Aug 29, 2014

Những Bài Hát Ngoại Quốc Có Liên Quan Trong Chiến Tranh Việt Nam - ANH QUÂN

 


Leaving on a jet plane :
Bài hát do ca sĩ John Denver viết vào năm 1966, nhưng bộ ba Peter, Paul và Mary lại nổi tiếng khi hát bài hát này. Đọc lời hát thì quả thật vô cùng thấm thía, cứ nghĩ một người thanh niên Mỹ mới lớn và vừa biết yêu mà phải đi qua một quốc gia mà họ không biết gì hết. Ca sĩ Denver diễn tả rất hay.
All my bags are packed, I'm ready to go
I'm standing here outside your door
I hate to wake you up to say goodbye……...
(Tất cả hành lý của anh đã đóng, anh sửa soạn để đi
Anh đứng ngoài cửa phòng ngủ của em
Anh rất ghét đánh thức em dậy để nói lời từ biệt
Màn đêm đã tan biến, bình minh ló dạn
Chiếc Taxi đang đợi, anh tài bóp còi
Anh đã cảm thấy cô đơn, anh có thể chết…
Vậy hãy hôn anh và cười cho anh
Nói với anh là em sẽ đợi anh
Ôm lấy anh thật chặt như là em không thể nào rời được anh.
Anh sẽ đi bằng chiếc phi cơ
Anh không biết khi nào anh sẽ trở về.
Em cưng ơi , anh rất ghét chữ đi ….)



Bài hát Daniel : 
do ca sĩ Elton John hát là ảnh hưởng từ chiến tranh Việt Nam - người lính Mỹ trở về không được người dân Mỹ hoan nghênh và một số người bị kỳ thị....
Daniel là một người lính mù hai mắt ( câu hát trong bài là : your eyes have died"/"but you see more than I") ... trở về Mỹ và sau đó Daniel  đi du lịch để tránh tất cả mọi sự việc bất công chung quanh Daniel (do you still feel the pain"/"of the scars that won't heal?) .....
Bài hát Have You Ever Seen The Rain:
 Vào thập niên 70 giới Hippy Sài Gòn rất thích ban nhạc Creedence Clearwater Revival (CCR),  trong những bài hát thịnh hành của họ tại Sài Gòn là có bài Have You Ever Seen The Rain (Có bao giờ bạn thấy mưa chưa? ) – từ Rain của bài hát là ám chỉ về BOMB vì quân đội Mỹ thả quá nhiều Bomb tại Việt Nam và bị nhóm phản chiến chống đối.
 It'll rain a sunny day,
I know; shinin' down like water.
I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain
Comin' down on a sunny day?
(mưa rơi vào ngày nắng đẹp ….
Tôi biết ; mưa rơi tầm tả 
Tôi muốn biết , có bao giờ bạn thấy mưa chưa?
Mà mưa lại vào ngày nắng đẹp?)
Ngoài ra ban nhạc CCR có thêm một bài hay được hát là “Who’ll stop the rain” để chống chiến tranh Việt Nam .

Yellow River :
Bài hát do băng nhạc người Anh là Christie hát vào đầu thập niên 70, chiếm được hạng nhất bán nhiều đĩa trong vòng 1 tuần của tháng 6 năm 1970 tại Anh quốc nhưng qua Mỹ thì chỉ đứng hạng 23 trong việc bán đĩa hát.
Bài hát mang tựa đề Yellow River không có lien quan gì đến sông Hoàng Hà tại Trung Hoa.
Bài hát được ám chỉ về một người lính giải ngũ , nhưng anh ta vào quân đội là bị ép bức đi tòng quân chứ không phải tự nguyện. Vậy bao nhiêu người lính Mỹ bị bắt đi lính tại Việt Nam? 
So long boy you can take my place, got my papers I've got my pay
So pack my bags and I'll be on my way to yellow river
Put my guns down the war is won
Fill my glass high the time has come
I'm going back to the place that I love yellow river
Tạm biệt nha, chú em có thể thay thế chổ của tớ, tớ giờ có giấy rồi để nhận được tiền lương.
Đóng hành lý và tớ sẽ trên đường đi đến sông vàng.
Bỏ sung xuống là thắng được cuộc chiến.
Đổ rượu đầy ly là thời gian đến
Tớ giờ đi về chổ mà tớ yêu thích nhất đó là song vàng
 Yellow River  (Sông Vàng) không nói rõ tại đâu trong bài hát này.

We Gotta Get Out of This Place :
 Bài hát do ban nhạc Animal của Anh quốc hát, thường thì người Việt mình quen thuộc với bài “The House of Rising Sun” do Animal trình diễn. Còn bài hát này trở thành một hình tượng trong quân đội Mỹ tại Việt Nam , nội cái tựa hát thôi thì ai cũng thấy được lính Mỹ chỉ muốn chấm dứt cuộc chiến Đông Dương này. Xứ Anh không có liên quan tới chiến tranh Việt Nam , nên các nhạc sĩ Anh cũng ít chọn chủ đề Việt Nam để sang tác. Thật ra bài We Gotta Get Out of This Place không một chút nào về Việt Nam nhưng tựa bài hát thì phù hợp với tâm trạng lính Mỹ nên trở thành bài hát phổ biến khi lính Mỹ ở Việt Nam.
Chứ chỉ có cái ông John Lennon nhạc sĩ và ca sĩ  mới viết nhạc phản chiến chống chiến tranh Việt Nam thôi , nhất là câu “Make Love No War” , sau đó là bài “Happy Xmas – War is over” , “Give Peace a chance”  và bài “Imagine”. 

Eve of Destruction :
Bài hát do ca sĩ người Mỹ là Barry McGuire hát vào năm 1965, đứng hạng nhất tại Hoa Kỳ và hạng ba tại Anh quốc. Thật ra bài hát này không có ý định nói về cuộc chiến Việt Nam, vì lúc đó lính Mỹ cũng chưa tới Việt Nam. Mục đích của bài hát là đưa các vấn đề chính trị vào thập niên 60, nhưng bị cấm hát trên radio vì lời hát có quá nhiều chống đối chính phủ, nhưng đĩa hát thì bán chạy quá đến nổi đứng đầu nước Mỹ. Bài hát đưa lên tình trạng kỳ thị, đạo đức giả của xã hội và bất công của xã hội. Sự kiện ám sát Tổng Thống Kennedy là ảnh hưởng rất nhiều cho bài hát.
Rồi vài năm sau thì xã hội Hoa Kỳ và Tây âu sinh sản mấy ông bà và cô cậu Hippie thì dùng bài hát Eve of Destruction như bài Thánh Ca của các vị trời con này là phản chiến , “Make Love No War” và đi chống chiến tranh Việt Nam.
Lời bài hát có câu như sau “ You’re old enough to kill, but not for voting – Bạn đã đủ tuổi để đi giết người, nhưng lại không được đi bỏ phiếu bầu” . Câu hát này nói với chính phủ Mỹ là luật lệ ở các tiểu bang của Hoa Kỳ nhiều người không được đi phép đi bầu cử nếu chưa được 21 tuổi. Rồi sau đó các lính Mỹ đến Việt Nam ở cái tuổi chưa được phép đi bầu, cho thấy là những người này chưa được phép tham dự chính trị thì sao phải đi lính. Cho đến năm 1971, Hiến Pháp Hoa Kỳ thay đổi là 18 tuổi được phép đi bầu. 
War :
Bài hát do ca sĩ người da đen Edwin Starr hát vào năm 1970. Bài hát được các anh chị phản chiến hát cho các cuộc biểu tình chống chiến Việt Nam. Nội dung của bài hát mở rộng hơn là con người cần phải sống hoà hợp trong xã hôi. Bài hát War là một trong những bài hát đầu tiên của giong nhạc người da đen (Motown) nói lên quan điểm chính trị.
War has shattered 
Many young men's dreams 
We've got no place for it today 
They say we must fight to keep our freedom 
But Lord, there's just got to be a better way 
It ain't nothing but a heartbreaker 
War 
Chiến tranh đã đảo lộn
Nhiều giấc mơ của những người thanh niên.
Hôm nay chúng ta không còn chỗ nương tựa
Họ nói chúng ta phải đánh nhau để có tự do
Nhưng Thượng Đế ơi, bắt buộc phải có một lối thoát nào tốt hơn
Không có gì cà nhưng là một trái tim tan vỡ
Chiến tranh.
Bài hát sau này trở thành bài hát hát cho cuốn phim hài “Rush Hour – Giờ Cao Điểm” với diễn viên Jackie Chan.
Còn rất nhiều bài hát ngoại quốc tiêu biểu cho dân phản chiến hát chống chiến tranh Việt Nam. Còn tại Việt Nam thì tất cả mọi người điều biết là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người có rất nhiều bài hát phản chiến nhưng đến giờ chính quyền Việt Nam vẫn chính thức cấm hát những bài hát của ông.
Các bài hát phản chiến hát trong cuộc chiến Việt Nam giờ là một lịch sử của một thời đại, dù muốn dù không thì không thể nào chối bỏ được. Còn việc đúng sai thì đã có lịch sử trả lời.

Anh Quân 

No comments: