Aug 9, 2011

Tôi đi đảo Jersey - ANH QUÂN

Khi nhìn trên bản đồ thế giới, có những hòn đảo thuộc vào một quốc gia xa xôi, chứ không liên hệ gì quốc gia gần đó. Chẳng hạn đảo Falkland sát ngay Argentina, mà chủ quyền lại thuộc một quốc gia nhỏ bé, cách nhau hơn 8000 ngàn dậm là Anh quốc. Tân Đảo thì qua Uc rất gần, mà lại thuộc về Pháp. Còn Hawaii nằm đâu ngoài Thái Bình Dương mà lại là tiểu bang thứ 50 của Mỹ. Nhìn về đảo Phú quốc thì thấy sự liên quan với Kam Pu Chia nhiều hơn là Việt Nam. Còn bên Châu âu, có một hòn đảo tên là Jersey, cách Pháp khoảng 12 dậm là tới Normandy, nơi nổi tiếng về Đồng Minh đổ bộ đánh Đức quốc xã vào năm 1945 và ngày lịch sử đó được gọi là “D Day”. Vậy mà cái hòn đảo đó không thuộc của Pháp mà lại do Hoàng Gia Anh quốc cai trị cho đến ngày hôm nay.

Thường thì thiên hạ được nghe và biết về tiểu bang New Jersey tuốt tận Mỹ, nhưng ít ai nghĩ tới về cái hòn đảo bé tí Jersey, có diện tích là 118 km vuông, dân số là 95 ngàn người, trong khi đó tiểu bang New Jersey có diện tích là 22,608 km vuông và tổng dân số là 8 triệu 8 trăm ngàn người. Nhưng có một điều dám chắc để nói là đảo Jersey giàu có hơn New Jersey.

Vào thế kỷ thứ 16, các anh cường quốc tây âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha, Đức.... phát triển mạnh trong nghành hàng hải nên đã đổ bộ qua tân thế giới Mỹ quốc, để tranh giành đất đai, lúc đó ông nào mạnh là chiếm được nhiều đất. Lúc đó ngôn ngữ giao thiệp của các ông chẳng thống nhất, mạnh anh nào anh nấy nói tiếng của mình, không hiểu là đem dao búa ra nói chuyện. Cho đến một hôm tất đồng ý ngồi với nhau để bỏ phiếu , ai được phiếu nhiều thì sẽ sử dụng ngôn ngữ đó. Sau khi bỏ phiếu, thì tiếng Anh hơn một phiếu và tiếng Đức thiếu một phiếu,  người Đức xem cách nào để tìm thêm một phiếu, thấy vắng mặt một nhân vật quan trọng, nếu có ông thì số phiếu sẽ hòa, ông ta không đi bỏ phiếu nổi vì đêm hôm trước ăn uống bậy bạ, bị tiêu chảy không đến phòng phiếu nổi, nên vậy tiếng Anh được chọn là tiếng chính thức giao thiệp. Người Đức tuy giờ không còn nhiều ảnh hưởng bên Mỹ, có đều họ để lại vài thứ khó quên tại bên Mỹ là Hamburger, Hot Dog và quần Jean Levis’ strauss.

Vào thế kỳ thứ 16 bên Anh quốc có các cuộc nội chiến, đến đời ông vua Charles II bình định được các quốc gia lại với nhau, trong đó có đảo Jersey. Xin nói nhanh là vào thế kỷ thứ 12 vùng đất Normandy phía bắc nước Pháp là thuộc Hoàng Gia Anh, trong đó có thêm các đảo nhỏ lận cận như Jersey và Guersey. Cho đến thế kỷ thứ 14 người Pháp mới chiếm các vùng đất phía bắc, nhưng họ không lấy được đảo Jersey. Lý do đó đảo Jersey tuy gần Pháp mà không thuộc của mình.

Vua Charles II cho ông em của mình là Quận Công địa hạt York – Duke of York  (sau đó lên làm vua King James II) một vùng đất rộng lớn từ New England cho đến Maryland. Cũng vì do Quận Công York làm chủ đất nên mới có tên New York.  Sau đó vua James (Quận Công York)  mới cắt mảnh đất từ Hudson River cho đến Delaware River tặng cho hai người bạn là Sir George Carteret và Lord Berkeley of Stratton, vì hai người này rất trung thành với triều đình Anh và giúp nhiều trong cuộc nội chiến tại Anh quốc. Họ vốn là Đề Đốc Hải Quân và có sống tại đảo Jersey. Bởi vậy không lấy gì làm ngạc nhiên khi họ được mảnh đất bên Mỹ thì họ đã đặt tên là New Jersey.

Đảo Jersey tuy là thuộc của Hoàng Gia Anh, mà lại có chính phủ riêng là Dân Chủ Nghị Viện và Quân chủ lập hiến. Có Thủ Tướng riêng nhưng người đứng đầu vai trò Quốc Trưởng là bà Hoàng Elizabeth đệ nhị. Dân số hơn 90 ngàn người, 51% là người bản xứ, 35% là người từ bên Anh qua ở, 6.5% là người Bồ Đồ Nha, 2.5% là người Ai Nhỉ Lan, 2% là người Pháp còn lại là người da trắng từ khắp nơi đến ở và số rất ít là dân châu A và da đen. Thời tiết tại đảo không quá là khắc nghiệt vào mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 12 độ C  (tính ra khoảng 52 độ F). Mùa hè thì mát mẻ trên 20 độ C. Tổng số giờ được ánh sang mặt trời cho cả năm là 1912 giờ. Vì chung quanh là biển, Đảo Jersey được xếp hàng thứ ba trên thế giới về độ cao của thủy triều, nên vậy có những ngày song to là nước đánh tận sâu vào trong bờ. Cũng vì vậy trò chơi trượt song và bay dù rất phổ biến vào mùa hè.

Đảo Jersey luôn hoan nghênh du khách nhưng muốn sống định cư vĩnh viễn không phải là dể dàng. Chính quyền chỉ ưu tiên cho những ai có cha mẹ và ông bà sanh và lớn lên tại Anh, còn không phải có quốc tịch Anh và có đến bạc triệu mới vào sống được hoặc lấy vợ hay chồng là người có giấy sống tại Jersey và sau cùng nếu ai làm việc trên đảo được 11 năm thì sẽ cho giấy định cư. Trong quá khứ sau khi chấm dứt các cuộc chiến, chính quyền cần người vào làm việc xây cất nên đã có khá nhiều người Bồ Đồ Nha qua đó làm và ở lại vĩnh viễn. Ngoài ra Jersey cần một từng lớp lao động để làm việc nhà hàng và khách sạn nên có người da đen và đông âu đã qua để làm các công việc phục vụ.

Có thể nói tại Jersey có hai từng lớp một là nhà giàu, hai là nhà nghèo chứ rất hiếm từng lớp trung lưu. Lớp nhà nghèo này phải đi làm kiếm sống chứ không có trợ cấp chính phủ, vì không có cơ quan an sinh xã hội như trong nước Anh. Nếu ai thất nghiệp thì đi đến nhà thờ, tại đó sẽ có người dắt đi làm các công việc như nông trại, lái xe bus, bồi nhà hàng....Vấn đề y tế không được miễn phí, bị bệnh đi bác sĩ phải trả khoảng £50 (khoảng $80), bác sĩ tới nhà là £90 (khoảng $130) nhưng lại được thuốc men miễn phí. Ngoài ra có trợ cấp cho người cao niên, mỗi tuần họ nhận được khoảng $500 và nếu họ đau yếu thì có nhân viên nhà thờ tới giúp đỡ.

Kinh tế tại Jersey là nhà Bank, Nông nghiệp, sãn xuất sửa tươi và du lịch. Họ trồng trọt rau cãi, khoai tây khá tốt, giá cả không đắt, người mua cứ đến nông trại lấy hàng, bên ngoài cửa có hộp tiền thì người mua cứ bỏ đúng giá tiền là được vì người bán luôn tin tưởng tính trung thực của người mua. Bởi vậy con số tội phạm tại Jersey có thể nói là không có. Ban đêm đi ra đường thấy vô cùng là bình an tuy là chung quanh vô cùng vắng vẻ. Người dân Jersey rất thân thiện, đi ra ngoài đường còn nghe được những câu chào hỏi như Hello, Good morning.... Vật giá sinh hoạt tại Jersey ngoại trừ tiền thuê nhà không có đắt vì không có thuế VAT. Vào năm 2005, Jersey được bầu là đảo có giá sinh hoạt và mua bán công bằng cho người dân (Fairtrade Island)  thuế thu nhập chỉ đánh là 20%, cho dù quí bạn kiếm được 10 đồng thì mất 20%, còn kiếm được 1 triệu đồng cũng chỉ đánh 20%, vì lý do đó dân nhà giàu bên Anh rất thích qua Jersey sống. Tính trung bình tổng bình quân thu nhập tại Jersey là khoảng $70 ngàn một năm. Giá nhà tại Jersey trung bình khoảng $700 ngàn cho một căn 3 phòng ngủ. các đại gia siêu thị như Wall Mart, Tesco, Carrefour... nhiều lần muốn xâm nhập vào Jersey nhưng mãi đến giờ vẫn chưa được giấy phép, lý do là các bác đại gia này sẽ phá hoại đời sống nông nghiệp của người dân, vì các bác sẽ bán giá rau cãi, hoa quả, sửa, thịt... với giá rẻ, như vậy các chú nông nghiệp trong đảo sẽ mất đi việc làm. Đến giờ chỉ có bác Đại gia Waitross được vào trong thị trường Jersey nhưng vẫn chấp nhận điều kiện là nhập hang rau của chủ nhà và cũng như là sữa bò. 

Người dân tại Jersey giáo dục con cái khá tốt, nếu một đứa con của họ không chịu xếp hàng mua đồ, mà lại có tính nhảy hàng thì bị bố mẹ kêu lại dạy bài học và sau đó bắt ra xin lỗi người bị đứa bé nhảy đứng trước mặt. Còn hệ thống giáo dục như bên Anh.

Đi du lịch Jersey, thức ăn tiêu thụ nhiều nhất là đồ biển, tất nhiên các món như tôm hùm, cua... không rẻ hơn như Canada nhưng lại có phần rẻ hơn tại trong nước Anh. Phong cảnh Jersey thích hợp cho những ai mê chụp ảnh vì có núi và biển. Vào mùa hè những ngày cuối tuần đều có sinh hoạt như hội chợ bán thức ăn, hội chợ Hoa, hội chợ văn hóa... nên vậy có những thứ giải trí cho du khách. Các trò chơi như trượt nước, nhảy dù, lặn dưới biển, lái ca nô... đều kiếm được tại Jersey. Ngoài ra có thể đi xe đạp đi thám hiểm chung quanh đảo, nên thế nhiều du khách xe đạp đã đến Jersey. Lái xe hơi tại Jersey rất là an toàn vì tốc độ cao nhất là 40 miles, thường thì cứ phải lái là 20 -30 miles. Có lẽ các nhà thương tại Jersey ít có bị các ca cấp cứu về tại nạn xe hơi. Tại Jersey chỉ có một phi trường duy nhất, vào thập niên 30 chưa có sân bay nên họ các bãi cát ngoài biển để làm các bãi đáp máy bay. Giờ thì tại phi trường thì khu Duty Free shop của họ được xem một trong những nơi bán đồ rẻ trên thế giới.

Nếu ai muốn du lịch Jersey thì có thể làm một chuyến là đến London chơi, sau đó ngồi phà 5 tiếng đến Jersey, sau vài ngày là qua vùng Normandy của Pháp thì có thể xem là một chuyến đi đầy thú vị về lịch sử và hiện tại.



ANH QUÂN
















No comments: