Aug 14, 2011

Từ Chính Nghĩa trở thành Hôi Của - ANH QUÂN


Trong một tuần vừa qua các thành phố lớn tại anh quốc xảy ra một đại nạn bất ngờ, do nhóm thanh thiếu niên trở thành những nhóm du kích chống cảnh sát Anh, đi phá thành phố và trở thành những kẻ thổ phỉ. Sự cố lan tràn rộng lớn là tại thành phố London, lúc đầu tại phía đông London sau đó lan tràn xuống phía nam London và vài ngày sau đó đi đến các thành phố lớn như Birmingham, Manchester, Liverpool.... Khi sự việc xảy vào Thứ Bảy 6 tháng 8, mới nghe y như một chính nghĩa, một cuộc cách mạng vì đêm Thứ Năm 4 tháng 8, ông Mark Duggan bị cảnh sát Anh bắn chết vì nghi ngờ có vũ khí, dân anh chị và buôn xì ke. Nhưng qua những ngòi bút của các nhà báo Anh là Mark chưa hề rút sung mà đã bị bắn rồi. Câu chuyện trở thành nghi vấn, gia đình Mark muốn biết rõ vấn đề , nên có cuộc biểu tình ôn hòa trước đồn cảnh sát, rất tiếc cảnh sát Anh chưa cho một câu trả lời thỏa đáng, lại xảy ra cuộc ẩu đả, dằng co giửa cảnh sát và một cô gái 15 tuổi, từ đó châm ngòi một cuộc bạo động, đòi công lý , nhất là có vấn đề nhạy cảm là Mark Duggan là gốc người da đen, dể đi tới hiểu lầm sự kỳ thị chủng tộc. Trong qua khứ vào thập niên 80, sau đám cưới Charlse và Diana đã xảy ra một sự cố tương tự nhưng không mạnh bạo như ngày hôm nay, rồi đến giờ sau đám cưới William và Kate lại có một sự kiện xấu xa nổi bậc, chắc William sau này không nên làm đám cưới cho con mình nữa. 


Khi bạo động xảy ra, gia đình Duggan phải lên tiếng là họ không có liên quan gì hết. Khổ một cái là vùng đông London là nơi cư ngụ của dân da màu tứ xứ, nên cái gì xấu nhất của xã hội đều có hết. Nhất trong những năm vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế là cho nước Anh phải đi chánh sách “thắt lưng buộc bụng”, hết cảnh ngồi nhà hưởng nhàn, làm cho nhóm thiếu niên lớn lên hiện nay trở nên bực tức, trở nên ích kỷ khi so sánh thế hệ trước được nhiều điều hưởng thụ cá nhân.  Có hai cô gái tuổi teen vừa đi chôm chỉa một chai rượu thì nhà báo BBC hỏi “cảm giác ra sao?” thì hai cô trả lời ngay “thích quá , ăn chơi thoả thích”. Nhà báo hỏi tiếp là tại sao lại còn đi đốt tiệm, tiệm chạp phô, tiệm ăn ... thì hai cô thản nhiên trả lời là “có tiệm là giàu rồi , đốt tiệm họ là đúng”. 


Kỷ thuật khoa học càng ngày càng tân tiến, nhờ các loại điện thoại di động BlackBerry Messenger (BBM), những ông cướp trời con dung nó liên lạc lẫn nhau. Hệ thống này khá là bảo mật nên nhóm cảnh sát Anh vô cùng khó khăn để bắt chận càng làn song thông tin lẫn nhau. Một số nhà báo vui miệng nói “đây là cuộc nổi dậy BBM” làm cho công ty BlackBerry chẳng hài long chút nào. Bọn cướp nhí này đi hôi của như là có kẻ đứng sau lưng điều binh khiển tướng. Lút rút lúc công, lúc dương đông , lúc kích tây, tụi nó làm như các con chuột còn các ông cảnh sát Anh như là các con mèo, y hệt hình ảnh trong phim hoạt hoạ “Tom & Jerry”. Thêm nữa các ông cảnh sát ăn mặt áo giáp, giày bốt, đội mũ an toàn, thân hình trở nên nặng nề, thì việc bắt chuột trở nên càng khó khăn.   


Cảnh sát Anh trong những ngày qua đối sử bọn cướp nhí này khá ôn hòa, chưa dung vòi rồng, hơi cay và sung cao su, họ cứ theo chiến thuật là cảnh sát đặc biệt đi trước, đi thẳng vào đám đông là họ giải tán. Cho đến giờ họ đã bắt gần 1000 người phá phách và hôi của. Có một số người là dân có học là kỹ sư không tự chủ nổi cũng tự nhiên đi lấy hàng như mọi người. 


Việc xảy ra đến lúc cao điểm làm cho các nguyên thủ quốc gia đang đi nghĩ hè phải tức tốc về London để giải quyết vấn đề bất an ninh này. Chuyện đâu còn là chuyện đùa, vì sang năm thành phố London chào đón Olympic, mà các sự cố này xảy gần sự kiện quan trọng thì mất mặt quá. Ong Thị Trưỡng London phải la lên quá hổ thẹn, không thể làm ngơ được. Ong Thủ Tướng David Cameroon quay trở về vận động 16 ngàn cảnh sát quốc gia đi dẹp loạn. Kể ra đã có kết quả tốt đẹp, cho đến đêm 10 tháng 8, mọi việc trở nên im lặng, không thấy tên cướp nhí nào đi phá tiệm ăn trộm cả. Nhiều người dân đã nêu cao tinh thần cộng đồng là đi kêu mọi người đi dọn dẹp chiến trường. Tuy nhiên London vẫn chưa được 100% bình an, cảnh sát vẫn trực 24/24 để giữ an ninh. Tòa án phải làm việc lẫn ngày đêm để xử tội những tên cướp nhí này. 


Phần cộng đồng Việt Nam thì khu vực buôn bán người Việt phía Đông London nằm trong vùng báo động đỏ, sau đó xảy ra đốt xe, một tiệm kim hoàn Việt Nam bị cướp phá. Một vài tiệm Nails phía tây nam có bị tàn phá. Kể ra không quá nhiều tiệm Việt Nam bị đập phá, nhưng thường Vitệ Nam mình làm ăn theo kiểu cò con, không chi bảo hiểm nên sự đền bù sẽ không được bao nhiêu. 


Trên trang Web sinh viên du học VN tại Anh quốc có đăng tin nếu sinh viên nào bị rơi vào cảnh hành hung thì gọi lên tòa đại sứ VN nhờ nhân viên Đại Sứ giúp đỡ. Kể cũng lạ, vì từ xưa đến giờ nhà nước vẫn gọi Việt Kiều là khúc ruột ngàn dậm, một sự cố quan trọng như vậy mà không thông tin gì cho Việt kiều hết. Với kinh nghiệm trong quá khứ thì gọi lên toà Đại Sứ thì không có ai bắt máy và viết Email chẳng bao giờ có hồi âm. 


Nhiều người Việt Nam tại Anh quốc và một số sinh viên du học đều có lập luận là đưa cho công an Việt Nam là giải quyết được hết. Nghe thì cũng có lý nhưng trên thực tế có những hoàn cảnh khác nhau:

·                Thứ nhất coi vậy người Anh họ có tinh thần đoàn kết trong các vụ bao động hơn Việt Nam, có thể nói họ hung dữ, đánh nhau mạnh bạo hơn. Trong những cuộc bạo động này họ có thế lực ngầm phía sau lảnh đạo, nên họ qui mô biết công biết thủ chứ không phải vô trật tự. Khi họ nổi dậy là một số đông tính trên cả ngàn người. Người Việt mình xem vậy chứ luôn đứng ra từng mảnh, không bao giờ gia nhập vào cuộc vì hầu như ai cũng mong chữ bình an. Cứ xem việc chính đáng nhất là biểu Hoàng Sa và Trường Sa không được lên tới 500 người tham dự, rồi đến xem cũng không được bao nhiêu người đến xem. Cứ nghĩ hai ngàn người tới dự, ở thời cuộc này tính chuyện nổ sung là thất bại, nhưng đem giam hết 2000 ngàn thằng thì chẳng đủ nhà tù để giam. Đó là một trong những yếu tố mà những tên xách động biểu tình tại Anh đã xử dụng đối phó với cảnh sát Anh.

·                Trong quá khứ cuộc bạo động tai Hungary vào cuôi thập niên 50, kế tiếp tại Tiệp Khắc vào năm 1968 thì các công an các xứ đó đều bó tay , cuối cùng Liên Xô dung quân đội vào dẹp loạn. Rồi năm 1989, vụ nổi dậy của sinh viên Trung quốc tại Thiên An Môn thì công an Trung quốc cụng phải chào thua, sau cùng lực lượng vũ trang quân đội với chiếc xe tăng, một hình không được đẹp với thế giới thì như vậy mới dẹp được loạn.

·                Người Anh học được bài học tại Ai Nhĩ Lan vào năm 1968 là công an càng tăng sức mạnh thì bạo động càng tăng lên, hận thù càng tăng lên. Họ đã lầm lẫn trong việc đó, cuối cùng đưa quân đội vào, với kết quả dẹp được loạn nhưng mang một di hại cho đến ngày hôm nay. Nhất là trong thập niên 90, bomb cứ nổ tại thành phố London vào những dịp Giáng Sinh.

·                Những ngày qua nếu công an Anh quốc xử dụng vũ khí thì cuộc bạo động có thể tăng lên nữa, mà nước Anh không thể nào mang hình ảnh quân sự vào việc đi giết mấy thằng cướp nhí này. Họ phải cố làm sao mọi việc chấm dứt một cách tốt đẹp. Thêm nữa khác với các quốc gia cộng sản, báo chí truyền thông là một vấn đề, không khéo là thành một hình bất an ninh và Olympic 2012 sẽ không được xảy ra trong năm tới.

·                Công An Anh quốc hiểu một điều là một người nổi giận là không sao nhưng nhiều người nổi giận thành nổi loạn là vấn đề phải quan tâm vì khi họ đối diện với Công An họ thấy họ có nhiều quyền lực, nhất là đứng một trong đám đông bạo động ai cũng thấy mình sẽ được an toàn.

·                Trong những người bạo động này nổi dậu từ khu nghèo, họ đâu có gì để mất, họ cảm thấy rất là tự nhiên khi những người phá tiệm đi vào hôi của, thì họ cũng làm được như vậy. Hôm nay có tên đi rao hàng 10 cái IPHONE 4 , mua hết chỉ mất $800 mà thôi. Có thể xem đây một cuộc bạo động cho những kẻ cần đồ tiêu dung. 


·                Một yếu tố của công an Anh là “Của đi thay người” , họ cứ để việc hôi của xảy ra trước, để tránh dung vũ lực mà gây đến án mạng. Công tâm mà nói họ cũng có cái lý của họ là đi tới cảnh người chết thì đó đâu phải hình ảnh đẹp của xã hội.

Sự bạo động và hôi của là cho thấy đạo dức của nước Anh xuống quá nhiều. Thời gian qua cho thấy thanh niên Anh rơi vào tình trạng nghiện ngập và rượu chè rất nhiều. Con số thống kê khá cao. Vậy vấn đề chính này là của ai? trách nhiệm là của phụ huynh hay xã hội đậy?    

Người Việt mình bị ảnh hưởng cuộc chiến khá dài, sau đó chỉ thấy dung vũ lực để cai trị thì dể đi tới tư tưởng chỉ có bạo lực mới trị được bạo lực nhưng đây là vấn đề nguy hiễm và quan trọng nhất là bao lực có giải quyết được vấn đề không?

 





No comments: