Hai chữ Swinging London nói lên sinh hoạt về thời trang và văn hóa tại thành phố London vào thập niên 1960. Không ngờ các sinh hoạt này đã ảnh hưởng rộng rãi trên nhiều quốc gia và trong đó có cả Việt Nam.
Đây là một hiện tượng của tuổi trẻ cho thấy một cái gì rất là mới và tân tiến nhất. Một giai đoạn của đời sống đầy lạc quan và hưởng khoái lạc và tuổi trẻ muốn làm một cách mạng về văn hóa. Tất cả đây cho thấy một sự xúc tác đã được hồi phục của nền kinh tế nước Anh sau thời hậu chiến vì suốt thập niên 50 họ phải cắt giảm mọi ngân sách vì đệ nhị Thế Chiến.
Tờ tạp chí Time, ấn bản ngày 15 tháng 4 năm 1966 đã khai sanh chữ “Swinging London” và cũng để chào mừng các đài radio tại Anh là Private Radio và Swinging Radio England. Chữ “Swinging – Nhún nhảy” ám chỉ nghĩa “Thời trang hiện giờ” hay “Thời trang tân tiến”. Vào năm 1965 bà Diana Vaughan, chủ bút tờ tạp chí Vogue nói là “Hiện giờ London là thành phố Nhún Nhảy nhiều nhất trên thế giới” và sau đó ca sĩ người Mỹ là Roger Miller đã hát bàt “England Swings” và trở thành một đĩa bán chạy nhất trong lúc đó.
Âm Nhạc
Ban nhạc Beatles và Rolling Stone là ảnh hưởng nhiều nhất trong thời đại “Swinging London”. Ban nhạc Beatles đã trở thành kẻ xâm lược đầu tiền vào nền âm nhạc của Hoa Kỳ (gọi là British Invasion) rất thu hút giới trẻ tại Mỹ từ năm 1964 đến 1966. Sau đó là nữ ca sĩ Dusty Springfield với bài “I only want to be with you” , nhưng người Việt Nam mình thì hay nghe bài “You don’t have to say you love me” qua tiếng hát Thanh Lan, lời dịch nhạc sĩ Phạm Duy, mà có khi lại nghe bằng tiếng Pháp nữa chứ. Tiếp theo là các ban nhạc như Animals, Manfred Man, Herman’s Hermits, the Troggs, Rolling Stone, Peter and Gordon... đã gây ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt tuổi trẻ tại Hoa Kỳ.
Từ đó loại British Invasion đã theo chân các anh chàng lính Mỹ G.I qua tận Việt Nam. Nên vậy khi chúng ta cầm lạc các cuộn băng Cassette sinh hoạt nhạc trẻ Tùng Giang trước năm 1975, nhất là giai đoạn thập niên 70 là chúng ta sẽ thấy các bài hát như “The house of rising sun”, “No Milk Today”, “Mới ngày hôm qua – Yesterday”, “Happy Together”....qua các tiếng hát của các ban nhạc Việt Nam như Uptight, Dreamers, CBC, Crazy dogs, Blue Star, Spot Light, The Peanuts, ca sĩ Elvis Phương, Francoise Hằng..... Có điều một số người sẽ hiểu lầm đây là nhạc Mỹ nhiều hơn nhạc Anh.
Cũng từ đó tại Hoa Kỳ đã sinh anh chàng ca sỹ huyền thoại da đen là Jimi Hendrix với going nhạc trở thành nổi tiếng là Psychedelic Rock, nên gây ảnh hưởng nhiều cho ban nhạc Cream của Anh (trong đó có ca sỹ Eric Clapton). Nhờ đó tại Anh quốc đã ra đời thêm các ban nhạc như Led Zeppelin, Deep Purple và the Jeff Beck Group.
Đại Hội nhạc trẻ tại Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên tại sân vận động Hoa Lư vào đầu thập niên 70, có lẽ đây vẫn được xem một đại hội nhạc lớn nhất của tuổi trẻ Việt Nam, cho đến ngày hôm nay tại Việt Nam vẫn chưa tổ chức được như ngày nào năm ấy. Với tất cả ban nhạc trẻ hung hậu tại miền nam Việt Nam lên trình diễn, thêm lời mời các ban nhạc từ Phi Luật Tân . Các y phục trong ngày hôm ấy đã được mặc theo mốt “Swinging London” rất nhiều, một số ca sỹ Việt Nam như trong ban CBC đã theo mốt Psychedelic Rock hay Jimi Hendrix là màu áo nhuộm sặc sở kiểu Tie Dye.
Tuy nhiên người Mỹ đã có phần chỉ trích loại nhạc “Swinging London” nhất là ban nhạc Beatles không khác nhiều so với ban nhạc “Beach Boy” của Mỹ và đã dừng bức tiến thân của hai ca sĩ người Mỹ là Ben E King và Smokey Robinson.
Ngoài ra lúc đó tại Hoa Kỳ đã xuất hiện ra bốn tứ quái gọi là Monkees với bài hát Daydream believer và ban nhạc Papa and Mamas với bài California dreaming. Đây là những ca khúc trở thành bất hủ nhưng rất tiếc vẫn không cản được làn sóng xâm lăng của nhạc Anh quốc.
Y Phục
Trong thời kỳ “Swinging London”, các hình ảnh về thời trang xuất hiện nhiều nhất trên tạp chí Queen. Bà Mary Quant nhà thiết kế thời trang gây được nhiều sự chú ý nhất. Bà nổi tiếng là nhờ thay đổi chiếc váy dài thành váy ngắn, thật ra vào năm 1958 một số nhà thời trang đã làm ngắn đi chiếc váy rồi, nhưng bà Mary đã thay đổi có mỹ thuật hơn, đẹp hơn nhiều, thích hợp cho các kiều nữ chân dài. Bà đã ra đời cái tên Mini Skirt. Lý do bà chọn Mini là vì rất mê xe hơi và mê nhất xe Mini của Anh, nếu ai đã xem qua phim Italian Job thì khó quên chiếc xe Mini cùa Anh. Ngoài ra bà còn nói đây là một sự cải cách cho người phụ nữ vì dân Anh phải đón xe bus đi làm, nên cái cảnh muộn xe bus hay xảy ra và phải rượt theo xe bus. Mà thời đó xe Bus tại London là cửa lên phía sau, do vậy màn rượt xe rất là bình thường.
Chiếc Mini Skirt rất thịnh hành tại Sài Gòn vào cuối thập niên 60, kéo dài qua thập niên 70. Nếu ai đã xem qua phim “Tứ Quái Sài Gòn” không thể nào quên cảnh vua hề Thanh Việt đi ngơ ngác tại Sài Gòn và thấy các cô gái mặc Mini shirk là Thanh Việt cứ cuối xuống kêu quần thiếu vải.
Ngoài ra loại áo cho phái nam là sơ mi cổ áo to, quần ống loe, dây nịch lớn, mái tóc cắt theo ca sĩ Mick Jagger trong ban nhạc Rolling Stone, mà chúng ta hay kêu cắt theo kiểu “Sì Tôn”.
Lúc đó người mẫu cô Jean Shirmpton, người Anh là một hình tượng nổi bậc nhất của Swinging London, và là một trong những người đầu tiên được gọi là Supermodels vì từ này được ra đời vào thập niên 60. Cô Jean được nhận tiền thù lao nhiều nhất trong lúc đó. Ngoài ra cô Jean được gọi là “Khuôn mặt của thập niên 60” và là “Hiện than của thập niên 60” . Trong thời kỳ đó có những người mẫu nổi tiếng như là Veruschka, Peggy Moffitt, Penelope Tree và Twiggy.
Hai khu vực nổi tiếng bán y phục “Swinging London” là khu Carnaby Street và đường Kings Road tại vùng Chelsea.
Thêm nữa là cờ Anh quốc , cờ Liên Hiệp vương quốc Anh cũng trở thành vật tượng trưng là vì vào năm 1966, nước Anh đã đoạt chức vô địch giải bóng đá thế giới.
Điện Ảnh
Các cuốn phim trở thành đặc trưng của “Swinging London” là phim Blowup, Darling, Alfie, Georgy Girl, Casino Royale (không phải phim 007), Bedazzled, Up the Junction, If...
Gần đây nhất là vào năm 1997 có loại phim cười của Austin Powers.
Những ai đã trưởng thành tại Sài Gòn vào đầu thập niên 70, giờ nghĩ lại “Swinging London” thì ít nhiều cũng phải đồng ý đây là một thời để thương để nhớ.
Pic 1 : Y phục của Swinging London
– của nhà thiết kế thời trang Mary Quant
– của nhà thiết kế thời trang Mary Quant
Pic 2: Y phục mini skirt
Pic3 : London Bus – Trước đây xe buýt London lên cửa sau,
nên rất dễ rượt theo xe
Pic 4: Phim Italian Job – phiên bản đầu tiên lái xe Mini
đi ăn cắp tiền do tài tử Michael Canne đóng vai chính
Pic 5: Phim Up the Junction -
rất là Swinging London
Pic 6 : Phố Carnaby Street
Pic 7 : Tượng thần tình yêu Eros -
nơi tập trung nhiều hình ảnh Swinging London
Pic3 : London Bus – Trước đây xe buýt London lên cửa sau,
nên rất dễ rượt theo xe
Pic 4: Phim Italian Job – phiên bản đầu tiên lái xe Mini
đi ăn cắp tiền do tài tử Michael Canne đóng vai chính
Pic 5: Phim Up the Junction -
rất là Swinging London
Pic 6 : Phố Carnaby Street
Pic 7 : Tượng thần tình yêu Eros -
nơi tập trung nhiều hình ảnh Swinging London
No comments:
Post a Comment