Nơi Quân làm có chương trình giáo dục là giúp đỡ các phụ huynh Việt Nam có con bị bệnh Tự Kỷ (Autism), các đứa bé bệnh cùng một khuôn mặt , các đứa bé học chậm (learning difficulties) và các em mới từ Việt Nam qua đây định cư. Quân không bàn tới việc bệnh tật vì không phải là chuyên môn của mình, sinh hoạt của các em bị bệnh ra sao? nhưng nếu ai có thời gian rảnh vào đọc loạt phóng sự trên báo Người Việt về “Bệnh tự kỷ các em trong cộng đồng Việt Nam” qua ngòi bút của nhà báo Ngọc Lan, thì đây phải nói là một tài liệu hữu ích và chúng ta ít nhiều cũng hiểu được sự chịu đựng của những gia đình VN tại hải ngoại khi có con rơi vào tính cảnh thương tâm.
Con số thiếu nhi Việt Nam bị vướng các căn bệnh kể trên tại London không phải là ít. Thêm một cái thiệt hại cho họ là các phụ huynh Việt Nam bị khó khăn về vấn đề ngôn ngữ là từ tiếng Việt cho đến tiếng Anh. Vì nhiều gia đình VN vốn sống tại làng quê hẻo lánh, vùng núi rừng và các đảo nhỏ thì họ không thể nào theo kịp các ngôn từ chuyên môn và kiến thức tổng quát hàng ngày. Thật mà nói, dung chữ “Tự Kỷ” nghe văn hoa chứ với họ thì chẳng biết gì. Dễ hiểu nhất là nói con quí vị bị “Ngố”, “Đần” hoặc “Dốt” ... thì họ hiểu ngay nhưng đó lại kẹt vào vấn đề luật pháp là không được dung từ ngữ “kỳ thị, bất bình đẳng” . Cái xứ tây phương là vậy đó, mọi thứ được bảo vệ tối đa. Bởi vậy đi dịch tiếng Việt Nam chẳng dễ tí nào, học tiếng Anh đã mệt rồi, sau đó còn phải học tiếng Việt nữa, học đây là tiếng đời sống từng vùng. Còn không thì chẳng ai hiểu ai.
Trong văn phòng Quân có 3 quí phụ nữ làm việc dưới quyền, có đều 3 phụ nữ này là gốc miền nam và trưởng thành sau 1975. Nên khi gặp khách miền Bắc thì nhiều lúc Quân phải công việc thông dịch tiếng Việt qua tiếng Việt. Chẳng hạn nói “hột xoàn” thì miền Bắc chẳng hiểu, hay kêu “Cái hòm” thì ông khách miền Bắc nghĩ mua Va Li, nói thằng bé sao “ốm” quá thì họ cứ nghĩ con họ bị bệnh chứ không phải thiếu kí lô... đại loại những từ ngữ như vậy.
Điều không may cho những gia đình Việt Nam có con vướng vào bệnh bất trị, họ chỉ may mắn nếu sống ở quốc gia cường quốc thì được chăm sóc kỹ lưỡng, chứ không bỏ lăn bỏ lóc chết sống kệ bây. Chẳng hạn Quân lo cho một gia đình có một đứa bé gái sinh ra thuộc loại chậm chạp, chưa đến nổi là mất trí nhưng cũng mệt với nhà trường lắm. Khi con bé được 6 tuổi, nó vẫn chậm nói. Nhà trường đâm ra lo lắng, không hiểu nó có bị bệnh tự kỷ không? hay là đứa nhỏ chậm chạp, nhưng vì sanh ra trong một gia đình là bố mẹ chỉ nói được tiếng Việt, hay vì lý do đó con bé nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh? vậy tốt nhất cho một người tới kiểm tra xem nó có bị trục trặc gì về nói hay không? tìm người tiếng Anh sau đó tìm người tiếng Việt.
Cái nghề này tìm người nói tiếng Anh thì đầy rẩy, cần bắt phone hay email tới bộ giáo dục địa phương là có người liền. Nhưng tại một nước không đông người Việt thì tìm không ra. Nhà trường nhờ cơ quan giáo dục, cơ quan đi vòng vòng tìm không ra quay về cộng đồng Việt Nam, giải quyết là bắt cóc bỏ dĩa là cho thằng Quân hành nghề cán bộ giáo dục đi kiểm tra ngôn ngữ con bé luôn.
-Nghề nào cũng vậy, phải qua một khóa huấn luyện thì đi làm mới thoải mái, chứ nhảy ngang hông thì bụp chớp ba nhoáng, chẳng giống ai hết. Quân đành đi tìm tài liệu , soạn ra những bài tập để cho nó thử, tất nhiên là tiếng Việt hết. Thấy thì OK lắm nhưng lúc làm thì mới thấy vấn đề xảy ra là có những thứ con bé chưa bao giờ xài tiếng Việt vì trong ngày nó chỉ nói chuyện với bố mẹ nó thôi, mà hết 50% là ông bố quát hét đứa bé vì nó không nghe lời. Rồi lại nửa nạt nửa mỡ là bố mẹ theo thói quen là có khi lại kêu con Monkey chứ không chịu kêu Con Khỉ, thì con bé chẳng biết con Khỉ là con gì.
Nhiệm vụ người làm là xem con bé nói chuyện tiếng Việt được không là đem một loạt các con thú đồ chơi như là Chim, Voi, Cá Sấu, Rắn, Gấu, Khỉ.... để trên bàn kêu nó cầm con voi bằng tiếng Việt thì nó hiểu nó cầm lên, nhưng kêu con Khỉ thì ngồi ngó mình, hỏi chẳng them trả lời. Lúc đó chẳng lẽ ghi là con bé chậm tiêu có con Khỉ không biết, nhưng nhanh trí liền nói “Give me a Monkey” là nó hiểu tiếng Anh liền. Thôi cũng hiểu là con bé đầu óc không nhạnh nhẹn mà lại phải nghe 2 thứ tiếng thì phải chậm hơn đứa nhỏ học một thứ tiếng thôi. Cũng như có lần Quân phải đi kiểm tra cho một thằng bé quá im lặng, hỏi gì nó cứ im re, nó chỉ nói với những người nó muốn nói thôi. Khi Quân tới làm thì mới hiểu hoàn cảnh gia đình là ông bố 55 tuổi, người Tàu chợ lớn, nói tiếng Việt chẳng thạo mà lại về VN ôm một em có 30 tuổi lại là Việt Nam nữa. Đem qua thì ông chồng cứ than nhiều kêu mệt, không hiểu là mệt sức khoẻ hay mệt cái gì khác, mà Quân thấy càng ngày ông càng giỏi tiếng Việt, giai đoạn sau này chỉ thấy cãi nhau thì nhiều, có điều lạ là cãi nhau là không vui, lại vẫn sanh ra em bé như thường.
Sau khi kiểm tra thằng bé, mới hiểu thêm, bố nó nhất định nói tiếng Quảng Đông với nó, cuối tuần bắt nó đi học chữ Tàu. Còn mẹ nó nhất định nói tiếng Việt, bắt nó xem VTV4 mỗi tối, nhưng không hiểu sao thằng nhỏ chỉ chăm chú khi nghe các cô đọc tin bằng tiếng Pháp, giọng Việt của chương trình thời sự VTV4 mà thôi. Rồi trong tuần 5 ngày là nó nghe tiếng Anh và thằng bé có tên rất Võ hiệp truyền kỳ Trung Hoa là “Vân Đỉnh Trung Nguyên”, họ của nó là họ Triễn. Mỗi lần gặp bố nó Quân hay nói là cả nước Tàu ngày xưa trong tên thằng con Nị rồi, chẳng những thế con đứng trên đỉnh cao nữa. Nị đặt tên thằng con mà người Anh đọc được chữ Trung Nguyên là Ngộ khen hay.
Quay lại chuyện con bé gái chậm chạp, thế là thời gian trôi qua, nay nó được 10 tuổi rồi. Sắp phải lên trung học, nhà trường bắt đầu lo chuyển trường cho nó. Vì bị xếp “learning Difficulties” nên con bé được nhiều ưu tiên, nhân viên giáo dục phải tới, nhân viên giáo dục cộng đồng ngang hông như Quân phải có mặt, rồi bố mẹ nó, các giáo viên nhà trường, ngồi bàn tán cho nó đi học tốt đẹp trên trường trung học. Từ chuyện nhỏ thôi là làm sao nó đi ra trạm xe buýt đi học, qua đường có an toàn không, rồi khả năng có theo kịp bạn bè không... cả một kế hoạch. Một số trường trung học đưa ra, bố mẹ được phép đi thăm trường và tất nhiên phải có người thông dịch như Quân đi theo.
Hôm qua theo bố mẹ nó đi thăm trường. Một ngôi trường trung học địa phương, chỉ dành cho con gái. Nói tên trường ra chẳng ai biết đến. Đi xem trường xong, Quân mới nghĩ lại những bài viết trên VN Express, Thanh Niên và Tuổi Trẻ thuật lại các câu chuyện chạy trường cho con vào mùa nhập học, trường điểm còn chày vảy nữa. Thấy hai nền giáo dục vô cùng cách xa.
Một ngồi trường “No Name” tại London, một lớp học không quá 20 em. Vào đầu giờ thầy giáo chỉ hỏi những gì em học tuần qua, em nào không nhớ thầy kêu bạn khác giúp đỡ. Chứ không có cái cảnh ông bà thầy giáo Việt Nam, đầu giờ vào trong lớp ông bà giáo cầm sổ điểm để gọi tên trả bài, thì học trò ngồi dưới tim cứ đập rầm rầm, lo lắng, mắt đứa nào cũng nhìn cây bút của ông bà giáo là xem các ông bà dò tên thế nào. Hễ thấy cây bút đi qua tên mình là thở phào một cái, biết là tạm thoát nhưng có ông bà giáo biết mánh học trò là dò xuống cuối sổ là dò ngược lên, thế là thằng nào con nấy lại thêm một lần lo sợ và sau cùng phải có những đứa lên trên để cho mọi người thấy cảnh khổ không thuộc bài. Tất nhiên cảnh này không bao giờ xảy ra tại trường học bên Anh, bên Mỹ... vì một học sinh tại đây có nhiều thứ khác để học quá, không nên giữ các phương pháp dạy không cần thiết.
Thầy cô giáo dạy tại đây cũng khoẻ hơn là không còn xài phấn với bảng đen nữa. Dùng bút long để viết, máy computer đánh chữ chiếu lên tường để dạy và dung cách “Touch Screen” tức là lấy ngón tay ấn vào bảng là đổi bài chứ không phải viết làm chi cho mệt. Hệ thống computer đầy đủ cho các em. Một phòng thể dục đầy đủ dụng cụ, rồi các lớp học dạy kịch , thì mình mới hiểu tại sao bên Tây âu và bên Mỹ luôn sản xuất ra những nhân tài nghệ sỹ và điện ảnh.
Tất nhiên không thể nào so sánh một cường quốc và một nhược tiểu, vì như thế không công bằng. Nhưng có một số điều chúng ta có thể làm được như thay đổi giáo dục là không nên có cái cảnh đi học thêm, để một thằng bé lớn hết nổi vì cả tuần chỉ biết học thêm, những cảnh trả bài không cần thiết mà làm sao một đứa bé đi học thấy Enjoy như tại bên Anh không bao giờ có chuyện ở lại lớp như Việt Nam cho dù đứa bé đó học dở.
Con số thiếu nhi Việt Nam bị vướng các căn bệnh kể trên tại London không phải là ít. Thêm một cái thiệt hại cho họ là các phụ huynh Việt Nam bị khó khăn về vấn đề ngôn ngữ là từ tiếng Việt cho đến tiếng Anh. Vì nhiều gia đình VN vốn sống tại làng quê hẻo lánh, vùng núi rừng và các đảo nhỏ thì họ không thể nào theo kịp các ngôn từ chuyên môn và kiến thức tổng quát hàng ngày. Thật mà nói, dung chữ “Tự Kỷ” nghe văn hoa chứ với họ thì chẳng biết gì. Dễ hiểu nhất là nói con quí vị bị “Ngố”, “Đần” hoặc “Dốt” ... thì họ hiểu ngay nhưng đó lại kẹt vào vấn đề luật pháp là không được dung từ ngữ “kỳ thị, bất bình đẳng” . Cái xứ tây phương là vậy đó, mọi thứ được bảo vệ tối đa. Bởi vậy đi dịch tiếng Việt Nam chẳng dễ tí nào, học tiếng Anh đã mệt rồi, sau đó còn phải học tiếng Việt nữa, học đây là tiếng đời sống từng vùng. Còn không thì chẳng ai hiểu ai.
Trong văn phòng Quân có 3 quí phụ nữ làm việc dưới quyền, có đều 3 phụ nữ này là gốc miền nam và trưởng thành sau 1975. Nên khi gặp khách miền Bắc thì nhiều lúc Quân phải công việc thông dịch tiếng Việt qua tiếng Việt. Chẳng hạn nói “hột xoàn” thì miền Bắc chẳng hiểu, hay kêu “Cái hòm” thì ông khách miền Bắc nghĩ mua Va Li, nói thằng bé sao “ốm” quá thì họ cứ nghĩ con họ bị bệnh chứ không phải thiếu kí lô... đại loại những từ ngữ như vậy.
Điều không may cho những gia đình Việt Nam có con vướng vào bệnh bất trị, họ chỉ may mắn nếu sống ở quốc gia cường quốc thì được chăm sóc kỹ lưỡng, chứ không bỏ lăn bỏ lóc chết sống kệ bây. Chẳng hạn Quân lo cho một gia đình có một đứa bé gái sinh ra thuộc loại chậm chạp, chưa đến nổi là mất trí nhưng cũng mệt với nhà trường lắm. Khi con bé được 6 tuổi, nó vẫn chậm nói. Nhà trường đâm ra lo lắng, không hiểu nó có bị bệnh tự kỷ không? hay là đứa nhỏ chậm chạp, nhưng vì sanh ra trong một gia đình là bố mẹ chỉ nói được tiếng Việt, hay vì lý do đó con bé nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh? vậy tốt nhất cho một người tới kiểm tra xem nó có bị trục trặc gì về nói hay không? tìm người tiếng Anh sau đó tìm người tiếng Việt.
Cái nghề này tìm người nói tiếng Anh thì đầy rẩy, cần bắt phone hay email tới bộ giáo dục địa phương là có người liền. Nhưng tại một nước không đông người Việt thì tìm không ra. Nhà trường nhờ cơ quan giáo dục, cơ quan đi vòng vòng tìm không ra quay về cộng đồng Việt Nam, giải quyết là bắt cóc bỏ dĩa là cho thằng Quân hành nghề cán bộ giáo dục đi kiểm tra ngôn ngữ con bé luôn.
-Nghề nào cũng vậy, phải qua một khóa huấn luyện thì đi làm mới thoải mái, chứ nhảy ngang hông thì bụp chớp ba nhoáng, chẳng giống ai hết. Quân đành đi tìm tài liệu , soạn ra những bài tập để cho nó thử, tất nhiên là tiếng Việt hết. Thấy thì OK lắm nhưng lúc làm thì mới thấy vấn đề xảy ra là có những thứ con bé chưa bao giờ xài tiếng Việt vì trong ngày nó chỉ nói chuyện với bố mẹ nó thôi, mà hết 50% là ông bố quát hét đứa bé vì nó không nghe lời. Rồi lại nửa nạt nửa mỡ là bố mẹ theo thói quen là có khi lại kêu con Monkey chứ không chịu kêu Con Khỉ, thì con bé chẳng biết con Khỉ là con gì.
Nhiệm vụ người làm là xem con bé nói chuyện tiếng Việt được không là đem một loạt các con thú đồ chơi như là Chim, Voi, Cá Sấu, Rắn, Gấu, Khỉ.... để trên bàn kêu nó cầm con voi bằng tiếng Việt thì nó hiểu nó cầm lên, nhưng kêu con Khỉ thì ngồi ngó mình, hỏi chẳng them trả lời. Lúc đó chẳng lẽ ghi là con bé chậm tiêu có con Khỉ không biết, nhưng nhanh trí liền nói “Give me a Monkey” là nó hiểu tiếng Anh liền. Thôi cũng hiểu là con bé đầu óc không nhạnh nhẹn mà lại phải nghe 2 thứ tiếng thì phải chậm hơn đứa nhỏ học một thứ tiếng thôi. Cũng như có lần Quân phải đi kiểm tra cho một thằng bé quá im lặng, hỏi gì nó cứ im re, nó chỉ nói với những người nó muốn nói thôi. Khi Quân tới làm thì mới hiểu hoàn cảnh gia đình là ông bố 55 tuổi, người Tàu chợ lớn, nói tiếng Việt chẳng thạo mà lại về VN ôm một em có 30 tuổi lại là Việt Nam nữa. Đem qua thì ông chồng cứ than nhiều kêu mệt, không hiểu là mệt sức khoẻ hay mệt cái gì khác, mà Quân thấy càng ngày ông càng giỏi tiếng Việt, giai đoạn sau này chỉ thấy cãi nhau thì nhiều, có điều lạ là cãi nhau là không vui, lại vẫn sanh ra em bé như thường.
Sau khi kiểm tra thằng bé, mới hiểu thêm, bố nó nhất định nói tiếng Quảng Đông với nó, cuối tuần bắt nó đi học chữ Tàu. Còn mẹ nó nhất định nói tiếng Việt, bắt nó xem VTV4 mỗi tối, nhưng không hiểu sao thằng nhỏ chỉ chăm chú khi nghe các cô đọc tin bằng tiếng Pháp, giọng Việt của chương trình thời sự VTV4 mà thôi. Rồi trong tuần 5 ngày là nó nghe tiếng Anh và thằng bé có tên rất Võ hiệp truyền kỳ Trung Hoa là “Vân Đỉnh Trung Nguyên”, họ của nó là họ Triễn. Mỗi lần gặp bố nó Quân hay nói là cả nước Tàu ngày xưa trong tên thằng con Nị rồi, chẳng những thế con đứng trên đỉnh cao nữa. Nị đặt tên thằng con mà người Anh đọc được chữ Trung Nguyên là Ngộ khen hay.
Quay lại chuyện con bé gái chậm chạp, thế là thời gian trôi qua, nay nó được 10 tuổi rồi. Sắp phải lên trung học, nhà trường bắt đầu lo chuyển trường cho nó. Vì bị xếp “learning Difficulties” nên con bé được nhiều ưu tiên, nhân viên giáo dục phải tới, nhân viên giáo dục cộng đồng ngang hông như Quân phải có mặt, rồi bố mẹ nó, các giáo viên nhà trường, ngồi bàn tán cho nó đi học tốt đẹp trên trường trung học. Từ chuyện nhỏ thôi là làm sao nó đi ra trạm xe buýt đi học, qua đường có an toàn không, rồi khả năng có theo kịp bạn bè không... cả một kế hoạch. Một số trường trung học đưa ra, bố mẹ được phép đi thăm trường và tất nhiên phải có người thông dịch như Quân đi theo.
Hôm qua theo bố mẹ nó đi thăm trường. Một ngôi trường trung học địa phương, chỉ dành cho con gái. Nói tên trường ra chẳng ai biết đến. Đi xem trường xong, Quân mới nghĩ lại những bài viết trên VN Express, Thanh Niên và Tuổi Trẻ thuật lại các câu chuyện chạy trường cho con vào mùa nhập học, trường điểm còn chày vảy nữa. Thấy hai nền giáo dục vô cùng cách xa.
Một ngồi trường “No Name” tại London, một lớp học không quá 20 em. Vào đầu giờ thầy giáo chỉ hỏi những gì em học tuần qua, em nào không nhớ thầy kêu bạn khác giúp đỡ. Chứ không có cái cảnh ông bà thầy giáo Việt Nam, đầu giờ vào trong lớp ông bà giáo cầm sổ điểm để gọi tên trả bài, thì học trò ngồi dưới tim cứ đập rầm rầm, lo lắng, mắt đứa nào cũng nhìn cây bút của ông bà giáo là xem các ông bà dò tên thế nào. Hễ thấy cây bút đi qua tên mình là thở phào một cái, biết là tạm thoát nhưng có ông bà giáo biết mánh học trò là dò xuống cuối sổ là dò ngược lên, thế là thằng nào con nấy lại thêm một lần lo sợ và sau cùng phải có những đứa lên trên để cho mọi người thấy cảnh khổ không thuộc bài. Tất nhiên cảnh này không bao giờ xảy ra tại trường học bên Anh, bên Mỹ... vì một học sinh tại đây có nhiều thứ khác để học quá, không nên giữ các phương pháp dạy không cần thiết.
Thầy cô giáo dạy tại đây cũng khoẻ hơn là không còn xài phấn với bảng đen nữa. Dùng bút long để viết, máy computer đánh chữ chiếu lên tường để dạy và dung cách “Touch Screen” tức là lấy ngón tay ấn vào bảng là đổi bài chứ không phải viết làm chi cho mệt. Hệ thống computer đầy đủ cho các em. Một phòng thể dục đầy đủ dụng cụ, rồi các lớp học dạy kịch , thì mình mới hiểu tại sao bên Tây âu và bên Mỹ luôn sản xuất ra những nhân tài nghệ sỹ và điện ảnh.
Tất nhiên không thể nào so sánh một cường quốc và một nhược tiểu, vì như thế không công bằng. Nhưng có một số điều chúng ta có thể làm được như thay đổi giáo dục là không nên có cái cảnh đi học thêm, để một thằng bé lớn hết nổi vì cả tuần chỉ biết học thêm, những cảnh trả bài không cần thiết mà làm sao một đứa bé đi học thấy Enjoy như tại bên Anh không bao giờ có chuyện ở lại lớp như Việt Nam cho dù đứa bé đó học dở.
2 comments:
Tao moi doc so qua bai "chuyen truong hoc" Quan viet tren blog Thanh Huong. Phai cong nhan mo^i truong lam viec cua Quan cho no nhieu de tai de viet. Doc vui nhat co le cau chuyen cua ong Tau Cho Lon ve VN lay vo Viet nho hon 30 tuoi, o^ng ngay cang gioi tieng Viet, co`n thang con thi ngo.ng du thu. Chuyen vui thu 2 la phan tra bai trong lop hoc VN. Cai nay tao thay hay vi la ky niem de.p ma khong de^~ truong lop nao cua cac nuoc Tay phuong co duoc. Co nhung chuyen ti`nh hi`nh tha`nh la`nho*` .......kho^ng thuo^.c ba`i. Di ho.c di thi pha?i co ho^`i ho^.p, sau na`y nho*' la.i tha^'y vui.
ThaiTrang
Ha Ha Thái ... vì mày cũng là nạn nhân của việc trả bài... tao tính viết thêm đoạn là mỗi lần cứ vào đầu giờ, thầy cô vừa vào lớp là mày để quyển tập bài học tuần trước để dưới hộc mà ngồi học. Cũng có hôm mày thoát được là bị kêu lên trả bài cũng rán đọc, vì mới học có cái nhớ có cái không , nhưng cũng cứu nguy cho mày, thường màyđược 5 điểm là cao lắm. Nhưng như vậy là hên lắm, chứ làm sao làm thần đồng Lê Quý Đôn, đọc một lần là nhớ liền...
Nhưng cũng có hôm mày bị tổ trác vì những giờ như vật lý của Thầy Thành là mày nói chẳng ra câu... tất nhiên mấy cái môn khoa học thì hiểu nói được chứ học thuộc thì chẳng thằng nào thuộc nổi, cũng như định luật 2 của NewTon thì mày chỉ cần hiểu F = MA chứ còn thuộc lòng thì sao được... nhưng số mày xui tận mạng là ông Thành không bao giờ la mày không thuộc bài nhưng toàn đem chuyện PERSONAL không!!!!
Mỗi lần mày đứng trên là tất cả bọn tao ở dưới luôn cho tín hiệu cho mày là nhép miệng cho mày nhớ bài... vì vậy mày mới thoát được Bà Tuyết... bởi thế chuyện này mày phải nhớ ơn hết cả lớp đó... trong đó có vợ mày, rồi mấy đứa ngồi giữa là luôn tín hiệu cho mày không...
Bây giờ mày nghĩ lại đi là dâu có bao giờ mày học bài trước ở nhà để hôm sau vào trả bài phải không... Tất cả các bài học đều được học trước khi bị kêu lên bảng phải không???? tao nói vậy vì tạo cũng như mày... còn trong lớp mình chuẩn bị học trước thì chắc có nhóm con gái như vợ mày. Còn con trai thì thằng Thái Linh, Quang Hưng, Bác Sỹ Mỹ, thằng Minh ... vì tao chưa thấy mấy thằng đó bị đại nạn hết... Còn mày, tao, thằng Duy (ha ha ha ha cái thằng Duy là đại sư phụ không bao giờ học bài).... là những tên mà thầy cô có kỷ niệm... phần tao là co Tuyết Bắc Kỳ dạy Toán....
Nhắc lại chuyện xưa
Tao
Quân
Post a Comment