Jan 3, 2010

Lớn lên với âm nhạc: Phần 2 - ANH QUÂN

Photos: http://www.thuyngaonline.com

Tôi đến Anh quốc năm 14 tuổi, vẫn ở cái tuổi xách cặp đến trường phổ thong. Nhà trường xếp tôi vào lớp 9 nhưng họ không biết dạy tôi thế nào vì tôi không hiểu tiếng Anh cho lắm, ngoài những chữ , những câu thong dụng hang ngày. Tôi không cách nào theo kịp chương trình nhà trường, thầy cô giáo của các tiết học cũng không biết giải quyết tôi thế nào. họ đành vứt tôi một góc muốn làm gì thì làm. Mà cái trường tôi học là trường Thiên Chúa giáo, nhà tôi thì không có đạo nhưng bố mẹ tôi quan niệm như bên Việt Nam là trường đạo là hay nhất, them nữa cái trường tôi học là chỉ có con trai không, chán thật vì nếu có con gái thì chắc tiếng Anh của tôi tiến bộ nhanh hơn. Với hoàn cảnh như vậy tôi ngày ngày cứ thong dong, đi học như đi chơi . Rồi vài tháng sau đó có vài tên Hoa Kiều Chợ Lớn đến định cư khu tôi và tụi nó cũng đi học cùng trường với tôi. Kể ra cũng đỡ buồn đôi chút nhưng tôi với họ là hai thế giới khác nhau, vì những tên này khai tuổi giả, toàn là 20 hay 21 tuổi không, nên đâu vào chữ nghĩa thế là mấy chàng rủ rê nhau, trong đó có tôi là mở song bài cào ăn tiền. Có giao thiệp với người Hoa kiều thì tôi mới hiểu them về đời sống của họ và cũng từ đó tôi bắt đầu nghe nhạc Tàu. Tôi mới biết được các ca sĩ như Đặng Lệ Quân, Sam Hui... với các bài như “10 cô con gái”, “Bến Thượng Hải”, rồi bất ngờ nghe được bài “Không, không tôi còn yêu anh nữa” của Việt Nam được dịch qua tiếng Hoa và bài tôi hay được nghe bằng tiếng Việt trước kia là “Mùa Thu Lá Bay”, bài hát này đã giúp ca sĩ Kim Anh nổi tiếng vào năm 1984 với cuộn băng mang tên cùng chủ đề. Tôi nhớ là tôi biết được Kim Anh là nhờ mùa hè 1984 qua Paris, lúc đó tiệm Thúy Nga của ông Tô Văn Lai bé tí tẹo nằm ở Quận 5. Tôi nghĩ lý do mở tại đó là vì cái tiệm tạp hóa bán thực phẩm lâu đời tại Pháp là tiệm Thanh Bình, trong khi đó quận 13 Paris chưa thành hình. Nên tất cả người Việt đều ra Thanh Bình đi chợ. Không biết ông bà chủ tiệm giờ còn sống không? Vì tôi nhớ hai ông bà lúc đó cũng 60 rồi, bà chủ nhìn đúng là bà phụ nữ miền bắc, ăn trầu và phong cách y như các bà cụ lớn tuổi trong nhiều tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn.

Bà Thúy Nga lúc đó quảng cáo tiếng hát Kim Anh, mẹ tôi mua về nghe thử và từ đó bà thích Kim Anh. Với tôi thì hai ca sĩ Kim Anh và Vũ Khanh thì hai ca sĩ đó hát rất hay nhưng tôi nghe tôi thấy giọng Kim Anh phản phất Khánh Ly trong đó, còn Vũ Khanh thì mốt tí Duy Quang, một tí Elvis Phương và một tí Sĩ Phú. Bởi vậy nghe họ xong tôi hay quên giọng của họ.

Cầm cuộn băng Kim Anh thì tôi thấy bắt đầu bên Mỹ xuất hiện ra những trung tâm sản xuất nhạc, sự phát triển càng ngày càng mạnh lên, những trung tâm bắt đầu thấy như Thanh Lan, Làng Văn, Shotgun, Dạ Lan, gia đình Mây Bốn Phương. Cùng lúc đó phim bộ Hong Kong bắt đầu chuyển âm qua tiếng Việt, với các câu từ ngữ ngô ghê như “em gã cho anh đi”. Phong trào phim bộ cực thịnh nhất vào những năm 1986, 1987, 1988...Tôi nhớ tại khu Little Saigon – California nhà nào cũng thuê phim bộ về coi. Các em tuổi từ 10 đến 16 thuộc các tên diễn viên Hong Kong còn hơn là sử Việt Nam. Em nào cũng có thần tượng như Tần Hán, Lưu Đức Hòa, Lữ Lương Vỹ, Trương Mạn Ngọc.... có em thấy tôi từ Anh quốc sang chơi thì cứ nghĩ Anh quốc y như Hong Kong vì Hong Kong là thuộc địa là hỏi tôi đủ thứ về nước Anh chẳng hạn tiệm kim hoàn tại Anh có giống Hong Kong không? Vì phim bộ Hong Kong hay đi cướp tiệm vàng, rồi xe buýt bên Anh có như Hong Kong không? cảnh sát Anh như thế nào? Năm 1987 là cao trào nhạc New Wave tại khu Việt Nam, nên nhiều em hay hỏi tôi về các ban nhạc bên Anh. Như đã nói nhạc New Wave đã xuất hiện bên châu âu vào cuối thập niên 70. Có đều thị trường tây phương có quá nhiều ban nhạc, nhiều người có các sở thích khác nhau. Tuy New Wave là một làn song mới mà vẫn không át được hết các loại nhạc như Rock, Disco, Soul... tôi nhớ vào thời đó tuổi trẻ người Anh mặc áo da, phía sau có in những băng nhạc New Wave như Cure, Sex Pistol, Police....

Năm 16 tuổi, tôi rời trường vào College học tiếng Anh lại từ đầu, tôi ghi tên học khóa “First Certificate English”, học khóa như vậy cũng có nhiều giờ khác nhau, nên cũng đổi lớp. Có một lớp học về “Listening comprehension”, chỗ tôi ngồi có nhiều người viết đủ thứ linh tinh trên bàn học, tôi thấy có người viết “AC/DC the best rock band in the world”, tôi thấy vậy táy máy viết tên một ban nhạc khác mà ban nhạc này thật ra tôi cũng chắng thích cho lắm, nhưng thôi viết bậy bạ cho vui là ban nhạc “Adam & the Ants – best of the best”, thế là những tuần sau đó có cuộc bút chiến trên mặt bàn, một bên là cứ AC/DC và một bên Adam & the Ant. Ban đầu là từ ngữ thanh nhã là Good, bad, no good, rubbish... rồi tăng lên cường độ như SHIT... rồi lên nữa là “Four letters word”.... tiếng Anh nói bậy của tôi bắt đầu tiến triển nhưng sau cùng tôi là người bỏ cuộc vì không đủ khả năng chửi bậy, viết bậy như người bản xứ.

Thời gian tôi nghe nhạc Anh - Mỹ nhiều nhất là từ năm 1982 cho đến 1984 là vì vào mùa hè tôi đi làm cho một hang Cassette – Radio- TV, công việc là kiểm tra máy xem có chạy tốt không, sau đó đóng thùng gởi đến tiệm bán lẽ. Cứ mỗi ngày tôi mở radio lên nghe, rồi bỏ băng vào từng máy cassette để nghe , máy chạy tốt là bỏ bao gởi đi. Việc làm xem tà tà, mà cũng đông người đi từ Việt Nam vào làm nhưng chỉ có tôi là người Việt chánh gốc và đi từ miền nam, còn lại là Hoa kiều ngoài miền Bắc. Ngoài ra có một số người Ba Lan, xem ra là toàn nhước anh em xã hội chủ nghĩa đi làm công cho tụi tư bản. Đầu thập niên 80, Ba Lan là nước cộng sản đông âu duy nhất đi qua tây phương tương đối dễ dàng. Những người Ba Lan làm chung với tôi thì một số đi tị nạn hồi năm 1945, một số đi qua là dưới dạng du học hay tu nghiệp. Trong đó có một cô Ba Lan tóc vàng hơn tôi 5 tuổi là tôi nói chuyện nhiều nhất, hình như cô ta thuộc diện cán bộ vì đến đề tài chính trị cô ta hay né. Phần còn lại thì rấ dể nhận gốc gác vì tôi cứ hay hỏi là ở Ba Lan có hay xem phim “4 chiến sĩ xe tank và con chó” không? Anh chị Ba Lan nào sang lâu thì chú ý đến cuốn phim đó làm chi, chỉ có những người từ mới ra thì mới biết cuốn phim đó. Có một điều tôi nhắc đến tựa phim đó mấy anh Ba Lan khoái lắm cứ cười hố hố.
Làm trong hang, tôi nghe nhạc nhiều lắm, tôi theo dõi được hết các bài hát, bài nào bán chạy, bài nào ăn khách. Đến giờ tôi vẫn không quên một số bài như Fame do ca sĩ Irene Cara hát (http://www.youtube.com/watch?v=nTJHjuhCYos) và sau đó cô ta có hát cho phim Flash Dance được chiếu vào năm 1983 tên bài là “what a felling” (http://www.youtube.com/watch?v=FeZ5R3C5bzs) .

Đài truyền hình Mỹ lúc đó sản xuất ra bộ phim tập cũng mang tựa đề là Fame, nói về sinh hoạt nhóm trẻ trong một trường âm nhạc tại New York và nhóm này cũng thành lập một ban nhạc gọi là “Kid from fame”, họ có hai bài hát khá hay là “ High Fidelity” , chúng ta có thể xem trên you tube http://www.youtube.com/watch?v=bbFu_wkflpI và bài Starmaker và cũng có thể xem trên Youtube là http://www.youtube.com/watch?v=ldsaPMUY0DI .

Còn bên Anh lúc đó xuất hiện một ban nhạc gọi tên là Culture Club, ca sĩ chính là Boy George, anh chàng hóa trang , đánh phấn, vẽ mặt tóc vàng, tóc xanh xem y như thiếu nữ nhưng vô cùng ăn khách. Để rồi sau này Việt Nam có một nam ca sĩ tại hải ngoại tên là Tuấn Anh thì cũng đầy móc sắc sặc sở và mệnh danh Boy George của Việt Nam. Ngồi nghe Boy George của Anh cũng như của Việt thì phải nói họ hát hay. Tuấn Anh có giọng hát rất mạnh nên nghe anh hát nhạc ngoại quốc là phải công nhận anh ta có chất giọng thu hút. Mặc dù tôi không thích cả hai anh mà vẫn phải đồng ý tài năng của hai người.

Tuấn Anh xuất hiện là lúc sinh hoạt văn nghệ tại hải ngoại đã có những tiếng hát ăn khách như Linda Trang Đài, Kim Ngân, Kiều Nga, Ngọc Lan, Thúy Vi, Nhật Hạ, ban nhạc Anh Tài... họ chuyên hát tại phòng trà tại khu Garden Grove và đi hát Show. Thời gian đó nhiều nghệ sĩ Việt Nam cũng rán sản xuất băng Video, tiếc là thị trường không đủ người xem nên các cuộn băng Video của ông Lê Bá Chư không lên được đẳng cấp cao hơn. Trong khi đó ông bà Thúy Nga gồng mình ra cuộn băng với chủ đề Paris By Night, các cuốn đầu hình như chưa thuê hết dàn ê kíp người Pháp thu hình và thu thanh nên chưa được hoàn chỉnh cho lắm. Nhưng cuốn đầu của họ gây được một tiếng vang là vì thâu nhiều ngoại cảnh Paris, mà người dù ít nhiều cũng còn nghĩ đến văn hóa Pháp xuất hiện gần 100 năm tại xứ Việt. Ngoài ra họ sản xuất được hai cuộn băng đánh được tâm lý người Việt tha hương, không biết ngày nào trở về xứ Việt là cuộn “Nước non ngàn dặm ra đi” với lời diễn giải của nhà văn chuyên viết truyện du đảng là Duyên Anh, phải nói về hành văn của ông Duyên Anh rất là lưu loát, nên thu hút được người nghe và cuộn thứ hai là “Giọt nước mắt cho Việt Nam”. Đồng thời Thúy Nga tái xuất bản được những cuốn phim là “Tứ Quái Sài Gòn” , “Nắng Chiều”, “Chiếc bóng bên đường”... đánh được tâm lý người Việt trong cộng đồng hải ngoại.

Photo: http://www.ilovengoclan.com

Năm 1988 là đánh dấu sự thông dụng nghe nhạc qua CD và cũng là năm cộng đồng Việt Nam hải ngoại trình làng nhạc Việt ghi trên đĩa CD. Đi tiên phong thu nhạc trên CD là gia đình ông Phạm Duy, với các bài hòa tấu của Duy Cường, sau đó là các đĩa của ban nhạc Dreamer. Thời đó máy CD còn đắt nên các gia đình Việt Nam chưa sắm được máy, nên chỉ đến những nhà Việt thuộc chịu chơi sắm máy CD là thu nhạc từ CD qua băng Cassette, vì chất lượng âm thanh còn tốt hơn băng gốc. Đến giờ trong garage nhà tôi vẫn còn những cuộn băng cassette thu từ CD vào năm 1989, giờ trên 20 năm, nhìn lại là một hoài niệm của một thời tuổi trẻ. Những năm sau đó các trung tâm nhạc Việt Nam như Dạ Lan, Làng Văn, Thúy Nga... đều ra CD.

Tư tưởng phát minh đĩa CD là vào năm 1969 của một người Ý là ông Antonio Rubbiani. Sau đó là công ty Philip tiếp tục nghiên cứu cho đến năm 1982 đĩa CD đầu tiên xuất hiện trên truyền thông dưới dạng quảng cáo là đĩa Visistor của ban nhạc Abba. Đến năm 1985 bắt đầu xuất hiện rộng rãi trong thị trường thế giới là đĩa “Brother In Arms” của ban nhạc Dire Straits. Đã hơn 1 triệu đĩa được bán ra. Dire Straits là một ban nhạc Anh, thuộc loại ban nhạc Rock, rất ăn khách nhưng đối với cộng đồng Việt Nam, hình như chỉ có cộng đồng người Việt tại Anh thích mà thôi. Dần dà máy CD xuống giá, mọi người đủ khả năng sắm máy thì loại dĩa nhựa 45 tour và băng cassette bị giết dần cho đến ngày nay ra tiệm nhạc khó mà tìm được dĩa LP và băng Cassette. Tuy thế băng Cassette vẫn sống được them một thời gian dài trong cộng đồng VN, chẳng qua không phải ai cũng sắm cái máy CD trong xe hơi của mình, trong xe vẫn còn máy nghe băng, nên những người lái xe đường trường vẫn còn nghe nhạc qua băng. Nhất là Thúy Nga thành công trong mục đọc truyện với ông Nguyễn Ngọc Ngạn, có lẽ đến giờ các xe hơi cũng không còn làm máy cassette trong xe nữa thì băng củng đến lúc cáo chung.

Giữa thập niên 80, bên xứ “Down Under” rất thành công với phim tập trên truyền hình là phim “Neighbour” và đã sinh ra cặp kim đồng ngọc nữ là Jason Donovan và Kylie Minogue. Cả hai thành công trong việc đóng phim và ca hát. Jason đã nổi tiếng với những bài hát như “Too many broken hearts”, “Everyday I love you more”, anh ta hát lại bài “Seal with the kiss”. Còn Keylie xuất sắc với những bài như “Locomotion”, “I should be lucky”... Vào năm 1989 cả hai anh chị cùng hát bài “Especially for you” và đã chiếm hạng nhất. Sau đó cả hai tách rời thì đường danh vọng của Kylie ngày càng lên nhưng chỉ tội cô ta bị ung thư ngực , nay nghe giữ lại được rồi. Còn Jason thì sau xuống dốc ít ai nghe tới anh ta.

Có hai người tôi chưa nhắc đến là Michael Jackson và Madonna. Thiếu hai người này là bỏ xót rất lớn trong nền âm nhạc của thập niên 80. Hai nhận vật này quá quen thuộc với mọi người và xuất hiện quá nhiều trên báo chí. Trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam thì chắc không ai bắt chước được Michael cả, nội cái màu da thôi cũng khó tìm, trong nhóm ca sĩ Việt Nam thì đầu tiên thì có thể chọn anh Quốc Anh, anh nhảy chachacha thì hay nhưng bảo làm động tác như Michael thì chắc chào thua quá. Còn bên phái nữ thì có ca sĩ Kim Ngân, giờ thì không nghe về cô ta nữa, cô ra băng cassette mà in hình bìa ăn mặc sexy y như Madonna trong bài hát Holiday. Ngoài ra có Linda Trang Đài trong cuốn Paris by night 5 hay 7 gì đó, cô lăn lóc trên sàn nhà trình diễn như Madonna. Ai xem xong cũng phê bình sao mà hở hang thế, không giống ai. Phần các ông cũng ùa theo phê bình nhưng nếu Linda Trang Đài có trình diễn như thế nữa thì vẫn xem như thường không phản đối đâu.


Photo: http://www.google.com/imgres?imgurl

Vào cuối thập niên 80, xem như đại gia đình của ông Phạm Duy được đoàn tụ tại hải ngoại. Bà Thái Thanh có đến một vài quốc gia trình diễn theo kiểu nhạc phòng trà hay thính phòng. Đối với khán giả lớn tuổi thì không quên được ban hợp ca Thăng Long, nên vậy bà luôn được hoan nghênh khi xuất hiện. Sau đó có các đĩa nhạc CD Ý Lan xuất hiện, nhạc của chị ta hát là ăn khách từ lúc ban đầu. Thứ nhất chị có giọng ca hay, thứ nhì trong cộng đồng Việt Nam muốn tìm thêm những tiếng hát độc đáo để cạnh tranh với tiếng hát Ngọc Lan.

Bước qua thập niên 90 là một rẽ khác biệt trong sinh hoạt âm nhạc. Chúng ta bắt đầu làm quen với những âm điệu mới là “Teen Pop”, “Electronic Dance Music” “Hip Hop” “R&B”....
Người viết xin tạm nghĩ tại đây và sẽ viết thêm giai đoạn sống với âm nhạc của những năm 90’s và sau đó sẽ ngừng không viết về sinh hoạt từ năm 2000 nữa vì đây là lúc để cho đám con mình lớn lên của thời đại của chúng nó.

Xin hẹn lần tới.

ANH QUÂN

2 comments:

Hot... said...

Tao phải phục thằng Quân lá thằng chịu khó. Nó chịu khó đủ thứ và thứ nào mà mê rồi thì nó đổ tiền, đổ thời giờ vào đầu tư đầy đũ. . Trong lãnh vực ..."yêu đương" cũng vậy , nó đầu tư rất nhiều (Cái này chắc Nga thấy hết!!!!:):):):)) Trí nhớ mày tốt, dạo sau này mày viết cứ như 1 thằng nhà báo chuyên nghiệp. Chắc ông Trường Kỳ đi theo phò hộ mày phải không. ??:):)!!! Tụi tao mới đi Cali về. Thăm gia đình là chính nên cũng không có giờ gặp được ai. May là Duy cũng thông cãm. Tụi tao vẫn đọc các bài của mày. Nghe và đọc để nhớ lại 1 trời kỷ niệm. Tới giờ vẫn vậy, nghe 1 bản nhạc nào đó trong kỷ niệm là tao thấy lại khung cảnh xưa. Ví dụ nghe bản "Niềm thương nhớ" là sẽ nhớ tới .........Bondy (Not Alpha Blondy)!!!:):):). Hay nghe "You're my heart, You're my soul" là nhớ bờ biển Nice với 3 thằng. Nhớ tới cái thuở mê nhạc nhưng ít tiền. Hồi ở VN, hay hồi mới sang Pháp, có cái thú ngồi nghe nhạc hàng giờ . Giờ thì đầu óc và đời sống không còn như xưa. Thỉnh thỏang cũng ráng ngồi nghe cho hết mấy bài. Bởi vậy, đi máy bay hay đi xe đò là khong bao giờ thiếu máy nghe nhạc. Chỉ có lúc đó mới ngồi nghe hết, hoặc vừa ngủ vừa nghe

Thái Trang

Hot... said...

Tha'i

Nho` co ta^t ca? nhung ky~ nie^m do' ma` tao mo'i co' ho*i ma` vie^t va` cung la` nhung die^m cho tao tu tuong de^ vie^t ... ne^u kho^ng co' ca^u chuye^n ngay nao nam a^y thi tao kho^ng viet duoc gi da^u... nhung ngay do' la ngay vui ...

Ta^t ca hay co^ giu lie^n lac con kho^ng thi chang co' gi da^u

tao

qt