Nhiều khoa học gia chuyên nghiên cứu về môi trường đã tiên đoán rằng trong một tương lai không xa, nước sạch sẽ có giá của dầu mỏ ngày hôm nay. Sẽ có chiến tranh dành nguồn nước trên toàn cầu, giống như chiến tranh dầu mỏ ở Trung Đông hiện nay. Nước đang trở thành nguồn tài nguyên quí giá nhất của hành tinh này. Trong khi dầu hỏa vẫn còn có thể thay thế bằng nhiều nguồn nhiên liệu khác, nước vẫn là nhu cầu thiết yếu của sự sống mà chưa có gì có thể thay thế được. Với sự gia tăng dân số thế giới và việc môi trường sống đang bị tàn phá nặng nề, viễn cảnh một thế giới thiếu nước đang hiện rõ hơn bao giờ hết.
Nước Mỹ luôn đi đầu thế giới trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên của mình. Cali là tiểu bang sử dụng nguồn nước lớn nhất và cũng là nơi phải đối diện với việc thiếu hụt nước nghiêm trọng nhất trong tương lai. Trong tình hình này, nghĩ cũng hữu ích cho cộng đồng người Việt khi biết thêm một số thông tin về việc cung cấp và sử dụng nước tại Cali.
Hệ thống cấp nước của Cali là một trong những hệ thống lớn nhất thế giới. Hằng năm nó cung cấp hơn 40 triệu acre feet (tương đương 49 km3) nước cho 40 triệu cư dân. Bình quân, một người dân Cali sử dụng gần 800 lít nước mỗi ngày. Con số này tính trung bình trên toàn nước Mỹ là 575 lít, tại Trung Hoa là 85 lít, tại các xứ thiếu nước ở Châu Phi như Uganda là 15 lít. Những con số này chỉ ra rằng chúng ta đang đứng đầu thế giới trong việc tiêu thụ nguồn tài nguyên quí giá này. Có một con số đáng chú ý khác mà ít người biết: một số lượng lớn nước của Cali, khoảng 77%, sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Chỉ có khoảng 10% là được sử dụng bởi cư dân của các đô thị.
Nguồn nước cung cấp cho Cali đến từ đâu? Cũng như hầu hết các nơi khác, nước của Cali xuất phát từ hai nguồn chính: nước ngầm (nước bơm từ dưới lòng đất) và nước trên bề mặt (sông, hồ…). Nước ngầm tạo ra từ nước mưa rơi và tự nhiên thấm vào lòng đất. Nước ngầm đóng một vai trò quan trọng đối với Cali, đặc biệt là cư dân vùng Nam Cali. Trung bình, hằng năm nước ngầm cung cấp 40% lượng nước sử dụng. Nhưng trong những năm hạn hán, con số này tăng lên đến 60%. Nguồn nước trên bề mặt chủ yếu đến từ hệ thống sông hồ lớn ở phía Bắc Cali: Sacramento River, San Joaquin River, Tulare Lake…
Một đặc điểm nữa của hệ thống cấp nước Cali là hầu hết các nguồn nước của Tiểu Bang đều nằm ở phía Bắc Sacramento, trong khi các vùng tiêu thụ nước lớn lại nằm ở miền Trung- Nam Cali. Điều này đã khiến cho Cali phải xây dựng những hệ thống dẫn nước kỳ vĩ, đưa nước vượt qua những chặng đường dài và hiểm trở. Có thể kể đến hai công trình dẫn nước tiêu biểu của Cali. Thứ nhất là hệ thống lấy nước từ sông Colorado, có liên quan đến hai công trình Lake Mead và Hoover Dam, được xem là một trong những kỳ quan nhân tạo của Mỹ. Hệ thống thứ hai là đường dẫn nước từ Owens Valley dài gần 400 km để cung cấp nước cho thành phố Los Angeles. Hệ thống này được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, để dành dật nguồn nước cho thành phố LA bằng mọi thủ đoạn, dẫn đến một cuộc chiến về quyền sử dụng nguồn nước rất nổi tiếng ở Mỹ.
Dù có một cơ sở hạ tầng tối tân như vậy phục vụ cho việc cấp nước, trong những năm gần đây, Cali vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu nước. Bởi vì người Mỹ vẫn chưa thể thay trời làm mưa. Cả nguồn nước ngầm lẫn nước sông hồ đều phải dựa vào lượng mưa, lượng tuyết hằng năm, mà Cali đang phải đối mặt với nhiều năm hạn hán kéo dài. Đây có lẽ là hậu quả của sự tàn phá môi trường trên toàn thế giới, mà xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ đã góp phần không nhỏ. Nguyên nhân kế tới nữa là việc gia tăng cơ học dân số (do di dân) của tiểu bang có khí hậu và điều kiện sống lý tưởng vào bậc nhất của nước Mỹ này. Mặc cho những dự báo đầy “hăm dọa” về cơn đại động đất, bão tố đại hồng thủy trong tương lai, mặc cho vật giá cao và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Cali, nhiều người di dân (trong đó có dân Việt mình) vẫn cứ chọn miền đất đầy nắng ấm này làm nơi cư trú. Người ta tiên đoán rằng vào năm 2020, dân số Cali sẽ là 50 triệu. Nếu điều này đúng và tiểu bang không nâng cấp kịp hệ thống cấp nước, vào năm đó Cali sẽ thiếu hụt khoảng 7.4 km3 nước tiêu dùng (khoảng 15% của năng lực cấp nước hiện tại). Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc thiếu nước cũng có liên quan đến môi trường, đó là thiên tai. Những đợt cháy rừng lớn vào mùa hè vừa phá hủy môi sinh, vừa ngốn một lượng nước khổng lồ của Cali để chữa cháy.
Chính quyền Cali đang có nhiều kế hoạch khác nhau để đối phó với nạn thiếu nước trong tương lai. Lên kế hoạch, dự đoán, ứng dụng khoa học kỹ thuật là sở trường của nước Mỹ rồi. Cali lại là tiểu bang đứng đầu nước Mỹ trong vấn đề bảo vệ môi sinh. Làm sao để tăng nguồn cung? Một giải pháp đang ở giai đoạn thử nghiệm đó là bốc hơi nước biển. Ở Hawaii đã đầu tư $35 triệu Đô La để xây dựng một nhà máy có công suất 35 triệu gallon nước sạch/ngày vào năm 2025. Cali đang nghiên cứu đầu tư một nhà máy tương tự nhưng có công suất là 50 triệu gallon/ngày, chi phí ước tính $ 250 triệu. Nhược điểm chính của phương án bốc hơi nước biển là giá thành của nước vẫn còn cao, khoảng gấp 4 lần giá của nước ngầm!
Một phương án khác nữa là tái xử dụng lại nguồn nước thải, còn gọi là “Toilet To Tap”. Tất nhiên là ai cũng nghĩ ngay là “kém vệ sinh”! Các chuyên gia thì đồng ý rằng nước thải tái chế đạt tiêu chuẩn cho mọi hình thức sử dụng, trừ việc uống! Cách sử dụng hợp lý nhất có lẽ là dùng để tưới cây, cho nông nghiệp, điều mà nước Úc đã làm từ lâu. Người MỸ thì vẫn chần chừ vì như vậy một căn nhà phải có hai đường ống nước cấp riêng, khá tốn kém. Ở Quận Cam đã có một nhà máy xử lý nước thải nằm ở thành phố Fountain Valley (góc Euclid & xa lộ 405).
Giải pháp khả thi nhất, ít tốn kém nhất cho nạn thiếu nước ở Cali chính là việc bảo tồn nguồn nước thông qua việc sử dụng nước một cách hiệu quả hơn, hợp lý hơn, tiết kiệm hơn. Ở bình diện tiểu bang, một vấn đề đang gây tranh cãi là lượng nước khổng lồ xử dụng cho nông nghiệp, 77% như đã nói ở phần trên. SỬ dụng nhiều nước, nhưng nông nghiệp chỉ tạo ra thu nhập chưa tới $ 37 tỉ Đô La, tức là vào khoảng 2% của nền kinh tế Cali (thu nhập của Cali vào khoảng 1,600 tỉ/năm). Như vậy có hiệu quả không? Rất khó để tìm ra sự đồng thuận cho vấn đề phức tạp này, và những quốc gia phát triển như Mỹ vẫn có khuynh hướng bảo hộ cho nông nghiệp.
Một hướng bảo tồn nước khác dễ thực hiện hơn chính là việc tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Việc này không tốn kém, nhưng lại đòi hỏi phải thay đổi nhiều nếp nghĩ, thói quen của người dân Mỹ, vốn đã quen với việc sử dụng tài nguyên hoang phí.Các chuyên gia ước tính rằng chỉ cần biết sử dụng nước đúng cách, người dân Cali đã có thể tiết kiệm được một lượng nước đủ nước dùng cho 3 triệu gia đình trong một năm! Thông tin về những thói quen nhỏ cần thay đổi nhưng lại tiết kiệm được nhiều nước được truyền bá đầy dẫy trên internet, trên các phương tiện truyền thông. Điều đáng ngạc nhiên là chính người Mỹ bây giờ lại khuyến khích việc tiết kiệm theo kiểu “vụn vặt” này. Thí dụ:
• Thay những vòi nước bị rò rỉ. Một vòi nước rỉ một giọt trong một giây cũng làm lãng phí 2400 gallon nước trong một năm.
• Tắt nước trong khi chải răng, cạo râu. Khi bắt đầu tắm, lượng nước xả để chờ nước nóng nên hứng vào trong xô để dùng lại trong việc dội cầu, tưới cây.
• Rửa chén bằng tay tiết kiệm nước hơn rửa chén bằng máy. Khi tráng xà bông, không nên để xả nước liên tục, mà nên chứa nước tráng vào trong một bồn rửa chén.
• Nên chọn trồng những giống cây địa phương, chịu được điều kiện khan nước trong vườn. Nên tưới cây vào buổi sáng sớm trời còn mát để tránh bốc hơi. nước. Không tưới cây vào những ngày gió. Để cỏ cao hơn một nấc để tránh việc bốc hơi nước.
• …
Gần đây, các nhà khoa học còn đưa ra khái niệm “virtual water”, tức là lượng nước được sử dụng để sản xuất ra một thứ hàng hóa nào đó. Khái niệm này kêu gọi người dân chú ý đến “lượng nước ẩn” nằm trong những món hàng mà mình tiêu thụ. Để có một Kg lúa mì cần 1,300 lít nước, 1kg trứng gà cần 3,000 lít, 1 kg thịt bò cần 15,500 lít, một chiếc áo sơ mi vải cần 4,000 lít , còn một chiếc xe hơi thì cần khoảng 160,000 lít… Ở những xứ sở thiếu nước như Cali, những con số này rất có ý nghĩa, vì nó giúp người ta quyết định mình nên làm gì với nguồn tài nguyên quí giá này. Nó cũng là một hồi chuông để cảnh báo cho xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ, kêu gọi người tiêu dùng có tinh thần trách nhiệm hơn trong việc ăn xài, mua sắm. Điều này rất phù hợp với hiện trạng ngày hôm nay của nền kinh tế Hoa Kỳ, đang thiếu nợ ngập đầu chỉ vì tiêu xài quá bừa bãi, hoang phí. Xem ra tinh thần cần kiệm truyền thống của người Việt đã có chỗ đứng ở xã hội Mỹ rồi đó…
Nước Mỹ luôn đi đầu thế giới trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên của mình. Cali là tiểu bang sử dụng nguồn nước lớn nhất và cũng là nơi phải đối diện với việc thiếu hụt nước nghiêm trọng nhất trong tương lai. Trong tình hình này, nghĩ cũng hữu ích cho cộng đồng người Việt khi biết thêm một số thông tin về việc cung cấp và sử dụng nước tại Cali.
Hệ thống cấp nước của Cali là một trong những hệ thống lớn nhất thế giới. Hằng năm nó cung cấp hơn 40 triệu acre feet (tương đương 49 km3) nước cho 40 triệu cư dân. Bình quân, một người dân Cali sử dụng gần 800 lít nước mỗi ngày. Con số này tính trung bình trên toàn nước Mỹ là 575 lít, tại Trung Hoa là 85 lít, tại các xứ thiếu nước ở Châu Phi như Uganda là 15 lít. Những con số này chỉ ra rằng chúng ta đang đứng đầu thế giới trong việc tiêu thụ nguồn tài nguyên quí giá này. Có một con số đáng chú ý khác mà ít người biết: một số lượng lớn nước của Cali, khoảng 77%, sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Chỉ có khoảng 10% là được sử dụng bởi cư dân của các đô thị.
Nguồn nước cung cấp cho Cali đến từ đâu? Cũng như hầu hết các nơi khác, nước của Cali xuất phát từ hai nguồn chính: nước ngầm (nước bơm từ dưới lòng đất) và nước trên bề mặt (sông, hồ…). Nước ngầm tạo ra từ nước mưa rơi và tự nhiên thấm vào lòng đất. Nước ngầm đóng một vai trò quan trọng đối với Cali, đặc biệt là cư dân vùng Nam Cali. Trung bình, hằng năm nước ngầm cung cấp 40% lượng nước sử dụng. Nhưng trong những năm hạn hán, con số này tăng lên đến 60%. Nguồn nước trên bề mặt chủ yếu đến từ hệ thống sông hồ lớn ở phía Bắc Cali: Sacramento River, San Joaquin River, Tulare Lake…
Một đặc điểm nữa của hệ thống cấp nước Cali là hầu hết các nguồn nước của Tiểu Bang đều nằm ở phía Bắc Sacramento, trong khi các vùng tiêu thụ nước lớn lại nằm ở miền Trung- Nam Cali. Điều này đã khiến cho Cali phải xây dựng những hệ thống dẫn nước kỳ vĩ, đưa nước vượt qua những chặng đường dài và hiểm trở. Có thể kể đến hai công trình dẫn nước tiêu biểu của Cali. Thứ nhất là hệ thống lấy nước từ sông Colorado, có liên quan đến hai công trình Lake Mead và Hoover Dam, được xem là một trong những kỳ quan nhân tạo của Mỹ. Hệ thống thứ hai là đường dẫn nước từ Owens Valley dài gần 400 km để cung cấp nước cho thành phố Los Angeles. Hệ thống này được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, để dành dật nguồn nước cho thành phố LA bằng mọi thủ đoạn, dẫn đến một cuộc chiến về quyền sử dụng nguồn nước rất nổi tiếng ở Mỹ.
Dù có một cơ sở hạ tầng tối tân như vậy phục vụ cho việc cấp nước, trong những năm gần đây, Cali vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu nước. Bởi vì người Mỹ vẫn chưa thể thay trời làm mưa. Cả nguồn nước ngầm lẫn nước sông hồ đều phải dựa vào lượng mưa, lượng tuyết hằng năm, mà Cali đang phải đối mặt với nhiều năm hạn hán kéo dài. Đây có lẽ là hậu quả của sự tàn phá môi trường trên toàn thế giới, mà xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ đã góp phần không nhỏ. Nguyên nhân kế tới nữa là việc gia tăng cơ học dân số (do di dân) của tiểu bang có khí hậu và điều kiện sống lý tưởng vào bậc nhất của nước Mỹ này. Mặc cho những dự báo đầy “hăm dọa” về cơn đại động đất, bão tố đại hồng thủy trong tương lai, mặc cho vật giá cao và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Cali, nhiều người di dân (trong đó có dân Việt mình) vẫn cứ chọn miền đất đầy nắng ấm này làm nơi cư trú. Người ta tiên đoán rằng vào năm 2020, dân số Cali sẽ là 50 triệu. Nếu điều này đúng và tiểu bang không nâng cấp kịp hệ thống cấp nước, vào năm đó Cali sẽ thiếu hụt khoảng 7.4 km3 nước tiêu dùng (khoảng 15% của năng lực cấp nước hiện tại). Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc thiếu nước cũng có liên quan đến môi trường, đó là thiên tai. Những đợt cháy rừng lớn vào mùa hè vừa phá hủy môi sinh, vừa ngốn một lượng nước khổng lồ của Cali để chữa cháy.
Chính quyền Cali đang có nhiều kế hoạch khác nhau để đối phó với nạn thiếu nước trong tương lai. Lên kế hoạch, dự đoán, ứng dụng khoa học kỹ thuật là sở trường của nước Mỹ rồi. Cali lại là tiểu bang đứng đầu nước Mỹ trong vấn đề bảo vệ môi sinh. Làm sao để tăng nguồn cung? Một giải pháp đang ở giai đoạn thử nghiệm đó là bốc hơi nước biển. Ở Hawaii đã đầu tư $35 triệu Đô La để xây dựng một nhà máy có công suất 35 triệu gallon nước sạch/ngày vào năm 2025. Cali đang nghiên cứu đầu tư một nhà máy tương tự nhưng có công suất là 50 triệu gallon/ngày, chi phí ước tính $ 250 triệu. Nhược điểm chính của phương án bốc hơi nước biển là giá thành của nước vẫn còn cao, khoảng gấp 4 lần giá của nước ngầm!
Một phương án khác nữa là tái xử dụng lại nguồn nước thải, còn gọi là “Toilet To Tap”. Tất nhiên là ai cũng nghĩ ngay là “kém vệ sinh”! Các chuyên gia thì đồng ý rằng nước thải tái chế đạt tiêu chuẩn cho mọi hình thức sử dụng, trừ việc uống! Cách sử dụng hợp lý nhất có lẽ là dùng để tưới cây, cho nông nghiệp, điều mà nước Úc đã làm từ lâu. Người MỸ thì vẫn chần chừ vì như vậy một căn nhà phải có hai đường ống nước cấp riêng, khá tốn kém. Ở Quận Cam đã có một nhà máy xử lý nước thải nằm ở thành phố Fountain Valley (góc Euclid & xa lộ 405).
Giải pháp khả thi nhất, ít tốn kém nhất cho nạn thiếu nước ở Cali chính là việc bảo tồn nguồn nước thông qua việc sử dụng nước một cách hiệu quả hơn, hợp lý hơn, tiết kiệm hơn. Ở bình diện tiểu bang, một vấn đề đang gây tranh cãi là lượng nước khổng lồ xử dụng cho nông nghiệp, 77% như đã nói ở phần trên. SỬ dụng nhiều nước, nhưng nông nghiệp chỉ tạo ra thu nhập chưa tới $ 37 tỉ Đô La, tức là vào khoảng 2% của nền kinh tế Cali (thu nhập của Cali vào khoảng 1,600 tỉ/năm). Như vậy có hiệu quả không? Rất khó để tìm ra sự đồng thuận cho vấn đề phức tạp này, và những quốc gia phát triển như Mỹ vẫn có khuynh hướng bảo hộ cho nông nghiệp.
Một hướng bảo tồn nước khác dễ thực hiện hơn chính là việc tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Việc này không tốn kém, nhưng lại đòi hỏi phải thay đổi nhiều nếp nghĩ, thói quen của người dân Mỹ, vốn đã quen với việc sử dụng tài nguyên hoang phí.Các chuyên gia ước tính rằng chỉ cần biết sử dụng nước đúng cách, người dân Cali đã có thể tiết kiệm được một lượng nước đủ nước dùng cho 3 triệu gia đình trong một năm! Thông tin về những thói quen nhỏ cần thay đổi nhưng lại tiết kiệm được nhiều nước được truyền bá đầy dẫy trên internet, trên các phương tiện truyền thông. Điều đáng ngạc nhiên là chính người Mỹ bây giờ lại khuyến khích việc tiết kiệm theo kiểu “vụn vặt” này. Thí dụ:
• Thay những vòi nước bị rò rỉ. Một vòi nước rỉ một giọt trong một giây cũng làm lãng phí 2400 gallon nước trong một năm.
• Tắt nước trong khi chải răng, cạo râu. Khi bắt đầu tắm, lượng nước xả để chờ nước nóng nên hứng vào trong xô để dùng lại trong việc dội cầu, tưới cây.
• Rửa chén bằng tay tiết kiệm nước hơn rửa chén bằng máy. Khi tráng xà bông, không nên để xả nước liên tục, mà nên chứa nước tráng vào trong một bồn rửa chén.
• Nên chọn trồng những giống cây địa phương, chịu được điều kiện khan nước trong vườn. Nên tưới cây vào buổi sáng sớm trời còn mát để tránh bốc hơi. nước. Không tưới cây vào những ngày gió. Để cỏ cao hơn một nấc để tránh việc bốc hơi nước.
• …
Gần đây, các nhà khoa học còn đưa ra khái niệm “virtual water”, tức là lượng nước được sử dụng để sản xuất ra một thứ hàng hóa nào đó. Khái niệm này kêu gọi người dân chú ý đến “lượng nước ẩn” nằm trong những món hàng mà mình tiêu thụ. Để có một Kg lúa mì cần 1,300 lít nước, 1kg trứng gà cần 3,000 lít, 1 kg thịt bò cần 15,500 lít, một chiếc áo sơ mi vải cần 4,000 lít , còn một chiếc xe hơi thì cần khoảng 160,000 lít… Ở những xứ sở thiếu nước như Cali, những con số này rất có ý nghĩa, vì nó giúp người ta quyết định mình nên làm gì với nguồn tài nguyên quí giá này. Nó cũng là một hồi chuông để cảnh báo cho xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ, kêu gọi người tiêu dùng có tinh thần trách nhiệm hơn trong việc ăn xài, mua sắm. Điều này rất phù hợp với hiện trạng ngày hôm nay của nền kinh tế Hoa Kỳ, đang thiếu nợ ngập đầu chỉ vì tiêu xài quá bừa bãi, hoang phí. Xem ra tinh thần cần kiệm truyền thống của người Việt đã có chỗ đứng ở xã hội Mỹ rồi đó…
Đoàn Hưng
Trồng những giống cây địa phương trong vườn
cũng là một cách tiết kiệm nước
cũng là một cách tiết kiệm nước
No comments:
Post a Comment