Jan 7, 2010

THÙNG THƯ ĐỎ, TAXI ĐEN - Anh Quân


Tại Anh quốc có một số nơi họ để thùng thơ chia ra làm hai ngăn. Một ngăn cho thư nhanh gọi là First Class và một ngăn cho thư chậm gọi là second class , nhưng chỉ sử dụng cho thư từ trong nước mà thôi, chứ không có cho nước ngoài. Có lẽ là vì thùng thư này đã làm lâu năm, hình như bắt đầu từ năm 1852 trước Hoa Kỳ cả chục năm, là bên đó khoảng vào năm 1863. Thời xa xưa ít ai gởi thư đi ngoại quốc bởi vậy bưu chánh Anh quốc không nghĩ việc chia ngăn ra cho thư đi nước ngoài.

Có lẽ hộp thư Anh quốc là một trong hai hình tượng lâu năm nhất còn sử dụng tại nước Anh. Cái thứ hai là Taxi màu đen (Black Cab) vẫn còn chạy trên đường phố London. Sáu tháng trước có một công ty bán vé du lịch Việt Nam, chịu bỏ tiền ra để đăng quảng cáo trên xe Taxi , lấy chủ đề “charming Vietnam”. Mất bao nhiêu tiền thì không nói, họ quảng cáo cho tất cả 6 chiếc và xe taxi sẽ chạy vòng vòng trong thành phố với quảng cáo trong vòng 3 tháng. Sau khi vẽ quang cáo là công ty du lịch hồ hởi phấn khởi mời Nhài Đại Sứ Việt Nam Trần quang Hoang xuống chụp hình giới thiệu và Ngài Đại Sứ ngồi hỉ hả trên xe cười toe toé chụp tấm ảnh để chào đón mọi người. (xem hình thứ 2 là Ngài Đại Sứ đang ngồi lái Taxi). Hình tượng Black Cab của London cũng như Yellow Cab của New York, chỉ có sự khác biệt là thi lái xe Taxi tại London khó hơn lái Taxi tại New York rất là nhiều.

Xe Bus London ngày xưa cũng là một hình tượng, một người lái xe và một người bán vé, nhưng đến thập niên 90 thì nhà nước Anh không được độc quyền nắm hết cổ phần di chuyển xe công cộng, phải bán ra cho tư nhân, thế là từ đó có một số công ty tư nhân thầu về xe bus, nên vậy họ đổi kểu xe, tuy vẫn là 2 từng mà lại bớt người làm là người lái xe vừa lái vừa bán vé. Lúc đó tôi có thắc mắc là lỡ có thằng ba trợn lên xe không mua vé thì sao? thì được câu trả lời nhờ có một người Việt Nam quen lái xe Bus (sau này người Việt Nam lái xe Bus tại London đông lắm) là nó không trả tiền mình kêu đó, nó mà quay lại chửi mình thì mình không them nói gì hết, lấy quyển truyện hay tờ báo ra ngồi đọc, rồi không them lái xe. Lúc đó là khách trên xe sẽ phản đối liền, họ sẽ đứng ra đàn áp đuổi thằng đi xe không mua vé liền tại chỗ.


Hộp điện thoại công cộng màu đỏ tại London là một hình tượng của nước Anh nhưng kể từ thập niên 90, công ty viễn thông chính phủ không được phép độc quyền phải tư hữu hóa thì họ cũng đổi cột điện thoại không giữ điện thoại màu đỏ nữa. Nay chỉ còn trên khu du lịch họ còn để một số nhằm thu hút du khách mà thôi. Có đều mobile phone càng ngày càng thông dụng, số người xài điện thoại công cộng càng ngày càng giảm. Nên chẳng bao giờ còn thấy cảnh đứng xếp hàng đợi điện thoại công cộng như ngày xưa nữa.

Xem như thùng thư tại Anh quốc là thứ tồn tại sử dụng lâu dài nhất nhưng thư từ bạn bè gời cho nhau chắc càng ngày càng ít vì bây giờ ai cũng nói là bận hết, nên không còn thời gian viết cho nhau qua giấy và thêm một điểm nữa là thư từ gởi phải chờ đợi. Tốt nhất sử dụng Email hay Text qua phone thì nhanh hơn. Cũng vì vậy giờ không còn ai có cái thú ngồi chờ đợi ông đưa thư như bài hát “Please Mr Postman” . Hầu như thư từ bây giờ nhận được là Bill đòi nợ, quảng cáo, giấy tờ cá nhân như Passport, bằng lái xe, giấy bác sĩ, thư nhà bank, có thể thêm thư nhà nước yêu cầu làm nghĩa vụ công dân là làm bồi thẩm đoàn ngoài tòa và cái tệ hại nhất là giấy phạt như phạt đậu xe bậy, phạt lái xe quá tốc độ và những thứ linh tinh khác....

ANH QUÂN

PHỤ LỤC VỀ TAXI ĐEN:

Người Việt Nam mình kể ra là loại giỏi xoay sở trong mọi hoàn cảnh, kể từ ngày đi tha hương thì dân mình thử đủ mọi nghề ở xã hội mới, để rồi tìm được một nghề thích hợp và sau đó ổn định đi đến cuộc sống sung túc hơn. Thường thì có ba quốc gia tạo được nhiều cơ hội cho người mình kiếm ăn thứ nhất là Hoa Kỳ, tiếp là Uc hoặc Canada. Còn lại thì tương đối khó hơn, bởi vậy khi đọc lại những bài phỏng vấn, hồi ký và những bài bút ký ngắn trên báo Việt Nam hải ngoại thì thấy người Việt mình tại Hoa Kỳ làm đủ thứ nghề khác nhau. Chẳng hạn thập niên 80 là điện tử đứng đầu thì bà con mình bên đó lao vào công việc từ là thợ cho đến kỹ sư là hàn các con Chips, hàn các mạch điện, rồi chế tạo Chips. Đến nổi bên đó có cái tên là chồng làm “Tách” và vợ làm “Ly” (technician và assembly) cùng công việc làm các con Chips. Những người không làm nghề này thì làm việc như xe bán thức ăn, giờ thì họ là các ông chủ lớn của các nhà hang, mở hang quán và vv... nhưng cái nghề lái Taxi thì người Việt không làm nhiều ở các thành phố tại California hay thành phố New York, nhưng ngược lại làm rất nhiều tại Hawai, nghe ông Đinh Quang Anh Thái giờ là nhà báo Người Việt cũng nói là thuở ban đầu cũng lái Taxi bên đó. Nguyên nhân tại sao người Việt không lái taxi tại thành phố lớn trong nước Mỹ thì Quân không rõ nguyên nhân xác đáng cho lắm. Nhưng nói về thành phố New York thì đây là thành phố đem tên YORK từ xứ Anh qua , rồi sau đó thì cho them chữ NEW thì như vậy mới phân biệt với cái OLD YORK buồn tẻ, lạnh lẻo, khó kiếm ăn tận tuốt bên Anh. Khi người châu âu từ khắp nơi đến New York kiếm ăn thì họ có nhiều kinh nghiệm về xây cất để không rơi vào tình trạng như London, Rome, Paris, Jerusalem và Berlin là xây đường trước khi xây nhà nhờ vậy cái thành phố New York không bị rơi tình trạng là các con đường cong quẹo hay thành mạng nhện như bên Châu âu, lại càng không có hẽm như kểu Jerusalem. Nên thế qua New York sẽ không bao giờ thấy các tên đường mang chữ CLOSE , CRESCENT phía sau cả vì làm gì có đường cụt kểu Cul De Sac hay cong quẹo mà thành crescent. Qua đó chỉ thấy đường thẳng và ngang thôi, mà khi thành phố các con đường như vậy thì làm gì có bùng binh (Round Abound). Thường du khách Mỹ mà đến Paris thì chắc không thích lái xe ở chỗ Khải Hoàn Môn vì thấy cả bao nhiêu ngã để rẽ xe.

Nên vậy đường phố New York thường mang chữ them chữ Street, Avenue và Way mà thôi. Các con đường như vậy thì vô cùng dễ lái. chứ không bị nhức đầu như bên âu châu. Như đã nói là xứ Mỹ tạo cơ hội công ăn việc làm cho mọi người chứ không như châu âu tạo công ăn thì có còn việc làm thì không. Giờ lấy nghề taxi ra so sánh thì sẽ thấy sự khác biệt rất nhiều là:

Tại New York không hạn chế lấy môn bài Taxi (Taxi License) như London, vì nhà nước Anh chỉ cấp ra 65 ngàn cái Taxi License mà thôi. Bởi vậy phải đợi ông nào bỏ nghề thì mới tới lượt mình. Nhất là từ ngày thống nhất Châu âu thì dân Đông âu tự do qua đây kiếm việc làm thì các chính phủ Tây âu đưa ra các luật lệ về việc làm khó hơn là muốn lái Taxi phải có sức khoẻ tốt, nếu bị bệnh tim hay tiểu đường thì đùng hy vọng có việc, như vậy phải qua phần kiểm tra sức khoẻ. Rồi phải qua phần kiểm tra hạnh kiểm của cảnh sát là lý lịch trong sạch, thì sẽ cấp một cái giấy Criminal Records Bureau Enhanced Disclosure(gọi tắt là CRB check). Đừng có nghĩ là tôi từ Việt Nam mới qua thì làm sao cảnh sát Anh tìm ra, ấy đừng đánh giá tụi nó thấp quá, tụi cảnh sát sẽ gởi hồ sơ mình về cho công an Việt Nam bắt bên đó truy lý lịch. Ai cũng biết nói tới Việt Nam thì không có tiền Bác Hồ thì đừng mong có giấy tờ gì hết, tình trạng như vậy tụi cảnh sát Anh đâu cần biết thì tụi nó sẽ không cấp gì hết, như vậy là “ No, CRB check là No Job”. Cái cuối cùng là chua nhất phải đi thi Kiến Thức Đường Phố. Họ cho khoảng 100 câu theo kiểu thi trắc nghiệm, điểm đậu là tính từ 80% trở lên. Mà đọc câu hỏi thì thấy đây là kiểu thi “Master Mind” ví dụ lái xe trên con đường dọc bờ song Thames thì anh đã đi qua tổng cộng mấy quán bia,(kể ra cũng khó vì cứ nghĩ đi nếu đi bộ từ hẽm thánh thất cao đài, đường Thành Thái đến trường Sư Phạm Thực Hành, Trần Bình Trọng thì mình đi ngang qua bao nhiêu cái cột đèn? chắc đi bộ trên 40 năm cũng không bao giờ đếm) hay quán bia mang tên “Brother in Arms” nằm ở đường nào và gần ngã tư nào. Cái khổ là London có quá nhiều đường và nhiều đường mang trùng tên, chẳng hạn đường King George thì phía tây cũng có, phía đông cũng có, chỉ phân biệt là nhờ số CODE mà thôi. Như vậy mình phải nắm hết bao nhiêu đường King George tại London. Rồi trên đường đi thì mình phải biết những tiệm ăn uống ở đâu. Tất nhiên phải biết đường nào cấm vào, đường một chiều và nhiều thứ khác phải nhớ. Chứ không như Taxi Sài Gòn không biết đường thì gọi tổng đài. Nếu nói là giờ có máy chỉ đường như loại TOM TOM thì lo gì. Không dể đâu, vì máy luôn đưa mình vào đường chánh, thành ra hay bị kẹt xe, ngoài ra khu nhà mới thì máy tìm không ra luôn.

Thường thi người muốn lái Taxi tại London hay bị thi rớt tại phần kiến thức đi đường và chỉ cho thi hai lần mà thôi. Như vậy chỉ có người sanh tại đây mới vào nghề này được, chứ anh từ Đông Au qua thì chưa đủ sức biết hết đường. Mà lái Taxi ở London là có đời sống sung túc lắm, anh nào lái Taxi là mua được nhà và có xe Mercedes. Như Quân là mua lại nhà của ông lái Taxi và ông Bảo (bạn anh Giao) mua căn nhà kế bên cho thằng con trai cũng là ông Taxi và ông Bảo rất thích xe và mua luôn chiếc Mercedes của ông Taxi, nhưng mua xong xe vẫn giữ bảng số ba chữ đầu là “TEO....” ai cũng nghĩ là cái gì bị TEO đó chứ không ai chịu nghĩ là TÈO , đó là chuyện hay chọc thầy Bảo khi thầy còn thế mà thoáng đã trên 3 năm rồi. Đài radio BBC năm trước có bài viết thi lấy môn bài Taxi tại London thì họ cho còn khó hơn thi đại học nữa. Thật ra mà nói cái loại thi này theo kiểu Quiz shows , thì mình phải là người có trí nhớ tốt và phản ứng tốt. Thi không được thì phải nhìn nhận là trí óc mình không thích hợp với công việc chứ bảo khó hơn đại học thì phải nên xét lại.

Quay qua New York thì môn bài bên kia không hạn chế, chỉ nộp đơn chờ đợi thôi. Kiểm tra đường phố thì không, nên việc vào nghề TAXI không khó là vậy. Chỉ cần thay đổi bằng lái hợp lệ, chứng minh không có nợ nầng trong việc bị phạt xe, giấy tờ hợp lệ đi làm và sau cùng đi học lái tại trường Taxi tốn khoảng $ 500.

Cách làm việc của người Mỹ tạo cho cơ hội cho mọi sắc dân, vì thế người lái Yellow Cab tại New York rất đông người từ châu phi qua lái. Cũng vì lý do đó mà tài xế TAXI New York tiếng Anh rất tệ mà kể ra cũng hơi lạ vì muốn có môn bài lái xe Taxi tại New York là phải đi thi tiếng Anh tại trường lái Taxi, hay là câu hỏi không quá khó. Cũng vì không thi kiểm tra đường phố nên có nhiều nơi họ không tới dễ dàng. Ví dụ mình nói khách sạn mình ở Park Avenue thì mình phải nói them cái ngã tư gần đó là đường gì, còn không là bác Taxi cứ đi lên đi xuống để đi tìm.

Đó là những lý do hành nghề lái “Black Cab” khó hơn “Yellow Cab”




1 comment:

Hot... said...

Hay quá Quân, vậy là chị biết thêm được nhiều điều : ) và tự tin là chị mà qua London sẽ hành nghề taxi được, bởi vì Sydney cũng đường xá loanh quanh, đầy những Close, Circuit, Crescent và cul de sac y chang như vậy đó : ) : )

chi Thanh