Feb 15, 2011

International Mother Language Day - Ngày Mẫu Ngữ Quốc Tế - ANH QUÂN

Nơi Quân làm việc là thuộc miền Đông London, được xem là khu có nhiều sắc tộc, nên thành thuộc loại khu đa văn hóa, tính ra nào là Pakistan (Hồi quốc), Bangladesh, Tàu, Somali (bên Phi châu), Columbia, Ukraine, Ba Lan, Rumani, Hong Kong, An Độ, Việt Nam....
Xem đi xem lại thì lại ít dân bản xứ là người Anh, vì dân Anh thấy cũng khó sống chung với dân tộc thiểu này, nên dọn nhà ra khu khác. Tuy là tui nó luôn nói là văn hóa khác nhau, mà lại có hành động sống thì không khác nhau là bao nhiêu, chẳng hạn là nói chuyện ồn ào ngoài đường, xếp hang thì xếp đó nhưng đến lúc cần lấn thì vẫn lấn, lái xe thì mở nhạc thiệt to, xả rác thì vẫn xả như thường. Bởi vậy mình cũng có thể nói là dân thiểu số này “hiện tượng thì khác nhưng bản chất như nhau thôi”. Chưa kể thêm sự tự hào nữa là thằng An độ luôn xem thường hai thằng hang xóm Pakistan và Bangadesh, còn Việt Nam và Tàu thì khỏi nói rồi, anh Tàu luôn coi mình là dân man di, chẳng những vậy còn chê luôn Hong Kong là thiếu văn hóa, trong khi đó Hong Kong cũng xem thường Việt và Tàu luôn. Qua tới Ba Lan thì mấy anh này luôn có ánh mắt khinh bỉ dân Rumani vì đây là bọn du mục làm gì có văn hóa.
Xem ra bọn dân tộc thiểu số này chẳng đoàn kết tí nào cả, nhưng đối với chính phủ Anh là tốt lắm, vì đúng theo chính sách của họ là phải tìm cách “Chia để Trị” bọn da màu này chứ, tụi nó mà đoàn kết quá thành một công đoàn da màu thì vô cùng phiền toái. Cứ xem Pakistan và Bangadesh đi, trước kia là một quốc gia to lớn, cùng nhau ăn cà ri, cùng nhau chơi môn Cricket (môn này chỉ có dân Anh và thuộc địa chơi thôi), thế mà trước khi trả độc lập, bọn thực dân Anh này chỉ dung một chiêu chia đất thôi, thành hai quốc gia, là từ đó hai thằng trở thành kẻ thù, rủ nhau thề là sẽ thù nhau không đội trời chung (mà trên đầu của hai thằng cùng một ông trời, mà tui nó không chịu đội thì chẳng biết sao nữa đây). Gặp Paskistan mà chỉ kêu một tiếng ê dân Paki, ôi thôi là có chuyện đổ máu liền, vì xài chữ Paki là khinh bỉ cũng như mình kêu Tàu là “Chệt” hay tụi Mỹ kêu là “Chin”.
Với kinh nghiệm nhiều năm đi chiếm đất thiên hạ để kiếm lời, thì việc trị dân da màu tại Anh là chuyện nhỏ của chính quyền Anh. Mà cũng phải công nhận cái dân Anh này được tính liều và phiêu lưu, cứ xem đất Hong Kong xa tít mù khơi, chẳng biết phong thổ ra sao, thế mà bọn Anh dám chèo thuyền sang tận Tàu để chiếm đất. Chưa kể thời đó đi biển gặp bọn hải tặc Thanh Long và Hắc Long bên Nhật đâu phải vừa, thế mà tụi nó ngang nhiên vào lấy đất người ta. Thêm nữa dân bến tàu Hong Kong cũng không hiền, trong quá khứ đã xảy ra các trận chiến giữa dân cảng Hong Kong và Hải Quân Anh và sau cùng tụi Anh đã thắng, xây được thuộc địa Hong Kong đến 157 năm. Sự thành công của dân Anh là nhờ chiến tranh tình báo, buôn bán á phiện và mua chuộc bằng vật chất, cái trò này tụi nó vẫn áp dụng cho đến ngày hôm nay.
Với phương pháp đó, chính phủ Anh nắm chặc về kinh tế, đúng theo câu “Phi kim ngân bất thành đại sự”. Họ cứ chia tất cả mọi thứ thành những cái quỹ, chẳng hạn phục vụ người cao niên là một ngân sách, lớp học cho thiếu nhi một ngân sách, rồi dân da màu đông quá, tụi nó tuy sống ở đây nhiều năm, chỉ thấy xác chứ không thấy hồn, vì nói chuyện ra tụi nó chỉ nói chuyện nơi sanh ra cắt rún mà thôi, mà kêu về sống luôn ở đất mẹ của tụi nó thì mặt mũi thằng nào thằng đấy xanh lè, chẳng chịu về nhưng tụi nó đòi bảo tồn văn hóa tiếng mẹ đẻ, thế thì chiều đúng theo ý là cho ra một ngân sách tiếng mẹ đẻ, đứa nào thấy đủ số con cháu đi học tiếng mẹ đẻ thì nộp đơn xin giờ để dạy học. Để cho dân chủ hơn, chính phủ Anh chấp nhận ra một ban ngôn ngữ cộng đồng (community language) trong hội đồng từng quận, mà để cho dân da màu quản lý hành chánh, còn kinh tế thì do dân Anh làm chủ. Nhiệm vụ của ban này là tạo các trường học dạy tiếng mẹ đẻ của mỗi ngôn ngữ, rồi tranh đấu với bộ giáo dục Anh phải chấp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ là một bằng cấp chính qui khi một học sinh đi thi lấy bằng trung học.
Ngoài ra hang năm vào ngày 21 tháng hai họ tổ chức ngày “International Language Day”.
Sau đây xin trích từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia để sơ lược một ít về ngày “International Language Day”

“Ngày 21 tháng 2 hàng năm được UNESCO tuyên bố là Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế vào ngày 17 tháng 11 năm 1999. Ngày kỷ niệm này cũng đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận trong nghị quyết trong đó quyết định năm 2008 là Năm Ngôn ngữ Quốc tế.
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế bắt nguồn từ sự thừa nhận trên toàn thế giới Ngày Phong trào Ngôn ngữ, tưởng niệm sự kiện diễn ra tại Bangladesh (trước đây là Đông Pakistan) từ năm 1952, khi một số sinh viên của trường đại học Dhaka bị cảnh sát và quân đội Pakistan giết chết tại Dhaka trong Phong trào tiếng Bengal.
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 1948, Mohammed Ali Jinnah, Toàn quyền Pakistan, tuyên bố rằng Urdu sẽ là ngôn ngữ chính thức duy nhất cho cả Tây và Đông Pakistan. Người dân Đông Pakistan (ngày nay là Bangladesh), với thứ tiếng chính là tiếng Bengal, bắt đầu phong trào phản đối quyết định này. Ngày 21 tháng 2 năm 1952 (tức là ngày 8 Falgun 1359 theo lịch Bengal), những sinh viên tại thành phố mà nay là thủ đô Dhaka kêu gọi bãi công trên toàn tỉnh. Chính quyền ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn chặn việc này và sự phản kháng có phần giảm xuống để không vi phạm luật giới nghiêm. Cảnh sát Pakistan đã bắn vào sinh viên dù họ đang biểu tình một cách hòa bình và một số sinh viên đã bị giết chết.
Chủ đề hàng năm
Những lần tổ chức Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế thường có một chủ đề, được ghi trong chương trình tổ chức chính thức của UNESCO, hoặc tuyên bố công khai cho công chúng[3].
• 2000, Lễ ra mắt Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
• 2001, Lễ mừng thường niên thứ hai
• 2002, Đa dạng Ngôn ngữ: 3000 Ngôn ngữ đang gặp nguy (khẩu hiệu: Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi một từ là một ngôi sao)
• 2003, Lễ mừng thường niên thứ tư
• 2004, Trẻ em được học hành (buổi lễ tại UNESCO có ghi "cuộc triển lãm độc đáo gồm những sách bài tập của trẻ em trên toàn thế giới thể hiện quá trình trẻ em học tập và thành thạo cách sử dụng kỹ năng viết trong lớp học")
• 2005, chữ Braille và ngôn ngữ dấu hiệu
• 2006, Ngôn ngữ và Mạng thông tin
• 2007, Học vấn đa ngôn ngữ
• 2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ
Những lễ kỷ niệm quốc tế

• Giải thưởng Linguapax được trao hàng năm vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.
• UNESCO lập chủ đề cho từng Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế và tổ chức những sự kiện liên quan tại các trụ sở tại Paris vào khoảng ngày 21 tháng 2 hàng năm.
• Năm 2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ được chính thức bắt đầu vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.”
Quay lại sinh hoạt của Quân là cứ mỗi năm tới ngày này là Quân lo xanh cả mặt. Lý do là ban “Community language” yêu cầu từng trường học dạy tiếng mẹ đẻ phải đóng góp một chương trình như bài hát hay bài vũ hoặc đọc thơ và cái gì có lien quan tới ngôn ngữ. Thật ra mà nói công việc không khó, nhưng kẹt một cái là trường tiếng Việt của Quân càng ngày càng suy, học trò quá ít, nội việc dạy tụi nó nói được tiếng Việt đã muốn chết thì làm sao đóng góp. Các sắc tộc khác tụi nó đông người nên chuyện gì cũng dể, nhìn qua thằng Tàu, tụi nó có một đội vũ nhi đồng vô cùng hung mạnh, mỗi lần tụi nó múa là bà con chăm chú ngồi xem.
Những năm trước, Quân phải đi tới nhà Chùa, Nhà Thờ hay các cộng đồng Việt khác để thuê đội vũ của họ về múa, kêu đám con nít giả làm học trò trường của mình. Có năm bí quá tới trường võ Không Thủ Đạo của thằng con đang học kêu bà thầy của tụi nó dắt đám con nít đi biểu diễn, không ngờ chương trình được đám nhi đồng khan giả vỗ tay ủng hộ hết mình, còn được lên báo địa phương, nhưng cũng không ngờ bị phản ứng ngược là hội đồng giáo dục địa phương chỉ trích là ngày ngôn ngữ phải thanh tao, trang nhã sao lại có trình diễn bạo động vậy, phải dẹp ngay tức khắc. Thế là Quân có lời nhắc nhở là từ giờ chỉ ca hát thôi nhé.
Thời gian trôi qua, sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Anh ngày càng tệ, thế hệ thứ nhất ngày càng lớn tuổi, rút chân vào hậu trường, còn thế hệ thứ hai thì không còn thiết tha các sinh hoạt như thế này nữa. Lớp vũ nhi đồng không còn nữa vì không còn ai dạy dỗ, ban nhạc chẳng còn ai. Bởi vậy lần này năm nay Quân không biết thuê ai lên vũ nữa, cũng hổng biết nói tại sao không có chương trình, nên chỉ biết nhìn mà cười mà thôi......
ANH QUÂN
(bài viết tặng Minh Trang)


Pic 1: Tượng đài Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế,
Công viên Ashfield, Sydney, Úc.
Lễ khánh thành, 19 tháng 2 năm 2006

Pic 2: Đ ội vũ của Tàu

Pic3 và Pic 4 : Đội vũ của Việt Nam


Pic5 : Đội vũ Bagadesh

Pic6 : Đội vũ ấn độ

Pic7: Đội vũ Nga

No comments: