Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúc hư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, về nhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không ai biết có một nhân vật thầm lặng đã làm nên những con người ấy.
Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ăn và khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình.
Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộng sản và quốc gia. Mẹ không mấy quan tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹ du học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảo một vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thành từng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế?”
Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi:
“ Mẹ nghĩ có bán được không?”
“Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.”
Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉ nửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích:
“Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.”
Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng.
Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lối thoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻ kéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như từ một thế giới khác, kính trọng nhưng xa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảm thấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không?” Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ.
Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa:
“Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, con gửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.”
Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói:
“Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võng của của con Thủy.”
Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sau đó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó.
Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng. Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ để sẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy là ngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku, muốn lên đến đó phải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặc mẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:
“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ?”
“Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không?
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”
“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ?”
“Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không?
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”
Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế.
Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…
Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…
Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại (một nhà thơ cách mạng) phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi - một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng:
“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.” .
“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.” .
Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:
“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”
Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”
“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”
Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”
Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứ hai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiền tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.
Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng. Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh.
Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở VIệt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ nghĩ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!”
Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.
11 comments:
Em Ba của tao viết tuyệt tuyệt hay!! Chỉ cần những nét cọ đơn giản chấm phá mà ra được trọn vẹn chân dung mẹ, hốt bao nhiêu là nước mắt người đọc - chẳng cần phải than khóc vật vã như như kiểu viết đầy rẫy thời nay : )
Bữa nào em Hằng thử ra tay viết về bà ngoại cu Đan đi - cũng lại là 1 bà mẹ săn tay áo thay chồng cầm cờ nuôi dạy con : ) : )
chi Hai
Bac K viet bai ve me hay qua, em doc ma cam dong qua chung` !!!
Bac T, em cung muon viet mot bai ve ba ngoai cua Dan Vit da lau lam roi, vi em nghi ba con sang
suot ngay nao de doc nhung dong cam nghi cua con..van la mot mon qua qui gia biet chung nao. Nhung ma cu moi lan muon viet la..lai ua nuoc mat'..nen van khong lam dieu do duoc do bac T oi..!
Hang
Ba'c Kha'nh oi, em dang di la`m, voi print bai chi viet ra roi vua lam vua do.c.
Nhung vua lam vua do.c thiet la chia chi', em de viec lam sang 1 ben, de chu' tam do.c.
Bai viet cua ba'c Kha'nh hay qua' cam do.ng qua' (mat em do? bi. ong bac sy hoi are you OK?), loi van thiet la chan ti`nh va` thiet la` me. la` ba noi cua 2 thang No'.
To'm la.i ba me. nao cu~ng thiet la` da'ng thuong va da'ng ne^? va da'ng phu.c.
em Ngoc
Huong thi` da`n du.a nuoc ma('t - cu~ng may Huong moi duoc o gan me. may ngay !
Huong
Mat ma Thuy va tia Dung thi rung rung, vi gia dinh ma Thuy da tung duoc huong su cham soc cua ba ke ca trong nhung ngay lao lung vat va nhat cua nha Thanh Thai. Lan nay ma Thuy sang My nhung lai khong duoc gap ba, vi di gap qua khong bay qua Texas duoc. Thuong ba (va ong) nhieu lam.
Dung Thuy
Hi de Khanh,
Em doc 1 leo bai viet va phai viet ngay vai cam nghi bay gio. Bai viet rat hay va cam dong, khong chi co gia tri cho dai gia dinh minh ma con ve 1 buc tranh quan he xa hoi (socio-economic class) & quan he ve gioi tinh (gender) & quan he chinh tri rat quan trong ve giai doan lich su nay o mien Nam VN. Day la 1 loai memoir rat can thiet cho su xa hoi (social history). Khoa nay em dang day 1 lop ve su xa hoi & chinh tri kinh te o Vietnam & Hoa Ky, em dung rat nhieu oral histories cua rat nhieu nguoi (tu dan thuong den cac chinh khach) de dua ra nhieu goc nhin khac nhau (khuynh huu, khuynh ta, quan diem thu ba nhu cua co Chan Khong & thay Nhat Hanh, vv.).
Bai viet nay ma duoc tinh luy nhu 1 chuong trong hoi ky gia dinh Doan gia thi hay lam (thi du nhu co 8 chapters tu 8 nguoi con nho lai ve Me va Bo qua lang kinh cua moi nguoi. Tat nhien cac dau va re se cung dong gop trong Memoir nay). Neu co duoc 2 ban tieng Viet & tieng Anh thi co loi vo cung cho cac the he tre nhu No, Qui, Chelsea, Timmy, Briana, Brian, de hieu them ve giai doan lich su dau buon nay tu goc canh cua gia dinh...
Em co may nhan xet cu the ve 3 diem sau:
- Ve gioi (gender): chi Khanh dua ra nhung chi tiet cho thay phu nu VN khong thu dong & mo nhat nhu khai niem "noi tuong" cu mem ma moi nguoi noi nhu 1 khau hieu! Ngay khi dieu kien xa hoi (phu he: patriarchy) cho phep, phu nu nhu bac Sy gai chung minh oc sang tao & y chi & tinh than doc lap 1 cach tuyet voi.
- Ve chinh tri, chi Khanh noi: "Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề." Em hoi khong dong y voi quan diem nay: khai niem ve "chinh tri" can duoc mo rong hon nua. "Chinh tri" khong chi nam trong boi canh chinh truong, ma no lan toa ra trong moi quan he xa hoi, quan he gioi (gender), va quan he trong gia dinh cua moi ca nhan. De Beauvoir co noi: "the personal is political." Day la quan diem kha hay. Cac quan diem cua feminists (anh huong cua Foucault) sau nay cung phan tich nhu vay. De Khanh tham khao them nhe.
- Ve giai cap xa hoi (socio-economic class): rat hay khi chi Khanh ghi nhan sang kien & su dong gop khong nho cua nhung nguoi lao dong ngheo: "Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó." Em luon quan niem la lang nghe tu nhung nguoi ngheo de hoc hoi tu ho: hay vo cung.
Em uoc chi bac Sy gai doc duoc bai viet cua chi Khanh thi hay biet may. Hay la Hang va Thai thu ngoi ben giuong doc cho bac gai nghe?
Vai giong tu dua chau gai (them 1 mieng an cong them voi 8 nguoi con trong giai doan den toi do) da tung duoc bac Sy gai cham lo & nang do & bao ve... em Ngoc to
----
Memoir ve me da~ duoc ai het viet hom thuong tho 80 cua ba` o VN do'. Ngay do' ai cu~ng viet ma` :) Ngochien
Cám ơn mọi người. Bác K nay được cất nhắc lên hàng "nữ sĩ" ngang tầm với nữ sĩ Vân Trần. Tối qua hai chị em gặp nhau có bàn bạc và hí hửng về "danh tiếng" của mình!
Ngọc Tồ còn đề cập đến bài viết này cùng với course dạy học thì ... hân hạnh quá. Em cất chữ "tuyệt" của bác Thanh vào tủ làm tài sản của riêng mình nha.
Bác K
Bai` Vie^t' cua? chi khanh' em da~ in cho bo^' xem , Hay va` cam? do^ng. lam' ! Khi ngo^i` trong nha` thu*o*ng do*i. me. trong phong` cpu , em co' vie^t' 1 bai` ve^` me. nhu*ng ...o vie^t' no^i? vi` qua' xuc' do^ng. ..ho^m nay da~ co' ba` chi. giai? bay` ...dung' la` Me..
Thai
Bac Khanh a, hom nay di chua 49 ngay anh re ong Ha ve, moi nguoi ghe vao nha em choi. Em ben lay bai viet cua chi ra doc cho moi nguoi thuong thuc. Luc dau em hoi hoi han vi da offer doc cho moi nguoi nghe vi chot nghi lai so khong phai ai cung thich nghe thi uong va phi pham tac pham cua tai nang moi chom la nu si Khanh Doan :-). Nhung thoi ke, lo offer roi nen doc luon, khong ai nghe minh nghe cung duoc chu sao. Nhung khong ngo moi nguoi ai cung co ve boi hoi va cong nhan la bai viet hay! Rieng em thi "a-lo'-zi" bi build up tu luc dau cho den paragraph cuoi ben do chung, aka "chay nuoc mam", va duong nhien la bi ong Ha choc :-).
Vai dong chia xe voi ba chi :-)
em Ha
----
Hà ơi,
Thương em Hà quá, ai lại "quảng cáo" bài viết của chị, rồi còn thêm một tí nước mắm cho đậm đà nữa. Cũng may mà các thính giả bị cưỡng bức nghe truyện cũng khá lịch sự.
Chị Khánh
----
Chi Khanh,
Hom qua tui em sau khi di chua cung 49 ngay cho ong anh re ve nha, Nu Si~
Van Tran da doc bai cua chi cho Chi Thuy? , Hoan-Nga, Si~ (con bac Linh ban
cua bac SY~) nghe. Nguoi doc thi le roi dam dia, chi Thuy cung kho'c, Hoan
thi noi : dung la con cua Ong Doan Quoc Sy~ roi, Si~ thi cung ngam ngui lam
vi bac Linh gai cung da bi benh "Quen" nhu* bac gai minh`.
Rieng em thi "ngam ma nghe" sau khi doc xong.
Thanks chi. Khanh
Ha lo*'n
bài viết quá hay .
Tui cứ đọc đi đọc lại, mang nhiều cảm xúc lắm đó bà.
Tui không biết những người anh của bà có đòi hỏi bà vợ mình nhiều không nhỉ nếu lấy mẹ bà làm tiêu chuẩn..
Tui thì có những lúc khá bất công với bà xã tui , vì tui cứ lấy mẹ tui, bác tui và các bà chị họ tui ra làm tiêu chuẩn. Thật ra tui đòi hỏi nhiều quá vì những người phụ nữ VN di cư 54 , họ có nhiều khả năng xoay sở lắm. Đám con cháu theo không kịp đâu
Quân
Đã lâu lắm rồi mới đọc được một câu chuyện ngắn, hay đúng hơn là một câu chuyện thật, vừa xúc động, vừa tế nhị, đầy những nhận xét đơn giản mà lại thâm thúy! Chị Khánh diễn tả cuộc đổi đời của gia đình chị giống như chị đã diễn tả cuộc đổi đời của cả hàng triệu gia đình ở Nam Việt Nam. Chị Khánh dùng lời văn rất đơn giản, đầy tình nghĩa, mà lại để cho người đọc tự hình dung ra cái mãnh lực không bờ bến, cái nỗi chịu khó kiên trì của những người đàn bà Việt cưu mang cả gia đình trong cơn đổi đời. Thật là ít khi đọc được một đoạn văn Việt như vậy, trong hay ngoài nước, từ khi cái đỉnh cao văn hóa của bọn vô học, nói không ra chữ, viết không ra câu, chiếm lĩnh miền Nam. Đúng là cái học ngày nay đã lỡ rồi!
Cám ơn Chị Khánh.
Dương
"Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh' Anh Thúy
Post a Comment