Tôi không quen ông Trần Dạ Từ, nhưng lại biết về ông, mà ngược lại thì ông chẳng biết tôi là ai. Thật ra tôi biết nhà văn Nhã Ca nhiều hơn, vỉ tôi thìch đọc văn xuôi, mãi sau này tôi được nghe Bà là phu nhân của nhà thơ Trần Dạ Từ. Cho đến khi tôi đọc quyển “Hồi ký trên gác trọ” của nhà văn Nguyễn Thụy Long, ông kể ông Trần Dạ Từ là một thiên tài về thơ, được giải thưởng quốc gia từ thời niên thiếu. Sau này tôi gặp cựu phóng viên là ông Anh Tử đang sống tại London thì tôi biết thêm một chi tiết là ông Trần Dạ Từ là một phóng viên ngày xưa của Việt Nam Cộng Hòa cũng nhờ đó tôi mới biết tờ Việt Báo tại Cali do ông làm chủ bút.
Cho đến ngày gia đình ông được đi tỵ nạn chính trị tại Thụy Điển vào cuối thập niên 80 thì báo chí Việt Nam tại hải ngoại đều đưa tin hang đầu và đây là một “Tin Nóng Hổi”. Thời đó hai tờ báo Việt khá phổ thông tại châu âu là tờ “Phụ Nữ Diễn Đàn” của ông Chữ Bá Anh và tờ “Làng Văn” tại Canada là viết rất đầy đủ chi tiết về gia đình ông, nên tôi mới biết thêm các người con của ông như “Sớm Mai, Hòa Bình, Vành Khuyên...”
Gần đây nhất, nhờ người bạn thân có tham dự vào buổi văn nghệ “Nụ Cười Trăm Năm- Trần Dạ Từ” tại nam Cali thì tôi biết thêm một số thông tin về sinh hoạt văn nghệ của ông, tôi mới biết thơ của ông được phổ thành nhạc. Tôi không có khiếu về âm nhạc, nhưng xem có duyên với âm nhạc Việt Nam, có thể nói tôi thuộc loại “có duyên mà không có nợ” vì trong quá khứ tôi được ngồi nghe chuyện của các ca sỹ Việt Nam khá nhiều.
Nói về nhạc sỹ thì người đầu tiên tôi được gặp là nhạc sỹ Phạm Duy. Tôi nhớ vào mùa hè 1991, có một người quen gọi phone đến nói ông Phạm Duy qua London lần thứ hai và muốn tổ chức thêm buổi nói chuyện về chủ đề nhạc “Bày Chim Bỏ Xứ”, giờ không có chỗ trình diễn, nay nhờ cái Hall công đồng của tôi. Cũng vì cái tật ham gặp người nổi tiếng, nên tôi đồng ý, rồi tự một mình đi mượn hệ thống âm thanh về để ông trình diễn.
Số khách tới dự cũng chỉ khoảng 70-100 người. Tôi không biết bao nhiêu người ủng hộ mua sách, tôi chỉ biết sau đó ông Phạm Duy rời London, để lại khoảng 20 quyển sách và CD về “Bày Chim Bỏ Mạng” cho một người quen, nhờ ông ta bán. Đến giờ tôi cũng không rõ là hai người đó đã thanh toán tiền bạc chưa, nhưng người tôi quen thì đã qua đời còn ông Phạm Duy đã về Việt Nam an cư lạc nghiệp. Có đều tôi biết chắc người tôi quen không bán được quyển nào, vì nhà ông ta chật quá, ông ta đến văn phòng tôi để nhờ 20 quyển sách. Cho đến năm 2006, tôi phải dọn văn phòng, tôi không thể nào đem sách đi được, mà tôi nghĩ tôi có phone về Việt Nam hỏi ông Phạm Duy là có lấy lại sách không? chắc ông không cần nữa vì ông đâu còn bỏ xứ. Sau đó tôi khệ nệ ôm cả chồng sách ra thùng rác, tôi cứ tàn nhẫn liệng từng quyển vào thùng. Miệng tôi cứ lẩm bẫm, thôi “Chim khỏi bỏ xứ mà nay chim đã bỏ mạng rồi, con chủ của Chim thì nay đã đoàn tụ rồi”.
Người thứ hai tôi có duyên là nhạc sỹ “Trần Quang Hải”, tôi rất thích ông Hải vì ông là người mộc mạc, nói chuyện vô cùng bình dân. Tôi thích các câu chuyện nói về ca sỹ Việt Nam, nhất là chuyện về cái chết của ca sỹ “Jeanie Mai”. Nhưng chuyện tôi gặp ông không thú vị bằng thằng bạn của tôi trước sống tại Pháp mà có duyên gặp ông, nay thằng bạn tôi đã đi Canada. Thằng bạn tôi vốn là chuyên viên sửa máy computer, nó làm cho một đại công ty bán máy computer tại Pháp, nơi nó làm lại gần nhà ông Trần Quang Hải. Vào một ngày ông Hải đi vào tiệm để sửa máy, ông ăn mặc vô cùng bình dị thì mấy thằng Tây có vẻ coi thường ông Hải. Sau đó bạn tôi nói tui nó nên vào Website của ông mà đọc, thằng nào đọc xong cũng chóng mặt về bằng cấp của ông hết và từ đó trở đi thì cả đám đều nhìn ông với ánh mắt khâm phục .
Người thứ ba là tôi gặp là nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, vì ông sống tại Olympia ở tiểu bang Washington, mà ông là thành viên đánh mạt chược trong gia đình của than nhân tôi. Mỗi lần bên đó có đám cưới và tiệc tùng thì tôi qua dự, mỗi lần dự tôi đều gặp ông. Lần đầu là đám cưới đứa cháu gái của tôi, lần đó tôi qua chụp hình cưới cho nó, thì có ông thợ quay phim Video đến. Khi đang làm thì ông thợ Video (tôi không biết ông ta), ông ta cứ đứng sát vào tôi, cứ lien tục nói ông Ngô Thụy Miên kìa, ông Miên kìa. Tôi cũng chỉ nói chuyện xã giao với ông ta mà thôi.
Có những người mình nghe nhiều, mà còn lại nghĩ rằng sẽ dễ dàng gặp họ. Như nhà văn Doãn Quốc Sỵ, tôi nghĩ tôi có nhiều cơ hội gặp ông ta, vì nhờ quen con gái của ông, thế mà đến giờ tôi vẫn chưa được gặp, mà vẫn tiếp tục đọc lại các tác phẩm của ông như “Đi”, “Mình loại soi mình”, “Khu rừng lau”.... cho nên đến giờ tôi chỉ có duyên với văn chương của ông mà thôi. Nhờ đó tôi cũng biết đến nhạc sỹ Doãn Nho. Tôi không biết ông ta nhiều cho lắm nhưng tôi lại được nghe bài “5 anh em trên một chiếc xe tăng” vì tôi chuyên đi quay phim cưới cho dân Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình, trong tiệc cưới của họ là họ sẽ quay quần cùng nhau hát bài này. Mà cũng phải công nhận có những nhóm họ tập trung lại khi vào bài hát thì vào nhịp rất là hung tráng, cái tiếng “ Hụ Hụ Hụ... “ mở màn của họ gây ra cảm giác hào hứng xung phong ra chiến trường. Hơn 2 năm trước về Việt Nam, dự đám cưới đứa cháu vợ của tôi, bên vợ tôi là người Nghệ An thì lát sau tất cả anh vợ tôi lại kêu hết người Nghệ An lên sân kháu hát bài “5 Anh em...”. Tôi nghe trên sân khấu về bài này khá nhiều, nhưng tôi càng phải nghe nhiều khi cắt ráp phim, xem ra tôi cũng có duyên với nhạc của Bác Nho.
Quay lại ông Trần Dạ Từ thì giờ tôi biết thêm ông qua bài viết của Ngọc Lan - Nhật Báo Người Việt và của anh Đoàn Hưng qua bài viết mới nhất là “Ghi nhanh một vài cảm nghĩ về đêm nhạc Trần dạ Từ”. Xem ra một chương trình vô cùng thú vị nhưng tôi cảm thấy buồn vì vào ngày hôm nay không còn những nhân vật có tầm vóc như ngày xưa nữa. Nếu giờ cầm bút lên viết về văn nghệ - văn chương hiện tại thì mình viết được về ai đây? Hơn 30 năm nay, đọc báo chí Việt Nam trong cũng như ngoài nước thì tôi không xem được cái gì mới cả, mà chỉ đọc được những gì trong quá khứ thì rất nhiều. Càng buồn nhiều là mình chỉ tự hào được trong quá khứ như phong trào Du Ca, thì cho đến ngày nay không ai sang tác được hơn bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nhạc Sỹ Nguyễn Đức Quang. Tôi càng buồn thêm vì hè năm ngoái tôi nghe anh Nguyễn Đức Thắng tại Hoà Lan nói sẽ cùng anh Nguyễn Đức Quang đi du lịch Đông âu và tôi nghĩ giấc mơ này sẽ thành giấc mơ xa vời. Nếu bước qua lãnh vực thể thao thì đâu còn vinh quang về môn bóng bàn Việt Nam vào thập niên 50, cũng như từ năm 1954 đến giờ chỉ có một người Việt Nam duy nhất đi dự giải Tennis Grand Slam là ông Võ Văn Bảy, người đầu tiên có mặt tại “French Open”.
Qua nghệ thuật vẽ thì vẫn chưa có ai hơn Họa Sỹ Choé về trường phái hý họa, còn nhiếp ảnh thì luôn chỉ nhắc những trên quen thuộc như ông Cao Đàm, Cao Lĩnh, Nick Ut...
Câu chuyện lan man xin tạm dừng tại đây và xin hẹn gặp lại lần sau.
PS:
Bà Hương,
Mấy tấm hình anh Quang chụp phóng sự hay đó. Bà bỏ lên blog giữ làm kỷ niệm.
AQ
Cho đến ngày gia đình ông được đi tỵ nạn chính trị tại Thụy Điển vào cuối thập niên 80 thì báo chí Việt Nam tại hải ngoại đều đưa tin hang đầu và đây là một “Tin Nóng Hổi”. Thời đó hai tờ báo Việt khá phổ thông tại châu âu là tờ “Phụ Nữ Diễn Đàn” của ông Chữ Bá Anh và tờ “Làng Văn” tại Canada là viết rất đầy đủ chi tiết về gia đình ông, nên tôi mới biết thêm các người con của ông như “Sớm Mai, Hòa Bình, Vành Khuyên...”
Gần đây nhất, nhờ người bạn thân có tham dự vào buổi văn nghệ “Nụ Cười Trăm Năm- Trần Dạ Từ” tại nam Cali thì tôi biết thêm một số thông tin về sinh hoạt văn nghệ của ông, tôi mới biết thơ của ông được phổ thành nhạc. Tôi không có khiếu về âm nhạc, nhưng xem có duyên với âm nhạc Việt Nam, có thể nói tôi thuộc loại “có duyên mà không có nợ” vì trong quá khứ tôi được ngồi nghe chuyện của các ca sỹ Việt Nam khá nhiều.
Nói về nhạc sỹ thì người đầu tiên tôi được gặp là nhạc sỹ Phạm Duy. Tôi nhớ vào mùa hè 1991, có một người quen gọi phone đến nói ông Phạm Duy qua London lần thứ hai và muốn tổ chức thêm buổi nói chuyện về chủ đề nhạc “Bày Chim Bỏ Xứ”, giờ không có chỗ trình diễn, nay nhờ cái Hall công đồng của tôi. Cũng vì cái tật ham gặp người nổi tiếng, nên tôi đồng ý, rồi tự một mình đi mượn hệ thống âm thanh về để ông trình diễn.
Số khách tới dự cũng chỉ khoảng 70-100 người. Tôi không biết bao nhiêu người ủng hộ mua sách, tôi chỉ biết sau đó ông Phạm Duy rời London, để lại khoảng 20 quyển sách và CD về “Bày Chim Bỏ Mạng” cho một người quen, nhờ ông ta bán. Đến giờ tôi cũng không rõ là hai người đó đã thanh toán tiền bạc chưa, nhưng người tôi quen thì đã qua đời còn ông Phạm Duy đã về Việt Nam an cư lạc nghiệp. Có đều tôi biết chắc người tôi quen không bán được quyển nào, vì nhà ông ta chật quá, ông ta đến văn phòng tôi để nhờ 20 quyển sách. Cho đến năm 2006, tôi phải dọn văn phòng, tôi không thể nào đem sách đi được, mà tôi nghĩ tôi có phone về Việt Nam hỏi ông Phạm Duy là có lấy lại sách không? chắc ông không cần nữa vì ông đâu còn bỏ xứ. Sau đó tôi khệ nệ ôm cả chồng sách ra thùng rác, tôi cứ tàn nhẫn liệng từng quyển vào thùng. Miệng tôi cứ lẩm bẫm, thôi “Chim khỏi bỏ xứ mà nay chim đã bỏ mạng rồi, con chủ của Chim thì nay đã đoàn tụ rồi”.
Người thứ hai tôi có duyên là nhạc sỹ “Trần Quang Hải”, tôi rất thích ông Hải vì ông là người mộc mạc, nói chuyện vô cùng bình dân. Tôi thích các câu chuyện nói về ca sỹ Việt Nam, nhất là chuyện về cái chết của ca sỹ “Jeanie Mai”. Nhưng chuyện tôi gặp ông không thú vị bằng thằng bạn của tôi trước sống tại Pháp mà có duyên gặp ông, nay thằng bạn tôi đã đi Canada. Thằng bạn tôi vốn là chuyên viên sửa máy computer, nó làm cho một đại công ty bán máy computer tại Pháp, nơi nó làm lại gần nhà ông Trần Quang Hải. Vào một ngày ông Hải đi vào tiệm để sửa máy, ông ăn mặc vô cùng bình dị thì mấy thằng Tây có vẻ coi thường ông Hải. Sau đó bạn tôi nói tui nó nên vào Website của ông mà đọc, thằng nào đọc xong cũng chóng mặt về bằng cấp của ông hết và từ đó trở đi thì cả đám đều nhìn ông với ánh mắt khâm phục .
Người thứ ba là tôi gặp là nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, vì ông sống tại Olympia ở tiểu bang Washington, mà ông là thành viên đánh mạt chược trong gia đình của than nhân tôi. Mỗi lần bên đó có đám cưới và tiệc tùng thì tôi qua dự, mỗi lần dự tôi đều gặp ông. Lần đầu là đám cưới đứa cháu gái của tôi, lần đó tôi qua chụp hình cưới cho nó, thì có ông thợ quay phim Video đến. Khi đang làm thì ông thợ Video (tôi không biết ông ta), ông ta cứ đứng sát vào tôi, cứ lien tục nói ông Ngô Thụy Miên kìa, ông Miên kìa. Tôi cũng chỉ nói chuyện xã giao với ông ta mà thôi.
Có những người mình nghe nhiều, mà còn lại nghĩ rằng sẽ dễ dàng gặp họ. Như nhà văn Doãn Quốc Sỵ, tôi nghĩ tôi có nhiều cơ hội gặp ông ta, vì nhờ quen con gái của ông, thế mà đến giờ tôi vẫn chưa được gặp, mà vẫn tiếp tục đọc lại các tác phẩm của ông như “Đi”, “Mình loại soi mình”, “Khu rừng lau”.... cho nên đến giờ tôi chỉ có duyên với văn chương của ông mà thôi. Nhờ đó tôi cũng biết đến nhạc sỹ Doãn Nho. Tôi không biết ông ta nhiều cho lắm nhưng tôi lại được nghe bài “5 anh em trên một chiếc xe tăng” vì tôi chuyên đi quay phim cưới cho dân Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình, trong tiệc cưới của họ là họ sẽ quay quần cùng nhau hát bài này. Mà cũng phải công nhận có những nhóm họ tập trung lại khi vào bài hát thì vào nhịp rất là hung tráng, cái tiếng “ Hụ Hụ Hụ... “ mở màn của họ gây ra cảm giác hào hứng xung phong ra chiến trường. Hơn 2 năm trước về Việt Nam, dự đám cưới đứa cháu vợ của tôi, bên vợ tôi là người Nghệ An thì lát sau tất cả anh vợ tôi lại kêu hết người Nghệ An lên sân kháu hát bài “5 Anh em...”. Tôi nghe trên sân khấu về bài này khá nhiều, nhưng tôi càng phải nghe nhiều khi cắt ráp phim, xem ra tôi cũng có duyên với nhạc của Bác Nho.
Quay lại ông Trần Dạ Từ thì giờ tôi biết thêm ông qua bài viết của Ngọc Lan - Nhật Báo Người Việt và của anh Đoàn Hưng qua bài viết mới nhất là “Ghi nhanh một vài cảm nghĩ về đêm nhạc Trần dạ Từ”. Xem ra một chương trình vô cùng thú vị nhưng tôi cảm thấy buồn vì vào ngày hôm nay không còn những nhân vật có tầm vóc như ngày xưa nữa. Nếu giờ cầm bút lên viết về văn nghệ - văn chương hiện tại thì mình viết được về ai đây? Hơn 30 năm nay, đọc báo chí Việt Nam trong cũng như ngoài nước thì tôi không xem được cái gì mới cả, mà chỉ đọc được những gì trong quá khứ thì rất nhiều. Càng buồn nhiều là mình chỉ tự hào được trong quá khứ như phong trào Du Ca, thì cho đến ngày nay không ai sang tác được hơn bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nhạc Sỹ Nguyễn Đức Quang. Tôi càng buồn thêm vì hè năm ngoái tôi nghe anh Nguyễn Đức Thắng tại Hoà Lan nói sẽ cùng anh Nguyễn Đức Quang đi du lịch Đông âu và tôi nghĩ giấc mơ này sẽ thành giấc mơ xa vời. Nếu bước qua lãnh vực thể thao thì đâu còn vinh quang về môn bóng bàn Việt Nam vào thập niên 50, cũng như từ năm 1954 đến giờ chỉ có một người Việt Nam duy nhất đi dự giải Tennis Grand Slam là ông Võ Văn Bảy, người đầu tiên có mặt tại “French Open”.
Qua nghệ thuật vẽ thì vẫn chưa có ai hơn Họa Sỹ Choé về trường phái hý họa, còn nhiếp ảnh thì luôn chỉ nhắc những trên quen thuộc như ông Cao Đàm, Cao Lĩnh, Nick Ut...
Câu chuyện lan man xin tạm dừng tại đây và xin hẹn gặp lại lần sau.
ANH QUÂN
PS:
Bà Hương,
Mấy tấm hình anh Quang chụp phóng sự hay đó. Bà bỏ lên blog giữ làm kỷ niệm.
AQ
No comments:
Post a Comment