy nhất – Best Seller” , quyển sách nào muốn xuất bản đều phải qua một công tác tư tưởng và kiểm duyệt, them nữa người viết là ai ? do vậy muốn hợp tác với Amazon là chuyện khó vô cùng vì cần phải có một giấy phép in một lần bao nhiêu quyển ? Kể ra muốn làm nhà văn tại Việt Nam vô cùng khó và phải đi lấy cái bằng được viết văn ….







 

No comments: